Tóm tắt Luận án Hoàn thiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt qua kho bạc nhà nước Đà Nẵng

Với sự phát triển kinh tế - xã hội, thanh toán bằng tiền mặt không đáp ứng hết được nhu cầu thanh toán của toàn bộ nền kinh tế, nên sự ra đời và phát triển của thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) là tất yếu. TTKDTM có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế trong việc tiết kiệm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, giảm bớt khoản chi phí xã hội; tập trung nguồn vốn nhanh chóng, bảo đảm cho hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành trôi chảy.Kho bạc Nhà nước (KBNN) là một thành viên tham gia vào hệ thống thanh toán của nền kinh tế và cung ứng về thanh toán trong khu vực công. TTKDTM qua KBNN có tác dụng lớn đối với quản lý Ngân sách Nhà nước (NSNN); tập trung nhanh chóng, đầy đủ khoản thu vào NSNN và chi NSNN kịp thời, chặt chẽ, đúng quy định đến các đơn vị, cá nhân sử dụng ngân sách; tạo minh bạch trong chi tiêu của Chính phủ, hạn chế tiêu cực, tham nhũng.

pdf26 trang | Chia sẻ: Việt Cường | Ngày: 11/04/2025 | Lượt xem: 11 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Hoàn thiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt qua kho bạc nhà nước Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ PHÚC THỊNH HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐÀ NẴNG TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Mã số: 60.34.02.01 Đà Nẵng - Năm 2019 Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN NGỌC VŨ Phản biện 1: PGS.TS. Võ Thị Thúy Anh Phản biện 2: TS. Trần Ngọc Sơn Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 17 tháng 8 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại: Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Với sự phát triển kinh tế - xã hội, thanh toán bằng tiền mặt không đáp ứng hết được nhu cầu thanh toán của toàn bộ nền kinh tế, nên sự ra đời và phát triển của thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) là tất yếu. TTKDTM có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế trong việc tiết kiệm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, giảm bớt khoản chi phí xã hội; tập trung nguồn vốn nhanh chóng, bảo đảm cho hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành trôi chảy. Kho bạc Nhà nước (KBNN) là một thành viên tham gia vào hệ thống thanh toán của nền kinh tế và cung ứng về thanh toán trong khu vực công. TTKDTM qua KBNN có tác dụng lớn đối với quản lý Ngân sách Nhà nước (NSNN); tập trung nhanh chóng, đầy đủ khoản thu vào NSNN và chi NSNN kịp thời, chặt chẽ, đúng quy định đến các đơn vị, cá nhân sử dụng ngân sách; tạo minh bạch trong chi tiêu của Chính phủ, hạn chế tiêu cực, tham nhũng. Theo xu hướng phát triển chung của thế giới cũng như những lợi ích mà TTKDTM đem lại, Việt Nam đã và đang nỗ lực đẩy mạnh quá trình TTKDTM. Ngày 30/12/2016, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2545/2016/QÐ-TTg phê duyệt Ðề án phát triển TTKDTM giai đoạn 2016-2020 với mục tiêu giảm tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10% vào cuối năm 2020. Thực hiện chủ trương của Chính phủ, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 13/2017/TT-BTC quy định quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua KBNN nhằm hạn chế các giao dịch tiền mặt trong khu vực công, hoàn thiện cơ chế cho các hình thức thanh toán hiện đại trong thu, chi NSNN. KBNN xác định rõ đổi mới công tác quản lý công tác 2 thu, chi tiền mặt qua hệ thống KBNN là một trong những nhiệm vụ quan trọng để thực hiện Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020. Trong những năm qua, công tác TTKDTM qua Đà Nẵng được chú trọng. Thực hiện theo chiến lược phát triển KBNN, KBNN Đà Nẵng đã và đang triển khai nhiều hoạt động có hiệu quả như: tham gia hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (TTLNH); tiếp tục vận hành và phát triển thanh toán song phương điện từ (TTSPĐT) với Ngân hàng thương mại (NHTM); mở rộng phối hợp thu NSNN với các NHTM trên địa bàn; tăng cường giao dịch không dùng tiền mặt,... Mặc dù khối lượng TTKDTM qua KBNN Đà Nẵng đã tăng dần qua các năm nhưng vẫn còn tồn tại một số vấn đề về cơ chế chính sách, sự khác biệt về công nghệ giữa các hệ thống thanh toán, chưa triển khai các hình thức thanh toán mới, thói quen giao dịch bằng tiền mặt vẫn tồn tại,.... Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt qua Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng” để nghiên cứu nhằm tổng hợp cơ sở lý luận, phân tích thực trạng và qua đó đề xuất khuyến nghị một số giải pháp nhằm giải quyết một số hạn chế, góp phần đẩy mạnh công tác TTKDTM qua KBNN Đà Nẵng, hướng đến gần mục tiêu đến năm 2020, về cơ bản KBNN Đà Nẵng không thực hiện giao dịch bằng tiền mặt. 2. Mục tiêu nghiên cứu a. Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu lý luận cơ bản về TTKDTM, phân tích thực trạng công tác TTKDTM và đề xuất các khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác TTKDTM qua KBNN Đà Nẵng. b. Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác TTKDTM trong nền kinh tế và TTKDTM qua hệ thống KBNN. 3 Phân tích thực trạng công tác TTKDTM qua KBNN Đà Nẵng, từ đó đánh giá kết quả đạt được, nêu ra những hạn chế và phân tích nguyên nhân hạn chế của công tác TTKDTM qua KBNN Đà Nẵng. Đề xuất các khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác TTKDTM qua KBNN Đà Nẵng. c. Câu hỏi nghiên cứu TTKDTM là gì? TTKDTM qua KBNN là gì? Công tác TTKDTM qua KBNN Đà Nẵng được thực hiện như thế nào trong giai đoạn 2016 - 2018? Có những hạn chế gì? Do những nguyên nhân nào? Các khuyến nghị để hoàn thiện công tác TTKDTM qua KBNN Đà Nẵng là gì? 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề về lý luận và thực tiễn về công tác TTKDTM qua KBNN Đà Nẵng. Về đối tượng nghiên cứu cụ thể: + Phòng Kiểm soát chi và Phòng Kế toán Nhà nước thuộc KBNN Đà Nẵng + Các cán bộ thu NSNN tại bộ phận kho quỹ của Phòng Kế toán Nhà nước + Các cán bộ kiểm soát chi NSNN tại Phòng Kiểm soát chi + Các kế toán viên tại Phòng Kế toán Nhà nước b. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác TTKDTM qua KBNN Đà Nẵng; các hình thức, phương thức TTKDTM chủ yếu được sử dụng tại KBNN Đà Nẵng; đánh giá kết quả đạt được, đưa ra hạn chế, nguyên nhân của hạn chế. Từ đó đề xuất một số khuyến nghị 4 nhằm hoàn thiện công tác TTKDTM qua KBNN Đà Nẵng. Về không gian: Để phục vụ cho việc nghiên cứu, đánh giá thực tiễn công tác TTKDTM qua KBNN, tác giả đã chọn KBNN Đà Nẵng để đánh giá, phân tích. Về thời gian: Đề tài tập trung phân tích, số liệu thu thập, tính toán từ các báo cáo nghiệp vụ của KBNN Đà Nẵng giai đoạn từ năm 2016 đến 2018. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp thu thập số liệu sử dụng nguồn số liệu thứ cấp thu thập từ các Luật, Thông tư liên quan, các báo cáo hoạt động nghiệp vụ của KBNN, KBNN Đà Nẵng, ; phương pháp thống kê, phương pháp so sánh dùng để phản ánh thực trạng TTKDTM qua KBNN Đà Nẵng; phương pháp phỏng vấn để thu thập những ý kiến đóng góp của cán bộ công chức nhằm đề xuất các khuyến nghị. 5. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về thanh toán không dùng tiền mặt qua Kho bạc Nhà nước. Chương 2: Thực trạng công tác thanh toán không dùng tiền mặt qua Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng . Chương 3: Khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt qua Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Để có thông tin cần thiết cho đề tài nghiên cứu và phục vụ cho việc phân tích thêm chuyên sâu, tác giả đã tiến hành thu thập và tham khảo một số luận văn thạc sĩ đã được công nhận và một số bài báo 5 khoa học được đăng trên tạp chí có liên quan đến công tác TTKDTM qua KBNN làm nền tảng cho quá trình hoàn thành luận văn. Nhìn chung các bài nghiên cứu trên đã đưa ra nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến công tác TTKDTM qua hệ thống KBNN; đánh giá kết quả đạt được, nêu ra những hạn chế, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp, kiến nghị; đây là cơ sở để tác giả luận văn tiếp thu và kế thừa. Tuy nhiên những nghiên cứu trên được thực hiện ở những góc độ, trong những phạm vi không gian khác nhau; trong đó một số bài viết đánh giá tổng quan cho cả hệ thống KBNN, chưa đi sâu vào phân tích và áp dụng thực tiễn tại một đơn vị KBNN cụ thể; một số bài nghiên cứu về công tác TTKDTM tại một đơn vị KBNN cấp tỉnh, cấp huyện cụ thể chưa xây dựng đầy đủ về mặt lý luận. Bên cạnh đó, các văn bản mới có hiệu lực làm thay đổi công tác TTKDTM qua KBNN, dẫn đến một số đề tài nghiên cứu không còn phù hợp. Kế thừa từ kết quả của các nghiên cứu trên, áp dụng tại KBNN Đà Nẵng, đòi hỏi tác giả luận văn phải có nghiên cứu