Đặt vấn đề: Tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B (VGB) cao hiện là vấn đề y tế công cộng tại Việt Nam, với khoảng 10‐20% dân số nhiễm. 15 – 40% người nhiễm vi rút viêm gan B được dự đoán sẽ tử vong vì những bệnh liên quan đến gan. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tình trạng viêm gan B và diễn tiến sau 15 năm (từ năm 1998 – 2013) của 787 bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm vi rút viêm gan B vào năm 1998 tại Bình Định. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu dọc, theo dõi bệnh nhân từ năm 1998 – 2013. Thực hiện lấy mẫu máu ở những bệnh nhân còn liên lạc được vào năm 2013 để xét nghiệm các chỉ số AFP, HbsAg, HbeAg và Anti‐HBc. Kết quả nghiên cứu: 481/787 (61,1%) đối tượng được tìm thấy, trong đó 450 đối tượng (57,2%) đã được lấy mẫu máu, 31 đối tượng (4%) tử vong. Nguyên nhân tử vong liên quan đến bệnh gan chiếm 52%. Sau 15 năm, 102/450 người nhiễm vi rút viêm gan B (22,7%) có HBsAg chuyển từ dương tính sang âm tính. Nữ giới có sự chuyển đổi HBsAg từ dương tính sang âm tính cao hơn nam giới (28,4% so với 18,2%). Kết luận: Hơn 1/5 người mang vi rút viêm gan B khỏi bệnh sau 15 năm, nữ giới có tỷ lệ khỏi bệnh cao hơn nam giới. Trong số những người mang vi rút viêm gan B đã tử vong, nguyên nhân liên quan đến bệnh gan chiếm tỷ lệ cao, hơn một nửa số trường hợp tử vong vì do những nguyên này.
7 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 293 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình trạng sức khỏe những người hiện mắc viêm gan B tại Bình Định, Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 154
TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHỮNG NGƯỜI HIỆN MẮC VIÊM GAN B
TẠI BÌNH ĐỊNH, VIỆT NAM
Đặng Văn Chính*, Alexander Milne**, Lê Hoàng Ninh*, Hồ Hữu Tính*, Lê Nguyễn Trung Đức Sơn***
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B (VGB) cao hiện là vấn đề y tế công cộng tại Việt Nam, với
khoảng 10‐20% dân số nhiễm. 15 – 40% người nhiễm vi rút viêm gan B được dự đoán sẽ tử vong vì những bệnh
liên quan đến gan.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tình trạng viêm gan B và diễn tiến sau 15 năm (từ năm 1998 – 2013) của
787 bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm vi rút viêm gan B vào năm 1998 tại Bình Định.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu dọc, theo dõi bệnh nhân từ năm 1998 – 2013. Thực hiện lấy mẫu máu
ở những bệnh nhân còn liên lạc được vào năm 2013 để xét nghiệm các chỉ số AFP, HbsAg, HbeAg và Anti‐HBc.
Kết quả nghiên cứu: 481/787 (61,1%) đối tượng được tìm thấy, trong đó 450 đối tượng (57,2%) đã được
lấy mẫu máu, 31 đối tượng (4%) tử vong. Nguyên nhân tử vong liên quan đến bệnh gan chiếm 52%. Sau 15
năm, 102/450 người nhiễm vi rút viêm gan B (22,7%) có HBsAg chuyển từ dương tính sang âm tính. Nữ giới
có sự chuyển đổi HBsAg từ dương tính sang âm tính cao hơn nam giới (28,4% so với 18,2%).
Kết luận: Hơn 1/5 người mang vi rút viêm gan B khỏi bệnh sau 15 năm, nữ giới có tỷ lệ khỏi bệnh cao hơn
nam giới. Trong số những người mang vi rút viêm gan B đã tử vong, nguyên nhân liên quan đến bệnh gan
chiếm tỷ lệ cao, hơn một nửa số trường hợp tử vong vì do những nguyên này.
Từ khóa: VGB, HBsAg, Bình Định, AFP.
