Người học là chủ thể đứng vị trí trung tâm của quá trình dạy học, mỗi đối
tượng người học có phong cách học tập khác nhau. Việc chỉ ra được đặc điểm các
phong cách học tập của người học một cách cụ thể, rõ ràng sẽ là cơ sở quan trọng
cho việc thiết kế các hoạt động dạy học nhằm phát huy tối đa ưu điểm của từng
phong cách học tập của người học, từ đó giúp học sinh phát huy được điểm mạnh,
đồng thời cải thiện được những điểm yếu trong phong cách học tập của mình, góp
phần tích cực hóa và nâng cao chất lượng hoạt động dạy - học.
10 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 18/06/2022 | Lượt xem: 201 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổ chức hoạt động dạy học Sinh học 9 phù hợp với phong cách học tập của học sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4
DOI: 10.15625/vap.2020.000143
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC SINH HỌC 9 PHÙ HỢP VỚI
PHONG CÁCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
*Trần Văn Thế
Tóm tắt: Người học là chủ thể đứng vị trí trung tâm của quá trình dạy học, mỗi đối
tượng người học có phong cách học tập khác nhau. Việc chỉ ra được đặc điểm các
phong cách học tập của người học một cách cụ thể, rõ ràng sẽ là cơ sở quan trọng
cho việc thiết kế các hoạt động dạy học nhằm phát huy tối đa ưu điểm của từng
phong cách học tập của người học, từ đó giúp học sinh phát huy được điểm mạnh,
đồng thời cải thiện được những điểm yếu trong phong cách học tập của mình, góp
phần tích cực hóa và nâng cao chất lượng hoạt động dạy - học.
Từ khóa: Dạy học, phong cách học tập, sinh học 9.
1. MỞ ĐẦU
Trong dạy học (DH), người học được hiểu là người đi học chứ không phải người
được dạy. Do đó, người học là tác nhân chính của việc học, biết khai thác những tiềm
năng sẵn có trong vốn kinh nghiệm của mình, người học cần có thái độ hứng thú ngay từ
khi bắt đầu việc học, có hành vi tham gia tích cực nhằm duy trì quá trình học một cách
hiệu quả phù hợp với khả năng, xu hướng, nhịp điệu học của mình và có tinh thần trách
nhiệm để giúp mình hoàn thành công việc học tập. Chính vì vậy, trong quá trình DH,
người dạy phải quan tâm đến nhu cầu, động cơ và phong cách học tập của từng đối tượng
người học nhằm phát huy tối đa điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của họ.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu các văn bản, nghị quyết, chỉ thị,
sách chuyên khảo, bài báo đăng trên các tạp chí có uy tín, các luận án có liên quan để xác
định cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Nghiên cứu có sử dụng phương pháp tham vấn
chuyên gia bằng việc phỏng vấn, phiếu hỏi những thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy và các
chuyên gia khoa học giáo dục để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của vấn đề nghiên cứu.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Phong cách học tập
Khái niệm có liên quan đến phong cách học tập (PCHT, Learning styles) lần đầu
tiên được Allport đưa ra vào những năm 30 của thế kỉ XX là “phong cách nhận thức”
(cognitive styles). Đến những năm 1960 thì các nghiên cứu về PCHT bắt đầu được tiến
hành: (www.academia.edu, 2014). Qua các nghiên cứu về PCHT, chúng tôi nhận thấy
PCHT mang đặc điểm riêng, phản ánh về cách nhận thức, xử lí và lưu giữ thông tin của cá
nhân. PCHT chịu ảnh hưởng của cả yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài cơ thể con người.
Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây
Email: tranvanthe.c20@gmail.com
PHẦN III. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM 1179
Thuật ngữ “Mô hình PCHT” (Learning Styles model) đã được rất nhiều nhà giáo
dục học phát biểu trong các nghiên cứu của mình. Hiện nay có khoảng 71 mô hình PCHT
đã được công bố (www.academia.edu, 2014), trong đó mô hình PCHT của Honey và
Mumford không chỉ tiếp cận khoa học thần kinh của người học mà còn chú ý đến các yếu
tố văn hóa, xã hội và kinh nghiệm của người học, coi đó là những yếu tố ảnh hưởng và có
thể làm thay đổi PCHT của người học. Ngoài ra, cách phân loại của Honey và Mumford
cho phép xác định rõ kĩ năng học tập nổi trội, thói quen và cách sử dụng giá trị cá nhân
(kinh nghiệm) của người học trong hoạt động học tập.
