Tóm tắt Luận văn Bi kịch tình yêu, hôn nhân trong tiểu thuyết của Lê Lựu

Văn học Việt Nam hiện đại phát triển qua nhiều giai đoạn. Mỗi giai đoạn để lại những thành tựu riêng. Văn học thời kì đổi mới, hòa trong công cuộc đổi mới đất nước, đã có những đổi mới về tư duy nghệ thuật, đạt được những thành tựu bước đầu. Trên con đường đổi mới văn học ấy, đặc biệt là đổi mới về đề tài, Lê Lựu là một trong những tác giả đặt chân đầu tiên và để lại những dấu ấn trong lòng người đọc. Thời xa vắng (1986) là tác phẩm gây tiếng vang đầu tiên, rồi sau đó là Chuyện làng Cuội (1991), Sóng ở đáy sông (1994), Hai nhà (2000), Đọc những tiểu thuyết ấy của Lê Lựu, qua giọng kể khi hài hước bông lơn, khi xót xa thương cảm, khi khắc khoải yêu thương, khi chìm sâu trong suy ngẫm, triết lý của nhà văn, người đọc không khỏi băn khoăn trước số phận con người, trước tình yêu, hôn nhân, hạnh phúc của con người. Văn học dân tộc kể từ khi đất nước hòa bình, độc lập đã có nhiều cách tân, từ những thay đổi tư duy nghệ thuật đến đổi mới quan niệm về hiện thực, về con người, về sáng tạo nghệ thuật. Từ nền văn học mang cảm hứng sử thi, văn học đã chuyển sự quan tâm chủ yếu sang vấn đề thời sự và đời tư, sự thức tỉnh ý thức cá nhân đã mở ra cho văn học nhiều đề tài và chủ đề mới mẻ. Thời kì này, văn học đã đi tới một quan niệm toàn vẹn sâu sắc về con người, về những suy nghĩ trăn trở trước cuộc sống. Con người vừa là xuất phát điểm, là đối tượng khám phá chủ yếu, vừa là cái đích cuối cùng của tác phẩm văn học. Con người trong văn học hôm nay khác với con người trong văn học trước đây, vì nó được nhìn ở nhiều vị thế, ở mối quan hệ đa chiều: con người với xã hội, con người với gia đình, và với chính mình, bên cạnh đó mặt trái của cơ chế thị trường với bao ngổn ngang, hỗn độn đã đẩy cuộc sống, số phận của con người đến trước những bi kịch không ai giống ai. Đây là những vấn đề cần nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc. Từ Đại hội lần thứ VI (1986) của Đảng, đất nước bước vào thời kì hội nhập, đổi mới và phát triển trên nhiều phương diện đời sống và xã hội. Điều này đòi hỏi người viết phải có cái nhìn mới, thỏa đáng hơn cho những vấn đề đang tồn tại và nảy sinh trong cuộc sống. Nhiều vấn đề của đời sống đã được các nhà văn lật lại, nhận thức lại. Với khả năng miêu tả hiện thực đời sống cả ở bề rộng lẫn bề sâu, “là mảnh đất lưu giữ bóng hìnhcuộc đời và con người” một cách hữu hiệu, không phải vô tình mà tiểu thuyết trở thành thể loại nổi bật được các nhà văn lựa chọn để thể hiện quan niệm và khả năng sáng tạo nghệ thuật của mình.

