Đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) đóng vai trò quan trọng trong
tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước nhằm tăng cường
xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế. Đó được coi là
đòn bẩy có tác động trực tiếp tới tăng trưởng kinh tế và phát triển
bền vững xã hội.
Trong những năm qua, nguồn vốn đầu tư XDCB thuộc ngân sách
nhà nước (NSNN) luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi ngân sách
hàng năm. Do đó việc quản lý chi đầu tư XDCB luôn được Nhà nước
quan tâm chỉ đạo và giám sát chặt chẽ. Tuy nhiên hiện nay công tác
quản lý vốn đầu tư còn nhiều bất cập. Cơ chế quản lý, giám sát chưa
chặc chẽ, trình trạng lãng phí, thất thoát và tiêu cực còn nhiều. Do đó
dẫn đến kém hiệu quả trong đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN.
Hiện nay cơ chế chính sách về quản lý vốn đầu tư XDCB từ
NSNN đã được thay thế, sửa đổi, bổ sung liên tục. Tuy nhiên vẫn
chưa đáp ứng những đòi hỏi trong tình hình mới. Tăng cường công
tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư (TTVĐT) có ý nghĩa quan trọng
góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
Vì vậy em chọn đề tài "Hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán
vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Gia Lai"
để làm luận văn tốt nghiệp cao học của mình.
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư từ NSNN qua kho bạc Nhà nước Gia Lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
LƢƠNG THANH BÌNH
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT
THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƢ TỪ NSNN
QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC GIA LAI
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60.34.20
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Đà Nẵng - Năm 2015
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN HOÀ NHÂN
Phản biện 1: GS.TS. NGUYỄN TRƢỜNG SƠN
Phản biện 1: PGS.TS. NGUYỄN TIẾN DŨNG
Luận văn được bảo vệ trước hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc
sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Đà Nẵng vào ngày 11 tháng 4 năm
2015
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết
Đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) đóng vai trò quan trọng trong
tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước nhằm tăng cường
xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế. Đó được coi là
đòn bẩy có tác động trực tiếp tới tăng trưởng kinh tế và phát triển
bền vững xã hội.
Trong những năm qua, nguồn vốn đầu tư XDCB thuộc ngân sách
nhà nước (NSNN) luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi ngân sách
hàng năm. Do đó việc quản lý chi đầu tư XDCB luôn được Nhà nước
quan tâm chỉ đạo và giám sát chặt chẽ. Tuy nhiên hiện nay công tác
quản lý vốn đầu tư còn nhiều bất cập. Cơ chế quản lý, giám sát chưa
chặc chẽ, trình trạng lãng phí, thất thoát và tiêu cực còn nhiều. Do đó
dẫn đến kém hiệu quả trong đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN.
Hiện nay cơ chế chính sách về quản lý vốn đầu tư XDCB từ
NSNN đã được thay thế, sửa đổi, bổ sung liên tục. Tuy nhiên vẫn
chưa đáp ứng những đòi hỏi trong tình hình mới. Tăng cường công
tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư (TTVĐT) có ý nghĩa quan trọng
góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
Vì vậy em chọn đề tài "Hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán
vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Gia Lai"
để làm luận văn tốt nghiệp cao học của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm hệ thống hóa và tổng hợp những vấn đề
lý luận cơ bản về công tác kiểm soát TTVĐT từ NSNN qua KBNN.
Đánh giá những thực trạng về công tác kiểm soát TTVĐT từ
NSNN qua KBNN Gia Lai trong thời gian qua. Qua đó làm rõ những
kết quả đã đạt được cùng với những tồn tại cần phải khắc phục.
2
Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát
TTVĐT từ NSNN tại KBNN Gia Lai trong thời gian đến và qua đó
kiến nghị các cơ quan liên quan một số nội dung cần sửa đổi, bổ
sung cho phù hợp với thực tiễn.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung vào những vấn đề lý luận và thực tiễn về công
tác kiểm soát TTVĐT từ NSNN qua KBNN Gia Lai trong giai đoạn
từ năm 2011 đến năm 2013.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Vận dụng tổng hợp phương pháp duy vật biện chứng, phương
pháp thống kê kết hợp phương pháp khái quát hoá.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Tìm hiểu và nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực trạng của
công tác kiểm soát TTVĐT tại KBNN Gia Lai.
Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát
TTVĐT qua KBNN Gia Lai trong thời gian tới.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác kiểm soát thanh toán vốn
đầu tư qua Kho bạc Nhà nước.
Chương 2: Thực trạng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư
qua Kho bạc Nhà nước Gia Lai.
Chương 3: Giải pháp Hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán
vốn đầu tư qua Kho bạc Nhà nước Gia Lai.
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, tác giả đã nghiên cứu, tham khảo các
công trình, tài liệu nghiên cứu có liên quan đề tài.
3
Luận văn thạc sĩ: “Tăng cường công tác kiểm soát chi vốn đầu tư
xây dựng cơ bản tại Kho bạc Nhà nước Liên Chiểu” tác giả Hoàng
Thị Lan Phương của Kho bạc Nhà nước Liên Chiểu, thành phố Đà
Nẵng năm 2010.
Luận văn thạc sĩ: "Tăng cường kiểm soát thanh toán vốn đầu tư
xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước Quảng Ngãi" tác giả
Dương Thị Ánh Tiên của KBNN Quảng Ngãi năm 2012.
Luận văn thạc sĩ: "Hòan thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn
đầu tư qua Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng" tác giả Đoàn Kim Khuyên
của KBNN Đà Nẵng năm 2012.
Luận văn thạc sĩ: “Tăng cường công tác kiểm soát thanh toán
vốn đầu tư XDCB tại Kho bạc Nhà nước Tam Kỳ” tác giả Vương
Thúc Đà của KBNN Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam năm 2013.
Đây là những luận văn khoa học có tính thực tiễn trên địa bàn
được nghiên cứu. Tuy nhiên tại KBNN Gia Lai hiện nay chưa có
công trình nghiên cứu công tác kiểm soát TTVĐT theo định hướng
đổi mới của KBNN.
4
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THANH
TOÁN VỐN ĐẦU TƢ QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC
1.1. VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH
NHÀ NƢỚC
1.1.1. Ngân sách nhà nƣớc & Chi ngân sách nhà nƣớc
a. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của ngân sách nhà nước
- Khái niệm về ngân sách nhà nước: Theo Luật NSNN đã
được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 16/12/2002 đã nêu:
"Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước
trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định
và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức
năng và nhiệm vụ của nhà nước."
- Đặc điểm của Ngân sách nhà nước
- Vai trò của ngân sách nhà nước
b. Khái niệm chi ngân sách & Phân loại chi ngân sách nhà nước
- Khái niệm chi ngân sách: Theo luật NSNN hiện hành làm rõ:
"Chi ngân sách nhà nước bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế -
xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy
nhà nước; chi trả nợ của Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi
khác theo quy định của pháp luật."
- Phân loại chi ngân sách nhà nước: Căn cứ theo yếu tố chức
năng, nhiệm vụ chi NSNN ta có các nhóm chi:
Nhóm chi thường xuyên;
Nhóm chi đầu tư phát triển;
Nhóm chi trả nợ và viện trợ :
Nhóm chi dự trữ ;
5
1.1.2. Chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc
a. Khái niệm chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Chi đầu tư XDCB từ NSNN là khoản chi tài chính nhà nước
được đầu tư cho các công trình thuộc kết cấu hạ tầng nhằm mục đích
tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho
người dân.
b. Đặc điểm chi đầu tư xây dựng cơ bản
c. Phân loại chi đầu tư xây dựng cơ bản
Căn cứ theo yêu cầu quản lý, chi đầu tư XDCB có thể được phân
loại theo các tiêu thức khác nhau.
Theo tính chất công trình, chi đầu tư XDCB bao gồm:
- Chi xây dựng dự án mới;
- Chi xây dựng dự án cải tạo, mở rộng, trang bị lại kĩ thuật; Theo
cấu thành vốn đầu tư, chi đầu tư XDCB bao gồm:
- Chi phí xây dựng;
- Chi phí thiết bị;
- Chi phí khác;
Theo trình tự đầu tư XDCB, chi đầu tư XDCB bao gồm:
- Chi chuẩn bị đầu tư;
- Chi chuẩn bị thực hiện đầu tư;
- Chi thực hiện đầu tư;
1.2. CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƢ
QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC
1.2.1. Một số mô hình Kho bạc Nhà nƣớc trên thế giới và của
Việt Nam hiện nay
1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nƣớc
a. Chức năng của Kho bạc Nhà nước
b. Nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước
6
1.2.3. Khái niệm, mục tiêu và sự cần thiết của công tác kiểm
soát thanh toán vốn đầu tƣ
a. Khái niệm công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư
Kiểm soát TTVĐT là việc kiểm tra các căn cứ, điều kiện của hồ
sơ đề nghị thanh toán vốn đầu tư XDCB theo đúng quy định của nhà
nước trước khi thực hiện xuất quỹ NSNN để chi trả theo đề nghị của
chủ đầu tư. Qua đó phát hiện và ngăn chặn các khoản chi chưa đúng
thủ tục, sai quy định.
