Tóm tắt Luận văn Đạo đức và trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay

Trách nhiệm xãhộicủa doanh nghiệp đã trở thành yêucầubắt buộc đốivới doanh nghiệp trong quá trìnhhội nhập. Nhưng ởnước ta hiện nayvấn đề này còn khámớimẻ và ít được quan tâm đúng mứctừ các doanh nghiệp. Hàng loạt cácvụ việc vi phạm môi trường, vi phạm quyềnlợi lao động, xâm phạmlợi ích người tiêu dùng. đã và đang khiếncộng đồngmất lòng tin vào các doanh nghiệp. Nhữngnămgần đây, Việt Nam đãtạo ra những thành quả kinh tế ấn tượng,mọimặtcủa đờisống kinh tế -xã hộicó nhiều thay đổi sâusắc, toàn diện, songcũng đặt ra nhiều thách thức mớicho các doanh nghiệp. Những đòihỏitừ các công ty quốctế, các nhà nhập khẩu hàng hóa Việt Nam và người tiêu dùng đốivới các doanh nghiệp trong việc tuân thủ các chuẩnmực toàncầuvề an toàn lao động, chăm sócsức khỏe người lao động,bảovệ môi trường ngày càng giatăng. Luật chơi trong thờihội nhập đòihỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải tuân thủ cácvấn đề trênnếu không muốnrời khỏi “cuộc chơi”. Điều đó gắn liềnvới trách nhiệm xãhộicủa doanh nghiệp bởinó bao hàm toàn bộnhững khía cạnh trên.

pdf26 trang | Chia sẻ: truongthanhsp | Lượt xem: 1808 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Đạo đức và trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN TRƯỜNG THÀNH ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP Ở NƯỚC TA HIỆN NAY Chuyên ngành : Triết học Mã số : 60.22.80 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Đà Nẵng - Năm 2015 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.NGƯT. Lê Hữu Ái Phản biện 1: TS. Trần Hồng Lưu Phản biện 2: TS. Nguyễn Thế Tư Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 31 tháng 01 năm 2015. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã trở thành yêu cầu bắt buộc đối với doanh nghiệp trong quá trình hội nhập. Nhưng ở nước ta hiện nay vấn đề này còn khá mới mẻ và ít được quan tâm đúng mức từ các doanh nghiệp. Hàng loạt các vụ việc vi phạm môi trường, vi phạm quyền lợi lao động, xâm phạm lợi ích người tiêu dùng... đã và đang khiến cộng đồng mất lòng tin vào các doanh nghiệp. Những năm gần đây, Việt Nam đã tạo ra những thành quả kinh tế ấn tượng, mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội có nhiều thay đổi sâu sắc, toàn diện, song cũng đặt ra nhiều thách thức mới cho các doanh nghiệp. Những đòi hỏi từ các công ty quốc tế, các nhà nhập khẩu hàng hóa Việt Nam và người tiêu dùng đối với các doanh nghiệp trong việc tuân thủ các chuẩn mực toàn cầu về an toàn lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động, bảo vệ môi trường ngày càng gia tăng. Luật chơi trong thời hội nhập đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải tuân thủ các vấn đề trên nếu không muốn rời khỏi “cuộc chơi”. Điều đó gắn liền với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bởi nó bao hàm toàn bộ những khía cạnh trên. Nghiên cứu mới đây của Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cho thấy, đa phần các doanh nghiệp Việt Nam chưa hiểu đúng về trách nhiệm xã hội. Các doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa và ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội tới bản thân doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam. Theo thống kê của Viện này 2 thì mới chỉ có 36% doanh nghiệp được hỏi trả lời có bộ phận giám sát thực hiện trách nhiệm xã hội, khoảng 2% doanh nghiệp nói họ hiện đang là thành viên của nhóm thực hiện các tiêu chuẩn CS (tiêu chuẩn Việt Nam). Trong hai năm 2011 và 2012, 28% số doanh nghiệp chấp hành bảo vệ môi trường, 5% DN thừa nhận có đóng góp cho sự nghiệp chăm sóc y tế Đó là thực trạng buồn về trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Việt Nam. Năm 2009, Việt Nam đã trở thành một trong những nước đạt mức thu nhập trung bình và từng bước thoát nghèo, là thành viên của nhiều tổ chức trong khu vực và quốc tế và hiện đang đàm phán hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Sự hội nhập quốc tế một cách toàn diện và sâu rộng sẽ đem lại nhiều thách thức mới cho doanh nghiệp