pdf15 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 603 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Bi kịch tình yêu, hôn nhân trong tiểu thuyết của Lê Lựu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- LÊ THU HÀ BI KỊCH TÌNH YÊU, HÔN NHÂN TRONG TIỂU THUYẾT CỦA LÊ LỰU LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LÍ LUẬN VĂN HỌC Hà Nội - 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- LÊ THU HÀ BI KỊCH TÌNH YÊU, HÔN NHÂN TRONG TIỂU THUYẾT CỦA LÊ LỰU Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lí luận văn học Mã số: 60220120 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS TRẦN KHÁNH THÀNH Hà Nội - 2016 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Trần Khánh Thành, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo, nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập. Tôi cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã dành sự ủng hộ, chia sẻ, giúp đỡ quý báu để tôi hoàn thành luận văn này. Luận văn của chúng tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô cùng các bạn học viên để công trình hoàn chỉnh hơn! Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 02 năm 2016 Học viên Lê Thu Hà MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn Mục lục 1 MỞ ĐẦU 3 1. Lí do chọn đề tài 3 2. Lịch sử vấn đề 4 3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 4. Phương pháp nghiên cứu 6 5. Cấu trúc của luận văn 6 NỘI DUNG Chương 1: Cảm hứng bi kịch trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới và hành trình sáng tác của Lê Lựu 7 1.1. Vài nét về tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới 7 1.2. Cảm hứng bi kịch trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới 15 1.3. Hành trình sáng tác và quan niệm nghệ thuật của Lê Lựu 20 Chương 2: Các sắc thái bi kịch tình yêu, hôn nhân trong tiểu thuyết của Lê Lựu 26 2.1. Bi kịch tình yêu 26 2.1.1. Bi kịch “yêu nhầm” 26 2.1.2. Bi kịch tình yêu không đoạn kết 27 2.1.3. Bi kịch tình yêu và nỗi tuyệt vọng 29 2.1.4. Bi kịch “tình yêu” thực dụng, toan tính 30 2.2. Bi kịch hôn nhân 40 2.2.1. Bi kịch hôn nhân không có tình yêu 40 2.2.2. Bi kịch hôn nhân “cọc cạch” 43 2.2.3. Bi kịch ngoại tình trong hôn nhân 45 Chương 3: Phương thức biểu hiện bi kịch tình yêu, hôn nhân trong tiểu thuyết của Lê Lựu 56 3.1. Tạo tình huống bi kịch 56 3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật 62 3.2.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình, hành động nhân vật 62 3.2.2. Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật 67 3.3. Ngôn ngữ, giọng điệu 74 3.3.1. Ngôn ngữ trần thuật 74 3.3.2. Giọng điệu trần thuật 78 KẾT LUẬN 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Văn học Việt Nam hiện đại phát triển qua nhiều giai đoạn. Mỗi giai đoạn để lại những thành tựu riêng. Văn học thời kì đổi mới, hòa trong công cuộc đổi mới đất nước, đã có những đổi mới về tư duy nghệ thuật, đạt được những thành tựu bước đầu. Trên con đường đổi mới văn học ấy, đặc biệt là đổi mới về đề tài, Lê Lựu là một trong những tác giả đặt chân đầu tiên và để lại những dấu ấn trong lòng người đọc. Thời xa vắng (1986) là tác phẩm gây tiếng vang đầu tiên, rồi sau đó là Chuyện làng Cuội (1991), Sóng ở đáy sông (1994), Hai nhà (2000), Đọc những tiểu thuyết ấy của Lê Lựu, qua giọng kể khi hài hước bông lơn, khi xót xa thương cảm, khi khắc khoải yêu thương, khi chìm sâu trong suy ngẫm, triết lý của nhà văn, người đọc không khỏi băn khoăn trước số phận con người, trước tình yêu, hôn nhân, hạnh phúc của con người. Văn học dân tộc kể từ khi đất nước hòa bình, độc lập đã có nhiều cách tân, từ những thay đổi tư duy nghệ thuật đến đổi mới quan niệm về hiện thực, về con người, về sáng tạo nghệ thuật. Từ nền văn học mang cảm hứng sử thi, văn học đã chuyển sự quan tâm chủ yếu sang vấn đề thời sự và đời tư, sự thức tỉnh ý thức cá nhân đã mở ra cho văn học nhiều đề tài và chủ đề mới mẻ. Thời kì này, văn học đã đi tới một quan niệm toàn vẹn sâu sắc về con người, về những suy nghĩ trăn trở trước cuộc sống. Con người vừa