Cơ giới hóa khai thác than là bước tiến dài trong việc nâng cao mức
độ tập trung hóa, tính liên tục của dây chuyền sản xuất dẫn đến
hiệu quả trong khai thác vượt trội so với công nghệ thủ công. Tuy
nhiên công tác cơ giới hóa (CGH) khai thác mới chỉ đạt được một
số thành tựu nhất định và sản lượng than khai thác bằng CGH hàng
năm vẫn chưa cao. Những khó khăn và chưa thành công khi triển
khai công nghệ cơ giới hóa trong điều kiện vùng mỏ Quảng Ninh
đã chỉ ra quá trình nghiên cứu, thiết kế cấu trúc tổ chức sản xuất đã
không lưu ý giải quyết những yếu tố tiềm ẩn là nguy cơ gây gián
đoạn, ngừng trệ sản xuất. Mặt khác, các thiết kế tổ chức sản xuất
thường thiếu tính áp dụng và cần được bổ sung chỉnh sửa cho phù
hợp với điều kiện của lò chợ cụ thể. Bài báo đưa ra những đề xuất
nhằm tối ưu hóa cấu trúc tổ chức sản xuất cho lò chợ cơ giới hóa
vùng Quảng Nình để đạt được hiệu quả cao hơn.
6 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 310 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tối ưu hóa cấu trúc tổ chức sản xuất cho một số lò chợ cơ giới hóa vùng Quảng Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH
* HNKHCN Lần VI tháng 05/2020 8
Tối ưu hóa cấu trúc tổ chức sản xuất cho một số lò chợ cơ giới hóa
vùng Quảng Ninh
Nguyễn Phi Hùng1,*, Hoàng Hùng Thắng2, Tạ Văn Kiên2, Phạm Đức Thang2
1Bộ môn Khai thác hầm lò, Trường Đại học Mỏ - Địa Chất
2Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
* Email: hunguni@gmail.com
Mobile: 0988095918
Tóm tắt
Từ khóa:
Cơ giới hóa; Tối ưu hóa; Tổ chức
sản xuất; Công nghệ.
Cơ giới hóa khai thác than là bước tiến dài trong việc nâng cao mức
độ tập trung hóa, tính liên tục của dây chuyền sản xuất dẫn đến
hiệu quả trong khai thác vượt trội so với công nghệ thủ công. Tuy
nhiên công tác cơ giới hóa (CGH) khai thác mới chỉ đạt được một
số thành tựu nhất định và sản lượng than khai thác bằng CGH hàng
năm vẫn chưa cao. Những khó khăn và chưa thành công khi triển
khai công nghệ cơ giới hóa trong điều kiện vùng mỏ Quảng Ninh
đã chỉ ra quá trình nghiên cứu, thiết kế cấu trúc tổ chức sản xuất đã
không lưu ý giải quyết những yếu tố tiềm ẩn là nguy cơ gây gián
đoạn, ngừng trệ sản xuất. Mặt khác, các thiết kế tổ chức sản xuất
thường thiếu tính áp dụng và cần được bổ sung chỉnh sửa cho phù
hợp với điều kiện của lò chợ cụ thể. Bài báo đưa ra những đề xuất
nhằm tối ưu hóa cấu trúc tổ chức sản xuất cho lò chợ cơ giới hóa
vùng Quảng Nình để đạt được hiệu quả cao hơn.
Abstract
Keywords:
Longwall; Mechanized longwall;
Methods; Technology
Mechanized longwall active status depending by mining geology,
technical and technology elements. Longwall mines experience a
variety of instability problems related to roof, floor and rib failures.
The design methods in Viet Nam developed are not always fully
applicable to designing with proactive characteristics. Also, due to
the complexities involved in the geometry, mining sequence, and
material properties, technical limited In present paper the
importance of “auditing” for optimization structure of production
in several underground mechanized longwall coal mines is
discussed. Various kinds of audit are shown and possibilities of its
application for workplaces are indicated. Within frame of the paper
a mathematical model of audit and its solution are presented.