ABSTRACT
THE HEALTH STATUS OF HBV CARRIERS IN BINHDINH PROVINCE
Dang Van Chinh, Alexander Milne, Le Hoang Ninh, Ho Huu Tinh, Le Nguyen Trung Duc Son
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 155 – 161
Background: The high prevalence of Hepatitis B infection (10‐20%) is a serious health burden in
Vietnam. It is predicted that 15‐40% of HBV carriers will die prematurelybecause of liver disease.
Objectives: To determine the health status of 787 subjects who were identified as HBV carriers in
1998, in Binh Dinh, Viet Nam.
Method: This was a longitudinal study of the 787 HBV carriers followed up from 1998 to 2013. Blood
tests (AFP, HBsAg, HBeAg, and Anti‐HBc) were taken.
Results: Only 481 (61%) subjects were tracked. Of the 481 subjects, 450 had blood tests, 31 died. The
most common cause of death was liver disease (52%). Among 450 subjects who had blood tests, 102
seroconverted to HbsAg‐negative in which women outnumbered men (28% vs 18%).
Conclusion: After a period of 15 years, one in five of HBV carriers became HbsAg‐negative. The
proportion of seroconversion HbsAg from positive to negative was higher in female than male HBV carriers.
The most common cause of death among HBV carriers was liver disease (52%).
Key words: HBV carriers, HBsAg, HbeAg, Anti HCV, Anti HBc, AFP, seroconversion.
*Viện Y tế Công cộng thành phố Hồ Chí Minh
**Whakatane, New Zealand ***Trung tâm Y tế thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương
Tác giả liên lạc: TS. Đặng Văn Chính ĐT: 0908414986 Email: dangvanchinh@ihph.org.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 155
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm vi rút viêm gan B (VGB) là một trong
những bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất trên thế
giới với tỷ lệ nhiễm đáng kể. Theo ước tính của
Tổ chức y tế thế giới (WHO), có hơn 2 tỷ người
trên thế giới nhiễm vi rút viêm gan B và khoảng
240 triệu người là những người mang mầm bệnh
viêm gan B, khoảng 500,000 – 700,000 ca hợp tử
vong có liên quan đến viêm gan B mỗi năm(13). Ở
khu vực Đông Nam Á, ước tính có đến 160 triệu
người nhiễm VGB mãn tính, và hơn 360.000
người tử vong liên quan đến VGB hàng
năm(4,3,9). Đây cũng là khu vực chiếm đến 60%
các trường hợp ung thư gan trên toàn cầu. Hơn
nữa, ung thư gan là nguyên nhân phổ biến thứ 2
trong các trường hợp tử vong do ung thư(10,12).
Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ
lệ nhiễm VGB cao, nhiễm ước tính khoảng 10‐
20% dân số(8,11). Nhiễm vi rút viêm gan B mạn
tính là nguyên nhân chính gây ra những bệnh về
gan ở Việt Nam như xơ gan và ung thư gan(1).
Việc xác định tình trạng nhiễm vi rút VGB;
đánh giá giai đoạn chuyển sang ung thư gan
trong cộng đồng là quan trọng khi thực hiện các
chương trình phòng chống bệnh. Năm 1998,
nghiên cứu xác định tỉ lệ nhiễm VGB trong
huyết thanh đã được thực hiện trên 7926 người
tình nguyện tại Xã Nhơn Thành tỉnh Bình Định ‐
một trong sáu tỉnh nghèo ở Việt Nam – để thu
thập dữ liệu về tình trạng nhiễm VGB trong
tỉnh.Kết quả xét nghiệm máu cho thấy có
787/7926 (9,9%) nhiễm VGB.
Với mục đích tiếp tục theo dõi tình trạng
hiện mắc viêm gan B tại tỉnh Bình Định đã được
xác định vào năm 1998 và đánh giá sự tiến triển
của viêm gan B theo thời gian. Một nghiên cứu
đã được triển khai trên 787 người được xác định
viêm gan B năm 1998. Kết quả thu được từ
nghiên cứu sẽ là cơ sở để cung cấp nhiều thông
tin giá trị về điều trị và phòng ngừa cho hàng
triệu bệnh nhân hiện mắc VGB tại Việt Nam.
