Tình trạng bạo lực học đường hiện nay

Một bộ phận nhỏ các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh hiện nay do nhận thức lệch lạc nên đã có những hành vi bạo lực nơi học đường. Theo thống kê trên thế giới, mỗi năm có 6 triệu em trai và 4 triệu em gái có liên quan trực tiếp đến bạo lực học đường. Trên thực tế, con số này đang ngày càng tăng lên, bạo hành trường học đang dần trở thành vấn đề chung của giáo dục quốc tế. Các vụ nổ súng trong trường họclà các hình thức hiếm và không thường xuyên của bạo lực học đường. Các vụ nổ súng trong trường họcchiếm chưa tới 1% các vụ bạo lực tội phạm trong các trường công, với mức trung bình 16.5 người chết mỗi năm trong giai đoạn 2001-2008.

pdf40 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 7069 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình trạng bạo lực học đường hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Nguyễn Văn Tường  Thực trạng  Nhận dạng  Hậu quả  Nguyên nhân  Giải pháp 1. Thực trạng 1.1 Nhìn ra thế giới Một bộ phận nhỏ các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh hiện nay do nhận thức lệch lạc nên đã có những hành vi bạo lực nơi học đường. Theo thống kê trên thế giới, mỗi năm có 6 triệu em trai và 4 triệu em gái có liên quan trực tiếp đến bạo lực học đường. Trên thực tế, con số này đang ngày càng tăng lên, bạo hành trường học đang dần trở thành vấn đề chung của giáo dục quốc tế. Các vụ nổ súng trong trường học là các hình thức hiếm và không thường xuyên của bạo lực học đường. Các vụ nổ súng trong trường học chiếm chưa tới 1% các vụ bạo lực tội phạm trong các trường công, với mức trung bình 16.5 người chết mỗi năm trong giai đoạn 2001-2008. 1.1.1 Nền giáo dục Hoa Kỳ được đánh giá là tiên tiến nhất toàn cầu nhưng hệ thống các trường học của nước này đang đương đầu với nạn bạo lực học đường nhiều nhất thế giới, đặc biệt là những vụ bạo lực học đường có sử dụng hung khí. Dữ liệu mới nhất của Mỹ về tội phạm bạo lực trong đó các giáo viên là mục tiêu cho thấy 7% (10% tại các trường đô thị) giáo viên năm 2003 là đối tượng bị đe doạ bởi học sinh. 5% giáo viên tại các trường đô thị bị tấn công thể chất, với những tỷ lệ thấp hơn tại các trường ngoại ô và nông thôn. Các thành viên khác trong trường cũng có nguy cơ bị tấn công bạo lực, với các lái xe buýt trường học là những người dễ bị nguy cơ. Đặc biệt, ngay sau vụ thảm sát kinh hoàng của Cho Seung Hui - 23 tuổi người Hàn Quốc - tại trường Đại học công nghệ Virginia làm 32 người đã chết và nhiều người khác bị thương vào tháng 4 năm nay thì chỉ 2 ngày sau, một học sinh 16 tuổi tại 2trường trung học phổ thông North Mecklenburg, Huntersville, bang North Carolina đã chĩa súng doạ hai bạn học cùng trường tại bãi đỗ xe. Và cùng ngày hôm đó, bảy tòa nhà ở trường Đại học Minnesota cũng phải sơ tán khẩn cấp khi một giáo sư của trường phát hiện ra một tờ thông báo đe dọa đánh bom một số tòa nhà của trường đại học này. Tất cả các lớp học và các cuộc họp