là xuất phát điểm, là đối tượng khám phá chủ yếu, vừa là cái đích cuối cùng của tác phẩm văn học. Con người trong văn học hôm nay khác với con người trong văn học trước đây, vì nó được nhìn ở nhiều vị thế, ở mối quan hệ đa chiều: con người với xã hội, con người với gia đình, và với chính mình, bên cạnh đó mặt trái của cơ chế thị trường với bao ngổn ngang, hỗn độn đã đẩy cuộc sống, số phận của con người đến trước những bi kịch không ai giống ai. Đây là những vấn đề cần nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc. Từ Đại hội lần thứ VI (1986) của Đảng, đất nước bước vào thời kì hội nhập, đổi mới và phát triển trên nhiều phương diện đời sống và xã hội. Điều này đòi hỏi người viết phải có cái nhìn mới, thỏa đáng hơn cho những vấn đề đang tồn tại và nảy sinh trong cuộc sống. Nhiều vấn đề của đời sống đã được các nhà văn lật lại, nhận thức lại. Với khả năng miêu tả hiện thực đời sống cả ở bề rộng lẫn bề sâu, “là mảnh đất lưu giữ bóng hình cuộc đời và con người” một cách hữu hiệu, không phải vô tình mà tiểu thuyết trở thành thể loại nổi bật được các nhà văn lựa chọn để thể hiện quan niệm và khả năng sáng tạo nghệ thuật của mình. Lê Lựu là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn học thời kì đổi mới. Ngay từ những sáng tác đầu tay, Lê Lựu đã được nhận xét là người đang tìm tòi và có nhiều đổi mới sáng tạo. Tác phẩm nào của nhà văn cũng tìm được những tính chất mới, những hướng khai thác vấn đề mới. Một vấn đề được Lê Lựu thể hiện sâu sắc trong nhiều tác phẩm của mình là bi kịch trong tình yêu và hôn nhân... Xuất phát từ ám ảnh về bi kịch tình yêu, hôn nhân của các nhân vật trong một số tiểu thuyết của Lê Lựu nên tôi muốn đi sâu tìm hiểu đề tài này. 2. Lịch sử vấn đề Nghiên cứu về Lê Lựu đã có không ít ý kiến nhận xét, đánh giá của các nhà văn, nhà phê bình văn học. Họ tìm đến với những tác phẩm và nhận thấy ở đấy những chiều kích khác nhau của cuộc sống. Qua những tác phẩm ấy, người đọc không chỉ hình dung được bộ mặt xã hội Việt Nam lúc bấy giờ mà còn cảm nhận một cách sâu sắc những chuyển biến tinh tế nhất của đời sống con người thời đại. Vì vậy, tác phẩm của nhà văn không rơi vào khoảng không im lặng, mà cùng với các cây bút văn xuôi lúc bấy giờ như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Lê Lựu đã làm cho đời sống văn học nước ta thêm phần sôi động. Từ một cây bút truyện ngắn, Lê Lựu bước sang địa hạt tiểu thuyết, khẳng định vị trí của mình trên văn đàn tiểu thuyết hiện đại. Lê Lựu được đặc biệt quan tâm với tiểu thuyết Thời xa vắng. Ngay từ khi Thời xa vắng ra đời, các nhà nghiên cứu văn học đã nhận thấy trong tác phẩm này có “cách nhìn hiện thực mới”. Giáo sư Phong Lê cho rằng: “Thời xa vắng là sự đón nhận trước cái yêu cầu nhìn thẳng vào sự thật và nhận thức lại lịch sử đề ra với Đại hội VI, cuối năm 1986”. Tác giả Nguyễn Hòa nhận thấy Thời xa vắng là sự “đi tìm lại những chân giá trị bị đánh mất, bị lãng quên, viên đại bác khoan thủng các tấm màn vô hình che giấu nhiều điều lâu nay chúng ta không rõ tới, quá khứ đâu chỉ là chiếc bánh ngọt ngào mà có cả vị đắng cay”. Tác giả Kim Hồng trong bài viết in trên Tạp chí Văn học số 5 năm 1988 cũng có nhận xét: “Thời xa vắng của Lê Lựu là một tác phẩm giàu năng lượng thật sự”. Nhà thơ Trần Đăng Khoa cảm nhận được Thời xa vắng là sự khái quát lịch sử “bằng số phận bi thảm của anh nông dân Giang Minh Sài”. Đánh giá về những sáng tác của nhà văn Lê Lựu, Trần Đăng Khoa cho rằng: “Lê Lựu biết cuốn hút người đọc bằng một thứ văn đọc không nhạt. Ngay ở những chuyện xoàng xoàng, người đọc vẫn thu lượm được một cái gì đó [...] nghĩa là đọc anh không bị lỗ trắng. Cũng bởi Lê Lựu là nhà văn không chấp nhận sự nhạt nhẽo, tầm thường. Ở bất kì tác phẩm nào dù lớn hay nhỏ Lê Lựu cũng có vấn đề gì đấy gửi gắm”. Trần Bảo Hưng cho rằng: “Thô mộc hồn nhiên và đầy ắp chất sống – ngay cả khi nghĩ ngợi triết lí cũng rất hồn nhiên, cũng là triết lí bật lên trực tiếp từ đời sống. Tất cả dường như đã trở thành phong cách, thành cá tính của Lê Lựu”. Tiếp tục khơi sâu vào đề tài