Mục tiêu
Xác định tình trạng viêm gan B và diễn tiến
sau 15 năm (từ năm 1998 – 2013) của 787 người
được chẩn đoán nhiễm vi rút viêm gan B vào
năm 1998 tại Bình Định.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Sử dụng thiết kế nghiên cứu dọc theo thời
gian, thực hiện lấy mẫu máu xét nghiệm ởtất cả
những người nhiễm vi rút viêm gan B còn liên
lạc được từ danh sách 787 người đã được xác
định nhiễm VGB tại tỉnh Bình Địnhtrong nghiên
cứu giai đoạn 1998‐2000.
Mẫu máu được lấy bởi những nhân viên y tế
đã qua đào tạo tại Trạm Y tế phường Nhơn
Thành vào tháng 4‐5/2013. Sau đó được tất cả
mẫu được lưu trữ trong tủ lạnh đặc biệt tại
Trung tâm truyền máu huyết học tỉnh Bình
Định. Toàn bộ các mẫu sẽ được chuyên viên xét
nghiệmvận chuyển đông lạnh về Thành phố Hồ
Chí Minh, và thực hiện xét nghiệm tại phòng
khám đa khoa Hòa Hảo. Mẫu máu sẽ được xét
nghiệm các chỉ số alfafetopeotein (AFP), HbsAg,
HbeAg và Anti HCV. Những mẫu âm tính với
HbsAg hoặc nghi ngờ sẽ được xét nghiệm Anti‐
HBc. Kết quả xét nghiệm sẽ nhập và phân tích
trên phần mềm Excel và Stata.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 156
Hình 1: Sơ đồ nghiên cứu
KẾT QUẢ
Năm 2013, nghiên cứu tìm thấy được 481 đối
tượng (61%) từ danh sách 787 đối tượng viêm
gan B được xác định vào năm 1998, trong đó
31/787 đối tượng (4%) đã tử vong, 450/787 đối
tượng (57,2%) còn lại đã được lấy mẫu máu xét
nghiệm để xem xét tình trạng bệnh viêm gan sau
15 năm. 306/787 đối tượng (39%) mất dấu, trong
đó 64/787 đối tượng (8%) được biết đã chuyển đi
khỏi nơi cư trú và 242/787 đối tượng (31%)
không tìm thấy địa chỉ (Hình 1).
Vào thời điểm năm 2013, trong 450 đối
tượng, nhóm tuổi ≥ 20 tuổi vào năm 1998 (tương
ứng ≥ 35tuổi năm 2013) chiếm đa số (48,2%),
nhóm 15 – 19 tuổi (tương ứng nhóm 30 – 34 tuổi
năm 2013) có tỷ lệ thấp nhất với 8,9%. Nam giới
có tỷ lệ cao hơn nữ giới (56,2% so với 43,8%)
(bảng 1).
Bảng 1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu năm 2013 (n=450)
Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Nhóm tuổi (năm 1998)
0-4tuổi 56 12,4
5-9tuổi 79 17,6
10-14tuổi 58 12,9
15-19tuổi 40 8,9
≥ 20tuổi 217 48,2
Giới
Nam 253 56,2
Nữ 197 43,8
HBsAg âm tính
Xét nghiệm Anti‐HBc
Lần 2
Nghiên cứu năm 2013, n=450
Xét nghiệm:
AFP
HBsAg
Lần 1
Nghiên cứu năm 1998, n=7926
Số người mắc viêm gan B
n=787
HBsAg(+)=787
Nữ=335
Nam=452
AntiHBc(+)=3630
Tử vong, n=31 (4%)
Liên quan đến gan=16
Lý do khác=15
Mất dấu, n=306 (38,9%)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 157
Bảng 2: Sự thay đổi tỷ lệ HBsAg, Anti‐HBc dương tính theo nhóm tuổi và theo giới năm 1998 và năm 2013 (n=450)
Đặc điểm HBsAg (+) Anti-HBc (+)
Tổng
Năm 1998
n (%)
Năm 2013
n (%)
Năm 1998
n (%)
Năm 2013
n (%)
Nhóm tuổia
0-4tuổi 56 56 (100,0) 44 (78,6) 52 (92,9) 0
5-9tuổi 79 79 (100,0) 55 (69,6) 75 (94,9) 0
10-14tuổi 58 58 (100,0) 49 (84,5) 58 (100,0) 0
15-19tuổi 40 40 (100,0) 35 (87,5) 39 (97,5) 0
≥ 20tuổi 217 217 (100,0) 165 (76,0) 215 (99,1) 2 (0,9)
Giới
Nam 253 253 (100,0) 207 (81,8) 247 (97,6) 0
Nữ 197 197 (100,0) 141 (71,6) 192 (97,5) 2 (1,0)
Tổng 450 450 (100,0) 348 (77,3) 437 (97,5) 2/102 (1,96)b
aNhóm tuổi0 – 4; 5 – 9; 10 – 14; 15 – 19; ≥ 20 tuổi vào năm 1998 tương ứng với 15 – 19; 20 – 24; 25 – 29; 30 – 34; và ≥ 35
tuổi vào năm 2013.