trong các tòa nhà này đều đã phải hủy bỏ. 1.1.2 Tại Australia; Bộ Giáo dục Bang Queensland tuyên bố vào tháng 7 năm 2009 rằng mức độ gia tăng của bạo lực tại các trường học là "hoàn toàn không thể chấp nhận" và thừa nhận rằng đã không thực thi đầy đủ để chống lại hành vi bạo lực. 55,000 học sinh đã bị đình chỉ tại các trường của bang trong năm 2008, gần một phần ba trong số đó bởi "hành vi không đúng đắn về thể chất". Tại Nam Australia, 175 vụ tấn công bạo lực vào các học sinh hay giáo viên đã được ghi nhận trong năm 2008. Cụ thể là năm 2008, những xung đột do các nam sinh gây ra chiếm 76%. 1.1.3 Tại Anh Quốc Một cuộc điều tra của chính phủ năm 1989 thấy rằng 2% giáo viên thông báo từng phải đối mặt với sự gây hấn thể chất. Năm 2007 một cuộc điều tra 6,000 giáo viên bởi công đoàn giáo viên NASUWT thấy rằng hơn 16% tuyên bố đã từng bị tấn công thể chất bởi các học sinh trong hai năm trước đó. Theo các thống kê của cảnh sát thống qua một yêu cầu Tự do Thông tin, năm 2007 có hơn 7,000 trường hợp cảnh sát được gọi tới để giải quyết các vụ bạo lực trường học tại Anh. Tháng 4 năm 2009 một hiệp hội giáo viên khác, Hiệp hội Giáo viên và Giảng viên, đưa ra các chi tiết một cuộc điều tra với hơn 1,000 thành viên của mình với kết quả gần một phần tư trong số họ từng là đối tượng bạo lực thể chất của một học sinh. Tại Wales, một cuộc điều tra năm 2009 thấy rằng hai phần năm giáo viên thống báo đã từng bị tấn công trong lớp học, 49% từng bị đe doạ tấn công. 1.1.4 Tại Bỉ; Một nghiên cứu gần đây thấy rằng việc phải đối đầu với bạo lực của các giáo viên tại vùng nói tiếng Pháp của Bỉ là một yếu tố quan trọng trong những quyết định rời bỏ nghề giáo. 31.1.5 Tại Bulgaria; Sau "nhiều báo cáo trong thập kỷ vừa qua về bạo lực trường học", Bộ Giáo dục đã đưa ra những quy định chặt chẽ hơn vào năm 2009 về hành vi của học sinh, gồm cả ăn mặc không thích hợp, say rượu, và mang điện thoại. Các giáo viên được trao các quyền lực mới để trừng phạt những học sinh không tuân lời. 1.1.6 Tại Pháp; Năm 2000 Bộ Giáo dục Pháp tuyên bố rằng 39 trong 75,000 vụ bạo lực học đường là "bạo lực nghiêm trọng" và 300 là "có bạo lực ở một số mức độ". 1.1.7 Tại Nhật Bản; Một cuộc điều tra của Bộ Giáo dục cho thấy các học sinh tại các trường công có liên quan tới một số vụ bạo lực năm 2007—52,756 trường hợp, tăng khoảng 8,000 so với năm trước đó. Trong đó có 7,000 vụ, các giáo viên là đối tượng bị tấn công. 1.1.8 Tại Ba Lan; Năm 2006, sau một vụ tự sát của một cô gái sau khi bị quấy nhiễu tình dục tại trường, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Ba Lan, Roman Giertych, đã tung ra một cuộc cải cách trường học "không khoan dung". Theo kế hoạch này, các giáo viên sẽ có vị thế pháp lý như các nhân viên dân sự, khiến việc thực hiện hành động bạo lực chống lại họ bị trừng phạt với những mức độ cao hơn. Hiệu trưởng sẽ (trên lý thuyết) có thể gửi những học sinh hung hãn tới thực hiện phục vụ cộng đồng và cha mẹ của các học sinh