Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau nên việc thực hiện nghĩa vụ của các bên trong nền kinh tế cần phải có sự quản lý chặt chẽ để đảm bảo thực hiện tốt nghĩa vụ của mỡnh. Cỏc bờn phải có sự thoả thuận với nhau, pháp lệnh hợp đồng kinh tế được ban hành với những quy định chung được áp dụng đối vơớ cỏc doanh nghiệp để thực hiện tốt nghĩa vụ của mình trong kinh doanh. Công ty Cổ Phần Xây Dựng và Vật tư thiết bị là một doanh nghiệp chuyên kinh doanh xây dựng mà ngành nghề chủ yếu là xây dựng các công trình thuỷ lợi. Vì vậy để thực hiện được nghĩa vụ của mình, công ty đã áp dụng chế độ hợp đồng kinh tế. Do ngành nghề kinh doanh công ty chuyên kinh doanh các công trình thuỷ lợi nên hợp đồng kinh tế mà công ty ký kết chủ yếu là hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây lắp. Có thể nói hợp đồng này là quan trọng nhất và mang tính chất quyết định đến quá trình hoạt động của công ty. Ngoài những quy định chung trong hợp đồng kinh tế đối với từng ngành nghề kinh doanh khác nhau có thể có những quy định riêng để phù hợp với từng ngành nghề, điều kiện của từng công ty. Việc thực hiện nghĩa vụ của các chủ thể trong hợp đồng kinh tế đối với Công ty Cổ phần Xây dựng và Vật tư thiết bị với tư cách là nhà tróng thầu thì việc thực hiện nghĩa vụ của mình so với những quy định chung của chế độ hợp đồng kinh tế và các quy định của pháp luật hiện hành. Những thuận lợi và khó khăn gì của công ty khi tham gia ký kết và thực hiện nghĩa vụ, những kiến nghị giải pháp hoàn thiện chế đố pháp lý hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây lắp tại công ty
70 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1346 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình thực hiện chế độ hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây lắp tại công ty Cổ phần xây dựng và Vật tư thiết bị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tình hình thực hiện chế độ hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây lắp tại công ty Cổ phần xây dựng và Vật tư thiết bị
Lời nói đầu.
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau nên việc thực hiện nghĩa vụ của các bên trong nền kinh tế cần phải có sự quản lý chặt chẽ để đảm bảo thực hiện tốt nghĩa vụ của mỡnh. Cỏc bờn phải có sự thoả thuận với nhau, pháp lệnh hợp đồng kinh tế được ban hành với những quy định chung được áp dụng đối vơớ cỏc doanh nghiệp để thực hiện tốt nghĩa vụ của mình trong kinh doanh. Công ty Cổ Phần Xây Dựng và Vật tư thiết bị là một doanh nghiệp chuyên kinh doanh xây dựng mà ngành nghề chủ yếu là xây dựng các công trình thuỷ lợi. Vì vậy để thực hiện được nghĩa vụ của mình, công ty đã áp dụng chế độ hợp đồng kinh tế. Do ngành nghề kinh doanh công ty chuyên kinh doanh các công trình thuỷ lợi nên hợp đồng kinh tế mà công ty ký kết chủ yếu là hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây lắp. Có thể nói hợp đồng này là quan trọng nhất và mang tính chất quyết định đến quá trình hoạt động của công ty. Ngoài những quy định chung trong hợp đồng kinh tế đối với từng ngành nghề kinh doanh khác nhau có thể có những quy định riêng để phù hợp với từng ngành nghề, điều kiện của từng công ty. Việc thực hiện nghĩa vụ của các chủ thể trong hợp đồng kinh tế đối với Công ty Cổ phần Xây dựng và Vật tư thiết bị với tư cách là nhà tróng thầu thì việc thực hiện nghĩa vụ của mình so với những quy định chung của chế độ hợp đồng kinh tế và các quy định của pháp luật hiện hành. Những thuận lợi và khó khăn gì của công ty khi tham gia ký kết và thực hiện nghĩa vụ, những kiến nghị giải pháp hoàn thiện chế đố pháp lý hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây lắp tại công ty