một cách hệ thống, tổng quát từ cơ sở lý luận đến đánh giá thực trạng, đưa ra các khuyến nghị và có những phát triển mới, cụ thể và sâu rộng hơn. 6 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TRONG NỀN KINH TẾ 1.1.1. Thanh toán và các hình thức thanh toán trong nền kinh tế a. Khái niệm thanh toán Thanh toán được hiểu theo một cách khái quát là việc chi trả bằng tiền giữa các bên trong những quan hệ kinh tế nhất định như thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ, thanh toán tiền lương cho nhân viên, thanh toán nợ, . Các bên thanh toán có thể là giữa các doanh nghiệp với nhau; giữa doanh nghiệp với ngân hàng, tổ chức tín dụng; giữa doanh nghiệp với người bán, người mua, với nhân viên; giữa đơn vị sử dụng ngân sách với NSNN,... b. Các hình thức thanh toán - Căn cứ vào tính chất trực tiếp hoặc qua trung gian, có thể chia thành: + Thanh toán trực tiếp + Thanh toán qua trung gian thanh toán - Căn cứ vào đặc điểm thanh toán, có thể chia thành: + Thanh toán bằng tiền mặt + Thanh toán không dùng tiền mặt + Thanh toán hỗn hợp 1.1.2. Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt Đối với khách hàng, TTKDTM là một phương thức đơn giản, nhanh chóng và an toàn. Chỉ cần viết một yêu cầu gửi ngân hàng thì khách hàng có thể rút tiền ra bất cứ lúc nào hay chuyển tiền đến tài 7 khoản nào cũng được; an toàn vì tránh được rủi ro mất cắp khi mang theo tiền mặt để giao dịch. Đối với ngân hàng, TTKDTM là công cụ thanh toán tiện lợi, nhanh chóng; tạo điều kiện tập trung nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để mở rộng hoạt động kinh doanh. Đối với kho bạc, TTKDTM góp phần quản lý quỹ NSNN hiệu quả, tập trung nhanh chóng, đầy đủ các khoản thu NSNN; chi NSNN kịp thời và trực tiếp đến các đơn vị thụ hưởng ngân sách, kiểm soát chi NSNN hiệu quả hơn, củng cố kỷ luật trong thanh toán, đảm bảo an toàn tuyệt đối tiền và tài sản Nhà nước giao cho quản lý. Đối với tổng thể nền kinh tế, TTKDTM giúp hạn chế việc sử dụng tiền mặt trong lưu thông, tiết kiệm được chi phí cho xã hội; tập trung nguồn vốn lớn để tái đầu tư vào nền kinh tế; tạo điều kiện cho NHNN kiểm soát lượng tiền cung ứng cần thiết cho nền kinh tế, giúp kiềm chế và đẩy lùi lạm phát; phát huy vai trò quản lý của Nhà nước. 1.2. THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT QUA HỆ THỐNG KHO BẠC NHÀ NƯỚC 1.2.1. Tổng quan về hệ thống Kho bạc Nhà nước Việt Nam a. Sự ra đời và phát triển của hệ thống Kho bạc Nhà nước Việt Nam b. Chức năng, nhiệm vụ của hệ thống Kho bạc Nhà nước 1.2.2. Chủ thể thanh toán qua Kho bạc Nhà nước Các tổ chức, đơn vị, cá nhân hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có nghĩa vụ nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác vào NSNN. Các đơn vị sử dụng NSNN. Các đơn vị giao dịch có tài khoản KBNN khi thanh toán tiền mua hàng, dịch vụ với các tổ chức, cá nhân có tài khoản tiền gửi tại 8 KBNN hoặc ngân hàng. Các đối tượng chính sách được hưởng trợ cấp từ NSNN. Các đối tượng khác có liên quan đến NSNN. 1.2.3. Nguyên tắc và điều kiện thanh toán không dùng tiền mặt qua Kho bạc Nhà nước a. Nguyên tắc thanh toán không dùng tiền mặt Thanh toán bằng chuyển khoản trực tiếp từ tài khoản của đơn vị giao dịch mở tại KBNN đến tài khoản của người cung cấp hàng hóa dịch vụ, hưởng lương từ NSNN và người thụ hưởng khác tại KBNN hoặc ngân hàng. Các đơn vị giao dịch có tài khoản tại KBNN khi thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ với các tổ chức, cá nhân có tài khoản tiền gửi mở tại KBNN hoặc NHTM, thì các đơn vị giao dịch thực hiện thanh toán bằng hình thức TTKDTM. Các đơn vị, tổ chức, cá nhân có tài khoản ngân hàng hoặc KBNN, khi thực hiện nghĩa vụ nộp NSNN phải ưu tiên thực hiện bằng hình thức TTKDTM. b. Điều kiện thanh toán không dùng tiền mặt Đối với các khoản chi NSNN: Đã có trong dự toán chi NSNN được giao; đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền quyết định chi; đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán theo quy định; các đơn vị giao dịch và đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ có tài khoản tại KBNN hoặc NHTM. Đối với các khoản thu NSNN, KBNN chỉ thực hiện thu NSNN không bằng tiền mặt khi người nộp NSNN có nhu cầu thanh toán bằng chuyển khoản hay bằng phương thức điện tử; người nộp NSNN phải có tài khoản tại ngân hàng hoặc KBNN.
Tài liệu liên quan