PCHT được Honey và Mumford định nghĩa là “sự mô tả thái độ và hành vi mà qua đó nó
xác định cách học ưa thích của mỗi cá nhân” (www.academia.edu, 2014). Tác giả đã mô tả 4
PCHT khác nhau của người học, đó là: phong cách hoạt động, phong cách phản ánh, phong
cách lí luận và phong cách thực tế. Các tác giả cho rằng, mỗi phong cách đều có điểm mạnh và
điểm yếu khi được đặt trong những môi trường học tập cụ thể.
Đặc điểm của người học tương ứng với các PCHT khác nhau (www.academia.edu,
2014):
* Phong cách hoạt động
- Thích khám phá và thử thách, thích làm trung tâm của sự chú ý, thích khẳng định
mình trong các hoạt động chung, thích học nhóm, không thích học một mình.
- Luôn muốn tận dụng các cơ hội được bày tỏ ý kiến trong các cuộc thảo luận hay
tương tác với người khác.
- Không thích đóng vai trò thụ động trong lớp, không thích những công việc cưỡng ép.
* Phong cách phản ánh
- Thích những cơ hội được học và làm việc độc lập, thích công việc đòi hỏi suy
ngẫm thấu đáo.
- Lĩnh hội thông tin từ nghe và quan sát chứ không thể hiện mình. Học hiệu quả khi
có kế hoạch cá nhân, nghe giảng và làm việc độc lập.
- Thường cân nhắc rất kĩ, cẩn thận khi muốn đóng góp ý kiến xây dựng bài trên lớp
hay trong các cuộc thảo luận.
- Học không hiệu quả khi hoạt động tự phát, không có kế hoạch cụ thể.
* Phong cách lí luận
- Thích tìm hiểu mối liên hệ giữa các vấn đề, mục đích học tập và công việc cụ thể.
- Học hiệu quả với mô hình lý thuyết, qua các vấn đề trên lớp, thảo luận.
- Học không hiệu quả qua các câu hỏi mở, vấn đề không có tính ổn định.
* Phong cách thực tế
- Thích liên hệ lý thuyết với thực tế. Thích học tập và tham gia các hoạt động thực
hành phù hợp với lĩnh vực môn học và đi làm sau này. Thích tập trung thực hành củng cố
qua thực tế hơn lý thuyết. Thích chỉ dẫn rõ ràng để tiến hành thực hiện.
- Không thích tài liệu lý thuyết hoặc không có khả năng ứng dụng. Học không hiệu
quả khi hội thảo, tranh luận.
1180 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM
Việc chỉ ra được đặc điểm các PCHT của người học một cách cụ thể, rõ ràng sẽ là
cơ sở quan trọng cho việc thiết kế các hoạt động DH nhằm phát huy tối đa ưu điểm của
từng PCHT của người học, từ đó giúp học sinh (HS) phát huy được điểm mạnh, đồng thời
cải thiện được những điểm yếu trong PCHT của mình, góp phần tích cực hóa và nâng cao
chất lượng hoạt động dạy - học.
3.2. Dạy học Sinh học 9 phù hợp với phong cách học tập của học sinh
3.2.1. Quy trình dạy học Sinh học 9 phù hợp với phong cách học tập của học sinh
Trước khi xây dựng kế hoạch DH và tổ chức quá trình DH, giáo viên (GV) phải tìm
hiểu các đối tượng DH (HS, nội dung môn học) và môi trường DH (điều kiện cơ sở vật chất kĩ
thuật, thiết bị DH có trong trường phục vụ DH và những yếu tố kinh tế - xã hội, điều kiện tự
nhiên của địa phương) nhằm hỗ trợ cho việc gắn hoạt động DH với thực tiễn cuộc sống.
Những thông tin thu được sẽ phục vụ cho việc xác định mục tiêu DH, là cơ sở để xác định lịch
trình DH, nội dung bài học, các hình thức tổ chức DH, chuẩn bị các phương pháp DH, kỹ
thuật DH, phương pháp DH. Những thông tin này cũng là cơ sở để xây dựng kế hoạch kiểm
tra – đánh giá cho cả môn học. Sau khi tìm hiểu những yếu tố trên, GV tiến hành lập kế hoạch
và thiết kế quy trình DH.