Chương I. Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý cuả hợp đồng kinh tế trong giao nhận thầu xây lắp
I. cơ sở lý luận của HĐKT trong giao nhận thầu xây lắp
1. Cơ chế kinh tế thị trường nước ta hiện nay
Hiện nay nền kinh tế nước ta đang vạn hành theo nền kinh tế thị trường có sự điều tiết và quản lý của Nhà nước. Nên có thể nói thị trường rất sôi động hoạt động hầu hết trên tất cả các lĩnh vực kinh tế nhằm tăng nhanh khả năng phát triển và hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Các ngành kinh té có quan hệ tác động thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển. Do thị trường rất sôi động và có rất nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau nên cần phải có sự quản lý của Nhà nước với tư cách là đặt ra những quy định chung cho mọi ngành nghề chứ không can thiệp sâu vào từng ngành nghề cụ thể để đưa nền kinh tế hoạt động một cách ổn định trong khuôn khổ của pháp luật. Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp có thể cạnh tranh một cách lành mạnh đúng với quy định của pháp luật. Cùng với các lĩnh vực khỏc thỡ trong xây dựng núi ruờng cũng rất sôi động và phát triển rất mạnh. Cũng như các lĩnh vực khác cần có sự quản lý của Nhà nước, thì trong xây dựng cũng vậy để tạo cho phát triển mạnh và hoạt động theo mét quy luật nhất định thì cần phải có các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh hoạt động xây dựng. Và Pháp lệnh hợp đồng kinh tế là một quy chế được ban hành nhằm điều chỉnh và đưa ra những quy định chung đối với các bên tham gia hợp đồng kinh tế, và hợp đồng kinh tế trong giao nhận thầu xây lắp là một quy định chung đối với các chủ thể xây dựng, đối với các nhà thầu xây dựng.
2. Quan hệ kinh tế trong nền kinh tế thị trường
Nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường nên có rất nhiều lĩnh vực khác nhau vì thế cũng phát sinh rất nhiều các quan hệ giữa các chủ thể trong nền kinh tế và các quan hệ rất phức tạp, nếu không có những quy định chung đặt ra đối với các chủ thể này thì việc quản lý và điều tiết nền kinh tế vận hành đúng hướng là rất khó khăn. Nhà nước ta không thể can thiệp hết vào từng loại quan hệ được nên việc đề ra mét quy địnch chung điều chỉnh các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể với nhau là cần thiết và bắt buộc phải có. Nhưng những quy định này không được tác động xấu đến các quan hệ kinh tế, bởi vì các quan hệ này có vai trò rất quan trọng đối với việc phát triển của các doanh nghiệp. Việc ban hành chế độ hợp đồng kinh tế áp dụng đối với các chủ thể có quan hệ kinh tế với nhau là rất phù hợp với điều kiện hiện nay, nú giỳp gúp phần ổn định nền kinh tế, các quan hệ của các chủ thể trong nền kinh tế theo một khuôn mẫu nhất định.
II. Cơ sở pháp lý của hợp đồng kinh tế trong giao nhận thầu xây lắp
1. Khái quát chung về chế độ đấu thầu
1.1. Khái niệm
Theo quy định tại Điều 3 Quy chế đấu thầu quy định: Đấu thầu là quá trình lùa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu.
Theo khái niệm này thì có thể thấy đấu thầu bao gồm nhiều nhà thầu cùng tham gia để có thể cạnh tranh và tìm ra một nhà thầu có khả năng bảo đảm thực hiện các yêu cầu của bên mời thầu có hiệu quả nhất.