1. TỔNG QUAN
Cơ giới hóa trong khai thác than hầm lò sẽ
giúp nâng cao năng suất, nâng cao độ an toàn,
giảm tổn thất tài nguyên trong khai thác than,
đồng thời cải thiện môi trường, điều kiện làm
việc, giải phóng sức lao động cho công nhân.
Ngoài ra cơ giới hóa khai thác than là bước tiến
dài trong việc nâng cao mức độ tập trung hóa,
tính liên tục của dây chuyền sản xuất dẫn đến
hiệu quả trong khai thác vượt trội so với công
nghệ thủ công. Mặc dù công tác CGH khai thác
đã đạt được một số thành tựu, nhưng sản lượng
than khai thác bằng CGH hàng năm vẫn chưa
cao: năm 2013 đạt 73,8% kế hoạch; năm 2014
đạt 51,3%; năm 2015 đạt 61,4%. Tổng số có 11
dây chuyền CGH đã được đầu tư áp dụng trong
Tập đoàn than khoáng sản, tuy nhiên đến thời
điểm hiện nay chỉ còn 06 dây chuyền hoạt động.
Đa số các biểu đồ tổ chức sản xuất hiện
nay vẫn dựa trên các thiết kế mẫu, tuy nhiên,
phần lớn các mẫu này không áp dụng được trong
thực tế. Mặt khác, tại các công ty than cũng
không thể xây dựng được biểu đồ tổ chức sản
xuất trước và trong khi vận hành khai thác mà chỉ
có được sau khi thực hiện một thời gian dài (có
nơi biểu đồ này chỉ được lập sau khi khấu từ 30 -
60 ngày). Các biểu đồ này thường mang tính thụ
động và tổng kết những kết quả đã trải qua trong
quá trình sản xuất trong lò chợ.
ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH
* HNKHCN Lần VI tháng 05/2020 9
Từ thực tế áp dụng công nghệ cơ giới hóa tại
Việt Nam từ năm 1978 đến nay, đa số các công
trình nghiên cứu mới đánh giá về mặt kỹ thuật,
điều kiện áp dụng và một phần hiệu quả kinh tế
Những khó khăn và chưa thành công khi triển khai
công nghệ cơ giới hóa trong điều kiện vùng mỏ
Quảng Ninh đã chỉ ra quá trình nghiên cứu, thiết kế
cấu trúc tổ chức sản xuất đã không lưu ý giải quyết
những yếu tố tiềm ẩn là nguy cơ gây gián đoạn,
ngừng trệ sản xuất. Mặt khác, các thiết kế tổ chức
sản xuất thường thiếu tính áp dụng và cần được bổ
sung chỉnh sửa cho phù hợp với điều kiện của lò
chợ cụ thể. Do đó không thể phát huy hiệu quả từ
tính liên tục của dây chuyền sản xuất có hàm lượng
công nghệ cao này. Vì vậy rất cần thiết phải có
những nghiên cứu về tổ chức sản xuất trong lò chợ
cơ giới hóa vùng Quảng Ninh theo hướng chủ
động, linh hoạt và nâng cao tính liên tục của dây
chuyền sản xuất. Cấu trúc tổ chức sản xuất là mối
quan hệ đa chiều của các mối quan hệ sản xuất, đối
với lò chợ cơ giới hóa, cấu trúc tổ chức chịu tác
động của các điều kiện địa chất mỏ, kỹ thuật, công
nghệ, trình độ nhân lực...
2.PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TOÁN TRẠNG
THÁI HOẠT ĐỘNG TRONG CƠ GIỚI HÓA
Quá trình vận hành của lò chợ cơ giới hóa
thuận lợi hay khó khăn phụ thuộc rất nhiều vào
điều kiện địa chất - kỹ thuật - công nghệ và các
tác động khác. Trạng thái của các yếu tố dù trực
tiếp hay gián tiếp theo hướng bất lợi có thể gây ra
gián đoạn hoặc làm giảm năng suất lò chợ.
