Tóm tắt khóa luận Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình dưới tác động của quá trình đô thị hóa (nghiên cứu trường hợp xã Cổ Nhuế - Từ Liêm - Hà Nội)

1.1 ĐTH là quá trình tất yếu của nền kinh tếphát triển theo hướng HĐH, CNH. ỞViệt Nam quá trình này diễn ra với tốc độnhanh và mạnh. Quá trình ĐTH đã và đang có những tác động tích cực và không ít những tác động tiêu cực tới văn hóa truyền thống người Việt. Hiện tượng mai một và làm mất đi những giá trịvăn hóa truyền thống đang biểu hiện trong nhiều lĩnh vực của đời sống văn hóa xã hội, nhất là trong đạo đức, lối sống, và mối quan hệgia đình ởcác làng ven đô. Dưới tác động của ĐTH gia đình đứng trước nhiều sựthay đổi trong đó chứa đựng cảnhững nguy cơmất đi những giá trịvăn hóa truyền thống. Có thểthấy rằng ĐTH tác động đến nhiều phương diện của gia đình truyền thống, từkhông gian cưtrú, lối sống đến các mối quan hệ. Trong đó sựbiến đổi mạnh mẽnhất và có ảnh hưởng nhiều nhất tới văn hóa gia đình hiện nay chính là mối quan hệgiữa các thành viên trong gia đình. Dường nhưcác mối quan hệcơbản trong gia đình như quan hệvợ- chồng, quan hệcha mẹ- con cái, quan hệanh - chịem, quan hệthân tộc hầu như đã không còn giữ được những nét đặc trưng của gia đình truyền thống. Trong những biến đổi đó có đan xen cảnhững yếu tốtích cực và tiêu cực. Những biến đổi tiêu cực ảnh hưởng tới tình cảm, đời sống tinh thần của các thành viên trong gia đình, và hệlụy tất yếu là mất đi bản sắc văn hóa của gia đình truyền thống người Việt.

pdf12 trang | Chia sẻ: truongthanhsp | Lượt xem: 1606 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt khóa luận Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình dưới tác động của quá trình đô thị hóa (nghiên cứu trường hợp xã Cổ Nhuế - Từ Liêm - Hà Nội), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA HỌC -------------------- NGUYỄN THỊ HÀ GIANG MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC THÀNH VIÊN TRONG GIA ĐÌNH DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP XÃ CỔ NHUẾ - TỪ LIÊM – HÀ NỘI) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HÀ NỘI - 2013 2 MỤC LỤC Trang DANH MỤC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT .................................................. 3 MỞ ĐẦU ................................................................................................. 4 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................. 4 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................... 5 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................ 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 7 5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 8 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................. 8 7. Bố cục khóa luận ................................................................................... 8 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐÔ THỊ HÓA VÀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA TỚI XÃ CỔ NHUẾ - TỪ LIÊM - HÀ NỘI .................................................................................................... 9 1.1. Những vấn đề cơ bản về đô thị hóa ............................................ .. . 9 1.1.1. Một số khái niệm. ........................................................................... 9 1.1.2. Quá trình đô thị hóa ở các làng ven đô Hà Nội ............................ 13 1.1.3. Tác động của đô thị hóa với các làng ven đô Hà Nội ................... 16 1.2. Sự tác động của đô thị hóa tới xã Cổ Nhuế - Từ Liêm - Hà Nội 1.2.1. Khái quát chung về xã Cổ Nhuế - Từ Liêm – Hà Nội ................. 20 1.2.2. Cổ Nhuế trước và sau đô thị hóa .................................................. 22 Chương 2: THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC THÀNH VIÊN TRONG GIA ĐÌNH TẠI XÃ CỔ NHUẾ - TỪ LIÊM - HÀ NỘI ................................................................................................................. 30 2.1. Các loại hình gia đình và mối quan hệ cơ bản trong gia đình hiện nay tại Cổ Nhuế ..................................................................................... 31 2.2. Thực trạng mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình tại xã Cổ Nhuế ................................................................................................. 