Việc kiểm soát TTVĐT được thực hiện ở cả 3 giai đoạn: Trước
khi khoản chi được thực hiện, trong khi khoản chi được thực hiện và
sau khi khoản chi được thực hiện
b. Mục tiêu công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư
- Đảm bảo vốn đầu tư của NSNN được sử dụng đúng mục đích
và có hiệu quả.
- Quá trình thực hiện ngân sách nhà nước được tiến hành theo
đúng kế hoạch.
- Đảm bảo cho dự án thực hiện theo đúng tiến độ được duyệt.
c. Sự cần thiết phải kiểm soát thanh toán vốn đầu tư.
1.2.4. Nguyên tắc kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ qua KBNN
- Tất cả các khoản vốn đầu tư được thanh toán qua KBNN đều
phải được kiểm soát.
- KBNN chỉ thanh toán vốn khi dự án đã có đủ các điều kiện quy
định.
- Kho bạc nhà nước chỉ kiểm soát thanh toán trên cơ sở các tài liệu
do chủ đầu tư cung cấp và theo nguyên tắc thanh toán đã quy định.
- KBNN được phép tạm dừng thanh toán vốn, thu hồi số vốn đã
tạm ứng, thanh toán nếu phát hiện chủ đầu tư sử dụng vốn sai mục
đích.
7
1.2.5. Nội dung công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ qua
Kho bạc Nhà nƣớc
a. Tổ chức bộ máy và phân cấp thực hiện công tác kiểm soát
thanh toán vốn đầu tư
Tổ chức bộ máy thực hiện công tác kiểm soát TTVĐT của
KBNN thống nhất từ trung ương đến địa phương. Tại KBNN có Vụ
Kiểm soát chi NSNN làm đầu mối chỉ đạo chung. Tại Sở giao dịch
KBNN, KBNN tỉnh có phòng Kiểm soát chi NSNN; Tại KBNN
quận, huyện, thị xã có tổ Tổng hợp-Hành chính thực hiện nhiệm vụ
kiểm soát TTVĐT nguồn vốn NSNN.
b. Quy trình thực hiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu
tư qua Kho bạc Nhà nước
Hiện nay quy trình thực hiện công tác kiểm soát thanh toán vốn
đầu tư qua hệ thống KBNN ban hành theo quyết định số 282/QĐ-
KBNN ngày 20/4/2012 của Tổng giám đốc KBNN là quy trình cơ
bản nhất, chung nhất quy định chặc chẽ trình tự thủ tục, các bước
thực hiện, thời gian giải quyết, mối quan hệ giữa các bộ phận trong
Kho bạc.
c. Nội dung kiểm soát hồ sơ thanh toán vốn đầu tư
- Kiểm soát hồ sơ pháp lý của dự án
Hồ sơ pháp lý là những tài liệu làm căn cứ cho KBNN tiến hành
làm thủ tục bắt đầu cho phép chủ đầu tư giao dịch để được thanh
toán vốn cho dự án. Các loại hồ sơ pháp lý bao gồm hồ sơ gửi một
lần cho cả quá trình thực hiện dự án và các loại hồ sơ được duyệt
điều chỉnh, bổ sung gửi hàng năm theo quy định.
Nội dung kiểm tra bao gồm:
+ Kiểm tra sự đầy đủ của hồ sơ
+Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ
8
+ Kiểm tra tính thống nhất về nội dung giữa các loại hồ sơ
+ Kiểm tra điều kiện được phép đăng ký tài khỏan
- Kiểm soát hồ sơ từng lần tạm ứng, thanh toán của dự án
+ Phương thức kiểm soát: có 2 phương thức kiểm soát là Thanh
toán trước kiểm soát sau và Kiểm soát trước thanh toán sau.
+ Thời gian kiểm soát, thanh toán: Hồ sơ tạm ứng, hồ sơ thanh
toán trước kiểm soát sau là: 3 ngày làm việc và hồ sơ kiểm soát
trước, thanh toán sau là: 7 ngày làm việc.
