Tóm tắt Luận án Ứng dụng mô hình dự báo lạm phát trong điều hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam

Nền kinh tế Việt Nam từng trải qua thời kỳ lạm phát cao, diễn biến phức tạp và khó lường, điển hình là giai đoạn khủng hoảng tài chính châu Á (1997-1998), hậu gia nhập WTO (2004-2006) hay khủng hoảng tài chính toàn cầu (2007-2008). Lạm phát cao và kéo dài có thể gây ra nhiều bất lợi cho nền kinh tế, khiến niềm tin công chúng vào đồng nội tệ suy giảm bên cạnh việc tác động tới tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư. Thực trạng này đặt ra yêu cầu mới đối với hoạt động phân tích, dự báo và kiểm soát lạm phát của NHNN Việt Nam, sao cho việc thực thi CSTT đạt hiệu quả cao, từ đó ổn định được giá trị đồng nội tệ trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và trước nguy cơ bất ổn từ kinh tế thế giới. Mặt khác, theo Bùi Quốc Dũng (2014), việc xây dựng, vận hành và phát triển hiệu quả các lớp mô hình dự báo lạm phát cũng được xem là điều kiện tiên quyết để NHNN có thể áp dụng khuôn khổ CSTT lạm phát mục tiêu thực thụ trong tương lai.Với việc điểm qua một số tồn tại của công tác dự báo lạm phát trong hoạch định và điều hành CSTT, đồng thời nhận thấy hiện nay chưa có công trình nào đủ tầm bao quát về phát triển thực nghiệm mô hình dự báo lạm phát cho Việt Nam, việc triển khai đề tài luận án là hết sức cấp thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.

pdf30 trang | Chia sẻ: Việt Cường | Ngày: 11/04/2025 | Lượt xem: 15 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Ứng dụng mô hình dự báo lạm phát trong điều hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG -----------oOo----------- PHẠM ĐỨC ANH ỨNG DỤNG MÔ HÌNH DỰ BÁO LẠM PHÁT TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI, 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG -----------oOo----------- PHẠM ĐỨC ANH ỨNG DỤNG MÔ HÌNH DỰ BÁO LẠM PHÁT TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ NGÀNH: 9.34.02.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC TRUNG 2. PGS.TS. PHẠM THỊ HOÀNG ANH HÀ NỘI, 2020 i MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU .................................................................................................................. 1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................ 1 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 1 2.1. Sự phát triển các lý thuyết về lạm phát ..................................................................... 1 2.2. Các nhân tố tác động tới lạm phát ............................................................................. 2 2.3. Ứng dụng và phát triển mô hình dự báo lạm phát ..................................................... 2 3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 3 3.1. Mục tiêu chung .......................................................................................................... 3 3.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................................... 3 4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN .............................................................................. 3 4.1. Về mặt lý luận ........................................................................................................... 3 4.2. Về mặt thực tiễn ........................................................................................................ 4 5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................. 4 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................. 4 7. KẾT CẤU LUẬN ÁN .................................................................................................... 