Việt Nam, nhất là trong bối cảnh ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tái cấu trúc và chuyển dịch nền kinh tế. Ở nước ta hiện nay có 97% trong tổng số doanh nghiệp là doanh nghiệp vừa và nhỏ, ở đó còn tồn tại nhiều hạn chế trong việc đảm bảo môi trường lao động, phúc lợi lao động cho người lao động và thực hiện những trách nhiệm cần thiết của doanh nghiệp đối với xã hội. Hiện nay, một số nhà lãnh đạo doanh nghiệp đã nhận ra tầm quan trọng của trách nhiệm xã hội đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, cũng như gia tăng lợi thế cạnh tranh của mình. Các doanh nghiệp đi đầu trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội một cách bài bản, có chiến lược tại Việt Nam đa phần là các doanh nghiệp đa quốc gia và một số doanh nghiệp lớn của Việt Nam. 3 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam có thể được coi là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững thông qua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên trong gia đình họ, theo cách có lợi cho doanh nghiệp, cũng như sự phát triển chung của xã hội, đó cũng chính là đạo đức của doanh nghiệp. Ý thức được vấn đề này, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là đòi hỏi khách quan và cấp thiết đối với các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay, vì thế chúng tôi chọn đề tài “Đạo đức và trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay” để làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở tìm hiểu đạo đức, đạo đức trong kinh doanh, từ thực trạng việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp, luận văn xây dựng các giải pháp nhằm phát huy một cách có hiệu quả trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững trong sản xuất, kinh doanh. - Nhiệm vụ nghiên cứu + Trình bày khái quát lý luận về đạo đức, trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp. + Phân tích thực trạng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. + Đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở nước ta hiện nay. 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các doanh nghiệp ở Việt Nam trong quá trình thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm xã hội của mình. - Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn ở việc xem xét quá trình thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; những phương pháp, cách thức của các công ty xây dựng các tiêu chuẩn, Bộ quy tắc ứng xử và phát triển trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. 4. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp để tổng hợp, so sánh, đánh giá thực tiễn. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên chuyên ngành triết học, phục vụ trong học tập và nghiên cứu môn Triết học, Triết học xã hội. Là tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý nhà nước tiếp tục nghiên cứu lựa chọn các giải pháp nhằm thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp ở Việt Nam 6. Bố cục đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm có ba chương (tám tiết). 7. Tổng quan tài liệu 5 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI 1.1. ĐẠO ĐỨC LÀ MỘT HÌNH THÁI Ý THỨC XÃ HỘI 1.1.1. Khái niệm đạo đức Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc thù, là sự phản ánh tồn tại xã hội, là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng như chính trị, pháp luật, tôn giáo, khoa học, nghệ thuật. Trong các xã hội có sự phân chia giai cấp, tư tưởng đạo đức mang tính giai cấp, mỗi giai cấp có đạo đức riêng của giai cấp mình, nó phản ánh các quan hệ thực tiễn làm cơ sở cho vị trí giai cấp của mình. Ngày nay, đạo đức được hiểu và định nghĩa như sau: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh cách đánh giá và ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi sức mạnh của truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội. 1.1.2. Vai trò của đạo đức Đạo đức có vai trò rất lớn trong đời sống xã hội, trong đời sống của con người, đạo đức là vấn đề thường xuyên được đặt ra và giải quyết nhằm đảm bảo cho cá nhân và cộng đồng tồn tại phát triển. Thứ nhất, đạo đức được xem là gốc rễ, là cội nguồn của mỗi con người. Thứ hai, đạo đức giúp con người đối xử với nhau theo đúng 6 chuẩn mực cần có. Thứ ba, đạo đức góp phần làm giàu tính người trong các quan hệ xã hội. Thứ tư, đạo đức giúp con người sống có trách nhiệm hơn với bản thân, gia đình và xã hội. Thứ năm, đạo đức sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội về mọi mặt. 1.1.3. Đạo đức kinh doanh Đạo đức trong kinh doanh là sự vận dụng, thực thi những giá trị, chuẩn mực khuôn mẫu, biểu tượng đạo đức của cộng đồng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. Về bản chất đạo đức kinh doanh là đạo đức nghề nghiệp được thể hiện trong một lĩnh vực hoạt động cụ thể: đó là lĩnh vực kinh doanh. Cho đến nay, đã có rất nhiều định nghĩa về đạo đức kinh doanh. Về cơ bản có hai xu hướng sau: Một là, những quan điểm cho rằng đạo đức cũng như trách nhiệm xã hội, nó không cần phải gắn với vấn đề kinh doanh của các doanh nghiệp. Hai là, các tư tưởng ủng hộ việc đưa đạo đức gắn kết với quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Họ cho rằng đây là việc cần thiết song lại chưa hoàn toàn nhất trí với nhau về nhiều khía cạnh như về phạm vi ứng dụng, nội dung của đạo đức kinh doanh Ở Việt Nam hiện nay, vấn đề đạo đức kinh doanh vẫn được xem là vấn đề còn khá mới mẻ. Trong các giáo trình giảng dạy về 7 đạo đức kinh doanh ở nước ta hiện nay đều đưa ra định nghĩa dưới dạng khái quát và đơn giản như sau: Đạo đức kinh doanh là những quy tắc được xã hội chấp nhận để phân định hành vi của chủ thể doanh nghiệp là đúng hay sai, là có đạo đức hay không có đạo đức để trên cơ sở đó nhằm điều chỉnh hành vi của các nhà kinh doanh. Theo định nghĩa này, thì đạo đức kinh doanh lại có nhiều điểm chung với sự tuân thủ luật pháp, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. 1.2. TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI 1.2.1. Những quan điểm chung về trách nhiệm xã hội Nếu như đạo đức kinh doanh xuất hiện rất sớm cùng song hành với ngành thương mại, thì thuật ngữ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp chính thức xuất hiện ngay từ những năm 1950 và mãi đến nửa sau thế kỷ XX, thuật ngữ trách nhiệm xã hội vẫn còn rất mới ở châu Âu. Vào những năm 1990 đã xuất hiện các thuật ngữ mới như: doanh nghiệp công dân (entreprise citoyenne), doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội (entreprise socialement responsable), doanh nghiệp có đạo đức (entreprise esthique) và sau đó là những quan điểm mang tính chất như một khái niệm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Với việc thuật ngữ “trách nhiệm xã hội” được sử dụng rộng rãi là điều kiện cho một cuộc tranh luận kéo dài giữa hai quan điểm ủng hộ và phản đối. Một là, những quan điểm đối lập 8 Hai là, những quan điểm đồng thuận Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, người ta thường sử dụng định nghĩa của Nhóm phát triển kinh tế tư nhân của Ngân hàng thế giới về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Theo đó, Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility – CSR) là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội. 1.2.2. Những biểu hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập toàn cầu hoá kinh tế hiện nay biểu hiện dưới những góc cạnh sau: + Trách nhiệm với thị trường + Bảo vệ môi trường. + Quan hệ tốt với người lao động. + Đóng góp cho với cộng đồng xã hội. Bên cạnh đó, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp còn được thể hiện cụ thể trên các yếu tố khác, các mặt như: + Bảo đảm lợi ích và sự oan toàn cho người tiêu dùng + Thực hiện tốt trách nhiệm với nhà cung cấp dịch vụ + Đảm bảo lợi ích cho các cổ đông 9 1.3. QUAN HỆ GIỮA ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI 1.3.1. Đạo đức là nhân tố chi phối trách nhiệm xã hội Trách nhiệm xã hội có thể được coi là một sự cam kết của doanh nghiệp hay cá nhân đối với xã hội; trong khi đó đạo đức kinh doanh đề cập đến những quy tắc ứng xử được cân nhắc kĩ lưỡng về mặt tổ chức của doanh nghiệp làm cơ sở cho việc ra quyết định trong quan hệ kinh