1.2. Phân loại đấu thầu
a. Căn cứ vào chủ thể tham gia
Nếu phân loại theo tiêu chí này thì đấu thầu được chia thành đấu thầu trong nước ( chỉ có các nhà thầu trong nước tham dự). Hiện nay ở nước ta thì cũng đang tồn tại cả hai loại đấu thầu này, tuy nhiên theo quy định của Quy chế đấu thầu thì ngoài những quy định đối với đấu thầu trong nước thì đối với các nhà thầu nước ngoài thì pháp luật quy định chặt chẽ hơn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà thầu trong nước.
Đối với những gói thầu mà các nhà thầu trong nước không thể thực hiện được thỡ cỏc nhà thầu nước ngoài mới được tham gia và phải đảm bảo những quy định, điều kiện khó khăn hơn so với nhà thầu trong nước.
b. Căn cứ vào nội dung
b.1. Đấu thầu xây lắp: Là hình thức lùa chọn nhà thầu để xây dựng lắp đặt các công trình.
b.2. Đấu thầu tuyển chọn tư vấn: Bao gồm đấu thầu để chọn ra nhà tư vấn để lập các dự án, thiết kế đánh giá kiểm tra.
b.3. Đấu thầu mua sắm hàng hoá: Để lùa chọn nhà cung ứng hàng hoá.
b.4. Đấu thầu để chọn đối tác thực hiện dự án.
c. Căn cứ theo phương thức đấu thầu: Theo phương thức này thì đấu thầu được chia thành 3 phương thức.
c.1. Đấu thầu một tói hồ sơ: Là phương thức mà nhà thầu nép hồ sơ dự thầu trong một tói hồ sơ
c.2. Đấu thầu hai tói hồ sơ: Là phương thức mà nhà thầu nép để đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về giá trị trong từng tói hồ sơ riêng trong cùng một thời điểm. Tói hồ sơ đề xuất kỹ thuật sẽ được xem trước để đánh giá. Các nhà thầu đạt được 70% số điểm kỹ thuật trở lên sẽ được mở tiếp tói hồ sơ đề xuất về giá để đánh giá.
c.3. Đấu thầu hai giai đoạn
Giai đoạn 1: Các nhà thầu nép hồ sơ dự thầu sơ bộ bao gồm các đề xuất về kỹ thuật và phương án tài chính nhưng chưa có giá bỏ thầu. Bên mời thầu xem xét và thảo luận cụ thể với từng nhà thầu nhằm thống nhất yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật để các nhà thầu chuẩn bị nép hồ sơ dự thầu.
Giai đoạn 2: Bên mời thầu mời các nhà thầu đã dự thầu giai đoạn 1 nép hồ sơ dự thầu chính thức với những đề xuất kỹ thuật đã được bổ sung hoàn chỉnh trên cùng mặt bằng kỹ thuật và những đề xuất chi tiết và tài chính đầy đủ nội dung về tiến độ thực hiện, điều kiện hợp đồng, giá dự thầu.
d. Căn cứ theo hình thức lùa chọn nhà thầu
d.1. Đấu thầu rộng rãi: Là hình thức đấu thầu không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia. Bên nhà thầu phải thông báo công khai về các điều kiện thời gian dự thầu trờn cỏc phương tiện thông tin đại chúng tối thiểu 10 ngày trước khi phát hành hồ sơ mời thầu. Đấu thầu rộng rãi chủ yếu được áp dụng trong đấu thầu.
d.2. Đấu thầu hạn chế: Là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu mời một số nhà thầu ( tối thiểu là 5) có đủ năng lực tham dù. Danh sách nhà thầu tham dự phải được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền chấp thuõn. Hình thức này chỉ được xem xét và áp dụng khi có một trong các điều kiện sau:
Chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng được yêu cầu của gói thầu.
Các nguồn vốn sử dụng yêu cầu phải tiến hành đấu thầu hạn chế.
