Cho vay là hoạt động kinh doanh nòng cốt của hầu hết các NHTM, do vậy danh mục cho vay là danh mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản và cũng là danh mục tạo ra nguồn doanh thu lớn nhất cho ngân hàng. Ở khía cạnh khác, danh mục cho vay cũng có nguy cơ đem đến mức rủi ro lớn nhất, ảnh hưởng tới mục tiêu hoạt động an toàn và hiệu quả của NHTM. Trong hàng thập kỉ, để quản lý rủi ro danh mục cho vay, các nhà quản trị ngân hàng đã tập trung phần lớn nỗ lực của mình vào việc đưa ra các quyết định cho vay cẩn trọng và giám sát sau cho vay kĩ lưỡng. Mặc dù các hành động kiểm soát này vẫn tiếp tục được duy trì ở hiện tại, nhưng phân tích về các vấn đề tín dụng đã xảy ra đối với các NHTM trong quá khứ1 cho thấy, các nội dung của quản lý rủi ro danh mục cho vay cần phải được bổ sung thêm. Trước đây, các biện pháp quản lý rủi ro đối với danh mục cho vay tập trung nhiều vào các chỉ báo về chất lượng khoản vay như tình hình nợ quá hạn, nợ dưới chuẩn hay xu hướng biến đổi trong xếp hạng tín dụng.Tuy vậy, các NHTM nhận thấy rằng các chỉ báo như trên là không đủ giúp họ có các hành động kịp thời để đối phó với rủi ro tín dụng, đặc biệt khi đồng thời nền kinh tế đang gia tăng các rủi ro hệ thống.
47 trang |
Chia sẻ: Việt Cường | Ngày: 11/04/2025 | Lượt xem: 12 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - Nguyễn Bích Vân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
----------------
NGUYỄN BÍCH NGÂN
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
QUẢN LÝ RỦI RO DANH MỤC CHO VAY TẠI CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
ChuyêN NgàNh : Tài chính-Ngân hàng
Mã số : 9.34.02.01
Người hướng dẫn khoa học : 1. PGS.TS. Nguyễn Thuỳ Dương
2. TS. Nguyễn Tiến Đông
HÀ NỘI, 2020
i
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ RỦI RO
DANH MỤC CHO VAY TẠI NHTM ................................................................ 9
1.1.Về cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro danh mục cho vay .................................... 9
1.1.1.Nghiên cứu về mô hình tổ chức quản lý rủi ro danh mục cho vay ........... 9
1.1.2.Nghiên cứu về nguyên tắc báo cáo thông tin giữa các bộ phận trong cơ cấu
tổ chức quản lý rủi ro danh mục cho vay ......................................................... 10
1.2.Về nhận diện rủi ro danh mục cho vay ...................................................... 11
1.2.1.Nghiên cứu về cảnh báo sớm rủi ro tín dụng .......................................... 15
1.2.2.Nghiên cứu về các phương pháp đánh giá chất lượng danh mục cho vay
trong quá khứ ....... ............................................................................................ .12
1.3.Về đo lường rủi ro danh mục cho vay ........................................................ 13
1.4.Về các công cụ quản lý rủi ro danh mục cho vay ...................................... 13
1.4.1.Nghiên cứu về nhóm các công cụ hiện đại .............................................. 13
1.4.2.Nghiên cứu về nhóm các công cụ truyền thống ...................................... 14
1.5. Khoảng trống nghiên cứu .......................................................................... 14
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO DANH MỤC CHO
VAY TẠI NHTM ............................................................................................. 16
2.1. Cơ sở lý luận về quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM .................................. 16
2.1.1. Khái niệm về quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM .................................... 16
2.1.2. Các nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM ................................. 16
2.1.3. Nội dung quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM .......................................... 17
2.2. Cơ sở lý luận về quản lý rủi ro danh mục cho vay tại NHTM .................. 18
2.2.1. Khái niệm về quản lý rủi ro danh mục cho vay tại NHTM .................... 18
2.2.2. Nội dung quản lý rủi ro danh mục cho vay tại NHTM .......................... 18
2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý rủi ro danh mục cho vay tại
