Tóm tắt khóa luận Ẩm thức truyền thống của người Dao Thanh Y ở xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh

Việt Nam là nước đa dân tộc, tính đến thời điểm hiện nay có tổng số54 dân tộc cùng sinh sống. Trong đó dân tộc Dao thuộc nhóm ngôn ngữHmông – Dao (Hmông, Dao, Pà Thẻn) có dân số đứng thứ9 trong bảng danh mục thành phần các dân tộc Việt Nam. Người Dao có nhiều nhóm Dao khác nhau: Dao Áo Dài, Dao Quần Chẹt, Dao Đỏ, Dao Thanh Phán, Dao Thanh Y sống chủyếu ởcác tỉnh phía Bắc Việt Nam và có xen kẽvới các dân tộc khác. Riêng nhóm Dao Thanh Y tập trung chủyếu ởmột số huyện của tỉnh Quảng Ninh: Hoành Bồ, Hải Hà, Bình Liêu, Ba Chẽ Từxưa đến nay, có thểthấy ăn uống có vai trò quyết định trực tiếp đến sựtồn tại và hoạt động của con người cũng nhưcác loài sinh vật khác: Có ăn uống mới duy trì được sựsống, có ăn uống mới hoạt động được đểthực hiện các mục tiêu Đặc biệt đối với con người, ăn uống không chỉcó vai trò duy trì sựsống mà qua ăn uống còn cho thấy tổchức xã hội và đời sống tâm linh của một cộng đồng người. Trong kho tàng văn hoá ẩm thực, mỗi vùng, miền trên đất nước lại có những món ăn khác nhau và mang ý nghĩa riêng biệt tạo nên bản sắc của từng dân tộc. Xã Nam Sơn (huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh) là nơi tập trung sinh sống của đồng bào Dao Thanh Y. Trước kia, cũng nhưcác dân tộc khác trong xã, người Dao Thanh Y canh tác nương rẫy là chủyếu, sống phụthuộc hoàn toàn vào tựnhiên cho nên tất cảcác hoạt động mưu sinh đều dựa vào môi trường tựnhiên và phục vụnhu cầu ăn uống là chính. Vì vậy, ăn uống thểhiện sựthích ứng của người Dao Thanh Y với môi trường sinh thái và điều kiện kinh tế. Văn hoá ẩm thực của người Dao đơn giản hơn so với một sốtộc người, nhưng không phải vì thếmà ẩm thực người Dao không đặc sắc, phong phú. Chính từ hoạt động mưu sinh đó mà trong truyền thống người Dao Thanh Y xã Nam Sơn đã tạo nên các món ăn, các loại đồuống, thức hút, các loại bánh phong phú và đa dạng, có giá trịvà mang đậm bản sắc của họ.

pdf10 trang | Chia sẻ: truongthanhsp | Lượt xem: 1488 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt khóa luận Ẩm thức truyền thống của người Dao Thanh Y ở xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI KHOA VĂN HOÁ DÂN TỘC THIỂU SỐ ------------------------- KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ẨM THỰC TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI DAO THANH Y Ở XÃ NAM SƠN, HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH Giảng viên hướng dẫn : Sinh viên thực hiện : HOÀNG THỊ HẰNG Lớp : VHDT HÀ NỘI - 2015 2 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGƯỜI DAO Ở XÃ NAM SƠN .. 9 1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Nam Sơn ........................ 9 1.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................ 9 1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................ 11 1.2. Lịch sử tộc người và đời sống văn hóa của người Dao Thanh Y ở xã Nam Sơn ............................................................................................................... 13 1.2.1. Nguồn gốc, dân số, phân bố dân cư .............................................. 13 1.2.2. Đời sống văn hóa ........................................................................... 14 Tiểu kết chương 1 .......................................................................................... 20 Chương 2: ẨM THỰC TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI DAO THANH Y Ở XÃ NAM SƠN ...................................................................................................... 22 2.1. Nguồn lương thực, thực phẩm .......................................................... 22 2.2. Các loại đồ ăn và cách chế biến ......................................................... 24 2.2.1. Những món ăn chế biến từ lương thực .......................................... 