Do tình hình cụ thể của gói thầu mà việc đấu thầu hạn chế có lợi thế.
d.3. Chỉ định nhà thầu: Là hình thức lùa chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu để thương thảo gói thầu, được áp dụng trong các trường hợp sau:
Trường hợp bất khả kháng do thiên tai, địch hoạ, được phép chỉ định ngay đơn vị có đủ năng lực để thực hiện công việc kịp thời. Sau đó phải báo cáo Thủ tướng chính phủ về nôi dung chỉ định thầu để xem xét phê duyệt.
Gói thầu có tính chất nghiên cứu thử nghiệm, bí mật quốc gia, bí mật an ninh, bí mật quốc phòng do Thủ tướng chính phủ quy định
Gói thầu đặc biệt do Thủ tướng chính phủ quy định trên cơ sở báo cáo thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ý kiến bằng văn bản của cơ quan tài trợ vốn và các cơ quan có liên quan.
Giá trị và khối lượng đã được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt làm căn cứ cho chỉ định thầu.
d.4. Chào hàng cạnh tranh: Thường áp dụng cho những gói thầu mua sắm hàng hoá có giá trị dưới 2 tỷ. Mỗi gói thầu phải có Ýt nhất 3 chào hàng của 3 nhà thầu khác nhau trên cơ sở yêu cầu chào hàng của bên mời thầu.
d.5. Mua sắm trực tiếp: Áp dông trong trường hợp bổ sung hợp đồng cũ đã thực hiện xong hoặc hợp đồng đang thực hiện với điều kiện chủ đầu tư có nhu cầu tăng thêm số lượng hàng hoá hoặc khối lượng công việc mà trước đó đã được tiến hành đấu thầu.
d.6. Tự thực hiện: áp dụng đối với các gói thầu mà chủ đấu thầu có đủ năng lực thực hiện trên cơ sở quy định tại khoản 3 Điều 4 của Quy chế.
d.7. Mua sắm đặc biệt: Được áp dụng với các ngành nghề hết sức đặc biệt mà nếu không có những quy định riờng thỡ không thể đấu thầu được.
1.3 Nguyên tắc cơ bản trong đấu thầu
a. Nguyên tắc cạnh tranh với điều kiện ngang nhau: Trong đấu thầu thì có nhiều nhà thầu cạnh tranh, các thông tin về gói thầu phải được thông báo rõ ràng để các bên có thể nắm được, vì vậy điều kiện giữa các nhà thầu là ngang nhau.
b. Nguyên tắc dữ liệu đầy đủ: Các nhà thầu phải nhận được đầy đủ các thông tin cần thiết liên quan đến gói thầu.
c. Nguyên tắc đánh giá công bằng: Các hồ sơ dự thầu được xem xét, đánh giá một cách công bằng.
d. Nguyên tắc bí mật: Những thông tin trao đổi giữa chủ đầu tư với các nhà thầu phải bí mật tuyệt đối.
e. Nguyên tắc công khai: Thể hiện trong giai đoạn gọi thầu và mở thầu.
f. Nguyên tắc pháp lý: Các bên tham gia quá trình đấu thầu phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật về đấu thầu.
1.4. Ý nghĩa của đấu thầu
Thông qua đấu thầu có thể lùa chọn được nhà thầu đáp ứng tốt nhất yêu cầu của gói thầu, vì thế có thể nói đấu thầu là một hình thức để các nhà thầu cạnh tranh với nhau để nâng cao năng suất và phát huy khả năng của mình. Việc phát huy và thực hiện tốt công tác đấu thầu có thể thúc đầy phát triển kinh tế xã hội tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh thúc đẩy nhau cùng phát triển đặc biệt là trong hoạt động đấu thầu xây lắp.
2. Hình thức đấu thầu xây lắp tại Việt Nam
2.1. Mục tiêu và cơ sở đấu thầu xây lắp
Hoạt động xây dựng lắp đặt là một hoạt động kinh tế quan trọng của đất nước, cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế đều được tạo ra trong hoạt động xây lắp. Có thể nói hoạt động này liên quan đến tất cả các ngành kinh tế quốc dân, hoạt động này sử dụng nguồn vốn và lao động tương đối lớn bao gồm nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật khác nhau. Những sản phẩm của quá trình xây lắp thường gắn với một địa điểm nhất định và tồn tại lâu dài, vì vậy cần phải có biện pháp quản lý thích hợp để nâng cao hiệu quả kinh tế, tránh lãng phí.