đó cũng có thể bị phạt. Các giáo viên không phản ánh các vụ bạo lực ở trường có thể phải đối mặt với một án tù. 1.1.9 Tại NamPhi; Cao uỷ Nhân quyền Nam Phi đã thấy rằng 40% trẻ em được phỏng vấn nói rằng chúng từng là các nạn nhân của tội phạm tại trường học. Chỉ 23% học sinh cảm thấy an toàn khi đặt chân tới lớp. Hơn một phần năm số vụ tấn công tình dục vào trẻ em Nam Phi được phát hiện diễn ra tại trường học. Việc phải đương đầu với bạo lực gia đình, băng đảng và ma tuý để lại dấu ấn lâu dài trong tính cách của học sinh. Nam Phi được liệt vào một trong những quốc gia có hệ thống trường học nguy hiểm nhất trên thế giới, nên không có gì quá ngạc nhiên khi bạo lực học đường chiếm một tỷ lệ rất cao ở đất nước này 1.1.10 Tại Hàn Quốc, theo thống kê cũng cho thấy gần 13,2% HS nam và 5,8% HS nữ từ lớp 4 đến lớp 12 bị các bạn cùng lớp đánh hoặc làm tổn thương. 4Chung Se-young - một giáo viên 52 tuổi ở Seoul cho biết khắp nước có hơn 400.000 HS THCS và THPT là thành viên của các nhóm “đầu gấu”. Để ngăn ngừa nạn bạo lực trường học, cùng với việc thi hành luật, người dân nước này cũng đã tham gia nhiều cuộc vận động nâng cao nhận thức về bạo lực học đường, tư vấn cũng như các biện pháp khác nhằm hỗ trợ các nạn nhân là HS. Hệ thống cảnh sát học đường cũng được tăng cường để chiến đấu với nạn bạo lực trường học đang gia tăng và ngăn chặn tội phạm vị thành niên. Công việc của những cảnh sát này là giám sát bạo lực trường học, tư vấn cho HS, phụ huynh và giáo viên đồng thời bảo vệ các nạn nhân. Hơn 70 trường học Hàn Quốc đã áp dụng hệ thống này nhằm xoá sổ bạo lực học đường. 1.1.11 Tại Trung Quốc, ngày 15/5, nhiều báo chí cũng đã đưa tin về vụ một học sinh trung học giết chết 2 người bạn và làm bị thương 4 người khác ngay sau giờ học. 1.2 Thực trạng BLHĐ tại Việt Nam Ở Việt Nam, tỉ lệ người phạm tội ở tuổi vị thành niên ngày một tăng, theo thống kê của Viện KSND Tối cao; năm 1986 có 3.607 người; năm 1996 có 11.726 người. Tệ nạn xã hội trong giới học đường theo chiều mũi tên đi lên; năm 2004 có 600 học sinh sinh viên nghiện ma túy; năm 2007 tăng gấp đôi (1.234 người). Theo điều tra của Viện nghiên cứu và phát triển Việt Nam cho một kết quả "phú quý giật lùi": Tỉ lệ học sinh đi học muộn: tiểu học 20%; THCS 21%; THPT 58%. Tỉ lệ quay cóp lần lượt là: 8%-55%-60%. Nói dối cha mẹ-20%: 50%-64%. Tỉ lệ không chấp hành Luật giao thông: 4%-35%-70%. Khảo sát trên 1.000 học sinh do Viện Nghiên cứu Môi trường và Các vấn đề xã hội tiến hành mới đây cho thấy, có tới 95% các em nhận thức chưa đúng về kỹ năng sống; 77,7% chưa bao giờ được đào tạo tập huấn về vấn đề này. Một cuộc khảo sát do khoa Xã hội học, trường ĐHKH XHNV (ĐHQG HN) thực hiện vào năm 2008 tại 2 trường THPT thuộc quận Đống Đa (Hà Nội) về tình trạng bạo lực nữ sinh đã cho thấy nhiều kết quả đáng lo ngại. Cụ thể, có đến 96,7% số học sinh trong mẫu được hỏi cho rằng, ở trường các em có xảy ra hiện tượng nữ sinh đánh 5nhau. Mức độ bạo lực trong nữ sinh