bNăm 2013 chỉ thực hiện xét nghiệm Anti‐HBc cho những đối tượng có kết quả xét nghiệm HBsAg(‐) hoặc không phát hiện
HBsAg, 102/450 đối tượng (22,7%) được thực hiện xét nghiệm Anti‐HBc.
Bảng 2 cho thấy, trong số 450/787 đối tượng
được chẩn đoán viêm gan B vào năm 1998
(HBsAg(+)) còn liên lạc được vào năm 2013 có
431/450 (97,5%) có Anti‐HBc(+) tại thời điểm
năm 1998. Tỷ lệ Anti‐HBc(+) tăng dần theo nhóm
tuổi, riêng nhóm tuổi từ 10 – 14 có tỷ lệ Anti‐HBc
(+) cao nhất (100%). Theo giới tính, tỷ lệ Anti‐
HBc (+) ở nam và nữ tương đương nhau (97,6%
và 97,5%).
Kết quả xét nghiệm vào năm 2013 ở 450 đối
tượng cho thấy trung bình khoảng 1/5 bệnh
nhân có HBsAg chuyển từ dương tính sang âm
tính sau 15 năm (HBsAg (+) 77,3% so với 100%)
(HBsAg (+) dao động từ 69,6% đến 87,5% theo
nhóm tuổi). Tỷ lệ hiện còn HBsAg(+) thấp nhất ở
nhóm5 – 9 tuổi (20 – 24 tuổivào năm 2013),
69,6%. Nhóm 15 – 19 tuổi (30‐34 tuổinăm 2013)
hiện còn tỷ lệ HBsAg (+) cao nhất với 87,5%. Kế
đến là nhóm 10 – 15 tuổi với tỷ lệ 84,5%
HBsAg(+). Nhóm 0 – 4 tuổi và nhóm ≥ 20tuổi
(tương ứng nhóm 15 – 19 và ≥ 35 tuổi) có tỷ lệ
HbsAg (+) gần tương đương nhau (78,6% và
76%). Theo giới, nữ giới có tỷ lệ chuyển đổi
HbsAg (+) sang HBsAg(‐) cao hơn nam, 71,6%
nữ giới có HBsAg(+) so với 81,8% HBsAg(+) ở
nam giới vào năm 2013 (bảng 2).
Chỉ có 2/102 (1,96%) đối tượng có Anti‐HBc
(+), và đều là nữ giới. Mặc dù không thực hiện
xét nghiệm Anti‐HBc cho 450 đối tượng nhưng
so với năm 1998, tỷ lệ Anti‐HBc(+) vào năm 2013
thấp hơn rất nhiều (2/102 (1,96%) so với 432/450
(97,5%)) (bảng 2).