Vận dụng cách tiếp cận như đã phân tích, chúng tôi xây dựng quy trình DH Sinh học 9
gồm 3 giai đoạn: (1) Phân loại PCHT của HS; (2) Chuẩn bị bài lên lớp theo PCHT và (3) Tổ
chức hoạt động học tập theo PCHT. Các bước cụ thể được thể hiện trong sơ đồ sau:
CÁC GIAI ĐOẠN CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
Giai đoạn 3
Tổ chức hoạt động
DH theo PCHT
Phân tích nội dung và xác
định mục tiêu bài học
Thiết kế các hoạt động DH
theo PCHT
Giao nhiệm vụ học tập
Học tập theo từng PCHT
Thảo luận nhóm đa PCHT
Thảo luận toàn lớp
Kết luận – Vận dụng
Giao nhiệm vụ học tập mới
Giai đoạn 1
Phân loại PCHT
Giai đoạn 2
Chuẩn bị bài lên lớp
theo PCHT
Sử dụng bộ test của Honey và Mumford
chia HS vào 4 nhóm PCHT
PHẦN III. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM 1181
3.2.2. Ví dụ minh họa
Hoạt động: Lai một cặp tính trạng (Bài 2 - Sinh học 9)
I. Giai đoạn 1: Phân loại PCHT (PCHT)
Trước khi học, GV tổ chức cho HS làm trắc nghiệm theo bộ test của Honey và Mumford.
Sau khi HS hoàn thành bài trắc nghiệm, GV phân loại được 4 kiểu PCHT được đặt tên lần lượt là:
- Nhóm PCHT H: Gồm các HS có PCHT kiểu Hoạt động (Activist)
- Nhóm PCHT P: Gồm các HS có PCHT kiểu Phản ánh (Reflector)
- Nhóm PCHT L: Gồm các HS có PCHT kiểu Lí luận (Theorist)
- Nhóm PCHT T: Gồm các HS có PCHT kiểu Thực tế (Pragmatist)
II. Giai đoạn 2: Chuẩn bị bài lên lớp theo PCHT
1/ Bước 1: Phân tích nội dung và xác định mục tiêu bài học
* Phân tích nội dung bài học:
Ở bài 1, HS đã hiểu được các thuật ngữ và ký hiệu cơ bản về Di truyền học. Sang bài 2 và
bài 3, HS được tìm hiểu thế nào là lai một cặp tính trạng với nhiều khái niệm mới lần đầu gặp như
kiểu hình, kiểu gen, tính trội, tính lặn, trội không hoàn toàn, lai phân tích, đồng hợp, dị hợp, hợp
tử, cách xác định giao tử, viết sơ đồ lai. Đặc biệt, lần đầu tiên HS được tiếp cận con đường mà các
nhà khoa học tìm ra chân lí thông qua việc tìm hiểu thí nghiệm của Mendel, cách Mendel giải
thích kết quả thí nghiệm, Mendel phát biểu quy luật phân li. Đây là những kiến thức cơ bản, nền
tảng và rất quan trọng để HS tiếp tục tìm hiểu những kiến thức Di truyền học về sau. Vì vậy, mục
tiêu của bài không chỉ yêu cầu HS hiểu được kiến thức mà còn phải tập cho HS cách học các loại
bài về “phép lai”.
* Xác định mục tiêu bài học:
1) Về năng lực: góp phần hình thành và phát triển các năng lực sau:
- Năng lực chung:
+ Năng lực tự chủ và tự học: Tự khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm có hiệu quả
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Khai thác được thông tin từ phiếu học tập phục
vụ bài học; biết phân tích và xử lí tình huống.
- Năng lực đặc thù:
+ Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên: nhận biết được các khái niệm kiểu hình, kiểu gen,
thể đồng hợp, thể dị hợp; phân tích được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Mendel; giải thích
được kết quả thí nghiệm theo quan niệm của Mendel; phát biểu được nội dung quy luật phân li.
+ Năng lực tìm hiểu tự nhiên: phân tích được số liệu, tranh hình thu nhận kiến thức, vẽ
hình, đọc hiểu văn bản.
+ Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: sưu tầm được những thông tin khoa học
liên quan đến Menden và quy luật phân li; giải thích được vấn đề thực tiễn: tại sao con sinh ra lại
có những đặc điểm giống bố hoặc giống mẹ?
2) Về phẩm chất:
Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất yêu thương gia đình, yêu thích tìm tòi khám
phá khoa học, biết trân trọng những thành quả, công lao của các nhà khoa học, bồi dưỡng sự
hứng thú và sự tự tin trong học tập của HS.
2/ Bước 2: Thiết kế hoạt động DH theo PCHT
* Xác định nội dung chi tiết: Thông qua hoạt động này, HS cần lĩnh hội được những kiến
thức cơ bản:
- Thế nào là kiểu hình, kiểu gen, thể đồng hợp, thể dị hợp.