gia đình, số phận con người, Lê Lựu viết Chuyện làng Cuội (1991), Sóng ở đáy sông (1994), Hai nhà (2000), Thời loạn (2010). Những tác phẩm này khi ra đời đã có hàng loạt bài nghiên cứu như: Tiểu thuyết đầu tiên của một cây bút viết truyện ngắn của Phong Vũ, Mỗi người phải chịu trách nhiệm về nhân cách của mình hay Hỏi chuyện tác giả, tìm hiểu tác phẩm (báo Văn nghệ tháng 12.1986). Chuyện phiếm với anh Sài của Hồng Vân, Nghĩ về Thời xa vắng của Thiếu Mai, Khuynh hướng triết lí trong tiểu thuyết – những tìm tòi và thể nghiệm của Nguyễn Hữu Sơn, Lê Lựu – Chân dung văn học của Trần Đăng Khoa, Tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới của Đỗ Hải Ninh, Tất cả những bài viết này được chính Lê Lựu tập hợp lại trong cuốn Tạp văn của mình. Nghiên cứu về Lê Lựu và các sáng tác của ông nói chung, tiểu thuyết Thời xa vắng, Chuyện làng Cuội, Sóng ở đáy sông, Hai nhà, Thời loạn nói riêng có nhiều bài viết đăng trên các báo, tạp chí. Tuy nhiên, các bài nghiên cứu hầu như tập trung xoay quanh tác phẩm Thời xa vắng hoặc là viết về từng tác phẩm cụ thể chứ chưa có bài nào hay một công trình nghiên cứu nào tìm hiểu về tiểu thuyết Lê Lựu một cách toàn diện. Bài viết Tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới của tác giả Đỗ Hải Ninh cũng đã nêu ra được những nét khái quát nhất về tiểu thuyết của Lê lựu thời kì đổi mới, tuy nhiên tác giả không đi vào phân tích cụ thể. Chưa có công trình nào nghiên cứu về bi kịch tình yêu và hôn nhân trong tiểu thuyết của Lê Lựu. 3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Dựa vào đặc điểm thể loại tiểu thuyết và các tác phẩm, trong đề tài này, tôi cố gắng tìm hiểu những chuyển biến về quan niệm con người trong văn học Việt Nam thời kì đổi mới, đi sâu tìm hiểu những bi kịch tình yêu và hôn nhân, nguyên nhân của bi kịch, tìm hiểu cách nhà văn xây dựng bi kịch trên những trang tiểu thuyết của nhà văn Lê Lựu. Đề tài sẽ không đi vào toàn bộ tác phẩm của ông mà chỉ tập trung vào một số tác phẩm thời kỳ đổi mới, đó là: Thời xa vắng (1986) , Chuyện làng Cuội (1991), Sóng ở đáy sông (1994), Hai nhà (2000), Thời loạn (2010). 4. Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài này, tôi sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau: - Phương pháp so sánh - Phương pháp loại hình - Phương pháp tiếp cận thi pháp học - Phương pháp tiểu sử 5. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận văn gồm các nội dung chính sau đây: Chương 1: Cảm hứng bi kịch trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới và hành trình sáng tác của Lê Lựu Chương 2: Các sắc thái bi kịch tình yêu, hôn nhân trong tiểu thuyết của Lê Lựu Chương 3: Phương thức biểu hiện bi kịch tình yêu, hôn nhân trong tiểu thuyết của Lê Lựu DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 2. M. Bakhtin (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cư tuyển chọn, dịch và giới thiệu), Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội. 3. M. Bakhtin (1993), Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki – Bản dịch của Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 4. Nguyễn Thị Bình (2003), Một vài nhận xét về quan niệm hiện thực trong văn xuôi nước ta từ sau năm 1975, Tạp chí Văn học (số 4), tr.57. 5. Nguyễn Minh Châu (1994), Tuyển tập truyện ngắn, Nxb Văn học, Hà Nội. 6. Lê Tất Cứ (2002), Lê Lựu và “Ranh giới”, Lê Lựu tạp văn, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 7. Trương Đăng Dung (1998), Từ văn bản đến tác phẩm văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 8. Đinh Trí Dũng (2005), Nhân vật tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng, Nxb Khoa học xã hội – Trung tâm văn hóa Đông Tây, Hà Nội. 9. Đặng Anh Đào (2006), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại (tái bản), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 10. Phan Cự Đệ (2000), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 11. Phan Cự Đệ (Chủ biên) (2005), Văn học Việt Nam thế kỉ XX, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 12. Hà Minh Đức (1994), Nhà văn nói về tác phẩm, Nxb Giáo duc, Hà Nội. 13. Hà Minh Đức chủ biên (1997), Lí luận văn học, Nxb Giáo duc, Hà Nội. 14. Hà Minh Đức (2001), Văn chương – tài năng và phong cách, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 15. Cynthia Freeland (2009), Thế mà là nghệ thuật ư? Một đề dẫn về lý thuyết nghệ thuật (Như Huy dịch, giới thiệu và chú thích), Nxb Tri thức, Hà Nội. 16. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1997), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 17. Đỗ Quang Hạnh (2002), Không có sách, chúng tôi làm ra sách. Chúng tôi làm thơ ghi lấy cuộc đời mình, Lê Lựu tạp văn, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 18. Nguyễn Văn Hạnh – Huỳnh Như Phương (1999), Lý luận văn học – vấn đề và suy nghĩ, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 19. Nguyễn Thu Hằng (2002), Hình tượng người nông dân và nhà văn đô thị, Lê Lựu tạp văn, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 20. V. Ph. Hê-ghen (1999), Mĩ học (Phan Ngọc dịch), tập 1, Nxb Văn học, Hà Nội. 21. Hoàng Ngọc Hiến (2002), Đọc “Thời xa vắng” của Lê Lựu, Lê Lựu tạp văn, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 22. Đỗ Đức Hiểu (2002), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 23. Hội nhà văn Việt Nam (1986), 40 năm văn học, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. 24. Dương Hướng (1990), Bến không chồng, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 25. Nguyễn Khải (1984), Văn học trong giai đoạn cách mạng mới, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. 26. Nguyễn Khải (1996), Truyện ngắn chọn lọc, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 27. Trần Đăng Khoa (1998), Chân dung và đối thoại, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 28. M.B. Khrapchenco (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học (Lê Sơn – Nguyễn Minh dịch), Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. 29. M.B. Khrapchenco (2002), Những vấn đề lí luận và phương pháp luận nghiên cứu văn học (Nhiều người dịch, Trần Đình Sử tuyển chọn và giới thiệu), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 30. Tôn Phương Lan (2002), Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 31. Lê Hồng Lâm (2002), Nhà văn Lê Lựu đi đến tận cùng tính cách nhân vật, Lê Lựu tạp văn, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 32. Phong Lê (Chủ biên) (1990), Văn học và hiện thực, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 33. Phong Lê (1994), Văn học và công cuộc đổi mới, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 34. Nguyễn Văn Long (2001), Văn học Việt Nam trong thời đại mới, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 35. Nguyễn Văn Long (2003), Tiếp cận và đánh giá văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 36. Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn (2006), Văn học Việt Nam sau 1975, những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 37. Lotman (2004), Cấu trúc văn bản nghệ thuật – Trần Ngọc Vương (chủ biên), Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Thu Thủy dịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 38. Lê Lựu (2001), Lê Lựu tự bạch, Kỷ yếu các nhà văn quân đội, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 39. Lê Lựu (2002), Bước đầu tập viết, Lê Lựu tạp văn, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 40. Lê Lựu (2002), Hỏi chuyện tác giả, tìm hiểu tác phẩm, Lê Lựu tạp văn, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 41. Lê Lựu (2002), Tôi viết “Sóng ở đáy sông”, Lê Lựu tạp văn, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 42. Lê Lựu (2002), Vài lời về tiểu thuyết mấy năm qua, Lê Lựu tạp văn, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 43. Lê Lựu (2002), Về “Thời xa vắng”, Lê Lựu tạp văn, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 44. Lê Lựu (2002), Vì sao tiểu thuyết mấy năm qua chưa hay, Lê Lựu tạp văn, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 45. Lê Lựu (2003), Chuyện làng Cuội, tiểu thuyết, Nxb Văn học, Hà Nội. 46. Lê Lựu (2003), Mở rừng (tái bản), Nxb Thanh niên, Hà Nội. 47. Lê Lựu (2004), Đại tá không biết đùa (tái bản), Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 48. Lê Lựu (2004), Sóng ở đáy sông, tiểu thuyết, Nxb Hải Phòng, Hải Phòng. 