- Kiểm soát hồ sơ quyết toán dự án hòan thành
1.2.5. Các tiêu chí đánh giá kết quả công tác kiểm soát thanh
toán vốn đầu tƣ qua Kho bạc Nhà nƣớc
- Tỷ lệ vốn đầu tư được thanh toán trong năm so với kế hoạch
vốn đuợc giao trong năm.
- Tỷ lệ vốn đầu tư từ chối thanh toán sau kiểm soát thanh toán so
với số đề nghị thanh toán.
- Tỷ lệ hồ sơ đã được kiểm soát thanh toán đúng thời gian quy định.
- Mức độ hài lòng của khách hàng khi giao dịch về TTVĐT tại
KBNNN.
1.2.6. Các nhân tố ảnh hƣởng tới công tác kiểm soát TTVĐT
qua KBNN
a. Nhân tố từ bên ngoài
- Cơ chế, chính sách của nhà nước các Bộ, ngành và địa phương
- Việc chấp hành, tuân thủ các quy định của các cơ quan chức
năng liên quan đến công tác quản lý đầu tư xây dựng.
b. Nhân tố từ bên trong
- Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư của KBNN.
- Tổ chức bộ máy thực hiện công tác kiểm soát thanh toán vốn
đầu tư
9
- Năng lực lãnh đạo và đội ngũ công chức làm công tác kiểm
soát thanh toán vốn đầu tư
- Cơ sở vật chất, kỹ thuật, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin.
10
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THANH TOÁN
VỐN ĐẦU TƢ QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC GIA LAI
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHO BẠC NHÀ NƢỚC GIA LAI
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Kho bạc Nhà
nƣớc Gia Lai
2.1.2. Cơ cấu tổ chức Kho bạc Nhà nƣớc Gia Lai
- Tại văn phòng KBNN Gia Lai có 10 phòng chuyên môn.
- Có 16 Kho bạc Nhà nước cấp huyện, thị xã trực thuộc. KBNN
trực thuộc có 3 tổ gồm: Tổ Kế toán, Tổ Tổng hợp - Hành chính và
Tổ Kho quỹ.
2.1.3. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Kho bạc
Nhà nƣớc Gia Lai
a. Vị trí, chức năng
b. Nhiệm vụ và quyền hạn
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THANH TOÁN
VỐN ĐẦU TƢ QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC GIA LAI
2.2.1. Tổ chức bộ máy & phân cấp thực hiện công tác kiểm
soát thanh toán vốn đầu tƣ tại Kho bạc Nhà nƣớc Gia Lai
- Tổ chức bộ máy thực hiện công tác kiểm soát thanh toán vốn
đầu tư
Bộ phận thực hiện công tác kiểm soát TTVĐT các nguồn vốn
đầu tư XDCB của KBNN Gia Lai gồm có: Tại Văn phòng có phòng
Kiểm soát chi NSNN gồm 14 cán bộ; Tại KBNN huyện, thị xã &
Phòng Giao dịch có tổ Tổng hợp - Hành chính từ 2-3 cán bộ làm
công tác kiểm soát TTVĐT.
11
- Công tác phân cấp thực hiện nhiệm kiểm soát TTVĐT như sau:
Phòng Kiểm soát chi NSNN thực hiện kiểm soát TTVĐT các dự
án thuộc nguồn vốn ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh, các dự án
có nhiều nguồn vốn cả ngân sách tỉnh và ngân sách huyện và một số
dự án thuộc nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia.
Tổ Tổng hợp - Hành chính tại KBNN huyện, thị xã và phòng
Giao dịch thực hiện công tác kiểm soát TTVĐT một số dự án thuộc
nguồn vốn ngân sách tỉnh và vốn chương trình mục tiêu quốc gia
được KBNN Gia Lai ủy quyền và trực tiếp kiểm soát TTVĐT nguồn
vốn ngân sách huyện và ngân sách xã, phường, thị trấn.
2.2.2. Quy trình giao dịch và luân chuyển hồ sơ thanh toán
vốn đầu tƣ tại Kho bạc Nhà nƣớc Gia Lai
- Quy trình giao dịch một cửa về thanh toán vốn đầu tư:
Hiện nay tại KBNN Gia Lai thực hiện quy trình giao dịch một
cửa với quy định là chủ đầu tư giao dịch về hồ sơ TTVĐT chỉ với
một cán bộ làm công tác kiểm soát TTVĐT duy nhất.