là 44,7% rất thường xuyên; 38% thường xuyên; và 17,3% không thường xuyên. Kết quả khảo sát cũng cho con số đáng lo khi có tới 64% các em nữ được hỏi thừa nhận là đã từng có hành vi đánh nhau với các bạn khác. Đáng chú ý, hầu hết những chuyện đánh nhau lần đầu tiên đều diễn ra trong khuôn viên trường học, và những lần đánh nhau tiếp theo thì đa số lại diễn ra ngoài trường học. Việc nữ sinh đánh nhau có lẽ đã trở nên quen thuộc với nhiều học sinh. Chính vì vậy, khi được hỏi “quan niệm về hiện tượng đánh nhau giữa các học sinh nữ” thì có đến 45,3% cho rằng, điều đó là “bình thường”; 30,7% trả lời có thể chấp nhận được; và chỉ có 24% học sinh “không chấp nhận” hành vi bạo lực trong nữ sinh. Trong số các nữ sinh đã từng có hành vi hành hung người khác, hầu hết đều biết bạo lực gây nên tổn thương về tinh thần và thể xác, làm mất đi thiện cảm của mọi người đối với con gái. Nhưng vẫn còn gần 1/4 cho rằng, hành vi bạo lực không gây ra hậu quả gì. Khảo sát cho thấy, có những lý do rất đơn giản nhưng cũng là cớ gây ra xung đột, như không ưa thì đánh (24%); bị khiêu khích nên đánh (16%); đánh vì lí do tình cảm (13,3%). Đáng lo ngại là, có những lý do không thể hình dung được, ví dụ: người khác nhờ đánh (20%) và chẳng có lý do gì cũng đánh (12%). Còn phải kể thêm một yếu tố thúc đẩy hành vi bạo lực học đường, đó là sự cổ vũ của bạn bè, trong đó có các nam sinh. Với câu hỏi “Khi đánh nhau với học sinh khác, bạn thường dùng hình thức nào là chủ yếu?”, thì có tới 1/2 số em cho biết, thường “đánh tập thể”. Điều này cho thấy, bạo lực học đường không chỉ là chuyện của mỗi học sinh, mà có tính chất lây lan theo nhóm bạn, cũng có nghĩa rằng, đa số học sinh coi chuyện đánh nhau bình thường. Thậm chí, nhiều em còn đứng ngoài xem và cổ vũ đánh nhau, như là cổ vũ bóng đá. Về phương tiện sử dụng khi đánh nhau, có 1/3 không sử dụng phương tiện nào, các em có thể túm tóc, cào cấu, xé áo, và lăng nhục ... Cách hành hung này tuy không gây nên những thương tích nghiêm trọng về thể chất, nhưng lại gây ra những tổn thương về tâm lý, tinh thần đối với nạn nhân. 6Một điều đáng sợ nữa là, có những nữ sinh sử dụng hung khí trong khi hành hung bạn. Vật hành hung có thể là dép, guốc (28%); gậy gộc (8%), gạch đá (4%), thậm chí là dao lam, ống tuyp nước (0,7%). Những phương tiện này, tùy mức độ mà có thể gây nên thương tích, thậm chí gây tàn phế hoặc cướp đi mạng sống của bạn học cùng trường. Còn một phương tiện nữa, mang tính chất bạo lực về tinh thần, đó là sử dụng điện thoại di động để ghi hình vụ hành hung, sau đó đưa lên mạng Internet như là cách để làm nhục nạn nhân và thậm chí là để khoe thành tích của mình. Tuy khảo sát không đề cập đến vấn đề này, nhưng thông qua số lượng các video clip xuất hiện trên mạng, có thể thấy cách thức này ngày càng được sử dụng phổ biến. Khảo sát này cũng đặc biệt quan tâm tới thái độ của cha mẹ khi con cái có hành vi bạo lực, bởi điều này có ảnh hưởng quan trọng tới diễn biến tâm lý và việc