doanh. Chính vì thế mà chúng ta không thể phân định được giữa đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội, cái nào giữ vai trò quan trọng hơn. Trên thực tế có thể nhận thấy rằng, đạo đức kinh doanh đã xâm nhập hầu hết vào các tầng bậc của trách nhiệm xã hội, từ kinh tế cho đến tính pháp lý, đạo đức và cả nghĩa vụ nhân văn. Đạo đức đã trở thành sức mạnh và là một nhân tố chi phối trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, rõ ràng nhất là đối với nghĩa vụ đạo đức và nghĩa vụ nhân văn. Đạo đức kinh doanh đóng vai trò chi phối trách nhiệm xã hội thông qua ý thức đạo đức, sự thôi thức của nội tâm vươn lên cái nhân văn, cái thiện. 1.3.2. Trách nhiệm xã hội là một biểu hiện của đạo đức Trách nhiệm xã hội là một biểu hiện của đạo đức kinh doanh, là việc hiện thực hóa các quy tắc, chuẩn mực của đạo đức kinh doanh thành những hành động thực tế, nhằm phát huy được nhiều nhất những tác động tích cực và giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong đánh giá đạo đức kinh doanh. 10 Khái niệm Đạo đức kinh doanh và Trách nhiệm xã hội có mối liên hệ rất mật thiết. Theo cách mô tả trên sơ đồ, đạo đức kinh doanh là cơ sở cho các quyết định, là “đầu vào” của quá trình lựa chọn hành động (hành vi xã hội) của doanh nghiệp; tác động xã hội mong muốn hàm chứa trong các trách nhiệm xã hội là mục tiêu của hành động, đó cũng chính là “đầu ra” của hoạt động. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 2 TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 2.1. TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN Thực hiện trách nhiệm xã hội là một yêu cầu tất yếu đối với những doanh nghiệp muốn xây dựng và giữ vững thương hiệu của mình trong giai đoạn phục hồi và tăng trưởng kinh tế, hội nhập kinh tế toàn cầu và cạnh tranh trên thương trường ngày càng khốc liệt. Ủy ban kinh tế thế giới về phát triển cho rằng: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một cam kết kinh doanh nhằm cư xử đạo đức và đóng góp cho sự phát triển kinh tế cùng với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động và gia đình của họ cũng như chất lượng cuộc sống của cộng đồng và xã hội nói chung. 2.1.1. Thực hiện trách nhiệm xã hội là điều kiện để phát triển bền vững Doanh nghiệp muốn phát triển bền vững nhất thiết phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường và các vấn đề khác như bình đẳng giới, oan toàn lao động, quyền lợi của người lao 11 động trong các nhà máy, công ty, các vấn đề trả lương công nhân, đào tạo phát triển nguồn nhân lực và đóng góp xã hội. 2.1.2. Thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ làm tăng lợi ích Thực hiện tốt trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đem lại rất nhiều lợi ích. Trách nhiệm xã hội có mối liên hệ tích cực đến lãi đầu tư, tài sản và mức tăng doanh thu. Trách nhiệm xã hội sẽ tạo ra cơ sở thành công cho tất cả các hoạt động kinh doanh quan trọng của tổ chức. Một mặt, trách nhiệm xã hội giúp các doanh nghiệp giảm thiểu chi phí sản xuất thông qua các phương pháp sản xuất an toàn, tiết kiệm. Ngoài ra, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội còn góp phần thu hút được lực lượng lao động giỏi và nâng cao vị thế của mỗi quốc gia trên trường quốc tế. 2.2. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm trách nhiệm của các thành 2.2.1. Trách nhiệm của các thành viên doanh nghiệp - Nghĩa vụ kinh tế Nghĩa vụ kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp quan tâm đến cách thức phân bổ trong hệ thống xã hội, các nguồn lực để làm ra sản phẩm và dịch vụ. Đối với người tiêu dùng và những người lao động, nghĩa vụ kinh tế của doanh nghiệp là cung cấp sản phẩm chất lượng và các sản phẩm dịch vụ, oan toàn thực phẩm, định giá, thông tin về sản phẩm, phân phối Nghĩa vụ kinh tế còn được thực hiện gián tiếp thông qua cạnh tranh. 