- Thế nào là lai một cặp tính trạng và thiết kế một thí nghiệm lai một cặp tính trạng.
- Nội dung quy luật phân li.
1182 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM
* Xác định phương pháp dạy học (PPDH) và hình thức tổ chức dạy học (HTTCDH)
Đây là nội dung mới và trừu tượng đối với HS. Vì vậy, GV cần sử dụng đa dạng và linh hoạt
các PPDH cũng như HTTCDH. Dựa trên đặc điểm của từng PCHT, GV lựa chọn các PPDH phù
hợp, cụ thể:
- PCHT H: Sử dụng PPDH khám phá là chủ đạo.
- PCHT P: Sử dụng PPDH nêu và giải quyết vấn đề là chủ đạo.
- PCHT L: Sử dụng PP hướng dẫn HS làm việc với sách giáo khoa.
- PCHT T: Sử dụng PPDH thực hành, quan sát tranh hình.
Bên cạnh đó, sử dụng phối hợp với các phương pháp trực quan (quan sát tranh ảnh, clip,)
và vấn đáp, thuyết trình.
HTTCDH được sử dụng linh hoạt theo từng hoạt động, trong đó sử dụng cả HTTCDH cá
nhân, làm việc nhóm và toàn lớp.
* Lựa chọn phương tiện dạy học và môi trường DH
- Kê bàn ghế trong lớp theo nhóm học tập: Có 4 loại nhóm, số lượng nhóm tùy thuộc vào sĩ
số HS và số lượng HS theo các PCHT khác nhau, khoảng 5-7 HS/nhóm.
- Chuẩn bị máy tính, máy chiếu projector, tranh hình về lai một cặp tính trạng, giấy A0, bút
dạ, băng dính.
- Phiếu học tập:
+ Phiếu trắc nghiệm PCHT theo Honey và Mumford
+ Phiếu học tập số 1: Dành cho nhóm PCHT kiểu Hoạt động (Nhóm H)
+ Phiếu học tập số 2: Dành cho nhóm PCHT kiểu Phản ánh (Nhóm P)
+ Phiếu học tập số 3: Dành cho nhóm PCHT kiểu Lí luận (Nhóm L)
+ Phiếu học tập số 4: Dành cho nhóm PCHT kiểu Thực tế (Nhóm T)
* Thiết kế các hoạt động DH theo PCHT
- Mục tiêu: Phân tích và giải thích được thí nghiệm của Mendel. Phát biểu được nội dung quy
luật phân li.
- Đặt tình huống học tập: Tại sao con sinh ra lại có những đặc điểm giống bố hoặc giống mẹ?
* Kiểm tra đánh giá:
- Tổ chức kiểm tra viết cuối giờ, sử dụng câu hỏi trong mục vận dụng ở giai đoạn 3: Ở đậu
Hà Lan, hoa đỏ trội so với hoa trắng và tính trạng này do 1 cặp nhân tố di truyền chi phối. Muốn
ngay ở F1 thu được toàn hoa đỏ thì P phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào?
- HS làm bài cá nhân, GV chấm điểm và đánh giá HS sau bài học, từ đó rút kinh nghiệm cho những
tiết học sau.
III. Giai đoạn 3: Tổ chức hoạt động DH theo PCHT
* Sau khi phân loại HS thành 4 kiểu PCHT, GV sắp xếp trước cho HS ngồi ở 4 vị trí trong lớp theo 4
kiểu PCHT.
* Giao nhiệm vụ học tập cho cả lớp: Trước khi học bài này, GV sẽ phát trước phiếu học tập cho
HS để nghiên cứu ở nhà. Lên lớp, GV phổ biến lại nhiệm vụ của hoạt động: Phân tích thí nghiệm của
Mendel, giải thích thí nghiệm theo quan niệm của Mendel, phát biểu nội dung quy luật phân li. Sau đó
hướng dẫn tiến trình thực hiện nhiệm vụ: Hoạt động theo PCHT (theo phiếu học tập) => Hoạt động
nhóm đa PCHT (xếp ngẫu nhiên các bạn HS vào các nhóm, sao cho mỗi nhóm đều có đầy đủ HS của 4
kiểu PCHT. Mỗi HS đều phải đưa ra ý kiến cá nhân khi hoạt động nhóm để hoàn thành sản phẩm chung
của nhóm) => Thảo luận toàn lớp (các nhóm trình bày sản phẩm của mình và thảo luận).