NHTM............................................................................................................... 19
ii
2.3.Kinh nghiệm quốc tế về quản lý rủi ro danh mục cho vay tại NHTM ....... 19
2.3.1. Kinh nghiệm của các NHTM Nhật Bản ................................................. 19
2.3.2.Kinh nghiệm của Ngân hàng phát triển KDB – Hàn Quốc ..................... 20
2.3.3. Kinh nghiệm của ngân hàng Bangkok Bank - Thái Lan ........................ 20
2.3.4. Kinh nghiệm của ngân hàng Citibank - Hoa Kì ..................................... 21
2.3.5. Bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam .................................... 22
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO DANH MỤC CHO VAY TẠI
CÁC NHTM VIỆT NAM ................................................................................ 24
3.1. Khái quát về các NHTM Việt Nam thuộc mẫu nghiên cứu ...................... 24
3.2. Thực trạng rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM Việt Nam ................. 24
3.2.1. Về tỷ lệ nợ xấu trên danh mục cho vay .................................................. 24
3.2.2. Về mức độ tổn thất trên danh mục cho vay ............................................ 24
3.2.3. Về mức độ tập trung tín dụng trên danh mục cho vay ........................... 24
3.3.Thực trạng quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM Việt Nam..... 25
3.3.1. Về cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro danh mục cho vay .............................. 25
3.3.2. Về nhận diện rủi ro danh mục cho vay ................................................... 25
3.3.3. Về đo lường rủi ro danh mục cho vay .................................................... 26
3.3.4. Về sử dụng các công cụ quản lý rủi ro danh mục cho vay ..................... 27
3.4. Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM Việt
Nam .................................................................................................................. 28
3.4.1. Các kết quả đạt được ............................................................................ 28
3.4.2. Các hạn chế và nguyên nhân .................................................................. 29
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ RỦI RO DANH MỤC
CHO VAY TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM ...................................................... 31
4.1. Định hướng quản lý rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam .................. 31
4.2. Giải pháp cho các NHTM Việt Nam nhằm hoàn thiện quản lý rủi ro danh
mục cho vay ..................................................................................................... 31
4.2.1. Về cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro danh mục cho vay .............................. 31
4.2.2. Về nhận diện rủi ro danh mục cho vay ................................................... 32
iii
4.2.3. Về đo lường rủi ro danh mục cho vay .................................................... 32
4.2.4. Về sử dụng các công cụ quản lý rủi ro danh mục cho vay..................... 34
4.3. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ......................................... 35
4.3.1. Nhóm kiến nghị cho NHNN với vai trò hỗ trợ, thúc đẩy việc áp dụng các
mô hình đo lường rủi ro tín dụng hiện đại tại các NHTM trong hệ thống ....... 35
4.3.2. Nhóm kiến nghị cho NHNN với tư cách là cơ quan quản lý, giám sát hoạt
động mua bán nợ .............................................................................................. 36
4.3.3. Nhóm kiến nghị cho NHNN với tư cách là đơn vị quản lý thị trường giao
dịch phái sinh tín dụng của các NHTM tại Việt Nam ...................................... 36
PHẦN KẾT LUẬN .......................................................................................... 38
iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Tóm tắt các nghiên cứu về phương pháp đo lường rủi ro danh mục cho
vay .................................................................................................................... 12