điều chỉnh hành vi của các em. Kết quả thật đáng buồn: Có 41,7% các em nói rằng bị cha mẹ “mắng chửi và đánh”; 9,4% cha mẹ “khuyên bảo nhẹ nhàng”; 6,3% yêu cầu phải “xin lỗi bạn”; và có đến 42,6% nói rằng “cha mẹ không quan tâm đến hành vi đánh nhau của con gái”. Nếu bạn vào trang Google và gõ vào ô tìm kiếm từ khóa “nữ sinh đánh nhau” thì trong thời gian 0,28 giây bạn sẽ có được kết quả là 1.830.000 kết quả: Nếu tìm kiếm theo từ khóa “video nữ sinh đánh nhau” và giới hạn cho các trang từ Việt nam thì trong thời gian 0,30 giây bạn sẽ có được 97.000 kết quả: 7Chọn ngẫu nhiên 50 kết quả khác nhau thì xác suất trùng lặp của các đoạn video là 63%, như vậy có nghĩa là số lượng video clip thực sự có thể là 60.000, ta giả sử rằng trong số 60.000 đó có khoảng 70% là “dàn dựng” như vậy thực tế có thể có 18000 cuộc bạo lực học đường thực sự đã xảy ra. Cũng trên cơ sở 50 kết quả chọn ngẫu nhiên đó, chúng ta có thể ghi nhận được các số liệu như sau: Về yếu tố vùng miền, căn cứ vào các yếu tố có thể nhận dạng được (quần áo, giọng nói, các “từ đệm” mang đặc trưng địa phương v.v..) thì có thể thấy trên 80% sự việc xảy ra ở các tỉnh phía Bắc hoặc các đối tượng tham gia là người gốc Bắc. Về ngôn ngữ, thì trong clip các em là nữ nhưng nói tiếng “Đ.M” còn “thiện nghệ” hơn nhiều bạn trai khác, đồng thời cách nói của các em thực hiện hành vi bạo lực cố tỏ ra mình là “đại ca” thực sự, thậm chí có video không quá 3 phút nhưng chúng ta có thể thống kê được hơn 20 lần các em vừa thực hiện hành vi bạo lực vừa chửi thề. Về địa điểm xảy ra sự việc, có thể thấy địa điểm được chọn để thực hiện hành vi bạo lực là bất cứ nơi nào, từ trong lớp học, sân trường, nhà vệ sinh trường học, đường phố, công viên v.v... điều này cho chúng ta thấy được hành vi sử dụng bạo lực của các em không chỉ giới hạn trong trường học mà có thể xảy ra mọi nới, mọi lúc, và có thể nói rằng, dấu hiệu này báo động cho toàn thể xã hội một nguy cơ lớn hơn đang dần hình thành trong giới trẻ ngày nay đó là sự coi thường trật tự kỷ cương của xã hội, các em không biết “sợ” là gì. 8Mức độ bạo lực của các clip này cũng tăng theo dần theo thời gian, nếu sắp xếp các clip theo thứ tự thời gian xảy ra sự việc có thể thấy rất rõ điều này, từ những hành động ban đầu như chửi mắng, tát tai dần dần tiến đến túm tóc, đạp đá vào người nạn nhân một các ngẫu nhiên, rồi cấp độ tàn bạo nâng cao hơn nữa khi nhằm vào những chỗ dễ tổn thương trên người nạn nhân (mặt, bụng, vùng bụng dưới ...) để đạp, đá và cao điểm là lột áo khoác, rồi lột quần, lột đồ lót của nạn nhân. Như vậy có thể thấy cấp độ có sự thay đổi, từ việc sử dụng bạo lực để giải tỏa bức xúc cá nhân, chuyển dần lên đến hành vi làm nhục người khác và chưa biết chừng sẽ có lúc dẫn đến án mạng. Về thái độ của những người xung quanh, gần như trong các clip đều thể hiện thái độ bàng quan, vô cảm của những bạn trẻ đứng xung quanh, gần như những người chung quanh chỉ hò reo, cổ vũ, thậm chí chăm chú quay video