* Học tập theo từng PCHT: HS hoạt động theo PCHT của mình có sự hướng dẫn của GV
và thực hiện nhiệm vụ theo phiếu học tập tương ứng. PCHT H - Hoạt động khám phá theo nhóm,
PCHT P - Hoạt động theo nhóm, PCHT L - Hoạt động theo cá nhân, PCHT T - Hoạt động theo
nhóm.
Nội dung các phiếu học tập:
PHẦN III. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM 1183
PHIỀU HỌC TẬP 1 – DÀNH CHO PCHT HOẠT ĐỘNG (PCHT H)
1. Tên hoạt động: Lai một cặp tính trạng
2. Thời gian hoạt động: 15 phút
3. Nội dung hoạt động:
Hoạt động nhóm, nghiên cứu nội dung và quan sát những hình ảnh: Hình 2.1,
Hình 2.2, Hình 2.3, Bảng 2 (Sách giáo khoa Sinh học 9, trang 8 và 9). Các em hãy đóng vai
là Mendel và:
1/ Trình bày thí nghiệm lai một cặp tính trạng mà mình đã tiến hành cho người khác
hiểu.
2/ Giải thích kết quả thí nghiệm lai một cặp tính trạng của mình.
3/ Phát biểu nội dung quy luật phân li.
Lưu ý: HS chuẩn bị trước tranh, ảnh phóng to và các công cụ cần thiết khác để hỗ trợ
cho việc trình bày trước mọi người.
PHIỀU HỌC TẬP 2 – DÀNH CHO PCHT PHẢN ÁNH (PCHT P) *
1. Tên hoạt động: Lai một cặp tính trạng
2. Thời gian hoạt động: 15 phút
3. Nội dung hoạt động: Hoạt động nhóm:
Em hãy nghiên cứu nội dung mục I (Sách giáo khoa Sinh học 9, trang 8, 9), hình
vẽ và trả lời lần lượt những câu hỏi sau:
1/ Cây làm bố là cây như thế nào, cây làm mẹ là cây như thế nào?
2/ Hai phép lai trong sơ đồ sau có gì khác nhau?
P: ♂ Hạt trơn x ♀ Hạt nhăn
(Thụ phấn chéo)
F1: 100% Hạt trơn
P: ♂ Hạt nhăn x ♀ Hạt trơn
(Thụ phấn chéo)
F1: 100% Hạt trơn
Thu 253 hạt trơn và trồng thành cây mới
Tự thụ phấn
F2: 5474 hạt trơn : 1850 hạt nhăn
3/ Qua các thí nghiệm của Mendel, các em nhận thấy F1 và F2 có kết quả như thế nào?
Quan sát hình 2.3 (Sách giáo khoa Sinh học 9, trang 9), lưu ý: Nhân tố di truyền A
quy định tính trạng trội (hoa đỏ), nhân tố di truyền a quy định tính trạng lặn (hoa trắng).
Em hãy trả lời các câu hỏi sau:
4/ Do đâu mà tất cả các cây F1 đều cho hoa đỏ?
5/ Nhân tố di truyền lặn a bị nhân tố di truyền trội A lấn át hay đã trộn lẫn? Giải thích.
Từ đó hãy phát biểu quy luật phân li của Mendel
6/ Thế hệ F2 có mấy kiểu gen, mấy kiểm hình, tỉ lệ mỗi loại.
7/ Theo Mendel, các nhân tố di truyền đã hoạt động như thế nào trong quá trình phát
sinh giao tử và trong thụ tinh khiến cho F2 có sự phân li theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn.
* Nội dung phiếu học tập 2 có tham khảo: Trần Hồng Hải (2006). Bài giảng Sinh học
9. Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 8-12.
1184 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM
PHIỀU HỌC TẬP 3 – DÀNH CHO PCHT LÍ LUẬN (PCHT L)
1. Tên hoạt động: Lai một cặp tính trạng
2. Thời gian hoạt động: 15 phút
3. Nội dung hoạt động:
Cá nhân nghiên cứu những thông tin sau rồi trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi
tương ứng:
Một phép lai để theo dõi sự di truyền một tính trạng như màu hoa chẳng hạn được gọi
là lai một cặp tính trạng. Sau khi thực hiện nhiều phép lai như thế, Mendel đã rút ra một số
kết quả về tính di truyền.
