Trong các lược đồ cơ sở dữ liệu hướng đối tượng thường xảy ra các quan hệ đệ quy giữa các lớp, nhằm mục đích làm tăng khả năng biểu diễn ngữnghĩa của chúng, điều này làm phức tạp thêm vấn đề xử lý tối ưu các truy vấn nói chung và các truy vấn đệquy nói riêng trên các đối tượng phức. Dựa vào các kết quảtrong [5], bài báo tập trung nghiên cứu, phân tích và cải tiến các phương pháp tối ưu truy vấn đệ quy, như: tạo các cây xử lý truy vấn ứng với các nút vị từ; biến đổi các cây xử lý truy vấn dựa trên mô hình chi phí cơ sở, sử dụng chiến lược điều chỉnh chi phí, với tham số đầu vào là đồ thị truy vấn của truy vấn đệ quy hướng đối tượng tổng quát.
11 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1375 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tối ưu các truy vấn đệ quy hướng đối tượng dựa trên mô hình chi phí cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010
26
TỐI ƯU CÁC TRUY VẤN ĐỆ QUY HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG DỰA TRÊN
MÔ HÌNH CHI PHÍ CƠ SỞ
OPTIMIZATION OF OBJECT-ORIENTED RECURSIVE QUERIES BASED ON
THE COST MODEL
Trương Ngọc Châu
Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng
TÓM TẮT
Trong các lược đồ cơ sở dữ liệu hướng đối tượng thường xảy ra các quan hệ đệ quy
giữa các lớp, nhằm mục đích làm tăng khả năng biểu diễn ngữ nghĩa của chúng, điều này làm
phức tạp thêm vấn đề xử lý tối ưu các truy vấn nói chung và các truy vấn đệ quy nói riêng trên
các đối tượng phức. Dựa vào các kết quả trong [5], bài báo tập trung nghiên cứu, phân tích và
cải tiến các phương pháp tối ưu truy vấn đệ quy, như: tạo các cây xử lý truy vấn ứng với các
nút vị từ; biến đổi các cây xử lý truy vấn dựa trên mô hình chi phí cơ sở, sử dụng chiến lược
điều chỉnh chi phí, với tham số đầu vào là đồ thị truy vấn của truy vấn đệ quy hướng đối tượng
tổng quát.
ABSTRACT
In the schemata of object-oriented database, recursive relations among classes often
take place with the purpose of increasing the ability of performing their meaning. This causes
more problems to the optimal processing of queries in general and recursive queries based on
complicated objects in particular. Based on the results in [5], this article focuses on the study,
analysis and improvement of a number of optimal methods for recursive queries such as
creating trees of processing queries with the predicates performance at nodes; changing query-
processing trees based on a model of the basic cost by using a strategy for controlling cost with
an input querying graph of general recursive queries.
1. Giới thiệu
Các mô hình dữ liệu hướng đối tượng được mở rộng với các quan hệ đệ quy
nhằm mục đích làm tăng khả năng biểu diễn ngữ nghĩa, điều này làm phức tạp thêm vấn
đề tối ưu các truy vấn nói chung và các truy vấn đệ quy nói riêng. Các tiếp cận tối ưu
truy vấn đang tồn tại [2][3][8][10] để tối ưu hóa các truy vấn đệ quy không thể áp dụng
được.