mà không hề có sự can thiệp, ngăn cản hoặc tìm cách cứu giúp nạn nhân. Thái độ này nếu không được quan tâm kịp thời sẽ dần hình thành trong các tâm lý của lứa tuổi các em thói quen thờ ơ trước cái xấu, thậm chí còn vô tình đồng lõa trước cái xấu đang diễn ra quanh mình. Ông Phùng Khắc Bình - Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD-ĐT) - cho biết: Thống kê từ 38 Sở GD-ĐT gửi về Bộ từ năm 2003 đến nay có tới hơn 8.000 vụ học sinh tham gia đánh nhau và bị xử lý kỷ luật. Có thể thấy ngay một vài vụ việc nổi trội gây ầm ĩ dư luận gần đây. Một số vụ án “tiêu biểu” * Hai học sinh cầm dao là Nguyễn Xuân Bách, lớp 10A8 và Phạm Đức Tâm, lớp 10A6 đều là học sinh trường THPT Hai Bà Trưng (Hà Nội). Mà chuyện chỉ là lên mạng Intenet tìm nhau, rồi hiểu lầm nhau, thế là đuổi chém nhau. Hậu quả vụ hành xử theo kiểu "xã hội đen", bốn học sinh bị thương nặng. Ngô Trường Giang bị đứt toàn bộ khối cơ đầu, ngón tay. Lê Quốc Cường vết thương "hở" cánh tay trái, đứt mỏm khuỷu. Nguyễn Công Minh bị chém vào bả vai ngực trái dài 12cm. Nguyễn Mạnh Tùng bị chém rách da vùng chẩm... 9* Ngày 20-2-2008, Phạm Ngọc Vũ, học sinh lớp 12 trường THPT Đại Mỗ (Hà Nội) bị một nhóm thanh niên chém chết, chỉ vì mâu thuẫn rất trẻ con, đơn giản tranh giành nhau chỗ ngồi ở sân trường. Lưu Danh Thắng, bạn cùng trường với Vũ đã thuê bọn "đầu gấu" xử bạn mình, gây cái chết cho Vũ. * Nguyên Hải Anh, 17 tuổi; Tô Văn Hiệp, 16 tuổi; Nguyễn Sơn Tùng, 16 tuổi; Nguyễn Minh Hải, 16 tuổi; Hà Tuấn Anh, 16 tuổi; Đặng Tài Nam, 16 tuổi; Lương Thái Sơn, 17 tuổi. Tất cả đang là học sinh. Đêm 20-3-2008, chúng tụ tập tại đài phun nước Bờ Hồ bàn nhau đi trả thù người đã từng bắt nạt Lê Đức Anh. Chúng thủ trong người mỗi đứa một con dao. Và 22 giờ đêm cùng ngày, khi phóng xe đến ngã ba phố Văn Miếu, chúng phát hiện anh Nguyễn Thanh Tuấn đang ngồi với bạn là Phạm Quang Long tại quán nước vỉa hè. Đức Anh nhận ra đây là người năm ngoái đã có lần bắt nạt mình. Cả nhóm chẳng nói, chẳng rằng xông vào chém tới tấp. Anh Tuấn bị chém vào lưng. Anh Long bị chém vào chân, tay. Các anh cố bỏ chạy. Nhóm côn đồ phá tan cả quán nước. * Ngày 30-8-2008, Vương Quốc Hà, 15 tuổi, học sinh trường THPT cơ sở xã Nguyễn Ái Quốc (Hải Dương) trên đường đi học về bị tám thiếu niên vây đánh, khiến em bị trụy tim, chết tại chỗ. Một số vụ bạo lực học đường gần đây: * Ngày 3.3, HS Phạm Tường Vi đánh Nguyễn Quỳnh Anh - cùng học lớp 10A13, trường THPT Trần Nhân Tông, Hà Nội. * Ngày 13.3, HS Un Giang San của trường THCS Nguyễn Văn Linh (Gia Lai) đã lôi kéo 2 bạn khác đánh Lê Viết Lợi học cùng trường. * Ngày 16.3, một vụ hỗn chiến bằng hung khí giữa HS trường THCS Sông Hương và THCS Cù Chính Lan tại khu vực Công viên Thanh Quảng, TP Thanh Hóa. * Ngày 21.3, Nguyễn Cẩm Ly, HS lớp 10 trường THPT Lê Quý Đôn (Hà Nội) đánh bạn Phạm Thanh Giang cùng trường rồi quay clip đưa lên mạng. 10 * Chiều 27.3, chỉ vì một mâu thuẫn nhỏ, L.