Mục tiêu: Đánh giá tình trạng nha chu thông qua chỉ số nha chu của cộng đồng (CPI) và chỉ số mất bám
dính lâm sàng (CAL), đồng thời khảo sát kiến thức, thái độ, hành vi chăm sóc răng miệng ở bệnh nhân bệnh động
mạch vành.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 104 bệnh nhân mắc bệnh động
mạch vành đang được điều trị tại khoa Nội tim mạch Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Nhân Dân 115. Các đối
tượng được thăm khám và ghi nhận chỉ số CPI và CAL, đồng thời trả lời bảng câu hỏi gồm 34 câu soạn sẵn.
Kết quả: Cho thấy nhóm có trình độ học vấn từ cấp 3 trở lên có kiến thức về bệnh nha chu cũng như mối liên
quan giữa bệnh nha chu và bệnh động mạch vành cao hơn, thái độ và hành vi chăm sóc răng miệng tích cực hơn
(p<0,05). Tỷ lệ bệnh nhân viêm nha chu ở những người có trình độ học vấn từ cấp 2 trở xuống cao hơn so với
những người có trình độ học vấn từ cấp 3 trở lên (p=0,025). Viêm nha chu là yếu tố nguy cơ của nhồi máu cơ tim
(OR=2,724; 95%CI=1,112-6,673) và hút thuốc lá là yếu tố gây nhiễu quan trọng trong nghiên cứu.
Kết luận: Học vấn có liên quan có ý nghĩa với kiến thức, thái độ, hành vi chăm sóc răng miệng. Viêm nha
chu là yếu tố nguy cơ của nhồi máu cơ tim và hút thuốc lá là yếu tố gây nhiễu quan trọng trong nghiên cứu
5 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 348 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình trạng nha chu và kiến thức, thái độ, hành vi chăm sóc răng miệng ở bệnh nhân bệnh động mạch vành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 46
TÌNH TRẠNG NHA CHU VÀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI CHĂM
SÓC RĂNG MIỆNG Ở BỆNH NHÂN BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH
Lê Thị Lan Anh*, Nguyễn Thu Thủy*, Nguyễn Bích Vân*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá tình trạng nha chu thông qua chỉ số nha chu của cộng đồng (CPI) và chỉ số mất bám
dính lâm sàng (CAL), đồng thời khảo sát kiến thức, thái độ, hành vi chăm sóc răng miệng ở bệnh nhân bệnh động
mạch vành.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 104 bệnh nhân mắc bệnh động
mạch vành đang được điều trị tại khoa Nội tim mạch Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Nhân Dân 115. Các đối
tượng được thăm khám và ghi nhận chỉ số CPI và CAL, đồng thời trả lời bảng câu hỏi gồm 34 câu soạn sẵn.
Kết quả: Cho thấy nhóm có trình độ học vấn từ cấp 3 trở lên có kiến thức về bệnh nha chu cũng như mối liên
quan giữa bệnh nha chu và bệnh động mạch vành cao hơn, thái độ và hành vi chăm sóc răng miệng tích cực hơn
(p<0,05). Tỷ lệ bệnh nhân viêm nha chu ở những người có trình độ học vấn từ cấp 2 trở xuống cao hơn so với
những người có trình độ học vấn từ cấp 3 trở lên (p=0,025). Viêm nha chu là yếu tố nguy cơ của nhồi máu cơ tim
(OR=2,724; 95%CI=1,112-6,673) và hút thuốc lá là yếu tố gây nhiễu quan trọng trong nghiên cứu.
Kết luận: Học vấn có liên quan có ý nghĩa với kiến thức, thái độ, hành vi chăm sóc răng miệng. Viêm nha
chu là yếu tố nguy cơ của nhồi máu cơ tim và hút thuốc lá là yếu tố gây nhiễu quan trọng trong nghiên cứu.
Từ khoá: Tình trạng nha chu, kiến thức, thái độ, hành vi chăm sóc răng miệng, bệnh động mạch vành.