R.S.G. Lanzelotte, P. Valduriez, M. Zait [5] đã đề xuất một cách tiếp cận tối ưu
truy vấn đệ quy hướng đối tượng dựa trên một mô hình chi phí cơ sở, sử dụng các chiến
lược điều chỉnh chi phí. Nguyên tắc chung khi tối ưu một truy vấn là biến đổi truy vấn
này về một lược đồ thực thi, có tổng chi phí là thấp nhất. Cách tiếp cận thông thường,
chủ yếu sử dụng các quy tắt viết lại truy vấn dựa trên lược đồ khái niệm [3][8][10] rất
khó để đo được chi phí thực thi. Tiếp cận của nhóm tác giả R.S.G. Lanzelotte [5] dựa
trên các thực thể vật lý, do đó chi phí của lược đồ thực thi truy vấn có thể được tính toán
trực tiếp một cách dễ dàng dựa trên mô hình chi phí đã cho.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010
27
Bài báo tập trung nghiên cứu và phân tích các chiến lược tối ưu dựa trên mô
hình chi phí cơ sở, sử dụng các chiến lược điều chỉnh chi phí, với tham số đầu vào là
các đồ thị truy vấn. Tiếp theo những kết quả trong [5], chúng tôi mở rộng các hành động
tối ưu một cách tổng quát hơn, dựa trên câu truy vấn đệ quy hướng đối tượng tổng quát.
2. Một số khái niệm
Ví dụ 1. Xét lược đồ cơ sở dữ liệu hướng đối tượng sau đây làm cơ sở cho các
truy vấn được trình bày trong bài báo này.
define class NGUOI:
type tuple (hoTen: String;
ngay Sinh: Date;
hocVi: String;)
end NGUOI
define class BAIGIANG:
type tuple (tenBaiGiang: String;
giaoVien: GIAOVIEN;
taiLieuTK: set(TAILIEU);)
end BAIGIANG
define class TAILIEU:
type tuple (tenTaiLieu: String;
tacGia: String;
namXB: String;)
end TAILIEU
define class GIAOVIEN inherits NGUOI
type tuple (thay: GIAOVIEN;
baiGiang: set(BAIGIANG);)
end GIAOVIEN
Ngữ nghĩa của lược đồ khái niệm trong Ví dụ 1 được giải thích như sau: một
giáo viên khi mới được nhận về giảng dạy tại một khoa ở một trường Đại học nào đó.
Giáo viên này sẽ được khoa phân công soạn một số bài giảng trước khi tham gia giảng
dạy. Các giáo viên được phân công soạn bài giảng, được khoa cử một thầy (thuộc tính
thay trong lớp GIAOVIEN) có chuyên môn liên quan hướng dẫn.
2.1. Đồ thị truy vấn [5]
Đồ thị truy vấn là một đồ thị có hướng bao gồm các thành phần sau:
- Các nút vị từ: biểu diễn các vị từ trong câu truy vấn và được ký hiệu bởi các
hình vuông, có một hoặc nhiều cung vào và một cung ra. Các cung vào và ra
của một nút vị từ được gán nhãn cây, cây này bao gồm các biến hay các đối
tượng. Nhãn cây tại cung ra của nút vị từ cho biết kiểu của nút vị từ tại đầu ra,
để ký hiệu phép chiếu tại đầu ra, chúng ta tham chiếu các biến trong các nhãn
cây của các cung vào.
- Các tên nút: là các tên lớp hay quan hệ của lược đồ khái niệm.
- Các cung có hướng nối các tên nút với các nút vị từ.
2.2. Truy vấn đệ quy
Giả sử rằng lược đồ khái niệm được mở rộng với khái niệm khung nhìn (view)
đệ quy R. Khi đó, một truy vấn đệ quy có thể được chia thành hai bước: cơ sở và đệ
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010
28
quy, có dạng tổng quát như sau:
view R(d, i, j, v)
includes (SELECT 1, a.i, a.j, v
FROM a in T)
Truy vấn Q1 tại
bước cơ sở
Union (SELECT d+1, b.i, c.j, v
FROM b in R, c in T
WHERE )
Truy vấn Q2 tại
bước đệ quy
Trong đó:
- d cho biết độ sâu của đệ quy (thuộc tính này có thể không có mặt trong truy
vấn); v có giá trị số và có thể thay đổi sau mỗi bước đệ quy, tùy thuộc vào
cách mà nó được tính toán.
- chứa biểu thức kết nối b.j = c.i
- T là sưu tập chứa các đối tượng làm đầu vào cho truy vấn đệ quy
- R là sưu tập chứa các đối tượng được trả về sau mỗi bước đệ quy và có cấu trúc
tương tự như T.