Những điều kiện bất lợi do điều kiện địa chất gây
ra như vỉa than xuất hiện đá kẹp, nền lò yếu, nền
lò có đá trụ nổi lên, lở gương, tụt nóc mà tổ
hợp thiết bị không thể vượt qua được thì buộc
phải dừng máy để xử lý [1]. Những vấn đề liên
quan đến kỹ thuật, công nghệ, phụ trợ tiêu biểu
có thể kể đến là: máng cào bị đứt xích, hỏng giàn
chống, mất điện
Nếu coi mỗi yếu tố tác động lên cấu trúc là
một bộ phận, thì n yếu tố tác động lên cấu trúc tổ
chức sản xuất sẽ có một hệ thống N! trạng thái
tác động [3];[4]. Coi trạng thái 0 là tất cả n yếu tố
tác động lên lò chợ cơ giới hóa không ảnh hưởng
tiêu cực, cấu trúc tổ chức hoạt động bình thường.
Trạng thái j là bộ phận thứ j đang trong tình trạng
tác động gây bất lợi cho cấu trúc, các bộ phận
còn lại bình thường j = 1,2,,n; nếu tại thời điểm
t, X(t) = j biểu hiện hệ thống đang trong trạng
thái j, do đó X(t), t ≥ 0 là thời gian thực hiện quá
trình [5].
Nếu như bộ phận thứ j xảy ra ảnh hưởng
tiêu cực, thì trạng thái cấu trúc tổ chức được
chuyển sang trạng thái j (j = 1,2,n). Khi đó xác
suất chuyển đổi trạng thái aₒj thì λj chính là tần
suất sự cố của bộ phận thứ j. Để cấu trúc tổ chức
sản xuất đưa về trạng thái hoạt động bình thường
là trạng thái 0 thì hướng chuyển tiếp j phải được
kích hoạt sửa chữa. Sau khi sửa chữa từ trạng thái
j sang trạng thái 0 thì xác suất sửa chữa, phục hồi
là µj (Hình 1).[3];[5]
Hình 1. Sơ đồ chuyển đổi trạng thái của cấu trúc tổ
chức sản xuất
Ma trận xác suất chuyển đổi trạng thái như
sau:
(1)
Trong đó:
0 – trạng thái làm việc bình thường;
λj – sự cố của bộ phận thứ j;
µj – khả năng sửa chữa, phục hồi lỗi thứ j
về trạng thái 0;
Trong công thức trên có tổng hợp tác động
tiêu cực:
(2)
Xác suất để chuyển tiếp từ trạng thái j đến
trạng thái 0 phụ thuộc vào thông số định hướng
trạng thái cố định π=(πₒ,π1,πn), khi chuyển các
trạng thái tiêu cực về trạng thái hoạt động bình
thường nghĩa là:
(3)
Thông qua hình 1 cho thấy, thời gian gián
đoạn chính là thời gian phục hồi sự cố từ các
trạng thái lỗi về trạng thái hoạt động bình thường.
Thời gian làm việc với năng suất < 100% là thời
gian xuất hiện ảnh hưởng tiêu cực nhưng không
gây gián đoạn sản xuất. Khi tác động tiêu cực đến
từ điều kiện địa chất mỏ, kỹ thuật công nghệ tác
động lên cấu trúc tổ chức sản xuất không đủ lớn
thì không làm thay đổi trạng thái hoạt động tổng
thể[1];[4]. Khi tác động tiêu cực đủ lớn gây gián
đoạn, giảm năng suất của cấu trúc tổ chức thì cần
ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH
* HNKHCN Lần VI tháng 05/2020 10
kích hoạt hệ thống sửa chữa, khắc phục đưa về
trạng thái hoạt động bình thường (trạng thái 0).
Mô hình điểm nút tuần hoàn xây dựng cho vùng
Quảng Ninh như hình 2 [1]. Từ hình 2 cho thấy
mọi thời điểm và không gian làm việc đều ẩn
chứa nguy cơ tiềm ẩn phát sinh tiêu cực đến tổ
chức sản xuất trong lò chợ cơ giới hóa.