ABSTRACT
PERIODONTAL STATUS AND AWARENESS, ATTITUDE AND PRACTICE
OF ORAL HYGIENE AMONG PATIENTS WITH CORONARY ARTERY DISEASE
Le Thi Lan Anh, Nguyen Thu Thuy, Nguyen Bich Van
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 2 - 2013: 46 - 50
Objectives: The objectives of this project were to evaluate periodontal status and awareness, attitude and
practice of oral hygiene among patients with coronary artery disease (CAD).
Materials and method: 104 in-patients with clinically confirmed CAD were included in this cross-
sectional study. They were requested to fulfill a standard questionnaire and periodontal status was examined
clinically. Periodontal disease was defined and evaluated according to the Community Periodontal Index (CPI)
and Clinical Attachment Loss (CAL).
Results: Participants who were high school graduates exhibited significantly higher awareness of
periodontitis (p=0.001), better association between periodontitis and CAD (p=0.000), as well as positive oral
hygiene attitude and practice (p=0.000). The prevalence of periodontitis among participants with lower than high
school education was significantly higher compared to those with high school education (p=0.025). Upon
adjustment for smoking, there was an association between periodontitis and acute myocardial infarction
(OR=2.724;95%CI=1.112-6.673).
Conclusion: Education had significant impact on awareness of periodontal diseases, oral hygiene attitude
* Khoa RHM, Đại Học Y Dược TPHCM
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Bích Vân ĐT: 0913653575 Email: ngbichvan81@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 47
and practice. Periodontitis was a risk factor for acute myocardial infarction and smoking was a confounding factor
in this study.
Key words: Periodontal status, awareness, attitude and practice of oral hygiene, coronary artery disease.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Mối liên quan giữa bệnh toàn thân và nhiễm
khuẩn nha chu là một phát hiện quan trọng
trong nghiên cứu lâm sàng kể từ 10 năm trở lại
đây, một trong các bệnh toàn thân được đề cập
đến là bệnh động mạch vành. Bệnh động mạch
vành là tình trạng bệnh lý xảy ra trên hệ thống
động mạch vành làm hẹp (hoặc tắc) lòng động
mạch vành gây ra mất cân bằng cán cân cung
cấp – nhu cầu oxy cơ tim hay là thiếu máu cơ tim
cục bộ(6). Người ta đã chứng minh được rằng
viêm nha chu là một yếu tố nguy cơ quan trọng
đối với bệnh động mạch vành(1,2,3).
Ở Việt Nam hiện đã có một nghiên cứu của
Nguyễn Thị Thụy Vũ (2011)(13) về “Tình trạng
nha chu của bệnh nhân bệnh động mạch vành”,
với kết quả cho thấy có sự tương quan thuận
giữa độ hẹp động mạch vành và mức độ viêm
nha chu. Trên cơ sở tiếp tục các nghiên cứu trong
trục nghiên cứu chung về mối liên quan giữa
bệnh nha chu và bệnh tim mạch, đề tài này tiến
hành nghiên cứu về kiến thức, thái độ, hành vi
chăm sóc răng miệng ở những bệnh nhân bệnh
động mạch vành.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tình trạng nha chu của bệnh nhân
bệnh động mạch vành qua chỉ số CPI, CAL.
Đánh giá kiến thức, thái độ và hành vi chăm
sóc răng miệng qua bảng câu hỏi.
Đánh giá mối liên quan giữa viêm nha chu
và nhồi máu cơ tim.
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân đến khám và điều trị nội trú tại
khoa tim mạch 7B3 Bệnh viện Chợ Rẫy và khoa
Tim mạch B Bệnh viện Nhân Dân 115, được bác
sĩ chuyên khoa chẩn đoán xác định bệnh động
mạch vành.
Cỡ mẫu
100 bệnh nhân.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Được chẩn đoán nhồi máu cơ tim dựa vào
các tiêu chuẩn(12,13): lâm sàng có cơn đau thắt
ngực, điện tâm đồ biến đổi phù hợp với nhồi
máu cơ tim, men tim tăng phù hợp.
Hoặc được chẩn đoán đau thắt ngực ổn định
dựa vào hồ sơ bệnh án.