Ví dụ 2. Cho truy vấn đệ quy: “Cho biết họ tên giáo viên có thầy hướng dẫn liên
quan ít nhất là 3 thế hệ, soạn các bài giảng đã tham khảo tài liệu của tác giả Nguyễn
An”.
view R(thay, giaovien, thehe)
includes (SELECT [thay: a.thay, giaovien: a, thehe: 1]
FROM a in GIAOVIEN) Bước cơ sở
Union (SELECT [thay: r.thay, giaovien: b, thehe: add1(thehe)]
FROM r in R, b in GIAOVIEN
WHERE r.giaovien = b.thay)
Bước đệ quy
SELECT kq.hoTen
FROM kq in R
WHERE kq.thehe>=3 and
kq.thay.baiGiang.taiLieuTK.tacGia = “Nguyễn An”
Trả về kết quả
Hình 1 là đồ thị truy vấn của truy vấn trong Ví dụ 2. Các nút vị từ P1 và P2 định
nghĩa khung nhìn đệ quy R, khung nhìn này được xem như là bao đóng chuyển tiếp có
dạng R = Q1∪ (R.Q2). Các thể hiện của R là hợp của các thể hiện ở đầu ra của các nút vị
từ P1 và P2, nút vị từ P3 áp dụng cho truy vấn trên khung nhìn đệ quy.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010
29
Hình 1. Đồ thị của truy vấn đệ quy
2.3. Lược đồ thực thi
Chúng ta sử dụng cây xử lý truy vấn PT (Processing Tree) [5] để mô hình hóa
lược đồ thực thi truy vấn. Ví dụ trong Hình 2 chỉ ra hai cây xử lý truy vấn của truy vấn
ở Hình 1.
Định nghĩa. Một nút N của PT, được ký hiệu N(child0, child1,..., childk-1) sao
cho mỗi nút N hay các nút con của nó childi, 0 ≤ i ≤ k-1 hoặc là:
- Một phép chiếu Proj, một phép chọn Selpred (k = 1),
- Một kết nối ẩn IJatrrName, một kết nối hiển EJpred, một điểm bất động (Fix point)
Fix, một phép hợp Union (k = 2),
- Một kết nối ẩn thực hiện bởi một chỉ mục đường dẫn PIJpathIndex (k ≥ 2),
- Một thực thể nguyên tử của lược đồ vật lý hoặc một tập tin tạm (k = 0).
2.4. Mô hình chi phí [4, 5, 6]
Ký hiệu Ci là tên của quan hệ hay lớp, N là nút của PT, Ai là thuộc tính của Ci, P
là vị từ. Ta có chi phí cho các phép toán cơ bản như sau:
+ access_cost(Ci): chi phí truy cập các thể hiện của Ci.
+ access_cost(Ci, P): chi phí truy cập các thể hiện của Ci thỏa mãn vị từ P.
+ access_cost(Ci, Ci+1): chi phí truy cập các thể hiện của Ci+1 được tham chiếu bởi
một thể hiện của Ci thông qua thuộc tính Ai.
+ eval_cost(Ci, P): chi phí ước lượng vị từ P trên tất cả các đối tượng của Ci được
lưu trữ trong một trang của Ci.
P2
P1
x
y
thay
x 1
giaoviethehe
TRUE
thay
y
GIAOVIEN
R
x
thay
y
y = d
thay
g
giaovie theh
m
thay
d g
giaovie add1
baiGiang
d
taiLieuTK
tacGia
i
i = “Nguyễn An”
and g >= 3 P3
d
hoTen
m
KETQUA
m
thay
x
giaovienthehe
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010
30
- Các tham số dựa trên mô tả của lược đồ vật lý: |Ci| số các trang mà Ci được lưu
trữ; ||Ci|| số các thể hiện của Ci; nblevels(I) số cấp của chỉ mục I; nbleaves(I) số các nút
lá của chỉ mục I.