Hình 1 minh họa kết quả của phép lai một cặp tính trạng giữa một cây đậu hoa đỏ với
một cây đậu hoa trắng, các cây F1 đều có hoa màu đỏ. Chúng không có màu đỏ nhạt (màu
hồng) như dự đoán theo thuyết pha trộn. Cho lai chéo 2 cây F1, Mendel thu được kết quả:
trong 929 cây F2 Mendel thấy có 705 cây có hoa đỏ (xấp xỉ 3/4) và 224 cây có hoa trắng
(xấp xỉ 1/4). Nói cách khác, ở thế hệ F2 cứ có khoảng 3 cây hoa đỏ thì có 1 cây hoa trắng,
Mendel kết luận là nhân tố di truyền hoa trắng đã không biến mất trong các cây F1, mà chỉ
là do các nhân tố di truyền hoa đỏ có ảnh hưởng quyết định tới màu hoa F1. Tuy tất cả các
cây F1 có màu hoa đỏ nhưng vẫn truyền nhân tố di truyền quy định tính trạng hoa trắng cho
thế hệ sau. Điều đó chứng tỏ, các cây F1 vẫn còn mang cả hai nhân tố di truyền hoa đỏ và
hoa trắng.
Hình 1. Phép lai một cặp tính trạng
Từ những kết quả này và nhiều kết quả khác tương tự đối với 6 tính trạng khác của
đậu Hà Lan. Mendel đã nêu lên 4 giả thuyết:
1. Có các dạng luân phiên xen kẽ nhau của các nhân tố di truyền (gen) – những đơn vị
quy định các tính trạng di truyền. Ví dụ, gen quy định tính trạng màu hoa tồn tại một dạng quy
định màu đỏ và một dạng quy định màu trắng (ngày nay người ta gọi 2 dạng luân phiên xen kẽ
nhau này là 2 alen của cùng một gen).
2. Đối với mỗi tính trạng di truyền, mỗi cơ thể sinh vật có 2 alen khác nguồn, một alen từ
nguồn bố, một alen từ nguồn mẹ. Các alen này có thể cùng một dạng (đồng hợp) hay thuộc hai
dạng khác nhau (dị hợp).
3. Một tinh trùng hay một trứng chỉ mang một alen của mỗi cặp gen tương ứng. Vì vậy, khi
tinh trùng và trứng kết hợp với nhau lúc thụ tinh, mỗi bên góp một alen của mình, do đó tính trạng
được biểu hiện ở thế hệ sau.
4. Khi 2 alen trong một cặp là 2 alen khác nhau, một alen sẽ biểu hiện hoàn toàn ra kiểu
hình, còn alen kia không có ảnh hưởng gì đến kiểu hình của sinh vật đó. Các alen này được gọi là
alen trội và alen lặn tương ứng.
PHẦN III. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM 1185
Hình 2 minh họa các giả thuyết của Mendel để giải thích các kết quả trong hình 1.
Các nhà di truyền học đã dùng các chữ cái hoa và chữ cái thường tương ứng để kí hiệu cho
các alen trội và alen lặn tương ứng. Ở đây, A kí hiệu cho alen trội quy định màu hoa đỏ và a
kí hiệu cho alen lặn quy định màu hoa trắng. Tại hàng trên cùng của hình 2, cả 2 cây bố mẹ
đều thuần chủng và một thứ đậu Hà Lan bố/mẹ có 2 alen hoa đỏ (AA), trong khi thứ đậu
khác mẹ/bố có 2 alen hoa trắng (aa).
Hình 2. Giải thích kết quả lai một cặp tính trạng
Phù hợp với giả thuyết 3, các giao tử của cây bố mẹ xuất phát chỉ mang một alen, do
đó các giao tử của bố hoặc mẹ trong hình 2 là A hoặc a. Cây lai F1 sẽ kế thừa một alen hoa
đỏ và một alen hoa trắng. Giả thuyết 4 giải thích tại sao tất cả các cây lai đời F1 biểu thị
bằng kiểu gen Aa đều có hoa đỏ. Alen trội A đã biểu hiện hoàn toàn ra kiểu hình, trong khi
alen lặn a không biểu hiện thành kiểu hình. Cây đậu Hà Lan hoa đỏ với 2 alen A và a gọi là
cây dị hợp tử về tính trạng này (có kiểu gen Aa).
Mendel cũng giải thích tỉ lệ 3 :1 (3/4 hoa đỏ so với ¼ hoa trắng) ở thế hệ F2. Vì các
cây lai F1 đều là Aa sẽ tạo ra 2 loại giao từ A và a với tỉ lệ ngang