Hoặc được chẩn đoán đau thắt ngực không
ổn định dựa vào hồ sơ bệnh án.
Bệnh nhân được chẩn đoán xác định bởi các
chuyên gia tim mạch.
Không mắc các bệnh toàn thân.
Còn ít nhất 10 răng thật.
Đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Mắc bệnh toàn thân.
Mắc bệnh tim mạch khác bệnh động mạch
vành.
Có ít hơn 10 răng thật.
Không đồng ý tham gia nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả.
Phương tiện nghiên cứu
Bảng câu hỏi 34 câu được thiết kế gồm 6
phần chính:
Thông tin cá nhân của bệnh nhân.
Kiến thức về bệnh động mạch vành.
Kiến thức về nguyên nhân và cách dự phòng
viêm nướu.
Kiến thức về mối liên quan giữa bệnh nha
chu và bệnh động mạch vành.
Thái độ chăm sóc răng miệng cho bệnh nhân
bệnh động mạch vành.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 48
Hành vi chăm sóc răng miệng của bệnh
nhân.
Phương pháp nghiên cứu
Khám nha chu, ghi nhận chỉ số nha chu của
cộng đồng CPI và chỉ số mất bám dính lâm sàng
CAL: Khám 10 răng chỉ số và ghi nhận điểm số
của cả 6 mặt răng là ngoài gần, ngoài giữa, ngoài
xa, trong gần, trong giữa, trong xa. Điểm số của
mặt răng cao nhất sẽ được tính là điểm số của
sextant, điểm số cao nhất của sextant được lấy
làm điểm số CPI (hoặc CAL) cho cá thể đó.
Bảng 1: Tiêu chuẩn chỉ số nha chu của cộng đồng
CPI (WHO).
ðiểm
số
Tiêu chuẩn Tình trạng nha chu
0 Không có dấu chứng nha chu Mô nha chu khoẻ
mạnh
1 Chảy máu khi thăm khám
Viêm nướu 2 Vôi răng trên nướu và dưới
nướu
3 ðộ sâu túi nha chu 4 – 5 mm
Viêm nha chu
4 ðộ sâu túi nha chu ≥ 6 mm
X Loại trừ (sextant còn dưới 2
răng)
-
Bảng 2: Tiêu chuẩn chỉ số mất bám dính lâm sàng
CAL (WHO).
ðiểm số Mất bám dính lâm sang
0 0-3 mm
1 4-5 mm (CEJ nằm trong vạch ñen)
2 6-8 mm (CEJ nằm giữa vạch ñen và trên vạch
8.5 mm)
3 9-11 mm (CEJ nằm giữa vạch 8.5-11 mm)
4 >12 mm (CEJ ≥ 11.5 mm)
9 Không ghi nhận ñược
X Loại trừ (sextant còn dưới 2 răng)
Phỏng vấn trực tiếp đối tượng bằng bảng câu
hỏi. Người phỏng vấn giải thích ngay những
phần khó hiểu để tránh bệnh nhân hiểu lầm hay
trả lời sai.
Phân tích số liệu
Kểm định χ2, kiểm định chính xác Fisher,
kiểm định t cho 2 mẫu độc lập.
KẾT QUẢ
Kiến thức, thái độ, hành vi chăm sóc răng
miệng
Bảng 3: Tỷ lệ % BN có kiến thức về bệnh nha chu đạt
yêu cầu giữa hai nhóm học vấn.
Học vấn n (%) Tổng cộng
N (%) Không ñạt ðạt
Cấp 2 trở xuống 92 (100,0%) 0 (0,0%) 92 (88,5%)
Cấp 3 trở lên 8 (66,7%) 4 (33,3%) 12 (11,5%)
Tổng cộng n (%) 100 (96,2%) 4 (3,8%) 104 (100%)
Kiểm định χ2, p=0,000.
Bảng 4: Tỷ lệ % bệnh nhân có kiến thức về mối liên
quan giữa bệnh nha chu và bệnh động mạch vành đạt
yêu cầu giữa hai nhóm học vấn.