Vì vậy cần có những quy định luật pháp chặt chẽ khác liên ngành cũng như các ngành kinh tế khác khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, hoạt động của ngành xây lắp cũng cần có những chuyển biến theo thay đổi về nguồn vốn. Hoạt động này xác định nguồn vốn từ nhiều ngành nờn cỏch quản lý phải linh hoạt hơn.
Thay đổi về hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xây lắp do các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau tiến hành có sự cạnh tranh trên thị trường nờn cú cỏch thích hợp để phát huy thế mạnh, hạn chế tính tiêu cực của thị trường xây lắp.
Mục tiêu và cơ sở của đấu thầu xây lắp là do thị trường có rất nhiều doanh nghiệp khác nhau nên việc lùa chọn được nhà thầu đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật đề ra là tương đối khó khăn, vì vậy cần phải tổ chức đấu thầu xây lắp.
2.2. Phạm vi và đối tượng áp dụng đấu thầu xây lắp
Đối với hoạt động đấu thầu xây lắp, do hoạt động xây lắp các công trình làm cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế nên phạm vi diễn ra các hoạt động xây lắp này có thể nằm ở tất cả cỏc vựng trờn lãnh thổ nước ta.
Nếu có thể nói đấu thầu xây lắp được thực hiện rộng rãi đối với mọi công trình. Vì vậy ở đâu có dự án đầu tư thì có thể áp dụng đấu thầu xây lắp để lùa chọn, tìm nhà thầu thích hợp đáp ứng tốt nhất những yêu cầu kỹ thuật đặt ra.
2.3. Trình tự tổ chức đấu thầu xây lắp
a. Sơ tuyển nhà thầu xây lắp
a.1. Phải được thực hiện đối với các gói thầu có giá trị từ 200 tỷ trở lên nhằm lùa chọn các nhà thầu đủ năng lực và kinh nghiệm thực hiện, đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
a.2. Việc sơ tuyển nhà thầu được thực hiện theo các bước sau
Lập hồ sơ sơ tuyển bao gồm: Thư mời sơ tuyển, chỉ dẫn sơ tuyển, tiêu chuẩn đánh giá, phụ lục kèm theo
Thông báo mời sơ tuyển
Nhận và quản lý hồ sơ dự tuyển
Đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển
Trình duyệt kết quả sơ tuyển
Thông báo kết quả sơ tuyển
b. Hồ sơ mời thầu bao gồm
Thư mời thầu
Mẫu đơn dự thầu
Chỉ dẫn đối với nhà thầu
Các điều kiện ưu đãi ( nếu có)
Các loại thuế theo quy định của pháp luật
Hồ sơ thiết kế kỹ thuật kèm theo bản tiên lượng và chỉ dẫn kỹ thuật
Tiến độ thi công công trình
Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng công trình
Điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng
Mẫu bảo lãnh dự thầu
Mẫu thoả thuận hợp đồng
Mẫu bảo lãnh thực hiện hợp đồng
c. Thư hoặc thông báo mời thầu
Tên và địa chỉ của bên mời thầu
Khỏi quát dự án, địa điểm, thời gian xây dựng.