- Quy trình luân chuyển hồ sơ thanh toán vốn đầu tư:
Quá trình giao dịch, xử lý và luân chuyển một bộ hồ sơ TTVĐT
tại KBNN Gia Lai diễn ra theo trình tự 6 bước (Sơ đồ 2.3).
2.2.3. Nội dung kiểm soát hồ sơ thanh toán vốn đầu tƣ
Hiện nay công tác kiểm soát TTVĐT tại KBNN Gia lai thực hiện
theo quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có
tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống KBNN ban hành theo quyết
định số 282/QĐ-KBNN ngày 20/4/2012 của Tổng giám đốc KBNN.
a. Kiểm soát hồ sơ pháp lý của dự án
- Các loại hồ sơ pháp lý của dự án
12
Các loại hồ sơ pháp lý bao gồm hồ sơ gửi một lần cho cả quá
trình thực hiện dự án và các loại hồ sơ bổ sung, điều chỉnh gửi hàng
năm theo quy định. Bao gồm:
+Tài liệu để đăng ký sử dụng tài khoản
+Tài liệu pháp lý của dự án: Tuỳ từng loại vốn chuẩn bị đầu tư,
vốn thực hiện đầu tư mà có quy định khác nhau.
- Các nội dung kiểm soát hồ sơ pháp lý
Cán bộ kiểm soát TTVĐT nhận hồ sơ, tài liệu và thực hiện kiểm soát:
Kiểm soát sự đầy đủ của hồ sơ theo quy định, tính pháp lý của hồ
sơ, hồ sơ phê duyệt đúng thẩm quyền; chữ ký, đóng dấu hợp pháp,
các hồ sơ phải được lập, phê duyệt theo đúng trình tự đầu tư XDCB.
Kiểm soát tính thống nhất về nội dung giữa các hồ sơ.
b. Kiểm soát hồ sơ từng lần tạm ứng, thanh toán của dự án
- Các loại hồ sơ từng lần tạm ứng, thanh toán:
Chủ đầu tư phải gửi các hồ sơ gồm: Giấy đề nghị thanh toán vốn
đầu tư, giấy rút vốn đầu tư và giấy đề nghị thanh toán tạm ứng nếu
có tạm ứng phải thanh toán.
- Các nội dung kiểm soát:
Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ, tài liệu bao gồm cả
việc kiểm tra mẫu dấu, chữ ký, sự phù hợp đầy đủ các yếu tố trên
chứng từ. Kiểm tra nguồn vốn, niên độ kế hoạch vốn và kế hoạch
vốn năm của dự án.
+ Đối với các khoản tạm ứng: kiểm tra, kiểm soát nội dung tạm
ứng xem có đúng đối tượng được tạm ứng; có thoả thuận trong hợp
đồng, mức vốn tạm ứng phù hợp với chế độ quy định và kế hoạch
vốn năm.
+ Đối với các khoản thanh toán khối lượng hoàn thành:
13
Đối với các công việc thực hiện theo hợp đồng: Kiểm tra khối
lượng hoàn thành ghi tại Bảng xác định giá trị khối lượng công việc
hoàn thành đề nghị thanh toán, Bảng xác định giá trị khối lượng công
việc phát sinh ngoài hợp đồng đề nghị thanh toán phù hợp với từng
loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều kiện trong hợp đồng.
Đối với các công việc thực hiện không theo hợp đồng: Kiểm
tra khối lượng hoàn thành ghi tại Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư
để đảm bảo khối lượng hoàn thành được thanh toán theo dự toán
được duyệt.
Trường hợp sau khi kiểm soát, số vốn chấp nhận thanh toán có
sự chênh lệch với số vốn đã thanh toán cho chủ đầu tư, cán bộ kiểm
soát lập thông báo theo mẫu số 02/KSC và báo cáo Trưởng phòng
trình lãnh đạo KBNN ký gửi chủ đầu tư thông báo về kết quả kiểm
soát.
- Phƣơng thức kiểm soát: có 2 phương thức kiểm soát.
+ Kiểm soát trước thanh toán sau:
+ Thanh toán trước kiểm tra sau:
- Thời gian kiểm soát, thanh toán:
Khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, thời gian kiểm soát, làm thủ
tục chuyển tiền cho đơn vị thủ hưởng theo quy định là:
+ Hồ sơ tạm ứng, hồ sơ được thanh toán trước kiểm tra sau là: 3
ngày làm việc.