Học vấn n (%) Tổng cộng
N (%) Không ñạt ðạt
Cấp 2 trở xuống 47 (51,1%) 45 (48,9%) 92 (88,5%)
Cấp 3 trở lên 0 (0,0%) 12 (100%) 12 (11,5%)
Tổng cộng n (%) 47 (45,2%) 57 (54,8%) 104 (100%)
Kiểm định χ2, p=0,001.
Bảng 5: Tỷ lệ % bệnh nhân có thái độ tích cực về vấn
đề chăm sóc răng miệng cho đối tượng bệnh động
mạch vành giữa hai nhóm học vấn.
Học vấn n (%) Tổng cộng
N (%) Không tích cực Tích cực
Cấp 2 trở xuống 67 (72,8%) 25 (27,2%) 92 (88,5%)
Cấp 3 trở lên 1 (8,3%) 11 (91,7%) 12 (11,5%)
Tổng cộng n (%) 68 (65,4%) 36 (34,6%) 104 (100%)
Kiểm định χ2, p=0,000.
Có sự khác biệt về tỷ lệ % bệnh nhân có kiến
thức về bệnh nha chu đạt yêu cầu, kiến thức về
mối liên quan giữa bệnh nha chu và bệnh động
mạch vành đạt yêu cầu cũng như có thái độ
chăm sóc răng miệng tích cực giữa hai nhóm học
vấn (p<0,05).
Bảng 6: So sánh giá trị p về hành vi chăm sóc răng
miệng theo 3 cách phân loại nhóm.
Hành vi chăm sóc
răng miệng phòng
ngừa bệnh nha chu
Giá trị p
Theo
học vấn
Theo
nhóm tuổi
Theo thời gian
mắc bệnh
Phương
tiện vệ sinh
răng miệng
hỗ trợ
Nước súc
miệng
0,000 0,120 0,224
Chỉ nha
khoa
0,000 0,153 0,299
Khám răng miệng ñịnh
kỳ
0,000 0,074 0,423
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 49
Kiểm định χ2.
Như vậy, có sự khác biệt về tỷ lệ % bệnh
nhân sử dụng phương tiện vệ sinh răng miệng
hỗ trợ và đi khám răng miệng định kỳ giữa hai
nhóm học vấn (p=0,000), trong khi không có sự
khác biệt giữa hai nhóm tuổi và hai nhóm theo
thời gian mắc bệnh.
Tình trạng bệnh nha chu
Biểu đồ 1: Biểu đồ tình trạng bệnh nha chu theo chỉ
số CPI giữa hai nhóm học vấn.
Nhóm có học vấn từ cấp 2 trở xuống có tỷ lệ
% bệnh nhân viêm nha chu cao hơn so với nhóm
có học vấn từ cấp 3 trở lên (51,1% so với 16,7%).
Mối liên quan giữa viêm nha chu và nhồi
máu cơ tim
Khi xét tất cả các yếu tố liên quan: thời gian
hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ của nhồi máu cơ
tim, kết quả này không bị ảnh hưởng bởi yếu tố
viêm nha chu.
Khi loại bỏ yếu tố thời gian hút thuốc lá: có
mối liên quan có ý nghĩa giữa viêm nha chu và
nhồi máu cơ tim (p=0,028). Người bị viêm nha
chu có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cao gấp 2,724
lần (KTC 95%, 1,112-6,673) so với người không bị
viêm nha chu.
BÀN LUẬN
Kiến thức, thái độ, hành vi chăm sóc răng
miệng
Các đối tượng có kiến thức về bệnh nha chu
không cao cho thấy khái niệm bệnh nha chu còn
khá mới với đa số người dân. Thông tin về giáo
dục sức khoẻ răng miệng cộng đồng dành cho
người trưởng thành ở Việt Nam hiện nay còn
nhiều hạn chế(16), chưa có những mô hình giáo
dục sức khoẻ răng miệng tích cực được phổ biến
rộng rãi như ở các nước phát triển dẫn đến sự
hiểu biết chưa cao của người dân về vấn đề răng
miệng nói chung và nha chu nói riêng.