49. Lê Lựu (2006), Hai nhà, tiểu thuyết, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 50. Lê Lựu (2010), Thời loạn, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 51. Lê Lựu (2011), Thời xa vắng (tái bản), Nxb Thời đại, Hà Nội. 52. Phương Lựu (2002), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 53. Thiếu Mai (2002), Nghĩ về “Thời xa vắng” chưa xa, Lê Lựu tạp văn, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 54. Nguyễn Đăng Mạnh (2006) Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn (tái bản lần thứ 4), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 55. Nhiều tác giả (1999), Lý luận văn học (tái bản lần 5), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 56. Nhiều tác giả (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 57. Nhiều tác giả (1996), 50 năm văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 58. Nhiều tác giả (1997) , Văn học 1975-1985 Tác phẩm và dư luận, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 59. Nhiều tác giả (2002), Lê Lựu tạp văn, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 60. Nhiều tác giả (2004), Thời xa vắng Tiểu thuyết và phim, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 61. Bảo Ninh (2003, tái bản), Thân phận tình yêu, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 62. N. Pôxpêlôp (chủ biên) (1995) Dẫn luận nghiên cứu văn học (Trần Đình Sử dịch), Nxb Văn học, Hà Nội. 63. Bùi Việt Sĩ (2002), Văn chương cũng như vợ con, nhiều lúc chán lắm nhưng không bỏ được, Lê Lựu tạp văn, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 64. Nguyễn Hữu Sơn (2002), Một giờ với nhà văn Lê Lựu, Lê Lựu tạp văn, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 65. Trần Đình Sử, Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên) (2000), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 66. Trần Đình Sử (1996), Lý luận phê bình văn học, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 67. Trần Đình Sử (2005), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 68. Hồ Sĩ Tá (2002), Mẩu chuyện về đời viết văn của Lê Lựu, Lê Lựu tạp văn, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 69. Hồng Thái (2002), Tâm sự phim “Sóng ở đáy sông”, Lê Lựu tạp văn, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 70. Bùi Việt Thắng (1999), Những dấu hiệu đổi mới tiểu thuyết sau 1975, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 71. Bùi Việt Thắng (2001), Bàn về tiểu thuyết, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 72. Bùi Việt Thắng (2009), Tiểu thuyết đương đại, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 73. Ngô Thảo (2003), Về truyện ngắn Lê Lựu, Văn học về người lính, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 74. Nguyễn Ngọc Thiện (2002), Khuynh hướng triết lí trong tiểu thuyết – những tìm tòi và thể nghiệm, Lê Lựu tạp văn, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 75. Trần Hữu Tá (1989), Về vấn đề định hướng của văn học trong tình hình hiện nay, Tạp chí Văn học (số 5), tr. 26. 76. Bích Thu (1998), Sáng tác của Lê Lựu , Theo dòng văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 77. Đinh Quang Tốn (2002), Lê Lựu – “Thời xa vắng”, Lê Lựu tạp văn, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 78. Lê Ngọc Trà (1980), Tư tưởng lý luận của nhà văn và sáng tác văn học, Báo Văn nghệ (số 34), tr.88-89. 79. Lê Ngọc Trà (Chủ biên), Lâm Vinh, Huỳnh Như Phương (1994), Mỹ học đại cương, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 80. Lê Ngọc Trà (2002), Văn học Việt Nam những năm đầu đổi mới, Tạp chí Văn học (số 2), tr.18. 81. Phong Vũ (2002), Tiểu thuyết đầu tiên của một cây bút truyện ngắn (nhân đọc “Mở rừng” của Lê Lựu), Lê Lựu tạp văn, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
Tài liệu liên quan