Bảng 3: Kết quả xét nghiệm AFP và HBeAg ở 450 bệnh nhân vào năm 2013
Kết quả Nam n (%) Nữ n (%) Tổng cộng n (%)
AFP (Median, range)(n=450) 2,31 (0,51-24,07) 1,93 (0,41-393,85) 2,195 (0,41-393,85)
AFP < 25 ng/ml 253 (100,0) 184 (94,4) 439 (97,6)
AFP ≥ 25 ng/ml 0 11 (5,6) 11 (2,4)
HBeAg
Dương tính 55 (21,7) 36 (18,3) 91 (20,2)
Âm tính 198 (78,3) 161 (81,7) 359 (79,8)
Bảng 3, 436/450 trường hợp (97,6%) có kết
quả xét nghiệm AFP < 25 ng/ml, trong 11/450 đối
tượng (2,4%) có kết quả AFP ≥ 25 ng/ml, toàn bộ
đều là nữ giới (100%). Tỷ lệ nữ giới có AFP ≥ 25
ng/ml là 5,6% (trong đó có 4 trường hợp có AFP
rất cao, dao động 101,8 ng/ml – 393,85 ng/ml).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 158
91/450 trường hợp (20,2%) có HBeAg(+),
nam giới có tỷ lệ HBeAg(+) cao hơn so với nữ
giới (21,7% so với 18,3%) (bảng 3).
Bảng 4: Nguyên nhân tử vong và phân bố tử vong
theo giới của 31 trường hợp tử vong ở những người
mang vi rút viêm gan B năm 2013
Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Tử vong (n=31)
Liên quan đến gan 16 51,6
Nguyên nhân khác 15 48,4
Phân bố tử vong theo giới
Nam 25 80,6
Nữ 6 19,4
Trong 31 trường hợp tử vong, nam có tỷ lệ
tử vong cao hơn nữ gấp 4 lần (80,6% so với
19,4%). 16/31 trường hợp (52%) tử vong có
nguyên nhân liên quan đến bệnh gan (bảng 4).
Bảng 5: Tỷ suất HBsAg âm tính và tỷ suất tử vong ở
những người mang vi rút viêm gan B từ năm 1998 –
2013.
Đặc điểm Tần số
(n)
Tổng thời
gian (năm-
người)
Tỷ suất
1.000
người/năm
Khỏi bệnh (mẫu
n=481)a
102 7030c 14,5
Nam (n=253) 46 3652 c 12,6
Nữ (n=197) 56 2923 c 19,2
Tử vong (mẫu
n=787)b
Tử vong
chung
31 11620c 2,7
Liên quan đến
bệnh gan
16 11620c 1,4
aSo sánh trong cùng nhóm 450 đối tượng còn liên lạc được
và 31 đối tượng đã tử vong vào năm 2013 so với năm 1998.
bSo sánh số trường hợp tử vong ghi nhận được vào thời
điểm năm 2013 so với quần thể 787 người được chẩn đoán
viêm gan B năm 1998.
cThời gian đóng góp từ năm 1998 ‐ 2013 của 31 đối tượng
tử vong: 280 năm‐người (trong đó 25 nam là 232 năm‐
người và 6 nữ là 58 năm‐người), 756 đối tượng còn lại là
11340 năm‐người.
Giả sử bỏ đi 306 đối tượng đã bị mất dấu từ
787 đối tượng được chẩn đoán viêm gan năm
1998 (HBsAg(+)), khi đó tỷ suất chuyển đổi từ
HBsAg(+) sang HBsAg(‐) là 14,5 người/1.000
người‐năm. Tỷ suất chuyển đổi của nữ cao hơn
nam, trung bình mỗi năm có 19 nữ/1.000 nữ
viêm gan B HBsAg(+) chuyển sang HBsAg(‐), so
với tỷ lệ nam giới là 12,6 nam/1.000 năm viêm
gan B/năm.
Tỷ suất tử vong của mẫu nghiên cứu 787 đối
tượng từ năm 1998 – 2013 là 2,7 người/1.000
người viêm gan B‐năm. Tỷ suất tử vong vì
những nguyên nhân liên quan đến bệnh gan là
1,4 người/1.000 người viêm gan B‐năm.
BÀN LUẬN
Sau 15 năm theo dõi quần thể 787 bệnh nhân
mắc bệnh viêm gan B vào năm 1998, 39% bệnh
nhân đã mất dấu, không còn liên lạc được, 4%
bệnh nhân đã tử vong. Chỉ còn 450/787 bệnh
nhân (57%) tham gia vào nghiên cứu lần 2, năm
2013. Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ bệnh nhân mất
dấu cao có thể do biến động dân cư sau 15 năm
(làm ăn xa, học hành, kết hôn, chuyển nhà)
vàmột số lý do chủ quan không muốn thực hiện
xét nghiệm.