Trong một nghiên cứu về nhận thức ảnh
hưởng toàn thân của bệnh nha chu trên những
đối tượng là nhân viên y tế của Arpita và Majra
(2011)(8), chỉ 16% nhân viên cho rằng bệnh nha
chu là yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch vành
và 94% người không nhận được bất kỳ sự giảng
dạy nào về bệnh nha chu trong suốt khóa học y
khoa. Như vậy nhân viên y tế vẫn chưa có nhận
thức đầy đủ về mối liên quan giữa hai bệnh này,
nhất là ở Việt Nam thì khái niệm này còn khá
mới mẻ, nên ít nhiều ảnh hưởng đến kiến thức
của bệnh nhân, thể hiện rõ trong nghiên cứu với
đa số đối tượng không nhận biết đưọc có mối
liên quan giữa bệnh nha chu và bệnh động mạch
vành.
Theo kết quả của nghiên cứu, những người
có học vấn từ cấp 3 trở lên có kiến thức về mối
liên quan giữa bệnh nha chu và bệnh động mạch
vành đạt yêu cầu hơn, thái độ và hành vi chăm
sóc răng miệng tích cực hơn so với nhóm học
vấn từ cấp 2 trở xuống. Điều này phù hợp với
chuỗi quan hệ nhân quả trong mô hình “kiến
thức – thái độ – hành vi”, đó là có kiến thức
đúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ, từ đó
góp phần cải thiện hành vi sức khoẻ của cá
nhân(9,10). Vì vậy, muốn thay đổi hành vi phải tiến
hành đồng thời việc cung cấp kiến thức và cải
thiện thái độ của bệnh nhân(8).
Tình trạng bệnh nha chu
Nhóm có học vấn từ cấp 2 trở xuống có kiến
thức, thái độ và hành vi chăm sóc răng miệng
kém hơn, do đó tình trạng nha chu cũng kém
hơn và tỷ lệ % bệnh nhân bị viêm nha chu cũng
cao hơn so với nhóm học vấn từ cấp 3 trở lên.
Mối liên quan giữa viêm nha chu và nhồi
máu cơ tim
Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ của cả bệnh
nha chu và bệnh động mạch vành(6,13). Trong các
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 50
nghiên cứu về mối liên quan giữa bệnh nha chu
và bệnh động mạch vành, hút thuốc lá khiến tỷ
số nguy cơ giữa hai bệnh này giảm một cách
đáng kể(10,11,14). Điều này cũng thấy rõ trong kết
quả nghiên cứu của chúng tôi. Khi có sự hiện
diện của yếu tố hút thuốc lá, viêm nha chu
không có mối liên quan có ý nghĩa đối với nhồi
máu cơ tim với tỷ số nguy cơ là 2,458. Khi loại bỏ
yếu tố hút thuốc lá thì viêm nha chu trở thành
yếu tố nguy cơ chính của nhồi máu cơ tim với tỷ
số nguy cơ là 2,724. Như vậy hút thuốc lá là yếu
tố gây nhiễu quan trọng trong nghiên cứu này
nói riêng và nhiều nghiên cứu khác trên thế giới
nói chung(9,10,13,14). Từ đó cho thấy sự cần thiết
phải lưu ý đến tiền sử hút thuốc lá của bệnh
nhân và khi tính toán thống kê phải loại bỏ yếu
tố gây nhiễu này trong các nghiên cứu mà hút
thuốc lá là một yếu tố nguy cơ.
Bảng 7: So sánh kết quả nghiên cứu về liên quan giữa
viêm nha chu và nhồi máu cơ tim.
