Tóm tắt Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng – Chi nhánh Thanh Hóa

Trong môi trường hoạt động nhiều thử thách, các ngân hàng phải gánh chịu rủi ro đáng kể để kiếm được lợi nhuận kỳ vọng. Một trong những hoạt động chủ yếu đem lại lợi nhuận và cũng như rủi ro lớn nhất đối với một ngân hàng đó là hoạt động tín dụng. Hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng là hai yếu tố song hành, không thế tách rời. Ngân hàng không thể loại bỏ hoàn toàn được rủi ro tín dụng trong hoạt động của mình mà chỉ có thể áp dụng các biện pháp để phòng ngừa hoặc giảm thiểu thiệt hại tối đa mà rủi ro tín dụng có thể mang lại. Đứng trên quan điểm quản trị toàn bộ hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng, một tỷ lệ tổn thất dự kiến đối với hoạt động tín dụng phải luôn được xác định trong chiến lược hoạt động chung. Khi ngân hàng kinh doanh với mức tổn thất thấp hơn hoặc bằng mức tỷ lệ tổn thất dự kiến thì đó là sự thành công trong lĩnh vực quản trị rủi ro. Việc nâng cao chất lượng quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng là vấn đề mà các NHTM, các cơ quan quản lý luôn quan tâm và chú trọng để xây dựng các biện pháp phù hợp. Xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng hoàn thiện mang tính chất then chốt trong sự tồn tại của một ngân hàng thương mại. Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng là một trong những ngân hàng TMCP uy tín, tình hình kiểm soát tín dụng trong thời gian qua cũng được xem là khá tốt; công tác quản trị rủi ro tín dụng luôn luôn được coi trọng. Ðặc biệt tại Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng – Chi nhánh Thanh Hóa công tác quản trị rủi ro tín dụng đã bắt đầu được quan tâm chặt chẽ cùng với sự phát triển cả quy mô tín dụng. Tuy nhiên, công tác quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh vẫn chưa hoàn toàn đạt được những thành công mong muốn. Do vậy, nợ xấu đang có xu hướng tăng lên qua các năm, năm 2011 tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là 0,32%, năm 2012 là 1,35% (tăng 1,03%), năm 2013 khá cao là 1,73% (tăng 0,38% so với năm 2012) và tính đến năm 2014 tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh đang là 1,54%. Cho nên việc nâng cao hơn nữa chất lượng của công tác quản trị rủi ro tíndụng tại chi nhánh và phù hợp với điều kiện Việt Nam là một việc làm cấp bách hơn bao giờ hết. Chính vì thế, Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng – Chi nhánh Thanh Hóa phải tự mình hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tín dụng nhằm duy trì hoạt động một cách hiệu quả và bền vững, vượt qua những thử thách mà nền kinh tế hội nhập đã đang và sẽ đem lại.