Hình 2. Các cây xử lý cho truy vấn của Hình 1.
- Các hàm:
+ nbpages(Ci, P): trả về số các trang đã truy cập, nghĩa là |Ci| đã được rút gọn
bởi vị từ P.
+ nbtuples(Ci, P): trả về số đối tượng đã truy cập, nghĩa là ||Ci|| đã được rút gọn
bởi vị từ P.
Bảng 1. Các công thức tính chi phí cho các nút trong cây xử lý truy vấn
Nút của PT Công thức chi phí
Selselpred(C) access_cost(C, selpred) + nbpages(C, selpred)*eval_cost(C,
selpred)
EJpred(Ci, Cj) access_cost(Ci, pred) + nbtuples(Ci, pred)*(access_cost(Cj,
pred) + nbpages(Cj, pred) * eval_cost(Cj, pred)) 1
1 Công thức này là hợp lệ nếu phép toán EJ được thực hiện bằng cách sử dụng thuật toán kết nối lặp lồng
hay chỉ mục kết nối.
R
GIAOVIEN R
EJthay =
∪
Fix
Selthehe ≥ 3
IJthay
PIJbaiGiang.taiLieuT
KETQUA
SeltacGia = ‘Nguyễn An’
IJgiaovien
GIAOVIEN
GIAOVIEN
GIAOVIEN
GIAOVIE
N
R
T1
T2
T3
T4
T6
T5
(i)
GIAOVIEN
TAILIEU
IJthay
GIAOVIEN IJthay
R’ GIAOVIEN
PIJbaiGiang.taiLieuTK
BAIGIANG TAILIEU
SeltacGia = ‘Nguyễn GIAOVIEN
EJthay =
PIJbaiGiang.taiLieuTK
BAIGIAN
G
SeltacGia = ‘Nguyễn
∪
Fi
Selthehe ≥ 3
KETQUA
R’
T7
T8
T9
T10
T11
T12
T13
T14
T15
(ii)
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010
31
IJAi(Ci, Cj) access_cost(Ci) + ||Ci|| * access_cost(Ci, Cj)
PIJpathInd(C1,..., Cn) ||C1|| * (nblevels(pathInd) + nbleaves(pathInd)/||C1||)2
Fix(T, P) ∑
=
n
i 1
i))cost(Exp(T 3
Bảng 1 chỉ ra công thức tính chi phí của các nút trên PT đã giới thiệu trong 2.3.
Cho N là nút gốc của PT, chi phí của PT được tính đệ quy theo công thức sau:
cost(PT) = cost(N) + ∑
=
k
i 0
i )cost(child (childi là nút con thứ i của nút N trong PT)
3. Tối ưu các đồ thị truy vấn
Cách tiếp cận trong [5] cho phép tối ưu từng bài toán con hay còn gọi là phần tử
tối ưu một cách riêng biệt (một đường dẫn hay một nút vị từ SPJ), nhằm giảm bớt tính
phức tạp của bài toán.
3.1. Tiếp cận tối ưu
Tiếp cận đặt tả không gian tìm kiếm tối ưu và chiến lược tìm kiếm. Không gian
tìm kiếm được đặt trưng bởi các hành động (action) tối ưu và phạm vi áp dụng. Chiến
lược tìm kiếm chịu trách nhiệm điều chỉnh các hành động tối ưu. Thủ tục tối ưu
optimize tổng quát như sau:
optimize(Q){
rewrite(Q);
for each (N, tree) ∈ Q translate(N, tree);
for each SPJ(In, pred, out) ∈ Q | (∀N ∈ In) isaPT(N)
Q := Q – {N ← SPJ(In, pred, out)} ∪ {N ← generatePT(SPJ(In, pred, out))};
repeat transformPT(Q) until saturation;}
Bảng 2 tóm tắt các đặt trưng của các thủ tục đã kể đến trong thủ tục optimize.