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Các nhóm nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng theo Basel 2 ......17
Sơ đồ 2.2: Nội dung quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM ................................... 17
Sơ đồ 2.3: Các bước lượng hoá rủi ro tín dụng tại ngân hàng KDB ............... 20
Sơ đồ 2.4: Cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro tín dụng tại Citibank Hoa Kì ............21
Biểu đồ 1: Cơ cấu mẫu nghiên cứu..................................................................... 4
Biểu đồ 4.1: Phân phối giá trị tổn thất của danh mục cho vay theo phương pháp
FIRB.................................................................................................................. 33
Biểu đồ 4.2: Phân phối giá trị tổn thất của danh mục cho vay theo phương pháp
Credit Metrics.................................................................................................... 34
v
PHẦN MỞ ĐẦU
1. TíNh cấp thiết của đề tài NghiêN cứu
Cho vay là hoạt động kinh doanh nòng cốt của hầu hết các NHTM, do vậy danh
mục cho vay là danh mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản và cũng là
danh mục tạo ra nguồn doanh thu lớn nhất cho ngân hàng. Ở khía cạnh khác, danh
mục cho vay cũng có nguy cơ đem đến mức rủi ro lớn nhất, ảnh hưởng tới mục
tiêu hoạt động an toàn và hiệu quả của NHTM. Trong hàng thập kỉ, để quản lý
rủi ro danh mục cho vay, các nhà quản trị ngân hàng đã tập trung phần lớn nỗ lực
của mình vào việc đưa ra các quyết định cho vay cẩn trọng và giám sát sau cho
vay kĩ lưỡng. Mặc dù các hành động kiểm soát này vẫn tiếp tục được duy trì ở
hiện tại, nhưng phân tích về các vấn đề tín dụng đã xảy ra đối với các NHTM
trong quá khứ1 cho thấy, các nội dung của quản lý rủi ro danh mục cho vay cần
phải được bổ sung thêm. Trước đây, các biện pháp quản lý rủi ro đối với danh
mục cho vay tập trung nhiều vào các chỉ báo về chất lượng khoản vay như tình
hình nợ quá hạn, nợ dưới chuẩn hay xu hướng biến đổi trong xếp hạng tín dụng.
Tuy vậy, các NHTM nhận thấy rằng các chỉ báo như trên là không đủ giúp họ có
các hành động kịp thời để đối phó với rủi ro tín dụng, đặc biệt khi đồng thời nền
kinh tế đang gia tăng các rủi ro hệ thống.
Như vậy, quản lý rủi ro danh mục cho vay hiệu quả vẫn cần bắt đầu với việc kiểm
soát chất lượng của từng khoản vay trong danh mục với các khâu quan trọng như
thẩm định khoản vay hay giám sát sau cho vay. Nhưng bên cạnh đó, việc phát
triển các phương pháp quản lý rủi ro mới trên nền tảng công nghệ và hệ thống
thông tin đa chiều đã và đang là một xu thế tại các NHTM trên thế giới. Thực tế
cho tới ngày nay, không nhiều các NHTM đã áp dụng được các phương pháp
quản lý rủi ro danh mục cho vay hiện đại như trên. Vì thế, sự cần thiết của việc
đưa ra các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm chuyên sâu về quản lý rủi ro danh
1 Ví dụ như rủi ro liên quan tới các danh mục cho vay ngành dầu khí, nông nghiệp và bất động
sản những năm 1980 tại các NHTM trên thế giới.
1
mục cho vay vẫn được đặt ra, nhất là trong bối cảnh hồ sơ rủi ro tín dụng của các
NHTM ngày càng phức tạp hơn và đòi hỏi nhiều hơn các công cụ để quản lý.
Tại Việt Nam, trước xu thế hội nhập cùng với thay đổi trong các quy định pháp
lý hướng tới một hệ thống NHTM an toàn, hiệu quả và tiệm cận với các chuẩn
mực quốc tế hiện đại về quản lý ngân hàng, các NHTM đã đạt được một số thành
công nhất định trong việc áp dụng các phương pháp và kĩ thuật mới vào quản lý
rủi ro tín dụng nói chung và quản lý rủi ro danh mục cho vay nói riêng. Tuy nhiên,
bởi nhiều lí do mà việc quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM Việt Nam
vẫn tồn tại một số hạn chế. Hệ luỵ về những lỗ hổng trong quản lý rủi ro danh
mục cho vay này là danh mục được cơ cấu kém, rủi ro tín dụng không được nhận
diện kịp thời, mức nợ xấu cao tại NHTM trong suốt giai đoạn từ cuối năm 2011
trở về sau... Như vậy tại các NHTM Việt Nam, vấn đề về quản lý rủi ro tín dụng
trên phạm vi danh mục cho vay vẫn cần tập trung nghiên cứu trên cả phương diện
lý thuyết và thực tiễn.