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN MÔ HÌNH DỰ BÁO LẠM PHÁT TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ....................................................................................................... 5 1.1. TỔNG QUAN VỀ LẠM PHÁT ................................................................................. 5 1.2. TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ............................................................ 5 1.3. TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH DỰ BÁO LẠM PHÁT TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ................................................................................................... 5 1.3.1. Tổng quan về dự báo lạm phát ............................................................................... 5 1.3.2. Tổng quan về mô hình dự báo lạm phát trong điều hành CSTT ............................ 6 1.3.3. Đánh giá chất lượng mô hình dự báo ..................................................................... 6 1.4. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH DỰ BÁO LẠM PHÁT TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ........................................................... 7 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MÔ HÌNH DỰ BÁO LẠM PHÁT TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM ............................................................ 8 2.1. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM ................................ 8 ii 2.2. THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHẰM KIỂM SOÁT LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM ........................................................................................... 9 2.3. THỰC TRẠNG MÔ HÌNH DỰ BÁO LẠM PHÁT TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM ................................................................... 10 2.3.1. Đặc trưng mô hình dự báo lạm phát tại NHNN Việt Nam ................................... 10 2.3.2. Dữ liệu cho mô hình dự báo ................................................................................. 10 2.3.3. Thực trạng sử dụng mô hình dự báo lạm phát tại NHNN Việt Nam ................... 10 2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ MÔ HÌNH DỰ BÁO LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM .. 11 2.4.1. Kết quả ................................................................................................................. 11 2.4.2. Tồn tại ................................................................................................................... 11 2.4.3. Nguyên nhân của tồn tại ....................................................................................... 12 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN MÔ HÌNH DỰ BÁO LẠM PHÁT TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM ............................................... 13 3.1. ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN MÔ HÌNH ARIMA ..................................................... 13 3.2. ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN MÔ HÌNH VECM ....................................................... 15 3.3. SO SÁNH, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH DỰ BÁO ................................... 20 CHƯƠNG 4: KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH VỀ VIỆC ỨNG DỤNG MÔ HÌNH DỰ BÁO LẠM PHÁT TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM 21 4.1. ĐỊNH HƯỚNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DỰ BÁO TẠI VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025 ........................................ 