Đ.Hiến, HS lớp 10C8 trường THPT dân lập Hồng Bàng (huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai), đã dùng dao thủ sẵn trong người đâm bạn học cùng lớp là Lưu Thanh Tú ngay trước cửa lớp. Do vết dao đâm xuyên tim, Tú đã chết tại bệnh viện. * Ngày 30.3, Võ Thanh Thảo, HS lớp 8A3 trường THCS Lê Lai, Q.8 (TP.HCM) đã bị 2 người bạn cùng lớp đánh đến ngất xỉu phải đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy. * Ngày 31.3, Dương Quốc Bảo, HS lớp 7A2 trường THCS Ngô Tất Tố, Q.Phú Nhuận (TP.HCM) bị nhóm bạn nam đánh hội đồng ngay tại lớp. 2. Nhận dạng các hành vi bạo lực học đường  Thầy giáo “đánh” và xúc phạm học sinh  Học sinh “đánh” và xúc phạm thầy giáo  Giữa các học sinh “đánh” và xúc phạm lẫn nhau  Những hành vi khác có để lại những chấn thương về thể chất và tinh thần cho người bị hại là học sinh hoặc các thầy cô giáo, cán bộ công nhân viên trong trường học  Hiện tượng các băng nhóm trong trường học thanh toán lẫn nhau  Hiện tượng các em học sinh bị bắt nạt, trấn lột, áp bức, kỳ thị, ghẻ lạnh,… 3. Hậu quả để lại của Bạo lực học đường - Hậu quả để lại nơi các em học sinh + Về mặt thể xác: Các em có thể gặp các chấn thương trên cơ thể, nhiều hành vi bạo lực đã gây ra án mạng, làm mất đi vĩnh viễn cơ hội được sống, được học tập của chính mình và bạn bè mình. + Về mặt tinh thần: Các em tham gia vào các hành vi bạo lực học đường, đặc biệt là các em “bị hại” thường có những biểu hiện rối nhiễu hành vi, ảnh hưởng đến học 11 tập, lao động, năng khiếu, ước mơ, sở thích của bản thân. Các em mất tự tin khi đến trường, trở nên lầm lì, ít nói, luôn ở trong trạng thái lo lắng, việc ăn ngủ cũng gặp khó khăn, cơ thể suy nhược. Có em trở nên trầm cảm, tự ti, lo sợ và có những trường hợp đã tìm đến cái chết để giải thoát chính mình. + Hậu quả rõ rệt nhất là kết quả học tập của các em bị ảnh hưởng. - Hậu quả đến với gia đình – nhà trường – xã hội + Với gia đình; Cha mẹ, người thân gặp khó khăn trong việc hiểu con em mình, không biết nguyên nhân vì sao mà con em mình khác bình thường. Từ đó thường đưa ra những cách thức tìm hiểu làm tổn thương các em, tình cảm, hòa khí trong gia đình bị rạn nứt. + Với nhà trường; Hành vi bạo lực học đường làm cho hoạt động giáo dục của nhà trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thay vì tổ chức các hoạt động giáo dục đầy ý nghĩa thì nhà trường phải tổ chức các Hội đồng kỷ luật, các cuộc họp phụ huynh và học sinh để giải quyết các hệ quả của các em. Thầy cô, bạn bè lo lắng, mất tinh thần học tập, tình đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau bị rạn nứt. Trường học trở thành “chiến trường” để các em “thể hiện mình”. Hơn thế, các hành vi bạo lực còn lôi kéo một bộ phận học sinh tham gia, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới đạo đức học sinh và sự mô phạm của trường học. + Với xã hội; Bạo lực học đường giống như những hồi chuông cảnh báo cho toàn xã hội về một bộ phận thế hệ trẻ đang “lệch lạc” giữa ngã ba đường của tuổi mới lớn, nó ảnh hưở
Tài liệu liên quan