Vì thế, trong bối cảnh thực tiễn hiện tại thì việc nghiên cứu đề tài “Quản lý rủi ro
danh mục cho vay tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” có ý nghĩa thực tế
cao đối với các NHTM tại Việt Nam.
2. Mục tiêu Nghiên cứu của luận án
2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Luận án hướng tới mục tiêu tổng quát là nghiên cứu quản lý rủi ro danh mục cho
vay tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp và kiến
nghị hoàn thiện.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu tổng quát trên, luận án hướng tới bốn
mục tiêu cụ thể như sau:
Thứ nhất, hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý rủi ro danh mục cho vay tại
NHTM;
Thứ hai, nghiên cứu thực trạng quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM
Việt Nam, đồng thời so sánh năng lực thực hiện giữa các nhóm NHTM Việt Nam
2
từ đó đưa ra những đánh giá về kết quả và hạn chế trong quản lý rủi ro danh mục
cho vay;
Thứ ba, thực hiện mô phỏng đo lường rủi ro danh mục cho vay của NHTM bằng
phương pháp dựa theo xếp hạng tín dụng nội bộ cơ bản của Basel II (FIRB) và
phương pháp Credit Metrics;
Thứ tư, đề xuất các nhóm giải pháp và kiến nghị hoàn thiện quản lý rủi ro danh
mục cho vay tại các NHTM Việt Nam hướng tới các chuẩn mực quốc tế.
3. Đối tượng và phạm vi NghiêN cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là quản lý rủi ro danh mục cho vay tại ngân
hàng thương mại.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu về không gian: hoạt động quản lý rủi ro danh mục cho
vay của các ngân hàng thương mại Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: giai đoạn 2017-20192
4. Phương pháp nghiên cứu của luận án
Ba phương pháp nghiên cứu chính của luận án như sau:
Thứ nhất, về phương pháp khảo sát. Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu thực trạng
về các nội dung quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM Việt Nam và đưa
ra so sánh đối với các nhóm NHTM có trình độ quản lý rủi ro khác nhau, tác giả
sử dụng phương pháp khảo sát. Cụ thể, phương pháp khảo sát được thực hiện trên
mẫu nghiên cứu gồm 16 NHTM Việt Nam thuộc hai nhóm như sau:
2 Trong luận án, các khảo sát về thực trạng quản lý rủi ro danh mục cho vay của NHTM cho
kết quả đưa ra trong thời gian từ 1/1/2019 đến 31/12/2019, do vậy giai đoạn nghiên cứu này
phục vụ cho các thống kê mô tả trên dữ liệu thứ cấp về thực trạng rủi ro tín dụng và quản lý rủi
ro tín dụng trên danh mục cho vay của các NHTM thuộc mẫu nghiên cứu.
3
Nhóm 1 Nhóm 2
44%
56%
Biểu đồ 1: Cơ cấu mẫu nghiên cứu
Nguồn: Tác giả
Trong đó:
• Nhóm 1: bao gồm nhóm 093 ngân hàng được lựa chọn triển khai Basel II
theo quy định của NHNN là ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển (BIDV), ngân
hàng TMCP Công Thương (VietinBank), ngân hàng TMCP Ngoại Thương
(Vietcombank), ngân hàng TMCP Kĩ thương (Techcombank), ngân hàng TMCP
Á Châu (ACB), ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), ngân hàng
TMCP Quân Đội (MB), ngân hàng TMCP Hàng Hải (Maritime Bank) và ngân
hàng TMCP Quốc Tế (VIB).