21 4.2. KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH HOÀN THIỆN MÔ HÌNH DỰ BÁO LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM ................................................................................................... 21 4.3. KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG MÔ HÌNH DỰ BÁO LẠM PHÁT TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM ..... 22 KẾT LUẬN CHUNG ........................................................................................................... 23 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ............................................ 25 1 LỜI GIỚI THIỆU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Nền kinh tế Việt Nam từng trải qua thời kỳ lạm phát cao, diễn biến phức tạp và khó lường, điển hình là giai đoạn khủng hoảng tài chính châu Á (1997-1998), hậu gia nhập WTO (2004-2006) hay khủng hoảng tài chính toàn cầu (2007-2008). Lạm phát cao và kéo dài có thể gây ra nhiều bất lợi cho nền kinh tế, khiến niềm tin công chúng vào đồng nội tệ suy giảm bên cạnh việc tác động tới tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư. Thực trạng này đặt ra yêu cầu mới đối với hoạt động phân tích, dự báo và kiểm soát lạm phát của NHNN Việt Nam, sao cho việc thực thi CSTT đạt hiệu quả cao, từ đó ổn định được giá trị đồng nội tệ trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và trước nguy cơ bất ổn từ kinh tế thế giới. Mặt khác, theo Bùi Quốc Dũng (2014), việc xây dựng, vận hành và phát triển hiệu quả các lớp mô hình dự báo lạm phát cũng được xem là điều kiện tiên quyết để NHNN có thể áp dụng khuôn khổ CSTT lạm phát mục tiêu thực thụ trong tương lai. Với việc điểm qua một số tồn tại của công tác dự báo lạm phát trong hoạch định và điều hành CSTT, đồng thời nhận thấy hiện nay chưa có công trình nào đủ tầm bao quát về phát triển thực nghiệm mô hình dự báo lạm phát cho Việt Nam, việc triển khai đề tài luận án là hết sức cấp thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Sự phát triển các lý thuyết về lạm phát Các lý thuyết về lạm phát được hình thành khá sớm và không ngừng được phát triển, hoàn thiện theo thời gian: Smith (1776) đề cập về “lạm phát” dựa trên phân biệt “giá thực” (khả năng mua) và “giá danh nghĩa” (chi phí bằng tiền) của hàng hóa; thuyết lượng tiền (Quantity Theory of Money) của Fisher (1911) mô tả quan hệ giữa lượng tiền và mức giá (PT = MV + M’V’); lý thuyết ưa chuộng thanh khoản của Keynes (1936) bác bỏ luận điểm của Fisher, cho rằng tăng cung tiền sẽ dẫn đến giá tăng thêm một lượng tương ứng; mô hình đường cong Phillips, dựa trên so sánh tốc độ tăng lương với tỷ lệ lạm phát ở Anh giai đoạn 1861 – 1957, chỉ ra rằng khi thị trường lao động bị thắt chặt và tỷ lệ thất nghiệp giảm, tiền lương có xu hướng tăng nhanh; sau đó, mô hình đường cong Phillips tiếp tục được hiệu chỉnh, cải tiến: Lucas (1972) bổ sung yếu tố kỳ vọng hợp lý; Fischer (1977) và Taylor (1979) bổ sung sự cứng nhắc về tiền lương danh nghĩa; Calvo (1983) mô hình hóa việc điều chỉnh giá ngẫu nhiên; Gali và Gertler (1999) bổ sung yếu tố chi phí lao động vào mô hình 2 dẫn tới sự ra đời của đường cong Phillips mới (New-Keynesian Phillips Curve - NKPC) với đặc trưng kỳ vọng (lạm phát được quyết định bởi các yếu tố kỳ vọng trong tương lai). Bên cạnh đó, tác giả đã tổng hợp một số quan điểm nổi bật về “lạm phát cơ bản”, theo đó hiểu một cách khái quát theo Eckstein (1981) và Quah và Vahey (1995): “Lạm phát cơ bản là thành phần tăng giá có tính xu hướng trong tổng cung mà mà không có tác động trung và dài hạn đến sản lượng”, đồng thời luận giải nguyên nhân hay các