Hình 2. Mô hình cấu trúc tổ chức sản xuất tổng hợp (Khi lò chợ cơ giới hóa không hạ trần thì bỏ khâu này trong
mô hình)
3. XÁC ĐỊNH MỘT SỐ BIỂU ĐỒ TỔ CHỨC
SẢN XUẤT TRONG ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT
ĐẶC THÙ ĐỐI VỚI LÒ CHỢ CƠ GIỚI HÓA
VÙNG QUẢNG NINH
3.1. Ứng dụng giải pháp địa kỹ thuật dự báo
yếu tố tiềm ẩn địa chất mỏ
Các hình ảnh phải có định dạng JPG/TIFF
chất lượng tốt với chất lượng ít nhất 150DPI. Để
lại một dòng trống (hoặc khoảng cách tương
đương) ở phía trên hình ảnh.
Điều kiện địa chất mỏ tại khu vực Quảng
Ninh thường có sự đặc thù nhất định, tính ổn định
của các vỉa than và đất đá xung quanh không cao,
dẫn đến thường xuyên có những phát sinh về địa
chất chưa được làm sáng tỏ. Sóng kênh là một
giải pháp đơn giản, hiệu quả cho phép dự báo
trước những phát sinh cục bộ trong sản xuất
(Hình 3) [2]. Trên hình 4 thể hiện các hiện tượng
địa chất thay đổi thường gặp trong quá trình khai
thác lò chợ cơ giới hóa tiêu biểu là hiện tượng đá
kẹp, trụ nổi và hiện tượng nền yếu gây ra lún nền.
Ví dụ thể hiện trên hình cho thấy vị trí xuất hiện
sự thay đổi và thời gian dự kiến sẽ gặp hiện
tượng trên được tính toán dựa trên tốc độ tiến
gương thực tế của lò chợ. Từ đó, cần thiết phải có
những biện pháp điều chỉnh tổ chức sản xuất kịp
thời để quá trình sản xuất không bị gián đoạn,
hạn chế đến mức tối đa ảnh hưởng của thay đổi
địa chất đến hiệu quả hoạt động thực tế của lò chợ.
Hình 3. Mô hình truyền sóng phản xạ trong lớp than
Thông qua hình 4, cho phép người điều
hành có thể linh hoạt và chủ động điều tiết các
hoạt động trong lò chợ cơ giới hóa. Trong đó, có
thể đưa ra các giải pháp kỹ thuật xử lý trước
những tình huống sẽ phát sinh trong tương lai.
ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH
* HNKHCN Lần VI tháng 05/2020 11
T
im
l
ò
n
?
i
V
C
V
L
7
0
0
7
0
0
T
A
N
G
P
H
?
I
T
A
N
G
T
R
Á
I
Hình 4. Sử dụng sóng kênh để xác định vị trí, loại hình yếu tố tiềm ẩn kết hợp với lịch khai thác
3.2 Đề xuất biểu đồ tổ chức sản xuất khi gặp
một số điều kiện bất lợi đặc thù
a. Biểu đồ tổ chức sản xuất mẫu khi gương
lò chợ gặp trụ nổi, đá kẹp
Đối với trường hợp lò chợ xuất hiện trụ đá
nổi, việc cắt đá được thực hiện bằng khoan nổ
mìn trước khi máy khấu khấu đến vị trí này để
đảm bảo độ bền cho răng cắt của máy khấu.