Ghi nhận từ hồ sơ của những trường hợp tử
vong cho thấy nam giới có tỷ lệ tử vong cao hơn
nữ giới gấp 4 lần. Nguyên nhân nam giới có tỷ lệ
tử vong cao hơn vẫn chưa được nghiên cứu rõ,
điều này có thể do nam giới có lối sống với
nhiều hành vi nguy cơ hơn nữ. Nam thường hay
uống rượu/bia, hút thuốc lá, đó là những yếu tố
góp phần gây gia tăng nguy cơ xơ gan và ung
thư gan(13). Theo ghi nhận của nghiên cứu này
hơn một nửa số trường hợp tử vong có nguyên
nhân liên quan đến bệnh gan. Tỷ lệ này cao gấp
hơn 5 lần nghiên cứu của tác giả Mano M và
cộng sự ở Italia (9,3%)(5). Sự khác biệt này một
phần có thể do nghiên cứu của Manno M và
cộng sự được thực hiện trên những người hiến
máu ở Italia, một nước phát triển, người bệnh có
điều kiện được chăm sóc, theo dõi tình trạng sức
khỏe tốt và chặc chẽ hơn tại Việt Nam.
Sau 15 năm, trong số 450 bệnh nhân tham
gia nghiên cứu lần 2 có khoảng 1/5 trường
HBsAg(‐). Trong 102 bệnh nhân xét nghiệm
HBsAg (‐) có khoảng 2% dương tính với Anti‐
HBc. Những trường này được khuyến cáo xét
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 159
nghiệm HBsAg hàng năm. Riêng những trường
hợp HBsAg dương tính cần được xét nghiệm lại
HBsAg sau 6 tháng và kiêng uống rượu bia.
Xét theo nhóm tuổi, trung bình sau 15 năm tỷ
lệ HBsAg(+) ở các nhóm tuổi giảm dao động từ 12
– 30%. Nhóm tuổi từ 25 – 29 và 30 – 34 tuổi (10 –
14 và 15 – 19 tuổi vào năm 1998) có tỷ lệ hiện còn
HBsAg(+) cao nhất với hơn 4/5 bệnh nhân. Trong
khi đó nhóm 20 – 24 tuổi (5 – 9 tuổi năm 1998) có
tỷ lệ giảm cao nhất, HBsAg(+) còn khoảng hơn
2/3 bệnh nhân. Theo giới tính, nữ giới có tỷ lệ
chuyển HBsAg từ dương tính sang âm tính cao
hơn nam giới khoảng 10% sau 15 năm. Sự chuyển
đổi HBsAg (+) sang HBsAg(‐) chưa thực sự rõ
theo các nhóm tuổi, nhìn chung nếu người có
HBsAg(+) trong độ tuổi 0 – 9 hoặc độ tuổi ≥ 20 thì
tỷ lệ chuyển sang HBsAg(‐) là cao hơn so với
nhóm tuổi từ 10 – 19. Tuy nhiên theo giới thì có
sự thay đổi rõ hơn, nữ có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn
nam giới khoảng 10% sau 15 năm.
Tỷ suất chuyển đổi từ HBsAg(+) sang
HBsAg(‐) trung bình mỗi năm khoảng 14,5
người/1.000 người viêm gan B và tỷ suất này ở
nữ cao hơn ở nam (19 nữ/1.000 nữ viêm gan
B/năm so với 13 nam/1.000 nam viêm gan
B/năm). Tỷ suất tử vong ở những người bị viêm
gan B vì những nguyên nhân liên quan đến gan
là 1,4/1.000 người viêm gan B/năm. Nếu theo
ước tính tỷ lệ nhiễm viêm gan B tại Việt Nam là
khoảng 10 – 20% dân số(9,12) và dân số là 90 triệu
người thì như vậy trung bình mỗi năm có
khoảng 130.500 người – 261.000 người nhiễm
viêm gan B có HBsAg chuyển từ dương tính
sang âm tính và tỷ lệ tử vong là 12.600 người –
25.200 người/năm. Tỷ suất chuyển đổi HBsAg từ
dương tính sang âm tính của nghiên cứu này là
14.5/1000 người/năm (1,45%/năm), cao hơn so
nghiên cứu tại Italia (1%)(3), Taiwan (0,5%)(4)và
của tác giả Moyes cùng cộng sự (1%)(6). Tỷ lệ
chuyển đổi HBsAg từ dương tính sang âm tính ở
nữ giới trong nghiên cứu này tương đương với
tác giả Moyes (19/1000 so với 20/1000) tuy nhiên
theo nam giới thì cao hơn (13/1000 so với
5/1000)(6).