yếu tố tác động tới lạm phát thường xuất phát từ lý thuyết cầu kéo và chi phí đẩy. 2.2. Các nhân tố tác động tới lạm phát Qua khảo lược các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới, có thể tổng kết các nhân tố tác động đến lạm phát trong ngắn hạn gồm: sản lượng, cung tiền, chi phí lao động và yếu tố quốc tế (ví dụ: giá dầu thế giới, lãi suất FED); trong khi nhân tố tác động trong dài hạn gồm: sản lượng, cung tiền, lãi suất, tỷ giá, cán cân ngân sách, lạm phát kỳ vọng và yếu tố quốc tế. Các nhân tố này thể hiện quan hệ tương hỗ, tác động lẫn nhau một cách chặt chẽ. Tuy nhiên, với riêng trường hợp Việt Nam, hầu hết nghiên cứu trước mới chỉ tập trung vào các tác nhân từ phía cầu và biến giá dầu (giá gạo) thế giới để đại diện cho yếu tố từ phía cung. Trong khi đó, nhiều nhân tố quan trọng khác từ phía cung (ví dụ: chi phí lao động, chi phí sản xuất và các yếu tố cứng nhắc ) đang bị bỏ ngỏ. 2.3. Ứng dụng và phát triển mô hình dự báo lạm phát Luận án tiến hành khảo lược quá trình phát triển các lớp mô hình dự báo lạm phát phục vụ hoạch định vĩ mô tại các quốc gia, khởi đầu với mô hình đơn biến ARIMA được ứng dụng rộng rãi kể từ thập niên 1980; những năm đầu thế kỷ XXI chứng kiến sự phát triển đa dạng và mạnh mẽ của lớp mô hình đa biến (tiêu biểu là VAR và VECM). Việc lựa chọn biến số cho mô hình dự báo thường được dựa trên các lý thuyết lạm phát. Một số biện pháp phổ biến giúp nâng cao hiệu quả mô hình dự báo cũng đã được thảo luận. Từ quá trình tổng quan nghiên cứu, tác giả chỉ ra các khoảng trống nghiên cứu sau: Thứ nhất, đến nay, chưa có một nghiên cứu nào tổng kết một cách toàn diện khung lý thuyết về mô hình dự báo lạm phát trong điều hành CSTT. Thứ hai, khi áp dụng mô hình dự báo đơn biến, các nghiên cứu trước mới dừng lại ở việc sử dụng các thước đo giá cả có tính tổng hợp (ví dụ: CPI, PPI...) chứ chưa thể phân tách cụ thể từng nhóm hàng chủ chốt cấu thành CPI tổng thể. Kết quả dự báo thu được từ các nghiên cứu này vì vậy còn nặng tính phổ quát, kém tin cậy và thiếu chính xác. Thứ ba, chưa có nghiên cứu nào ở Việt Nam phát triển mô hình đa biến dự báo lạm phát xem xét đầy đủ nhân tố từ cả phía cung và phía cầu của lạm phát. 3 Thứ tư, dự báo lạm phát trong các nghiên cứu trước đây thường tập trung vào một số lớp mô hình nhất định, theo đó việc so sánh, đánh giá bao quát hiệu quả dự báo giữa các mô hình khác nhau, từ đó rút ra nhận xét còn khá hạn chế. 3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3.1. Mục tiêu chung Luận án hướng tới ứng dụng mô hình dự báo lạm phát phục vụ điều hành CSTT tại Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp, khuyến nghị nhằm thúc đẩy ứng dụng mô hình dự báo lạm phát trong điều hành CSTT. 3.2. Mục tiêu cụ thể Thứ nhất, trình bày cơ sở lý thuyết mô hình dự báo lạm phát trong điều hành CSTT. Thứ hai, nghiên cứu kinh nghiệm của NHTW các nước về ứng dụng mô hình dự báo lạm phát trong điều hành CSTT, từ đó rút ra bài học cho Việt Nam. Thứ ba, phân tích thực trạng lạm phát và điều hành CSTT nhằm kiểm soát lạm phát tại Việt Nam, tạo cơ sở để thiết lập mối quan hệ giữa các biến vĩ mô với lạm phát. Thứ tư, phân tích và đánh giá thực trạng phát ứng dụng mô hình dự báo lạm phát trong điều hành CSTT tại NHNN Việt Nam. Thứ năm, phát triển thực nghiệm mô hình dự báo lạm phát ngắn hạn và trung hạn trong điều hành CSTT cho Việt Nam, từ đó đánh giá chất lượng dự báo của các mô hình. Thứ sáu, đề xuất giải pháp, khuyến nghị nhằm thúc đẩy ứng dụng mô hình dự báo lạm phát trong điều hành CSTT tại Việt Nam đến năm 2025. 