pdf9 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 702 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng – Chi nhánh Thanh Hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận văn Trong môi trường hoạt động nhiều thử thách, các ngân hàng phải gánh chịu rủi ro đáng kể để kiếm được lợi nhuận kỳ vọng. Một trong những hoạt động chủ yếu đem lại lợi nhuận và cũng như rủi ro lớn nhất đối với một ngân hàng đó là hoạt động tín dụng. Hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng là hai yếu tố song hành, không thế tách rời. Ngân hàng không thể loại bỏ hoàn toàn được rủi ro tín dụng trong hoạt động của mình mà chỉ có thể áp dụng các biện pháp để phòng ngừa hoặc giảm thiểu thiệt hại tối đa mà rủi ro tín dụng có thể mang lại. Đứng trên quan điểm quản trị toàn bộ hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng, một tỷ lệ tổn thất dự kiến đối với hoạt động tín dụng phải luôn được xác định trong chiến lược hoạt động chung. Khi ngân hàng kinh doanh với mức tổn thất thấp hơn hoặc bằng mức tỷ lệ tổn thất dự kiến thì đó là sự thành công trong lĩnh vực quản trị rủi ro. Việc nâng cao chất lượng quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng là vấn đề mà các NHTM, các cơ quan quản lý luôn quan tâm và chú trọng để xây dựng các biện pháp phù hợp. Xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng hoàn thiện mang tính chất then chốt trong sự tồn tại của một ngân hàng thương mại. Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng là một trong những ngân hàng TMCP uy tín, tình hình kiểm soát tín dụng trong thời gian qua cũng được xem là khá tốt; công tác quản trị rủi ro tín dụng luôn luôn được coi trọng. Ðặc biệt tại Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng – Chi nhánh Thanh Hóa công tác quản trị rủi ro tín dụng đã bắt đầu được quan tâm chặt chẽ cùng với sự phát triển cả quy mô tín dụng. Tuy nhiên, công tác quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh vẫn chưa hoàn toàn đạt được những thành công mong muốn. Do vậy, nợ xấu đang có xu hướng tăng lên qua các năm, năm 2011 tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là 0,32%, năm 2012 là 1,35% (tăng 1,03%), năm 2013 khá cao là 1,73% (tăng 0,38% so với năm 2012) và tính đến năm 2014 tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh đang là 1,54%. Cho nên việc nâng cao hơn nữa chất lượng của công tác quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh và phù hợp với điều kiện Việt Nam là một việc làm cấp bách hơn bao giờ hết. Chính vì thế, Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng – Chi nhánh Thanh Hóa phải tự mình hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tín dụng nhằm duy trì hoạt động một cách hiệu quả và bền vững, vượt qua những thử thách mà nền kinh tế hội nhập đã đang và sẽ đem lại. Do vậy, tôi đã chọn “Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng – Chi nhánh Thanh Hóa” để làm đề tài cho luận văn của mình. 2. Kết cấu bài luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được chia làm 3 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan về chất lượng quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng – Chi nhánh Thanh Hóa. Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng – Chi nhánh Thanh Hóa CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƢỢNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại 1.1.1. Khái niệm về quản trị rủi ro tín dụng Theo giáo trình Ngân hàng thương mại, 2014, NXB Kinh tế quốc dân, quản trị rủi ro tín dụng là một hệ thống các hoạt động hoàn chỉnh qua đó ngân hàng xác định, đánh giá và kiểm soát rủi ro khi cấp tín dụng cũng như lợi nhuận có thể thu được, từ đó đưa ra các quyết định nhằm đảm bảo lợi ích tối đa cho mình. Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng có thể được xem xét trên cơ sở một khoản tín dụng và một danh mục tín dụng. 1.2. Chất lƣợng quản trị rủi ro tín dụng 1.2.1. Quan niệm về chất lượng quản trị rủi ro tín dụng Chất lượng quản trị rủi ro tín dụng chính là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh mức độ hoàn thành quá trình nhận diện, đo lường, đánh giá, xử lý, kiểm soát và báo cáo rủi ro tín dụng nhằm tối đa hóa lợi nhuận trong phạm vi mức độ rủi ro tín dụng chấp nhận được. Trong phạm vi bài luận văn, chất lượng quản trị rủi ro tín dụng là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh mức độ hoàn thành quá trình nhận diện, đo lường và xử lý tổn thất nhằm tối đa hóa lợi nhuận trong phạm vu mức độ rủi ro tín dụng chấp nhận được. 1.2.2. Các biện pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng trong NHTM a. Duy trì quan hệ thường xuyên với khách hàng để thu thập thông tin đầy đủ và chính xác nhằm nhận diện dấu hiệu và tần suất các biến cố.. - Đối với khách hàng cá nhân - Đối với khách hàng doanh nghiệp: b. Cải thiện hệ thống cơ sở vật chất để chấm điểm chính xác khách hàng. c. Cải thiện hệ thống kiểm soát dụngnội bộ để đảm bảo tuân thủ quy trình tín dụng. CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƢỢNG - CHI NHÁNH THANH HÓA 2.1. Giới thiệu về ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vƣợng – chi nhánh Thanh Hóa Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng (tiền thân là Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam) được thành lập ngày 12/8/1993 theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, vốn góp cổ phần do các cổ đông có uy tín đóng góp, là một trong số các ngân hàng thương mại cổ phần lớn có hoạt động kinh doanh lành mạnh và hiệu quả. Trụ sở chính của ngân hàng được đặt tại số 8 Lê Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nôi, nay chuyển về 72 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội 2.2. Thực trạng chất lƣợng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam thịnh vƣợng – chi nhánh Thanh Hóa 2.2.1. Nội dung về quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng – Chi nhánh Thanh Hóa. 2.2.1.1. Nhận diện rủi ro tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng đã áp dụng các chính sách tín dụng một cách triệt để để chọn lựa khách hàng và nhận diện rủi ro tín dụng. Hiện nay ngân hàng đã có bộ phận chuyên trách nghiên cứu, lựa chọn và tìm kiếm khách hàng để phù hợp với thị trường tài chính Thanh Hóa như sau: - Khách hàng mục tiêu. - Thị trường mục tiêu. - Ngành nghề kinh doanh. - Nguyên tắc chung chính sách QTRRTD. - Tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo. - Sản phẩm tín dụng. - Kỳ hạn và loại tiền, quy mô khoản vay, kênh phân phối. 2.2.1.2. Xử lý rủi ro  Đòi nợ Trước hết, VP Bank chi nhánh Thanh Hóa đã tự thực hiện bằng năng lực của mình thông qua việc thành lập ban chỉ đạo nợ xấu để đẩy mạnh công tác xử lý thu hồi nợ. Đối với nợ nhóm 5, biện pháp xử lý chủ yếu là bằng quỹ DPRR, tận thu nợ, bán phát mại tài sản, khởi kiện Đối với nợ nhóm 3 và nợ nhóm 4 thì biện pháp xử lý chủ yếu là tự thu nợ, cơ cấu lại các khoản nợ đủ điều kiện theo quy định của ngân hàng, bán phát mại tài sản, khởi kiện. Ngoài ra, chi nhánh cũng có thể chuyển toàn bộ nợ xấu sang một công ty chuyên trách tiếp nhận và xử lý nợ xấu. Đối với các khoản nợ xấu không xử lý được, ngân hàng không chuyển giao cho công ty mua bán nợ thì nhà nước cần có cơ chế để ngân hàng có thể chủ động áp dụng cơ cấu lại tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Còn đối với các khoản nợ cho vay chính sách, chỉ định, theo kế hoạch nhà nước, nợ đã được Chính phủ cho phép khoanh, giãn nhưng khách hàng chưa trả được thì chuyển sang ngân hàng chính sách xã hội hoặc công ty mua bán nợ của bộ tài chính (DATC: Debt and Asset Trading Corporation) để thu hồi xử lý bằng nguồn ngân sách.  Trích và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng Ngay khi có dấu hiệu xảy ra tổn thất, ngân hàng trích lập dự phòng theo mức độ nghiêm trọng của khả năng xảy ra rủi ro để có nguồn bù đắp tổn thất trong tương lai mà không làm ảnh hưởng đến vốn của ngân hàng. Căn cứ vào kết quả của hoạt động đo lường rủi ro, ngân hàng chia danh mục tín dụng thành các nhóm và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo tỷ lệ phù hợp với từng nhóm. Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ban hành ngày 21/01/2013 về phân loại, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng đối với các khoản nợ, bao gồm tài sản có phân loại nợ, các khoản nợ của ngân hàng. 2.2.2. Kết quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng – Chi nhánh Thanh Hóa a. Duy trì nợ xấu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm tăng nhưng đều thấp hơn theo quy định của ngân hàng nhà nước cho phép, tuy nhiên vẫn ở mức khá cao. Tỉ lệ nợ nhóm 1, nhóm nợ đủ tiêu chuẩn giảm qua các năm cụ thể như sau. Năm 2011, nợ nhóm 1 chiếm 98,98% tương đương 273,28 tỷ đồng, sang năm 2012, nợ nhóm 1 là chiếm 98,25% tương đương với 379,64 tỷ đồng. Con số này năm 2013 là 509,72 tỷ đồng, chiếm khoảng 97,76% dư nợ. Và đến năm 2014 vừa qua, tỷ lệ nợ nhóm 1 là 98,03% (khoảng 514,66 tỷ đồng). Các nhóm nợ khác cũng có xu hướng tăng qua các năm về cả tỷ lệ và số lượng. Điều này một phần là vì dư nợ tín dụng của chi nhánh tăng theo chính sách cho vay theo hướng mở rộng của chi nhánh. Tỷ lệ các nhóm nợ quá hạn đang có xu hướng tăng lên do tình hình kinh tế của thị trường đang trong tình trạng khó khăn, ảnh hưởng đến tình hình tài chính của khách hàng. Do đó chi nhánh có những chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp chậm, thuộc nhóm nợ 2, 3, 4 để họ có thể kịp thời trả nợ, đồng thời đôn đốc việc thu lại những khoản nợ xấu để giảm tỷ lệ nợ xấu cũng như nợ quá hạn xuống dưới mức thấp hơn nữa. b. Dự phòng rủi ro tín dụng đủ để bù đắp tổn thất Ngay khi có dấu hiệu xảy ra tổn thất, ngân hàng trích lập dự phòng theo quy định của ngân hàng nhà nước để có nguồn bù đắp tổn thất trong tương lai mà không làm ảnh hưởng đến vốn của ngân hàng. c. Tài sản đảm bảo đủ để bù đắp tổn thất Nợ nhóm 5 biến động hoàn toàn không theo xu hướng nào. Đây là yếu tố khách quan, do chính khách hàng và năng lực tài chính của khách hàng gây ra. Tuy nhiên, có thể thấy được, giá trị TSĐB đối với nợ nhóm 5 này tăng dần qua các năm. Ngân hàng gần như là kiểm soát được tình trạng bù đắp tổn thất cho vay của mình. d. Tuân thủ quy trình tín dụng Để đảm bảo việc QTRRTD diễn ra thống nhất, khoa học, tạo cơ chế giám sát hiệu quả, hạn chế, phòng ngừa rủi ro Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng thực hiện các tương đối chặt chẽ, được thực hiện các bước sàng lọc rủi ro thông qua các bước cơ bản. 2.3. Phân tích và đánh giá các biện pháp nâng cao chất lƣợng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Việt Nam thịnh vƣợng chi nhánh Thanh Hóa. a. Duy trì quan hệ thường xuyên với khách hàng để thu thập thông tin đầy đủ và chính xác nhằm nhận diện dấu hiệu và tần suất các biến cố.  Đối với khách hàng cá nhân  Đối với khách hàng doanh nghiệp: - Công tác phân loại khách hàng và phân loại nợ theo quy định của ngân hàng nhà nước được quan tâm thực hiện nghiêm túc. - Công tác thẩm định rủi ro tín dụng độc lập được tăng cường và củng cố b. Cải thiện cơ sở vật chất để chấm điểm chính xác khách hàng c. Cải thiện hệ thống kiểm soát nội bộ để đảm bảo tuân thủ quy trình tín dụng Những nguyên nhân dẫn tới hạn chế trong quá trình quản trị rủi ro tín dụng của VP Bank chi nhánh Thanh Hóa Nguyên nhân khách quan - Về môi trường pháp lý - Về môi trường kinh tế - Về môi trường tự nhiên Nguyên nhân chủ quan - Cơ sở vật chất còn hạn chế - Hạn chế trong chấm điểm/ xếp hạng khách hàng: - Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một số nhân viên ngân hàng còn hạn chế CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƢỢNG – CHI NHÁNH THANH HÓA 3.1. ĐỊNH HƢỚNG CHUNG CỦA TOÀN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƢỢNG – CHI NHÁNH THANH HÓA 3.1.1. Những cơ hội và thách thức đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng – Chi nhánh Thanh Hóa 3.1.2 Định hướng phát triển kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng 3.1.2.1. Định hướng chung 3.1.2.2. Định hướng phát triển tín dụng 3.1.3. Định hướng hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng – Chi nhánh Thanh Hóa 3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƢỢNG – CHI NHÁNH THANH HÓA 3.2.1. Nâng cao chất lượng thẩm định và thực hiện quy trình cho vay chặt chẽ Ngân hàng cần phải thực hiện phân tích và thẩm định chính xác rủi ro tổng thể của khách hàng thông qua việc xác định giới hạn tín dụng theo định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm. 3.2.2. Hạn chế quan trọng hóa tài sản đảm bảo, quan tâm hơn về công tác quản lý dòng tiền của khách hàng Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng sớm có những quy định cụ thể về việc xử phạt đối với trường hợp định giá TSĐB quá cao so với giá thị trường (không có cơ sở định giá) của các ngân hàng. 3.2.3. Nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát khoản vay Để phòng ngừa rủi ro tín dụng xảy ra, đề nghị các cán bộ tín dụng phải thực hiện công việc kiểm tra giám sát khoản vay một cách chặt chẽ và thường xuyên 3.2 .4. Nâng cao năng lực của bộ phận kiểm soát nội bộ\ Ngân hàng cần phải quan tâm hơn nữa việc đào tạo chuyên môn cũng như bố trí cán bộ làm công tác kiểm soát nội bộ, để các cán bộ này có đủ khả năng và trình độ nhận biết, phát hiện ra những sai phạm cũng như những thiếu sót trong hồ sơ tín dụng của phòng tín dụng, từ đó có những biện pháp phòng ngừa và xử lý kịp thời nhằm hạn chế tối đa sự thiệt hại về vốn cho ngân hàng. 3.2.5. Tăng cường xử lý nợ xấu Ngân hàng cần thiết phải phân tích nguên nhân dẫn đến nợ xấu của khách hàng để từ đó có những biện pháp tháo gỡ phù hợp. 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 3.3.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Đề xuất ngân hàng Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng khi tuyển dụng nhân sự cũng như khi bố trí nhân sự cho phòng kiểm toán nội bộ, cần phải chọn người được đào tạo đúng chuyên ngành, nắm vững quy chế, quy trình tác nghiệp để tiến tới chuyên nghiệp hóa trong kiểm tra, giám sát... 3.3.2. Đầu tư hệ thống hiện đại hóa công nghệ ngân hàng Ngân hàng cần phải cố gắng và chú trọng hơn nữa đến việc đầu tư, hiện đại hóa công nghệ thiết bị ngân hàng KẾT LUẬN Luận văn trình bày bản chất đặc điểm của rủi ro tín dụng và thiệt hại mà rủi ro tín dụng gây ra đối với ngân hàng, doanh nghiệp và nền kinh tế. Phân tích các nguyên nhân có thể dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng và các giải pháp mà các NHTM có thể áp dụng để phân tán và hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay. Trên cơ sở lý luận, luận văn đi sâu vào phân tích chất lượng QTRRTD tại Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng – Chi nhánh Thanh Hóa trong giai đoạn 2011 – 2014 và đưa ra được những thành công cũng như những tồn tại của chi nhánh trong hoạt động đó. Từ đó nêu ra các nguyên nhân chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến chát lượng QTRRTD của chi nhánh. Từ thực tế tình hình QTRRTD tại Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng – Chi nhánh Thanh Hóa thì luận văn đã trình bày được các định hướng của ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng cũng như của chi nhánh Thanh Hóa trong hoạt động tín dụng. Đồng thời, luận văn cũng nêu ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng và các kiến nghị cho các cơ quan chức năng có liên quan. Hiện tại, vấn đề quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam còn rất phức tạp, và hơn nữa, bản thân người viết còn hạn chế bởi các yếu tố như thời gian, trình độ... nên luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết. Rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô và bạn đọc để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!
Tài liệu liên quan