Hình 5. Biểu đồ tổ chức sản xuất cho lò chợ CGH trong trường hợp trụ nổi tại 1 vị trí (chiếm khoảng 20% tổng
chiều dài lò chợ)
b. Biểu đồ tổ chức sản xuất trong điều kiện
bị lún nền, trụ nổi
Trong trường hợp lò chợ bị lún nền, sau
khi khấu gương bằng máy khấu sẽ có hiện tượng
ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH
* HNKHCN Lần VI tháng 05/2020 12
tổ hợp thiết bị bị lún xuống, xuất hiện phần
gương nổi lên. Để xử lý hiện tượng này cần di
chuyển máy khấu vét nền, đồng thời tiến hành
đẩy máng cào trước ở khu vực giàn bị lún và tiến
hành kè vẹt gỗ, chỉnh cột thủy lực đơn. Sau khi lò
chợ ổn định rồi mới tiến hành thu hồi than nóc tại
khu vực bị lún nền. Biểu đồ tổ chức sản xuất như
hình 6.
Hình 6. Biểu đồ tổ chức sản xuất cho lò chợ CGH trong trường hợp bị lún nền khu vực phía chân lò chợ
4. KẾT QUẢ TÍNH TỐI ƯU MỘT SỐ LÒ
CHỢ CGH VÙNG QUẢNG NINH
Các nghiên cứu lý thuyết được thực hiện
cho lò chợ CGH mỏ Dương Huy và mỏ Hà Lầm.
Khi thực hiện tối ưu theo hướng đồng bộ tốc độ
làm việc theo khâu sản xuất chậm nhất, kết hợp
áp dụng công nghệ địa kỹ thuật nhằm có các giải
pháp xử lý trước các nguy cơ tiềm ẩn địa chất mỏ
gây tổn hại đến sản xuất, đã tăng được thời gian
hoạt động liên tục của dây chuyền sản xuất.
4.1. Đối với lò chợ CGH 11-7, Công ty than
Dương Huy
- Số lượng luồng khấu/chu kỳ: 01;
- Thời gian kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị và
các công việc phụ trợ trong chu kỳ (sử dụng để
tính toán): t15 = 120 phút;
- Thời gian xử lý sự cố phát sinh trong chu
kỳ (sử dụng để tính toán): t16 = 90 phút;
- Hệ số sử dụng thời gian trong ca (sử dụng
để tính toán): ηTG = 7/8 = 0,88;
- Hệ số hoàn thành chu kỳ (sử dụng để tính
toán): kCK = 0,95;
- Hệ số có tính đến khả năng chuyển diện
(sử dụng để tính toán): kCD = 0,9;
- Thời gian thực tế hoạt động của các thiết
bị trong 01 chu kỳ: TLV = 203 phút;
- Thời gian bảo dưỡng thiết bị và các công
việc phụ trợ trong chu kỳ: t15 = 360 phút;
- Thời gian xử lý sự cố phát sinh trong chu
kỳ: t16 = 180 phút;
- Hệ số thời gian làm việc lệch chuẩn: KtLC
= 0,87;
- Cường độ khấu: fK = 2,28 T/phút;
- Sản lượng năm theo tính toán: AN =
666.634 T / 600.000 T = 1,11.
4.2 Đối với lò chợ CGH 11-1.16, Công ty than
Hà Lầm
- Số lượng luồng khấu/chu kỳ: 02 (khấu 02
luồng → thu hồi than hạ trần)
- Thời gian kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị và
các công việc phụ trợ trong chu kỳ (sử dụng để
tính toán): t15 = 360 phút;
- Thời gian xử lý sự cố phát sinh trong chu
kỳ (sử dụng để tính toán): t16 = 180 phút;
- Hệ số sử dụng thời gian trong ca (sử dụng
để tính toán): ηTG = 7/8 = 0,88;
- Hệ số hoàn thành chu kỳ (sử dụng để tính
toán): kCK = 0,95;
- Hệ số có tính đến khả năng chuyển diện
(sử dụng để tính toán): kCD = 0,9;
ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH
* HNKHCN Lần VI tháng 05/2020 13
- Thời gian thực tế hoạt động của các thiết
bị trong 01 chu kỳ: TLV = 803 phút;
- Thời gian bảo dưỡng thiết bị và các công
việc phụ trợ trong chu kỳ: t15 = 360 phút;
- Thời gian xử lý sự cố phát sinh trong chu
kỳ: t16 = 180 phút;
- Hệ số thời gian làm việc lệch chuẩn: KtLC
= 0,88;
- Cường độ khấu: fK = 3,93 T/phút;