32 2.2.1. Quan hệ vợ - chồng ..................................................................... 32 2.2.2. Quan hệ cha mẹ - con cái ............................................................. 43 2.2.3. Quan hệ người cao tuổi - con cháu. ............................................. 52 3 2.2.4. Quan hệ anh chị em ...................................................................... 57 2.2.5. Quan hệ họ hàng, thân tộc ............................................................ 60 2.3. Các yếu tố tác động do quá trình đô thị hóa tới mối quan hệ gia đình tại Cổ Nhuế .................................................................................... 62 2.3.1. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế .......................................................... 62 2.3.2. Đời sống của gia đình được nâng cao ........................................ 64 2.3.3. Môi trường xã hội biến đổi ....................................................... 65 2.3.4. Phương tiện truyền thông .......................................................... 67 2.3.5. Các chính sách nhà nước ........................................................... 68 Chương 3: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA GIA ĐÌNH TẠI XÃ CỔ NHUẾ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ................................................................................ 72 3.1. Đánh giá thực trạng mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình tại xã Cổ Nhuế .............................................................................. 72 3.1.1 Những mặt tích cực ...................................................................... 73 3.1.2 Những mặt tiêu cực ...................................................................... 74 3.2. Đề xuất một số giải pháp xây dựng văn hóa gia đình tại xã Cổ Nhuế trong giai đoạn hiện nay 3.2.1. Giải pháp chung .......................................................................... 79 3.2.2. Giải pháp cụ thể .......................................................................... 80 KẾT LUẬN ............................................................................................ 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 86 PHỤ LỤC ............................................................................................... 89 4 DANH MỤC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ CNH: Công nghiệp hóa ĐTH: Đô thị hóa HĐH: Hiện đại hóa VHGĐ: Văn hóa gia đình 5 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1 ĐTH là quá trình tất yếu của nền kinh tế phát triển theo hướng HĐH, CNH. Ở Việt Nam quá trình này diễn ra với tốc độ nhanh và mạnh. Quá trình ĐTH đã và đang có những tác động tích cực và không ít những tác động tiêu cực tới văn hóa truyền thống người Việt. Hiện tượng mai một và làm mất đi những giá trị văn hóa truyền thống đang biểu hiện trong nhiều lĩnh vực của đời sống văn hóa xã hội, nhất là trong đạo đức, lối sống, và mối quan hệ gia đình ở các làng ven đô. Dưới tác động của ĐTH gia đình đứng trước nhiều sự thay đổi trong đó chứa đựng cả những nguy cơ mất đi những giá trị văn hóa truyền thống. Có thể thấy rằng ĐTH tác động đến nhiều phương diện của gia đình truyền thống, từ không gian cư trú, lối sống đến các mối quan hệ. Trong đó sự biến đổi mạnh mẽ nhất và có ảnh hưởng nhiều nhất tới văn hóa gia đình hiện nay chính là mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Dường như các mối quan hệ cơ bản trong gia đình như quan hệ vợ - chồng, quan hệ cha mẹ - con cái, quan hệ anh - chị em, quan hệ thân tộc hầu như đã không còn giữ được những nét đặc trưng của gia đình truyền thống. Trong những biến đổi đó có đan xen cả những yếu tố tích cực và tiêu cực. Những biến đổi tiêu cực ảnh hưởng tới tình cảm, đời sống tinh thần của các thành viên trong gia đình, và hệ lụy tất yếu là mất đi bản sắc văn hóa của gia đình truyền thống người Việt. 1.2. Xã Cổ Nhuế - Từ Liêm - Hà Nội là một trong những làng ven đô chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của quá trình ĐTH. Cổ Nhuế trước đây vốn là một xã thuần nông của huyện, nhưng từ khi bắt đầu quá 6 trình ĐTH, diện mạo của xã đã từng bước thay đổi, đặc biệt trong những năm gần đây khi đốc độ phát triển kinh tế của xã diễn ngày một mạnh mẽ. Cổ Nhuế đã trở thành một trong những xã có tốc độ ĐTH nhanh nhất huyện Từ Liêm. Quá trình ĐTH đã làm biến đổi cuộc sống của người dân nơi đây từ đời sống vật chất cho đến đời sống tinh thần. Đặc biệt là sự biến đổi văn hóa gia đình và các mối quan hệ gia đình. Chính vì vậy tôi lựa chọn đề tài: “Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình dưới tác động của quá trình đô thị hóa, nghiên cứu trường hợp xã Cổ Nhuế - Từ Liêm – Hà Nội” làm đề tài khóa luận của mình. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Biến đổi văn hóa truyền thống trong gia đình người Việt không chỉ hiện nay mới được các nhà nghiên cứu quan tâm và lý giải. Ngay từ những năm 80 nhiều nhà văn đã cảm nhận được sự biến đổi này, Mùa lá rụng trong vườn (1985) của nhà văn Ma Văn Kháng là những cảm nhận đầu tiên về sự khủng hoảng của gia đình truyền thống. Năm 1987, Tướng về hưu của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp kể về một vị tướng suốt đời chiến đấu vì dân, đến lúc về hưu lại cảm thấy sự lạc lõng trong gia đình của chính mình, trong quê hương mình. Đó như những cảnh báo đầu tiên về sự biến đổi gia đình. Theo thời gian, gia đình Việt Nam vẫn không ngừng biến đổi và trở thành vấn đề được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Tác giả Lê Ngọc Văn với cuốn sách Gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam xuất bản năm 2011, đã đi sâu nghiên cứu biến đổi gia đình trên mọi phương diện từ cấu trúc, chức năng, đến các mối quan hệ, văn hóa gia đình Những nghiên cứu này được thực hiện trên phạm vi rộng, có 7 tính khái quát cao đã làm nổi bật được những biến đổi trong gia đình hiện nay và đưa ra gợi ý cho những nghiên cứu về chủ đề gia đình trong tương lai. Những cuốn sách có chung chủ đề về gia đình như : Cuộc sống và biến động của hôn nhân, gia đình Việt Nam hiện nay của tác giả Lê Thi xuất bản năm 2006, Gia đình nông thôn Việt Nam trong chuyển đổi của tác giả Trịnh Duy Luân xuất bản năm 2008. Tất cả đều nói về những biến đổi gia đình trên nhiều phương diện, dưới tác động của các yếu tố, kinh tế thị trường, ĐTH Những nghiên cứu về sự biến đổi gia đình trở thành đề tài thu hút nhiều học giả quan tâm, nhiều đề tài nghiên cứu, luận văn, luận án được triển khai xoay quanh các vấn đề như: biến đổi cấu trúc và chức năng gia đình, văn hóa gia đình, bạo lực gia đình Và còn có rất nhiều bài viết đăng trên tạp chí chuyên ngành như: tạp chí Gia đình và Giới, tạp chí Thế giới Gia đình, tạp chí Gia đình Việt Nam Viết về Cổ Nhuế có những cuốn sách đã được xuất bản như: Lịch sử cách mạng xã Cổ Nhuế, Nxb. Lao động năm 1994; Từ sông Tô đến sông Nhuệ tác giả Đỗ Thỉnh, Nxb. Hà Nội năm 1986; hay Từ Liêm với văn hóa Thăng Long, Nxb. Lao động năm 2005 và cuốn Di tích và văn vật vùng ven Thăng Long, tác giả Đỗ Thịnh, Nxb. Hội Văn học năm 2005. Tuy đã có nhiều cuốn sách, những công nghiên cứu và các bài viết về gia đình, đề cập tới nhiều vấn đề của gia đình và biến đổi gia đình, nhưng chưa có một công trình nghiên cứu hoàn chỉnh, chuyên sâu về mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình dưới tác động 8 của quá trình ĐTH ở xã Cổ Nhuế. Vì vậy chúng tôi chọn Cổ Nhuế là nơi khảo sát sự biến đổi các mối quan hệ trong gia đình hiện nay. 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3.1 . Mục đích nghiên cứu - Đưa đến một cái nhìn về những biến đổi mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, dưới tác động của quá trình đô thị hóa qua những thống kê, khảo sát tại xã Cổ Nhuế - Từ Liêm – Hà Nội. - Đánh giá những mặt tích cực và tiêu cực về sự biến đổi trong các mối quan hệ gia đình tại xã Cổ Nhuế hiện nay. - Đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng văn hóa gia đình tại xã Cổ Nhuế phù hợp với tình hình xã hội hiện nay. 3.2 . Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu cơ sở lý luận về đô thị hóa và về xã Cổ Nhuế trước và sau đô thị hóa. - Thực trạng các mối quan hệ trong gia đình tại xã Cổ Nhuế hiện nay. - Đưa ra giải pháp bảo tồn những nét đẹp trong văn hóa gia đình truyền thống, khắc phục những tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa đến mối quan hệ gia đình tại xã Cổ Nhuế. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình dưới tác động của quá trình đô thị hóa. 4.2. Phạm vi nguyên cứu: 9 Không gian nghiên cứu là xã Cổ Nhuế - huyện Từ Liêm - Hà Nội – một xã ven đô chịu tác động mạnh mẽ của quá trình ĐTH. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài được triển khai bằng việc vận dụng các phương pháp sau: - Phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích tài liệu - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - Phương pháp phỏng vấn - Phương pháp so sánh (giai đoạn trước và sau ĐTH) 6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI - Đề tài là cơ sở khoa học trong việc nghiên cứu biến đổi mối quan hệ gia đình ở các vùng ven đô trong quá trình ĐTH, là nguồn tư liệu, cơ sở để các nhà nghiên cứu sau tiếp tục nghiên cứu và phát triển vấn đề. - Đề tài giúp các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách, cán bộ địa phương xây dựng VHGĐ ở Cổ Nhuế có những thông tin đầy đủ về thực trạng của mối quan hệ gia đình hiện nay để từ đó có những giải pháp quản lý, bảo tồn và phát triển những giá trị VHGĐ cho phù hợp. 7. BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung khóa luận được chia làm ba chương: Chương 1. Những vấn đề cơ bản về đô thị hóa và sự tác động của đô thị hóa tới xã Cổ Nhuế - Từ Liêm – Hà Nội. Chương 2. Thực trạng mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình tại xã Cổ Nhuế - Từ Liêm – Hà Nội. Chương 3. Đánh giá và đề xuất một số giải pháp xây dựng văn hóa gia đình tại xã Cổ Nhuế trong giai đoạn hiện nay. 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban chấp hành Đảng bộ xã Cổ Nhuế (2009) Lịch sử cách mạng xã Cổ Nhuế huyện Từ Liêm thành phố Hà Nội, Nxb. Hà Nội, Hà Nội. 2. Đỗ Thị Bình – Lê Ngọc Văn – Nguyễn Linh Khiếu (1998), Gia đình Việt Nam và người phụ nữ trong gia đình thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 3. Vương Cường (2008), Đô thị hóa – một số quan niệm, blog. 4. Ngô Văn Giá (2007), Những biến đổi giá trị văn hóa truyền thống ở các làng ven đô Hà Nội trong thời kì đổi mới, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 5. Tô Duy Hợp (2000), Sự biến đổi của làng xã Việt Nam ngày nay ở đồng bằng sông Hồng, Trung tâm khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, Viện xã hội học, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 6. Phan Thị Mai Hương (2007), Những biến đổi tâm lý của cư dân vùng ven đô trong quá trình đô thị hóa, Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 7. Nguyễn Thừa Hỷ (2011), Văn hóa Việt Nam truyền thống một góc nhìn, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội. 8. Vũ Ngọc Khánh (1998) Văn hóa gia đình Việt Nam, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 9. Đặng Phương Kiệt (2006), Gia đình Việt Nam – Các giá trị truyền thống và những vấn đề tâm – bệnh lý xã hội, Nxb. Lao động, Hà Nội. 10. Lê Ngọc Lân – Nguyễn Thanh Tâm (1999), Tìm hiểu một số đặc điểm trong quan hệ gia đình hiện nay, Tạp chí Khoa học về phụ nữ, số 1. 88 11. Ngô Thắng Lợi (2010), Đô thị hóa ở Hà Nội nhìn từ góc độ phát triển bền vững, Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam. 12. Lê Minh (1994), Văn hóa gia đình Việt Nam và sự phát triển xã hội, Nxb. Lao động, Hà Nội. 13. Nguyễn Hữu Minh – Trần Thị Hồng (2011), Thái độ của thanh niên Việt Nam về hôn nhân và gia đình, Tạp chí nghiên cứu Gia đình và Giới, số 4. 14. Vũ Hào Quang (2006) , Gia đình Việt Nam – quan hệ, quyền lực và biến đổi, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội 15. Lê Thi (2002), Gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi mới, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 16. Lê Thi (2008), Mối quan hệ cá nhân – gia đình, Tạp trí Triết học 17. Bùi Văn Tuấn (2010), Đô thị hóa và những vấn đề xã hội vùng ven đô Hà Nội hiện nay, trường hợp nghiên cứu xã Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội, Đề tài nghiên cứu khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 18. Trung tâm nghiên cứu khoa học về gia đình và phụ nữ (1994), Gia đình và vấn đề giáo dục gia đình, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 19. Trường Đại học Văn hóa Hà Nội (2012), Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế thực tại và tương lai của gia đình trong thế giới hội nhập, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 20. Lê Ngọc Văn (2011), Gia đình và biến đổi gia đình, Viện gia đình và Giới, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 21. Lê Ngọc Văn (2004), Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với Gia đình Việt Nam hiện nay, Ủy ban dân số - Gia đình và Trẻ em. 89 22. UBND xã Cổ Nhuế, Đề án xây dựng Nông thôn mới xã Cổ Nhuế giai đoạn 2012 – 2013, huyện Từ Liêm, Hà Nội. 23. UBND xã Cổ Nhuế, Số liệu được cung cấp bởi UBND xã Cổ Nhuế
Tài liệu liên quan