Chỉ dẫn việc tìm hiểu hồ sơ mời thầu
Các điều kiện tham gia dự thầu
Thời gian, địa điểm nhận hồ sơ mời thầu
d. Chỉ dẫn đối với nhà thầu
Mô tả tóm tắt dự án
Nguồn vốn thực hiện dự án
Tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng
Yêu cầu năng lực kinh nghiệm và địa vị hợp pháp của nhà thầu, các chứng cứ, những thông tin liên quan đến nhà thầu trong khoảng thời gian hợp lý trước thời điểm dự thầu
Thăm hiện trường và giải đáp các câu hỏi của nhà thầu
e. Hồ sơ dự thầu
e.1. Các nội dung về hành chính pháp lý
Đơn dự thầu hợp lý
Bản sao giấy đăng ký kinh doanh
Tài liệu giới thiệu năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu phụ nếu có
Văn bản thoả thuận liên doanh
Bảo lãnh dự thầu
e.2. Các nội dung về kỹ thuật
Biện pháp tổ chức thi công đối với gói thầu
Tiến độ thực hiện hợp đồng
Đặc tính kỹ thuật, nguồn cung cấp vật tư, vật liệu xây dựng
Các biện pháp đảm bảo chất lượng
e.3. Các nội dung về thương mại tài chính
Giá dự thầu kèm theo thuyết minh và biểu giá chi tiết
Điều kiện tài chính nếu có
Điều kiện thanh toán
f. Bảo lãnh dự thầu xây lắp
f.1 Nhà thầu phải nép bảo lãnh dự thầu cùng hồ sơ dự thầu
f.2 Giá trị bảo lãnh dự thầu bằng 1 đến 3 % giá dự thầu
f.3. Nhà thầu không được nhận lại bảo lãnh dự thầu trong các trường hợp sau:
Tróng thầu nhưng từ chối thực hiện hợp đồng
Rút hồ sơ dự thầu sau khi đóng thầu
Vi phạm quy chế đấu thầu được quy định
f.4. Bảo lãnh dự thầu chỉ áp dụng cho các hình thức đấu thầu rộng rãi và hạn chế
f.5. Sau khi nép bảo lãnh thực hiện hợp đồng nhà thầu tróng thầu được hoàn trả bảo lónh dự thầu
g. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu
g.1. Kỹ thuật chất lượng
Mức độ đáp ứng đối với các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng vật tư thiết bị nêu trong hồ sơ thiết kế
Tính hợp lý và khả thi của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp và tổ chức thi công
Bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường và các điều kiện như phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động.
Mức độ đáp ứng của thiết bị thi công
Các biện pháp đảm bảo chất lượng
g.2. Kinh nhiệm và năng lực của nhà thầu
Kinh nghiệm đã thực hiện các dự án có yêu cầu kỹ thuật ở vùng địa lý và hiện trường tương tù
Số lượng trình độ cán bộ công nhân kỹ thuật
Năng lực tài chính
g.3. Tài chính và giá cả: Khả năng cung cấp tài chính
g.4. Tiến độ thi công
Mức độ bảo đảm tổng tiến độ quy định trong hồ sơ mời thầu
Tính hợp lý về tiến độ hoàn thành giữa các hạng mục công trình có liên quan
h. Đánh giá hồ sơ dự thầu
h.1. Đánh giá sơ bộ nhằm loại bỏ các hồ sơ dự thầu không đáp ứng yêu cầu
Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu
Xem xét sự đáp ứng cơ bản của hồ sơ dự thầu đối với hồ sơ mời thầu
Làm rõ hồ sơ dự thầu
h.2. Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu được thực hiện gồm 2 bước
Đánh giá về mặt kỹ thuật để chọn danh sách ngắn
Đánh gia về mặt tài chính thương mại
h.3. Tiến hành đánh giá tài chính thương mại các nhà thầu thuộc dỏnh sỏch ngắn trên cùng một mặt bằng theo tiêu chuẩn đánh giá được phê duyệt. Việc đánh giá về mặt tài chính, thương mại nhằm xác định giá đánh giá bao gồm các nội dung sau.