4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 4.1. Về mặt lý luận Thứ nhất, luận án trình bày và phân tích vai trò của CSTT trong việc kiểm soát lạm phát dựa trên xem xét ba cơ chế đặc trưng: chính sách cố định tỷ giá, chính sách hướng vào cung tiền và chính sách mục tiêu lạm phát. Thứ hai, luận án làm rõ khái niệm, mục tiêu của dự báo lạm phát, phân tích vai trò của nó trong điều hành CSTT và đề xuất quy trình dự báo với 8 bước. Tiếp theo đó, luận án đã giới thiệu lý thuyết nền về các lớp mô hình dự báo lạm phát đang được sử dụng phổ biến gồm ARIMA, VAR và VECM. Thứ ba, luận án phân tích kinh nghiệm của các NHTW trên thế giới về ứng dụng mô hình dự báo lạm phát trong điều hành CSTT, từ đó rút ra bài học cho Việt Nam. 4 4.2. Về mặt thực tiễn Thứ nhất, luận án phân tích toàn diện diễn biến lạm phát thực tế tại Việt Nam trong 20 năm (2000 – 2019), phân thành 3 giai đoạn lát cắt với đặc trưng riêng. Với từng lát cắt, luận án phân tích cụ thể cơ chế điều hành CSTT nhằm kiểm soát lạm phát và ổn định vĩ mô. Thứ hai, luận án phân tích toàn diện thực trạng phát triển mô hình dự báo lạm phát tại NHNN Việt Nam và ứng dụng chúng trong điều hành CSTT. Thứ ba, luận án phát triển thực nghiệm mô hình ARIMA và VECM dự báo lạm phát tại Việt Nam xuất phát từ lý thuyết lạm phát, quá trình khảo lược tài liệu, kết quả đánh giá thực trạng phát triển mô hình dự báo tại NHNN và thực tiễn vận hành nền kinh tế Việt Nam. Thứ tư, từ cấu trúc VECM được cải tiến, luận án dự báo diễn biến CPI dựa theo các kịch bản chi phối của đại dịch COVID-19 đối với biến ngoại sinh. Kết quả cho thấy Việt Nam có thể trải qua một cuộc giảm phát trong năm 2020. Thứ năm, luận án đề xuất giải pháp, khuyến nghị nhằm thúc đẩy ứng dụng mô hình dự báo lạm phát trong điều hành CSTT tại Việt Nam đến năm 2025. 5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: phát triển thực nghiệm mô hình dự báo lạm phát tháng/quý dựa trên phân tích quan hệ giữa biến số vĩ mô và CPI giai đoạn 2005-2019 tại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: 2000 – 2019; Với nghiên cứu định lượng: 1/2005 - 12/2019. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Kết hợp phương pháp định tính và định lượng: thống kê mô tả, phân tích và tổng hợp lý thuyết, mô hình hóa, tiên lượng dựa trên mô hình, phỏng vấn chuyên gia. 7. KẾT CẤU LUẬN ÁN Chương 1: Tổng quan mô hình dự báo lạm phát trong điều hành chính sách tiền tệ Chương 2: Thực trạng mô hình dự báo lạm phát trong điều hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam Chương 3: Đề xuất hoàn thiện mô hình dự báo lạm phát trong điều hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam Chương 4: Khuyến nghị chính sách về việc ứng dụng mô hình dự báo lạm phát trong điều hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam. 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN MÔ HÌNH DỰ BÁO LẠM PHÁT TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 1.1. TỔNG QUAN VỀ LẠM PHÁT Lạm phát là sự tăng lên liên tục và có thể xác định được của giá cả hàng hóa. Ngược với lạm phát là giảm phát (sự sụt giảm liên tục của giá cả) và thiểu phát (sự sụt giảm liên tục của tỷ lệ lạm phát, thường xảy ra trước mỗi thời kỳ giảm phát). Nguyên nhân gây ra lạm phát: (i) do gia tăng cung tiền; (ii) do chính sách thúc đẩy công ăn việc làm (thể hiện qua hai dạng: cầu kéo và chi phí đẩy); (iii) do thâm hụt ngân sách kéo dài; (iv) do biến động tỷ giá hối đoái. 1.2. TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CSTT là chính sách kinh tế vĩ mô được xây dựng và thực thi bởi NHTW nhằm tác động tới cung – cầu tiền tệ, đảm bảo mục tiêu ổn định giá cả và tăng trưởng kinh tế. Theo đó, có thể hoạch định CSTT theo hai hướng: mở rộng hoặc thắt chặt. Hệ thống mục tiêu và công cụ của CSTT: HỆ THỐNG CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Công cụ gián tiếp Công cụ trực tiếp Công cụ bổ trợ Công cụ khác MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG Dự trữ (R), dự trữ không vay (NBR), tiền cơ sở (MB) Lãi suất liên ngân hàng, lãi suất ngắn hạn MỤC TIÊU TRUNG GIAN Tổng tiền cung ứng (M1, M2, M3) Lãi suất ngắn hạn và dài hạn MỤC TIÊU CUỐI CÙNG Tăng trưởng kinh tế Ổn định giá cả Cải thiện việc làm Để kiềm chế lạm phát, có ba chiến lược CSTT được sử dụng chủ yếu: (i) chính sách cố định tỷ giá hối đoái; (ii) CSTT hướng vào cung tiền; (iii) chính sách mục tiêu lạm phát. 1.3. TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH DỰ BÁO LẠM PHÁT TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 1.3.1. Tổng quan về dự báo lạm phát Dự báo lạm phát là một quá trình tiên lượng gồm nhiều giai đoạn nhằm đưa ra kết quả dự báo đáng tin cậy về xu thế lạm phát trong tương lai, từ đó góp phần thúc đẩy hiệu quả điều hành chính sách, đảm bảo ổn định vĩ mô và tăng trưởng bền vững. 6 Vai trò của dự báo lạm phát trong điều hành CSTT: (i) cung cấp kết quả đầu vào để đảm bảo hoạch định CSTT thực hiện đúng chức năng “forward-looking”; (ii) cung cấp các góc nhìn về viễn cảnh diễn biến giá cả và triển vọng nền kinh tế, nhờ đó nhà hoạch định có thể đưa ra đối sách, điều chỉnh phù hợp để kiểm soát lạm phát; (iii) phối hợp linh hoạt với việc dự báo các mục tiêu trung gian khác của CSTT để tạo cơ sở thiết lập hệ thống chính sách hỗ trợ phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát. Bộ phận chịu trách nhiệm dự báo lạm phát: Vụ, Cục chuyên trách thuộc khối CSTT. Quy trình dự báo lạm phát: (1) Phân tích và đánh giá diễn biến CPI; (2) Lựa chọn lý thuyết cơ sở cho việc thiết lập mô hình; (3) Thu thập dữ liệu, thông tin đầu vào; (4) Xử lý dữ liệu đầu vào; (5) Xây dựng mô hình dự báo lạm phát; (6) Sử dụng mô hình để đưa ra kết quả dự báo; (7) Xây dựng kịch bản dự báo; (8) Theo dõi và hiệu chỉnh dự báo. 1.3.2. Tổng quan về mô hình dự báo lạm phát trong điều hành CSTT (1) Mô hình ARIMA: là mô hình chuỗi thời gian đơn biến được Box và Jenkins (2015) phát triển từ ý tưởng chuỗi thời gian, được giải thích bằng cách kết hợp các hành vi hiện tại và trong quá khứ với yếu tố ngẫu nhiên. Thực chất, ARIMA là sự tổng hợp của mô hình tự hồi quy AR, mô hình tích hợp (I) và mô hình trung bình trượt (MA). Chuỗi dữ liệu nghiên cứu bằng mô hình ARIMA phải có tính dừng. Việc áp dụng ARIMA không đòi hỏi am hiểu sâu sắc về lý thuyết kinh tế mà chỉ cần đảm bảo về chiều sâu dữ liệu. (2) Mô hình VAR: là một dạng tổng quát của mô hình tự hồi quy đơn chiều trong dự báo một tập hợp biến. VAR ước lượng phương trình của từng chuỗi biến theo độ trễ (p) và tất cả biến còn lại (vế phải mỗi phương trình gồm hằng số và các độ trễ của tất cả các biến trong hệ thống). VAR được sử dụng để dự báo trung hạn và đánh giá tác động truyền tải sốc. Việc áp dụng VAR không đòi hỏi sự am hiểu sâu sắc về lý thuyết kinh tế mà chỉ cần đáp ứng bề rộng dữ liệu ở mức vừa phải. Mô hình VAR(p) tổng quát có dạng: Yt = A1 Yt-1 + A2 Yt-2 + + Ap Yt-p + ut (3) Mô hình VECM: là một dạng VAR tổng quát, được sử dụng trong trường hợp chuỗi dữ liệu không dừng và tồn tại mối quan hệ đồng tích hợp giữa các biến trong dài hạn. Việc áp dụng VECM không đòi hỏi sự am hiểu sâu sắc về lý thuyết kinh tế mà chỉ cần đáp ứng bề rộng dữ liệu ở mức vừa phải. Dạng tổng quát mô hình VECM như sau: ΔXt = ΠXt-1 + Γ1ΔXt-1 + + Γp-1ΔXt-p+1 + Ut 1.3.3. Đánh giá chất lượng mô hình dự báo Để so sánh và đánh giá hiệu quả mô hình dự báo, có thể căn cứ vào các tiêu chuẩn thống kê: RMSE, MAE, MAPE và hệ số bất cân bằng Theil.
Tài liệu liên quan