Bảng 2. Các thủ tục tối ưu
Thủ tục Phần tử tối ưu Chiến lược Các nút của PT tạo ra
rewrite toàn bộ đồ thị truy vấn Fix, Union
translate một cung chi phí cơ sở IJ, PIJ
2 Chỉ mục đường dẫn pathInd được định nghĩa trên đường dẫn C1.A1...An-1, trong đó mỗi thuộc tính Ai có
kiểu Ci+1 được định nghĩa trong lớp Ci.
3 n là số phép lặp để tìm ra điểm bất động đệ quy, Exp(Ti) ký hiệu phương trình điểm bất động Exp, có Ti
như là đầu vào thay vì T, và Ti ký hiệu là kết quả mới được tạo ra tại bước i – 1.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010
32
generatePT một nút vị từ chi phí cơ sở EJ, Sel
transformPT toàn bộ PT chi phí cơ sở
Các hành động kể đến trong các thủ tục được đặt tả thông qua các action, các
action này thực hiện các phép biến đổi theo một quy tắc nào đó. action có chức năng
nhận dạng và biến đổi các “mẫu” xuất hiện trong phạm vi của đồ thị truy vấn và có
dạng:
action: F | constraint → G
trong đó, action là tên của hành động, F và G là các mẫu mô tả các thành phần của phần
tử tối ưu mà action được áp dụng, constraint là ràng buộc kiểm tra điều kiện để áp dụng
action. Khi action được áp dụng đến một số đối tượng O, nếu F đối sánh một số thành
phần của O và ràng buộc constraint đúng, thì thành phần đã đối sánh bởi F trong O
được thay bởi G.
3.2. Viết lại đồ thị truy vấn
Mục đích để tìm ra điểm bất động đệ quy và tạo ra các nút Fix và Union không
hiển thị trong đồ thị truy vấn. Viết lại đồ thị truy vấn được thực hiện bởi thủ tục rewrite
sau:
rewrite(Q){
repeat Union(Q) until saturation;
repeat Fixpoint(Q) until saturation;}
Các hành động Union và Fixpoint được áp dụng đến khi xác định được các toán
tử Union và Fix dựa trên đồ thị truy vấn Q (saturation). Trong thủ tục này có hai hành
động:
- Hành động Union tạo ra toán tử Union xuất hiện trong đồ thị truy vấn
Union: Q | (Name ← p1) ∈ Q ∧ (Name ← p2) ∈ Q → Q – {( Name ← p1),
(Name ← p2)} ∪ {( Name ← Union(p1, p2))}
- Hành động Fixpoint tìm ra điểm bất động của đệ quy và thêm vào toán tử Fix
Fixpoint: Name | (Name ← p) ∈ Q ∧ fixpointRecursive(Name) → Fix(Name, p)
Ràng buộc fixpointRecursive(Name) trả về giá trị đúng nếu cung (Name, tr) lặp lại trong
đồ thị truy vấn, Name được xem như là điểm bất động của phương trình có dạng Name
= Q(Name).
3.3. Biên dịch đến lược đồ vật lý
Tối ưu chi phí cơ sở yêu cầu đồ thị truy vấn phải được biên dịch vào lược đồ vật
lý. Mỗi cung (N, tr) của đồ thị truy vấn được biên dịch vào dãy gồm các nút IJ. Quá
trình biên dịch được thực hiện bởi hành động như sau:
translateArc: (N, tr) | type(N)=[..., Att:C,...] ∧ (Att, tr’, var) ∈ tr ∧ isaClass(C) →
(IJAtt(N, C), tr’)
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010
33
Hành động collapse thu gọn dãy con các nút IJ vào nút PIJ (đường dẫn kết nối
ẩn) nếu tồn tại một chỉ mục đường dẫn thích hợp.