• Nhóm 2: bao gồm 07 ngân hàng thương mại Việt Nam không nằm trong
nhóm 09 ngân hàng trên là ngân hàng TMCP Phát triển nhà Thành phố Hồ Chí
Minh (HD Bank), ngân hàng TMCP An bình (AB Bank), ngân hàng TMCP Bảo
Việt (Bao Viet bank), ngân hàng TMCP Đại Chúng (PVcomBank), ngân hàng
TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG bank), ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín
(Sacombank) và ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB).
Khảo sát gồm 22 vấn đề được đưa ra, hướng tới đối tượng trả lời là các cán bộ
làm việc tại các bộ phận liên quan tới nghiệp vụ quản lý rủi ro danh mục cho vay
3 Nhóm này ban đầu gồm 10 ngân hàng được lựa chọn thí điểm thực hiện Basel II, nhưng tính
tới 31/08/2018 Sacombank đã tạm dừng thực hiện.
4
tại các NHTM, trong khoảng thời gian từ 1/1/2019 đến 31/12/2019. Các đối tượng
được khảo sát tham gia trả lời các câu hỏi liên quan tới các mảng nội dung về
thực hiện quản lý rủi ro danh mục cho vay tại NHTM của mình. Hình thức phát
phiếu khảo sát và nhận phản hồi là qua thư điện tử.
Thứ hai, về phương pháp mô phỏng. Với mục tiêu thực hiện mô phỏng đo lường mức
độ rủi ro danh mục cho vay của các NHTM Việt Nam, luận án sử dụng hai phương
pháp được đưa ra ở lý thuyết bao gồm phương pháp dựa trên xếp hạng tín dụng nội
bộ cơ bản (FIRB) theo khuyến nghị của Basel II và phương pháp Credit Metrics để
mô phỏng đo lường rủi ro danh mục cho vay tại NHTM. Việc mô phỏng được thực
hiện trên danh mục cho vay với các giả định phù hợp với từng phương pháp, từ đó
đưa ra gợi ý cho việc vận dụng hai phương pháp đo lường rủi ro hiện đại trên trong
thực tế quản lý rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam.
Thứ ba, về phương pháp phỏng vấn chuyên gia. Để đưa ra các đánh giá thực trạng
và giải pháp hoàn thiện quản lý rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM Việt Nam,
tác giả dựa trên ý kiến của các chuyên gia được phỏng vấn trong quá trình thực
hiện khảo sát, kết hợp với tổng hợp kinh nghiệm quốc tế của các NHTM trên thế
giới, các chuẩn mực về quản lý rủi ro tín dụng theo khuyến nghị của Basel và các
đánh giá chủ quan của tác giả. Các vấn đề phỏng vấn chuyên gia được lồng ghép
trong bảng hỏi khảo sát được thực hiện trong luận án tại các câu hỏi số 5, 10, 11,
14, 16, 18, 20, 21, 22 với nội dung trả lời mở thể hiện quan điểm, kiến nghị chủ
quan hoặc đánh giá chủ quan dựa trên thang điểm gồm bốn mức từ 1 đến 4. Hai
hình thức phỏng vấn được thực hiện là phỏng vấn qua điện thoại và phỏng vấn
trực tiếp.
5. Những đóng góp mới của luận án
Thứ nhất, trong nội dung cơ sở lý luận về quản lý rủi ro danh mục cho vay tại
NHTM, luận án đã hệ thống hoá được các nhóm phương pháp và công cụ nhằm
nhận diện, đo lường và sử dụng để quản lý rủi ro danh mục cho vay. Để nhận diện
rủi ro danh mục cho vay, có hai nhóm phương pháp bao gồm: phương pháp báo
cáo tín dụng và cảnh báo sớm rủi ro tín dụng; và nhóm các phương pháp đánh giá
5