+ Hồ sơ kiểm tra trước, thanh toán sau là: 7 ngày làm việc.
c. Kiểm soát hồ sơ quyết toán dự án hòan thành
Khi dự án, công trình được người có thẩm quyền phê duyệt quyết
toán dự án, công trình hoàn thành, chủ đầu tư gửi đến KBNN quyết
định phê duyệt quyết toán dự án, công trình hoàn thành. Cán bộ kiểm
soát TTVĐT căn cứ vào số vốn đã thanh toán cho dự án, công trình
14
và quyết định phê duyệt quyết toán dự án, công trình hoàn thành, tiến
hành kiểm tra đối chiếu
2.2.4. Kết quả công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ qua
Kho bạc Nhà nƣớc Gia Lai
Nhìn chung công tác kiểm soát TTVĐT tại KBNN Gia Lai trong
thời gian qua (năm 2011- 2013) đã đạt được một số kết quả quan trọng.
Trong giai đoạn năm 2011- 2013, công tác giải ngân đã đạt được
như sau: Số liệu thể hiện tại bảng 2.1 cho thấy năm 2011 tỷ lệ vốn
đầu tư XDCB đã được thanh toán so với kế hoạch vốn năm đạt
89,15%, năm 2012 đạt 90,05% và năm 2013 đạt 90,17%. Như vậy
công tác kiểm soát TTVĐT có thay đổi tích cực qua từng năm nên
kết quả giải ngân vốn đầu tư trong 3 năm gần đây có xu hướng năm
sau đạt tỷ lệ thanh toán cao hơn năm trước
Xét về cơ cấu nguồn vốn đầu tư giữa ngân sách trung ương và
địa phương hàng năm: Số liệu tại bảng 2.2 cho thấy nguồn vốn
XDCB thuộc ngân sách trung ương chiếm một tỷ lệ đáng kể tương
đương 50% tổng nguồn vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN đã được
thanh toán qua KBNN Gia Lai hàng năm. Cụ thể năm 2011 là
52,99%, năm 2012 là: 49,77% và năm 2013 là: 50,39% so với tổng
nguồn vốn XDCB thuộc NSNN trên địa bàn.
Năm 2011 số dư tạm ứng chiếm đến 15,67% trong số vốn thanh
toán đến kết thúc niên độ năm. Tuy nhiên từ năm 2012 nhờ có sự chỉ
đạo quyết liệt của Bộ Tài chính và Kho bạc Nhà nước, KBNN Gia
Lai đã tích cực làm việc với các chủ dự án có số vốn tạm ứng lớn
quá hạn để thu hồi nhanh chóng theo quy định. Kết quả số dư tạm
ứng vốn đầu tư cuối niên độ năm 2012 đã giảm mạnh hơn năm trước
còn chiếm 6,21% giảm đến -9,46%, năm 2013 tỷ lệ này chỉ còn
15
4,69%. Như vậy tình hình tạm ứng và thu hồi tạm ứng vốn đầu tư
đến nay đã có thay đổi tích cực.
Kết quả từ chối thanh toán (Số liệu bảng 2.4), năm 2011 số tiền
từ chối thanh toán là 917 triệu đồng, năm 2012 là 674 triệu đồng và
năm 2013 là 691 triệu đồng. Mặc dù số vốn từ chối chiếm tỷ lệ nhỏ
so với tổng số vốn đầu tư thanh toán hàng năm, nhưng nó có ý nghĩa
rất lớn là thể hiện được vai trò kiểm soát chặt chẽ các khoản chi đầu
tư XDCB của KBNN Gia Lai và đã góp phần tích cực trong việc
thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, thất thoát cho NSNN.
Tình hình giao nhận và kiểm soát hồ sơ thanh toán vốn đầu tư
(bảng 2.5): Năm 2011 số hồ sơ trễ hạn là 53, năm 2012 là 61 và năm
2013 là 36 hồ sơ. Như vậy nhờ có nhiều biện pháp khắc phục nên số
hồ sơ trễ hạn năm 2013 đã giảm dần so với các năm trước đó.
- Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng khi giao dịch về
hồ sơ thanh toán vốn đầu tư qua Kho bạc Nhà nước Gia Lai.
Qua đánh giá của KBNN cấp trên cũng như chính quyền địa
phương trong những năm qua KBNN Gia Lai đã có nhiều cố