collapse: IJp1(IJp2(N1, N2), N3) | existPathIndex(p2.p1) → PIJp2.p1(N1, N2, N3)
3.4. Tạo các cây thực thi truy vấn ứng với các nút vị từ
Sau khi thực hiện thủ tục generatePT, mỗi nút vị từ được thay thế trong đồ thị
truy vấn bởi các nút EJ hoặc Sel để tạo thành cây xử lý PT hoàn chỉnh. Hành động
sel(N, pred) (tương tự join) khai triển có hệ thống N dựa vào các vị từ trong pred để tạo
ra các nút Sel (tương tự EJ).
sel: (N, pred) | pred = and(selpred(N), pred’) → (Selselpred(N), pred’)
Trong thành phần ràng buộc của hành động join, vị từ disjoint(N, Inner) là đúng
nếu các thực thể nguyên thủy trong N và Inner là độc lập trong in, với in là tập các đầu
vào của SPJ.
join: (N, pred) | Inner ∈ In ∧ disjoint(N, Inner) ∧ pred = and(joinpred(N,
Inner), pred’)
→ (EJjoinpred(N, Inner), pred’)
Sau khi tối ưu các nút vị từ bởi generatePT, đồ thị truy vấn ở Hình 1 có được
như Hình 2.(i). Tất cả các nút vị từ được tối ưu và được thay thế bởi các cây xử lý truy
vấn tối ưu với một chi phí kết hợp.
3.5. Biến đổi các cây xử lý truy vấn : đẩy các phép toán tuyển chọn vào đệ quy
Xét truy vấn đệ quy tổng quát được cho trong mục 2.2, ta có thể ước lượng sớm
các điều kiện lọc đối tượng được sử dụng khi có mệnh đề “WHERE”, với điều kiện lọc
liên quan đến các thuộc tính của R. Khi đồ thị truy vấn tồn tại chu trình thì đệ quy có thể
lặp không xác định. Do đó, chúng ta nhấn mạnh việc sử dụng mệnh đề “WHERE”, bởi
vì nó là cách duy nhất để bảo đảm truy vấn đệ quy dừng. Truy vấn chúng ta nghiên cứu
có dạng:
SELECT d, r.i, b.j, v FROM r in R, b in T WHERE ;
Tương tự trong tối ưu hóa truy vấn quan hệ, trong đó các phép chọn và chiếu có
thể được ước lượng sớm nhất có thể, sau đó mới đến phép kết nối, trong trường hợp này
phép kết nối sẽ được thực hiện trên các sưu tập đối tượng có kích thước nhỏ hơn.
Thủ tục transformPT trong [5] sau đây thực hiện đẩy các phép chọn (selection)
và kết nối (join) vào đệ quy bằng cách sử dụng hành động filter. Sau đó tiếp tục cải tiến
PT đã có bằng chiến lược tối ưu có tính ngẫu nhiên, ví dụ sau phép biến đổi này ta có
Hình 2.(i) sẽ trở thành Hình 2.(ii).
transformPT(PT) {
newPT := PT;
filter(newPT);
newPT := randOptimize(newPT);
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010
34
if cost(newPT) < cost(PT) then PT := newPT;}
Hành động filter thực hiện việc đẩy phép chọn vào đệ quy (tương tự đẩy phép kết
vào đệ quy). Hạn chế của hành động này là chỉ đẩy các phép chọn và kết nối đồng thời vào
bước cơ sở và đệ quy, và không nói rõ điều kiện ràng buộc khi đẩy các phép này.