12 - Nghĩa vụ pháp lý Về cơ bản, những nghĩa vụ pháp lý được quy định trong luật pháp phản ánh năm khía cạnh sau: Thứ nhất, luật thực hiện điều tiết sự cạnh tranh của các doanh nghiệp. Thứ hai, luật pháp sẽ bảo vệ người tiêu dùng. Thứ ba, luật pháp hướng đến việc bảo vệ môi trường. Thứ tư, luật pháp bảo đảm sự an toàn và bình đẳng. Thứ năm, luật pháp khuyến khích phát hiện và ngăn chặn các hành vi sai trái. - Nghĩa vụ đạo đức Nghĩa vụ đạo đức trong trách nhiệm xã hội liên quan đến những hành vi hay hành động được cộng đồng và xã hội mong đợi hay không mong đợi nhưng không được thể chế hóa thành luật. Nghĩa vụ đạo đức trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được thể hiện thông qua các tiêu chuẩn, chuẩn mực hay sự kỳ vọng phản ánh mối quan tâm của các đối tượng chủ yếu như người tiêu dùng, người lao động, đối tác, chủ sở hữu và cả cộng đồng xã hội - Nghĩa vụ nhân văn Nghĩa vụ nhân văn trong trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp đó là quá trình đóng góp của doanh nghiệp cho sự phát triển chung của cộng đồng và xã hội. 2.2.2. Trách nhiệm đối với người lao động Theo quy định của pháp luật, người sử dụng lao động có nghĩa vụ tạo một môi trường lao động an toàn, trả lương không thấp hơn 13 mức lương tối thiểu, đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động và thực hiện những quy định của pháp luật lao động. Ngược lại đối với người lao động, họ muốn được trả lương tương xứng với những gì họ cống hiến, được làm việc trong môi trường an toàn, được đối xử bình đẳng với những lao động khác và được thăng tiến. 2.2.3. Trách nhiệm đối với người tiêu dùng Xã hội, tức là người tiêu dùng, đòi hỏi doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ có chất lượng, an toàn và giá cả hợp lý. Doanh nghiệp phải nghiêm túc thực hiện việc đảm bảo chất lượng, độ an toàn của các hàng hóa, dịch vụ mà mình làm ra. Bên cạnh đó phải có trách nhiệm hướng dẫn sử dụng, cảnh báo những nguy cơ gặp phải khi sử dụng hàng hóa, dịch vụ của mình. 2.2.4. Trách nhiệm đối với xã hội và môi trường Doanh nghiệp không chỉ có trách nhiệm với người lao động, người tiêu dùng mà còn có trách nhiệm đối với xã hội mà ở đó doanh nghiệp hoạt động. Trách nhiệm này yêu cầu các doanh nghiệp đóng góp các nguồn lực cho xã hội, nhiều doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội thông qua việc đóng góp các quỹ xã hội, quỹ từ thiện, hỗ trợ chương trình xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn... Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường từ các hoạt động của mình, khắc phục ô nhiễm môi trường do hoạt động của mình gây ra, tuyên tryền, giáo dục, nâng 14 cao ý thức bảo vệ môi trường cho người lao động, nộp thuế, phí bảo vệ môi trường. 2.3. VÀI NÉT THỰC TRẠNG VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 2.3.1. Tình hình chung về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam Ở Việt Nam, vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp còn khá mới mẻ, nhưng bước đầu đã được một số bộ, ngành quan tâm, chú ý. Bằng chứng là, từ năm 2005, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Công thương cùng với các Hiệp hội Da giày, Dệt may trao giải thưởng “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hướng tới sự phát triển bền vững” nhằm tôn vinh các doanh nghệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập. Nhiều doanh nghiệp trong nước cũng đã nhận thấy rằng, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã trở thành một trong những yêu cầu không thể thiếu được đối với doanh nghiệp. Các doanh nghiệp trong nước đầu tiên tiếp cận với trách nhiệm xã hội là các công ty xuất nhập khẩu. Vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thâm nhập vào Việt Nam chủ yếu thông qua những hoạt động của các công ty đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam. Điển hình cho các công ty này như: chương trình “Tôi yêu Việt Nam” của công ty Honda Việt Nam, chương trình giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ em tại các tỉnh miền núi của công ty Unilever, chương trình đào tạo tin học Topic 64 của Microsoft, Qualcomm và HP, chương trình hỗ trợ phẫu thuật 15 dị tật tim bẩm sinh và ủng hộ nạn nhân vụ sập cầu Cần Thơ của VinaCapital, Samsung, chương trình khôi phục thị lực cho trẻ em nghèo của Western Union Một số