Xét nghiệm AFP phát hiện 2,4% bệnh nhân
hiên đang có AFP ≥ 25 ng/ml và đều là nữ giới.
Mặc dù tỷ lệ các trường hợp có AFP ≥ 25 ng/ml
không cao nhưng cũng là vấn đề đáng lưu ý, vì
AFP cao gợi ý cho thấy có sự tổn thương tế bào
gan. AFP là một protein được sản xuất chủ yếu ở
gan của thai nhi và các phần khác của phôi thai
phát triển. Tổn thương gan và ung thưcó thể làm
tăng đáng kể nồng độ AFP. AFP được sản xuất
bất cứ khi nào các tế bào ganđượctái sinh.Với các
bệnh gan mãn tính, như viêm gan và xơ gan,
AFP có thể được nâng lên rất cao. Nồng độ rất
cao của AFP có thể được sản xuất bởi các khối u
nhất định. Đặc tính này làm cho các xét
nghiệm AFP hữu ích như là một điểm đánh dấu
khối u. Số lượng tăng của AFP được tìm thấy ở
nhiều người bị một loại ung thư gan được gọi là
ung thư biểu mô tế bào gan. AFP là chỉ số quan
trọng trong phát hiện tổn thương tế bào gan.
Nếu kết quả AFP ở những người mang vi rút
viêm gan B < 25 ng/ml thì tiến hành thực hiện xét
nghiệm lại. Nếu AFP> 25 ng/ml (trừ trường hợp
là phụ nữ mang thai) thì thực hiện lại xét nghiệm
sau 1 tháng, khi kết quả vẫn > 25 ng/ml cần thực
hiện siêu âm hoặc chụp CT để phát hiện tổn
thương tế bào gan(2).
Điểm mạnh của nghiên cứu này là nghiên
cứu đoàn hệ tiền cứu đầu tiên tại Việt Nam về
viêm gan B có thời gian theo dõi dài. Đánh giá
được tỷ lệ chuyển đổi HBsAg(+) sang HBsAg(‐)
và tỷ lệ tử vong của các đối tượng viêm gan B
theo thời gian. Tuy nhiên nghiên cứu cũng tồn
tại điểm yếu, đó là tỷ lệ mất mẫu cao có thể làm
kết quả nghiên cứu bị sai lệch do sự khác biệt
giữa tỷ lệ chuyển đổi huyết thanh giữa nhóm
nghiên cứu lần 2 và nhóm mất dấu.
KẾT LUẬN
Sau 15 năm, khoảng 22% người nhiễm vi rút
viêm gan B có HBsAg(+) chuyển sang HBsAg(‐).
Nữ giới có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn nam giới. Và
gần 100% người nhiễm vi rút viêm gan B có kết
quả Anti‐HBc chuyển từ dương tính sang âm tính.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 160
1/5 số trường hợp phát hiện có HBeAg(+) và
3,1% có kết quả xét nghiệm AFP ≥ 25ng/ml.
4% đối tượng đã tử vong sau 15 năm, trong
đó hơn một nữa trường hợp có nguyên nhân
liên quan đến gan, và nam giới có tỷ lệ tử vong
cao hơn nữ giới gấp 4 lần.
KIẾN NGHỊ
Hướng dẫn bệnh nhân có kết quả xét nghiệm
AFP ≥ 25ng/ml cần theo dõi và thực hiện lại xét
nghiệm sau một tháng, những đối tượng còn lại
cần thực hiện xét nghiệm AFP sau một n