24 2.2.2. Những món ăn chế biến từ thực phẩm ........................................... 29 2.2.3. Đồ chấm ......................................................................................... 34 2.3. Đồ uống, thức hút ............................................................................... 35 2.3.1. Đồ uống .......................................................................................... 35 3 2.3.2. Thức hút ......................................................................................... 37 2.4. Tổ chức và kiêng kỵ trong ăn uống .................................................. 38 2.4.1. Tổ chức trong ăn uống ................................................................... 38 2.4.2. Kiêng kỵ trong ăn uống .................................................................. 41 Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... 43 Chương 3: BIẾN ĐỔI TRONG ẨM THỰC CỦA NGƯỜI DAO THANH Y Ở XÃ NAM SƠN HIỆN NAY ................................................................................. 44 3.1. Biến đổi nguồn lương thực, thực phẩm ............................................ 44 3.2. Biến đổi các loại đồ ăn và cách chế biến ........................................... 45 3.3. Biến đổi đồ uống, thức hút ................................................................. 50 3.4. Biến đổi về tổ chức và kiêng kỵ khi ăn uống .................................... 51 3.5. Nguyên nhân biến đổi ......................................................................... 53 3.5.1. Nguyên nhân khách quan ............................................................... 53 3.5.2. Nguyên nhân chủ quan ................................................................... 55 3.6. Một số nhận xét, khuyến nghị ........................................................... 56 3.6.1. Một số nhận xét .............................................................................. 56 3.6.2. Một số khuyến nghị ........................................................................ 57 Tiểu kết chương 3 .......................................................................................... 58 KẾT LUẬN .................................................................................................... 60 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 61 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là nước đa dân tộc, tính đến thời điểm hiện nay có tổng số 54 dân tộc cùng sinh sống. Trong đó dân tộc Dao thuộc nhóm ngôn ngữ Hmông – Dao (Hmông, Dao, Pà Thẻn) có dân số đứng thứ 9 trong bảng danh mục thành phần các dân tộc Việt Nam. Người Dao có nhiều nhóm Dao khác nhau: Dao Áo Dài, Dao Quần Chẹt, Dao Đỏ, Dao Thanh Phán, Dao Thanh Y sống chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam và có xen kẽ với các dân tộc khác. Riêng nhóm Dao Thanh Y tập trung chủ yếu ở một số huyện của tỉnh Quảng Ninh: Hoành Bồ, Hải Hà, Bình Liêu, Ba Chẽ Từ xưa đến nay, có thể thấy ăn uống có vai trò quyết định trực tiếp đến sự tồn tại và hoạt động của con người cũng như các loài sinh vật khác: Có ăn uống mới duy trì được sự sống, có ăn uống mới hoạt động được để thực hiện các mục tiêu Đặc biệt đối với con người, ăn uống không chỉ có vai trò duy trì sự sống mà qua ăn uống còn cho thấy tổ chức xã hội và đời sống tâm linh của một cộng đồng người. Trong kho tàng văn hoá ẩm thực, mỗi vùng, miền trên đất nước lại có những món ăn khác nhau và mang ý nghĩa riêng biệt tạo nên bản sắc của từng dân tộc. Xã Nam Sơn (huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh) là nơi tập trung sinh sống của đồng bào Dao Thanh Y. Trước kia, cũng như các dân tộc khác trong xã, người Dao Thanh Y canh tác nương rẫy là chủ yếu, sống phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên cho nên tất cả các hoạt động mưu sinh đều dựa vào môi trường tự nhiên và phục vụ nhu cầu ăn uống là chính. Vì vậy, ăn uống thể hiện sự thích