Để mở rộng và làm rõ hành động filter, chúng tôi phân biệt hai trường hợp có
thể xảy ra trong biểu thức . Trường hợp đầu tiên được cho bởi điều kiện
trên các thuộc tính i, j của R; trường hợp thứ hai được cho bởi điều kiện trên các thuộc
tính v hoặc d mà chúng có giá trị thay đổi ở mỗi bước đệ quy. Từ hai trường hợp này
chúng tôi xây dựng các action như sau:
c filter1: Selpred(PT(Fix(Rec, Union(Base, PT’(Rec))))) | canPush1(pred, Rec)
→ Fix(Rec, Union(Selpred(PT(Base)), PT’(Rec))))
d filter2: Selpred(PT(Fix(Rec, Union(Base, PT’(Rec))))) | canPush2(pred, Rec)
→ Fix(Rec, Union(Base, PT’(Selpred(PT(Rec))))
e filter3: Selpred(PT(Fix(Rec, Union(Base, PT’(Rec))))) | canPush3(pred, Rec)
→ Fix(Rec, Union(Selpred(PT(Base)), PT’(Selpred(PT(Rec)))))
Trong đó: kí hiệu PT(X) (hay PT’(X)) xem PT chứa X như một cây con, hay có
thể xem nó như hàm chứa X; ràng buộc canPush là điều kiện để thực hiện việc đẩy phép
chọn hoặc kết nối. Ứng với mỗi hành động filteri có một ràng buộc canPushi tương ứng,
hành động đẩy phép chọn vào đệ quy được minh họa như Hình 3.
- canPush1(pred, Rec): đẩy phép chọn vào bước cơ sở, nếu có một điều kiện trên
thuộc tính i hoặc j, và i, j không tham gia vào điều kiện kết nối.
- canPush2(pred, Rec): đẩy phép chọn vào bước đệ quy, nếu có một điều kiện
trên d, độ sâu đệ quy d tăng tuyến tính tại mỗi bước lặp đệ quy là 1 đơn vị, nếu biểu
thức lọc là “WHERE d ≤ k” thì biểu thức này sẽ giới hạn độ sâu đệ quy với số bước lặp
tối đa là k.
- canPush3(pred, Rec): đẩy phép chọn vào bước cơ sở và đệ quy, nếu có một
điều kiện trên thuộc tính v và phụ thuộc vào cách mà v được tính toán, trong trường hợp
tổng quát thì v có giá trị thay đổi sau mỗi bước đệ quy. Chúng ta tách biệt hai khả năng:
v được tính toán đệ quy và v không được tính toán đệ quy khi nó là một thuộc tính có
liên quan đến i hay j (ví dụ v là một thuộc tính tham chiếu của i hay j).
R
R
∪
Fi
Base
R
R
∪
Fi
Selp
Base
Selp
Selp
R
R
∪
Fi
Selp
Base
R
R
∪
Fi
Selp
Base
Truy vấn ban
Hình 3. Các hành động đẩy phép chọn
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(37).2010
35
Vì phép chọn luôn chứa biểu thức đường dẫn và biểu thức đường dẫn này luôn
tồn tại các kết nối ẩn. Do đó, khi đẩy phép chọn vào đệ quy sẽ kéo theo việc đẩy các kết
nối ẩn vào theo.
Một số các chọn lựa tối ưu dựa trên cơ sở các ràng buộc xác định, vì vậy việc
thay đổi một thành phần của PT có thể kéo theo việc tối ưu lại nó. Do đó, thủ tục
transformPT áp dụng một chiến lược tối ưu ngẫu nhiên đến PT đã lọc, nhằm biến đổi nó
để rút gọn hơn nữa chi phí. Tiếp cận được trình bày trong bài báo cho phép chúng ta tìm
ra các lời giải mà trong đó phép kết nối join và chọn selection được đẩy vào đệ quy.
Một kết nối có tính chọn, vì vậy nó có thể được đẩy vào đệ quy. Trong mô hình chi phí,
chúng ta có thể đánh giá những thuận lợi của phép biến đổi như thế. Ví dụ, chúng ta có
truy vấn: “Cho biết những giáo viên tham gia soạn bài giảng có liên quan đến thầy
hướng dẫn của giáo viên Trần Thuận”. Truy vấn này được trả lời bởi một kết nối giữa
R và GIAOVIEN trên thuộc tính thay, nghĩa là,
R.thay = GIAOVIEN.thay and GIAOVIEN.hoTen = “Trần Thuận”.
Rõ ràng rằng kết nối này có tính chọn và nếu được đẩy vào đệ quy thì sẽ hạn chế
sự tính toán đệ quy của R đến một vài yếu tố có liên quan.
Ví dụ 3. Cây xử lý