- Sản lượng năm theo tính toán: AN =
737.482 T / 600.000, T = 1,23.
4.3. Đối với lò chợ CGH 7.3.1, Công ty than
Hà Lầm
- Số lượng luồng khấu/chu kỳ: 02 (khấu 02
luồng → thu hồi than hạ trần)
- Thời gian kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị và
các công việc phụ trợ trong chu kỳ (sử dụng để
tính toán): t15 = 360 phút;
- Thời gian xử lý sự cố phát sinh trong chu
kỳ (sử dụng để tính toán): t16 = 180 phút;
- Hệ số sử dụng thời gian trong ca (sử dụng
để tính toán): ηTG = 7/8 = 0,88;
- Hệ số hoàn thành chu kỳ (sử dụng để tính
toán): kCK = 0,95;
- Hệ số có tính đến khả năng chuyển diện
(sử dụng để tính toán): kCD = 0,9;
- Thời gian thực tế hoạt động của các thiết
bị trong 01 chu kỳ: TLV = 1.018 phút;
- Thời gian bảo dưỡng thiết bị và các công
việc phụ trợ trong chu kỳ: t15 = 120 phút;
- Thời gian xử lý sự cố phát sinh trong chu
kỳ: t16 = 90 phút;
- Hệ số thời gian làm việc lệch chuẩn: KtLC
= 0,78;
- Cường độ khấu: fK = 2,06 T/phút;
- Sản lượng năm theo tính toán: AN =
1.269.412 T / 1.200.000, T = 1,06
5.KẾT LUẬN
Cấu trúc tổ chức sản xuất là mối quan hệ
đa chiều của các mối quan hệ sản xuất, đối với lò
chợ cơ giới hóa, cấu trúc tổ chức chịu tác động
của các điều kiện địa chất mỏ, kỹ thuật, công
nghệ, trình độ nhân lực... Trong mỗi yếu tố, tùy
theo trạng thái mà có mức độ ảnh hưởng khác
nhau. Trong trường hợp sản xuất rơi vào trạng
thái dừng sản xuất phải kích hoạt chế độ phục hồi
sửa chữa đưa về trạng thái hoạt động bình
thường.
Ứng dụng các giải pháp địa kỹ thuật nhằm
dự báo trước vị trí loại hình các yếu tố địa chất
tiềm ẩn có nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến sản
xuất lò chợ CGH sẽ cho phép nâng cao tính liên
tục trong sản xuất. Kết hợp với đồng bộ tốc độ
hoạt động của các tổ hợp thiết bị đã cho các kết
quả khả quan khi tính toán.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Phi Hùng, Đào
Văn Chi, Bùi Mạnh Tùng. Sử dụng mô hình hệ
thống liên kết phân tích xác định trạng thái làm
việc của quá trình tổ chức sản xuất trong lò chợ cơ
giới hóa. Tạp chí Công nghiệp mỏ số 3, 2019. Tr
35 - 40;
[2]. Phạm Năng Vũ và nnk. Nghiên cứu áp dụng
phương pháp địa chấn sóng kênh trong dự báo các
hiểm họa dọc đường lò khai thác than ở mỏ Vàng
Danh Quảng Ninh. Tạp chí Địa chất, loạt A số 322,
12/2010. Tr 66-74.
[3]. Zhang Dongsheng, etc. The ANN inserted ES
for the pattern selection of coal mining technology.
Proceeding of the’96 internationl, symposinm on
mining science and technogoly, Xuzhou, Jiangsu,
CHINA, 1996. 10
[4]. Edyta Brzychczy*, Piotr Lipinski knowledge-
based modeling and multi-objective optimization
of production in underground coal mines, GH
Journal of Mining and Geoengineering • Vol. 37 •
No. 1 • 2013
[5]. Cai zhuangyang, Zhou Wei - Reliability
assessment method in underground mining
systerm, China technology of mining university,
2014.