Sửa lỗi
Hiệu chỉnh các sai lệch
Chuyển đổi giá dự thầu sang một đồng tiền chung
Đưa về một mặt bằng so sánh
Xác định giá trị của các hồ sơ dự thầu
h.4. Xếp hạng hồ sơ dự thầu theo đánh giá và kiến nghị nhà thầu với giỏ trúng thầu tương ứng.
i. Kết quả đấu thầu
i.1. Nhà thầu có hồ sơ dự thầu hợp lệ, đáp ứng cơ bản các yêu cầu của hồ sơ mời thầu, có giá đánh giá thấp nhất và có giá đề nghị tróng thầu không vượt giá gói thầu hoặc dự toán được phê duyệt sẽ được xem xét tróng thầu
i.2. Kết quả đấu thầu phải được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt
i.3. Bên mời thầu sẽ mời nhà thầu tróng thầu đến thương thảo để hoàn thiện họp đồng. Nếu không thành công bên mời thầu sẽ mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo đến thương thảo nhưng phải được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền chấp thuận
2.4 Bảo lãnh thực hiện hợp đồng xây lắp
a. Nhà thầu tróng thầu phải nép bảo lãnh cho bên mời thầu
b. Giá trị bảo lãnh thực hiện không quá 10% giá trị hợp đồng
c. áp dụng đối với tất cả các hình thức lùa trọng nhà thầu
III. Chế độ pháp lý về hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây lắp
1. Khái quát về quá trình phát triển của pháp luật hợp đồng kinh tế
Trong thời kỳ trước đây, nền kinh tế nước ta bao gồm nhiều thành phần khác nhau. Ngoài khu vực kinh tế quốc doanh, tập thể còn có kinh tế cá thể trong nông nghiệp, thủ công nghiệp và thành phần kinh tế tư bản tư doanh chưa cải tao. Hoạt động kinh tế của các cơ quan xí nghiệp Nhà nước, của các đơn vị tập thể kinh tế tiến hành song song với hoạt dộng kinh tế của tư nhân. Từng bước xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Thủ tướng chính phủ đã ban hành Nghị định số 735/TTg ngày 10/4/1957 kèm theo nghị định này là bản điều lệ tạm thời về hợp đồng kinh doanh. Bản điều lệ này bao gồm những quy định điều chỉnh các quan hệ hợp đồng giữa các đơn vị kinh tế như: Các đơn vị kinh tế quốc doanh, hợp tác xã, các thành phần kinh tế tư bản tư doanh, người Việt Nam hay người nước ngoài kinh doanh trong nước.
Theo bản điều lệ này hợp đồng kinh doanh được thiết lập bằng cách hai hay nhiều đơn vị kinh doanh tự nguyện cam kết với nhau thực hiện một số nhiệm vụ nhất định, nhằm phát triển kinh doanh công thương nghiệp góp phần thực hiện kế hoạch Nhà nước. Hợp đồng xây dựng trên nguyên tắc cỏc bờn chủ thể tự nguyện, cùng có lợi và có lợi Ých cho việc phát triển kinh tế quốc dân. Ngoài ra còn quy định nếu một bên trong quan hệ hợp đồng, một bên là tư doanh thì hợp đồng phải được đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì mới có giá trị về mặt pháp lý.
Với việc ban hành nghị định này và việc thực hiện điều lệ tạm thời về hợp đồng kinh doanh thỡ đó sử dụng được lợi thế của các thành phần kinh tế quốc dân theo hướng thống nhất của kế hoạch Nhà nước góp phần cải tạo quan hệ sản xuất cũ từng bước xây dựng quan hệ sản xuất mới.
Đến khi ở miền Bắc bước vào xây dựng Chủ nghĩa xã hội mà công việc quan trọng đầu tiên là kế hoạch 5 năm lần thứ nhất thỡ cỏc quan hệ kinh tế đó cú sự thay đổi về cơ cấu chủ thể và về tính chất công tác kế hoạch và hạch toán kinh tế, đòi hỏi có những quy định mới về điều chỉnh các quan hệ hợp đồng giữa các đơn vị kinh tế. Vì vậy, điều lệ tạm thời về chế độ kinh tế được Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 04/TTg ngày 4/1/1960 đồng thời với việc ban hành nghị