Tác giả Số người ðộ tuổi OR hiệu chỉnh
DeStefano (1993)(5) 9760 25 – 74 1,25
Joshipura (1996)(10) 44119 40 – 75 1,67
Beck (1996)(2) 1143 21 – 80 1,5
Lê Thị Lan Anh (2012) 104 36 – 86 2,724
Tỷ số nguy cơ đã hiệu chỉnh trong nghiên
cứu này cao hơn nghiên cứu của DeStefano
(1993) (OR=1,25)(5), Joshipura (1996) (OR=1,67)(10)
và Beck (1996) (OR=1,5)(2). Một trong những
nguyên nhân có thể là do nghiên cứu của chúng
tôi có cỡ mẫu khá khiêm tốn so với các nghiên
cứu trên thế giới (n=104) nên sự phóng đại của tỷ
số nguy cơ là điều có thể xảy ra. Nguyên nhân
thứ hai có thể là do độ tuổi khảo sát. Khoảng tuổi
khảo sát trong nghiên cứu này tương đối rộng
(36-86 tuổi) và độ tuổi tối đa là 86 tuổi, cao hơn
độ tuổi của các nghiên cứu nên mối liên quan
giữa tình trạng bệnh nha chu và nhồi máu cơ tim
có thể được thể hiện rõ nét hơn vì hai bệnh này
đều có xu hướng tiến triển theo thời gian.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu cho thấy trình độ học vấn
ảnh hưởng đáng kể đến kiến thức, thái độ và
hành vi chăm sóc răng miệng của bệnh nhân
bệnh động mạch vành. Viêm nha chu là yếu tố
nguy cơ của nhồi máu cơ tim và hút thuốc lá là
yếu tố gây nhiễu quan trọng trong nghiên cứu,
do đó cần phải kiểm soát yếu tố này trong các
nghiên cứu về sau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Arbes S, et al (1999). Association between extend of
periodontal attachment loss and self-reported history of heart
attack: An analysis of NHANES III data. Journal of Dental
Research, 78(12): 1777-1782.
2. Beck J, et al (1996). Periodontal disease and cardiovascular
disease. J Periodontal, 67: 1123-1137.
3. Cueto A, et al (2005). Periodontitis as a risk factor for acute
myocardial infarction-A case control study of Spanish adult.
Journal of Periodontal Research, 1: 36-42.
4. Daly B, et al (2002). Essential dental public health. Oxford
University Press, 153-166.
5. DeStefano F, et al (1993). Dental disease and risk of coronary
heart disease and mortality. Br Med J, 306: 688-691.
6. Đặng Vạn Phước (2006). Lịch sử, dịch tễ học và tầm quan
trọng của bệnh động mạch vành. Bệnh động mạch vành trong
thực hành lâm sàng, 1-12.
7. Forrest JL, Sheridan MB (1981). Dental health education.
Dental public health and community dentistry.
8. Gur A, Majra JP (2011). Awareness Regarding the Systemic
Effects of Periodontal Disease Among Medical Interns in
India. J Glob Infect Dis, 3(2): 123-127.
9. Hujoel PP, et al (2002). Pre-existing cardiovascular disease and
periodontitis: a follow-up study. J Dent Res, 81: 186-191.
10. Joshipura K, et al (1996). Poor oral health and coronary heart
disease. J Dent Res, 75: 1631-1636.
11. Mattila KJ, et al (2000). Age, dental infections, and coronary
heart disease. J Dent Res, 79: 756-760.
12. Nguyễn Huy Dung (2004). Tim mạch học, Nhà xuất bản Y
Học.
13. Nguyễn Thị Thụy Vũ (2010). Tình trạng nha chu của bệnh
nhân bệnh động mạch vành. Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y
Dược Tp.HCM.
14. Persson GR, et al (2003). Chronic periodontitis, a significant
relationship with acute myocardial infarction. European Heart
Journal, 24: 2108-2115.
15. Phạm Lê Cẩm Linh (2011). Tình trạng bệnh nha chu và kiến
thức, thái độ chăm sóc răng miệng trên bệnh nhân đái tháo
đường từ 40-60 tuổi. Tiểu luận tốt nghiệp Bác Sĩ Răng Hàm
Mặt, Đại học Y Dược Tp.HCM.
16. Trần Thị Vân (2010). Mô hình giáo dục sức khỏe răng miệng
tích cực cho phụ huynh có con bị tim bẩm sinh (Nghiên cứu
tại Viện Tim TP.HCM). Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y
Dược Tp.HCM.