ứng của người Dao Thanh Y với môi trường sinh thái và điều kiện kinh tế. Văn hoá ẩm thực của người Dao đơn giản hơn so với một số tộc người, nhưng không phải vì thế mà ẩm thực người Dao không đặc sắc, phong phú. Chính từ hoạt động mưu sinh đó mà trong truyền thống người Dao Thanh Y xã Nam Sơn đã tạo nên các món ăn, các loại đồ uống, thức hút, các loại bánh phong phú và đa dạng, có giá trị và mang đậm bản sắc của họ. 5 Nhưng những giá trị đó theo thời gian đã biến đổi và mai một dần. Đặc biệt, từ Đổi mới đến nay, sự phát triển kinh tế thị trường, giao lưu mở cửa hội nhập đã làm biến đổi văn hóa của người Dao Thanh Y xã Nam Sơn, trong đó có ăn uống. Sự biến đổi đó có nhiều hướng tích cực: Các bữa ăn được đảm bảo chất dinh dưỡng hơn; giúp cải thiện, nâng cao đời sống con người Tuy nhiên, những biến đổi đó cũng có một số tiêu cực: Sự phân hóa giàu nghèo; đặc biệt, việc gìn giữ và bảo tồn các giá trị truyền thốngtrong ẩm thực đang bị lu mờ. Từ việc chọn nguyên liệu, cách chế biến đến các món ăn, thức uống cho đến cách tổ chức ăn uống và các quan niệm đã biến đổi nhiều, thâm chí hiện nay nhiều món ăn không còn thấy xuất hiện trong mâm ăn của người Dao Thanh Y. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Ẩm thực truyền thống của người Dao Thanh Y ở xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh” để nói về những biến đổi trên và những nguyên nhân tác động. Từ đó sẽ đưa ra một số khuyến nghị để có thể bảo tồn, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống trong ẩm thực. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu về ẩm thực truyền thống của người Dao Thanh Y ở xã Nam Sơn. - Sự biến đổi trong ẩm thực của người Dao Thanh Y ở xã Nam Sơn hiện nay, nguyên nhân sự biến đổi. - Bước đầu đưa ra một số giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị trong ẩm thực của người Dao Thanh Y xã Nam Sơn. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để phục vụ mục tiêu đặt ra, khóa luận cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau: -Khái quát về người Dao Thanh Y ở xã Nam Sơn từ địa bàn cư trú, môi trường tự nhiên, xã hội, kinh tế, văn hóa của xã Nam Sơn. 6 - Phân tích những nét độc đáo trong ẩm thực truyền thống của người Dao Thanh Y ở xã Nam Sơn. - Chỉ ra những biến đổi ẩm thực của người Dao Thanh Y ở xã Nam Sơn trong bối cảnh hiện nay, phân tích nguyên nhân dẫn đến biến đổi. Bước đầu đưa ra một số khuyến nghị nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của ẩm thực người Dao Thanh Y ở xã Nam Sơn trong giai đoạn hiện nay. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp đầu tiên để thu thập tài liệu là phương pháp phân tích tài liệu. Dựa vào các tư liệu của các nhà nghiên cứu trước đó, người viết có cái nhìn tổng thể về người Dao ở Việt Nam nói chung và người Dao Thanh Y nói riêng. - Phương pháp chủ đạo được sử dụng trong quá trình nghiên cứu là điền dã dân tộc học với kỹ thuật như: Phỏng vấn sâu kết hợp quan sát tham dự để thu thập tài liệu ở thực địa. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu: Với đề tài “Ẩm thực của người Dao Thanh Y ở xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh”, đối tượng nghiên cứu chính và trực tiếp của đề tài là ẩm thực của người Dao Thanh Y trong truyền thống và hiện đại. Ẩm thực theo nghĩa Hán Việt thì ẩm nghĩa là uống, thực nghĩa là ăn, nghĩa hoàn chỉnh là ăn uống. 5.2. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung nghiên cứu trong ẩm thực là nghiên cứu về ăn, uống, hút. Trong đó tìm hiểu cụ thể về nguồn lương thực thực phẩm, các món ăn và cách chế biến, tổ chức ứng xử và những kiêng kỵ trong ăn uống. 7 - Địa bàn nghiên cứu của khóa luận là xã Nam Sơn. Đây là địa bàn có người Dao Thanh Y tập trung đông nhất trong 07 xã và 01 Thị trấn của huyện Ba Chẽ, chiếm 90,4% dân số toàn xã. - Để thấy được sự biến đổi trong ẩm thực của người Dao Thanh Y xã Nam Sơn, người viết chọn thời gian nghiên cứu là trước và sau Đổi mới. 6. Lịch sử nghiên cứu Từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu mang tính chất tổng quan về người Dao ở Việt Nam và các địa phương trên cả nước như: nói chung như: Người Dao ở Việt Nam của tập thể tác giả Bế Viết Đẳng, Nguyễn Khắc Tụng, Nông Trung, Nguyễn Nam Tiến;Một số vấn đề người Dao Quảng Ninh của Nguyễn Quang Vinh; cuốn Trang phục cổ truyền của người Dao ở Việt Nam của hai tác giả Nguyễn Khắc Tụng, Nguyễn Anh Cường và một vài tác phẩm khác. Tuy nhiên, các công trình viết về nhóm Dao Thanh Y riêng thì lại có rất ít. Đặc biệt, những nghiên cứu về ăn uống của người Dao Thanh Y còn khiêm tốn. Cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào tìm hiểu về ẩm thực của người Dao Thanh Y ở xã Nam Sơn, chỉ có những công trình tổng quát có nói qua, chưa có công trình nào đề cập riêng về vấn đề này. 7. Đóng góp của đề tài - Góp thêm tư liệu nghiên cứu về ẩm thực của người Dao Thanh Y ở xã Nam Sơn. - Đề xuất một số khuyến nghị nhằm giúp người Dao Thanh Y ở xã Nam Sơn bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của ẩm thực trong điều kiện hiện nay. Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng có thể hữu ích cho chính quyền địa phương, các cán bộ quản lý văn hóa xã trong việc triển khai thực hiện những chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo tồn và phát huy nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. 8. Nội dung và bố cục của đề tài 8 Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của đề tài được trình bày trong 3 chương: Chương 1. Khái quát về người Dao Thanh Y ở xã Nam Sơn. Chương 2. Ẩm thực truyền thống của người Dao Thanh Y ở xã Nam Sơn. Chương 3. Biến đổi trong ẩm thực của người Dao Thanh Y ở xã Nam Sơn hiện nay 61 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phan Ngọc Anh, Nguyễn Đức Bình, Nguyễn Bá Cự (2004), Đặc sản và ẩm thực dân gian HàTây, HàTây. 2. ĐỗThị Bảy, Mai ĐứcHanh (2004), Văn hóa ẩm thực của người Ninh Bình, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. 3. DiệpTrung Bình (2012), Văn hóa ẩm thực người Sán Dìu, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 4. Trần Bình (2014), Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội. 5. Bùi Chỉ (2013), Tìm hiểu văn hóa ẩm thực dân gian Mường Hòa Bình, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 6. Nguyễn Nghĩa Dân (2011), Văn hóa ẩm thực trong tục ngữ ca dao Việt Nam, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội. 7. Ma Ngọc Dung (2016), Truyền thống và biến đổi trong tập quán ăn uống của người Tày vùng Đông bắc Việt Nam, Hà Nội. 8. Ma Ngọc Dung (2007), Văn hóa ẩm thực của người Tày ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. 9. Bế Viết Đẳng, Nguyễn Khắc Tụng, Nông Trung, Nguyễn Nam Tiến (1971), Người Dao ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. 10. Hoàng Thị Hạnh (2010), Văn hóa ẩm thực người Thái đen Mường Lò, tạp chí văn hóa dân tộc 11. Lò Văn Hặc (2007), Văn hoá ẩm thực người Thái đen ở Sơn La, tạp chí văn hóa nghệt huật. 12. Phạm Văn Hoàn (2006), Bước đầu tìm hiểu văn hóa ẩm thực Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. 13. Nguyễn Văn Hoàng (2014), Văn hóa ẩm thực Thái vùng Tây Bắc Việt Nam, Nhà xuất bản Thanh niên, HàNội. 62 14. Vũ Ngọc Khánh, Hoàng Khôi (2012), Ăn và uống của người Việt, Nhà xuất bản Hà Nội, Hà Nội. 15. Vương Xuân Tình (2004), Tập quán ăn uống của người Việt vùng Kinh Bắc, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. 16. Ngô Đức Thịnh (2010), Khám phá ẩm thực truyền thống Việt Nam, Nhà xuất bản Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh. 17. Dương Sách, Dương Thị Đào, Lã Vinh (2005), Văn hóa ẩm thực các Dân tộc thiểu số vùng Đông bắc, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 18. Nguyễn Quang Vinh (2006), Văn hóa ẩm thực Quảng Ninh, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
Tài liệu liên quan