Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk

1. Tính cấp thiết của đề tài Quá trình quản lý vốn đầu tư trong những năm vừa qua đã mang lại những thành tựu thực tiễn đóng góp đáng kể vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội như hiện đại hóa cơ sở hạ tầng đất nước như giao thông đường xá, bệnh viện, trường học,... tạo công ăn việc làm cho người dân thông qua xây dựng các công trình mới, làm tăng phúc lợi xã hội. Tuy vậy trong quá trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc theo đó cần phải giải quyết để hoàn thiện quá trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB nhằm sử dụng một cách có hiệu quả nhất nguồn vốn này.Tại KBNN Krông Ana, hoạt động KS thanh toán vốn đầu tư XDCB dù đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng nhưng vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần được hoàn thiện.Về mặt học thuật, như đề cập ở mục Tổng quan tình hình nghiên cứu, vẫn tồn tại khoảng trống nghiên cứu về nội dung, phạm vi không gian và thời gian.Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và học thuật, học viên xin chọn đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk”.

pdf27 trang | Chia sẻ: Việt Cường | Ngày: 14/04/2025 | Lượt xem: 7 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐINH TRỌNG TRUNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC KRÔNG ANA, TỈNH ĐẮK LẮK TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Mã số: 60.34.02.01 Đà Nẵng - 2017 Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: PGS.TS. LÂM CHÍ DŨNG Phản biện 1: TS. Hồ Hữu Tiến Phản biện 2: TS. Nguyễn Thanh Nam Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng họp tại Trường Đại học Tây Nguyên vào ngày 13 tháng 8 năm 2017 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quá trình quản lý vốn đầu tư trong những năm vừa qua đã mang lại những thành tựu thực tiễn đóng góp đáng kể vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội như hiện đại hóa cơ sở hạ tầng đất nước như giao thông đường xá, bệnh viện, trường học,... tạo công ăn việc làm cho người dân thông qua xây dựng các công trình mới, làm tăng phúc lợi xã hội. Tuy vậy trong quá trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc theo đó cần phải giải quyết để hoàn thiện quá trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB nhằm sử dụng một cách có hiệu quả nhất nguồn vốn này. Tại KBNN Krông Ana, hoạt động KS thanh toán vốn đầu tư XDCB dù đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng nhưng vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần được hoàn thiện. Về mặt học thuật, như đề cập ở mục Tổng quan tình hình nghiên cứu, vẫn tồn tại khoảng trống nghiên cứu về nội dung, phạm vi không gian và thời gian. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và học thuật, học viên xin chọn đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk”. 2. Mục tiêu của đề tài Thông qua khảo sát, đánh giá thực trạng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB tại KBNN Krông Ana, đề tài đề xuất một số khuyến nghị đối với KBNN Krông Ana và KBNN cấp trên nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB tại KBNN Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk. 2 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận về kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua KBNN nói chung và thực tiễn công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB tại KBNN Krông Ana. Các nghiên cứu khảo sát được thực hiện với các đối tượng khảo sát là nhân viên trực tiếp thực hiện nhiệm vụ - cán bộ chuyên quản - của tổ Tổng hợp - Hành chính, KBNN Krông Ana và các khách hàng đại diện cho chủ đầu tư, Ban QLDA đến giao dịch trực tiếp tại KBNN Krông Ana. b. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận, thực tiễn và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua KBNN Krông Ana. Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB, không nghiên cứu về công tác kiểm soát chi thường xuyên và công tác kiểm soát chi nguồn vốn sự nghiệp phát sinh trên địa bàn huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk. - Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu việc kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB các dự án trong nước do KBNN cấp huyện tổ chức thực hiện tại KBNN Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk. - Phạm vi về thời gian: Số liệu được thu thập và phân tích là những số liệu về công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua KBNN Krông Ana, giai đoạn từ năm 2014 - 2016 và khuyến nghị đề xuất cho giai đoạn đến năm 2020 và những năm tiếp theo 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp tổng hợp, hệ thống hóa, phân tích diễn dịch và 3 quy nạp được sử dụng trong hệ thống hóa cơ sở lý luận và nghiên cứu đề xuất giải pháp. - Phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp: Nguồn dữ liệu thứ cấp sẽ được thu thập qua các báo cáo quyết toán và báo cáo tổng kết năm 2014-2016. Các phương pháp sử dụng là so sánh, đối chiếu, phân tích số tương đối biến động biến động theo thời gian, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch và phân tích cơ cấu được sử dụng trong đánh giá thực trạng, rút ra vấn đề: - Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia: được sử dụng cho việc nghiên cứu đề xuất giải pháp. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu - Về mặt học thuật, đề tài hệ thống hóa và phân tích làm rõ thêm một số vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn NSNN, quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn NSNN. - Đề tài cũng đóng góp vào các nghiên cứu học thuật khi đã nghiên cứu một tình huống điển hình về thực tiễn công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc NSNN tại KBNN Krông Ana trong thời gian qua. - Đề xuất một số khuyến nghị khả thi nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN tại KBNN Krông Ana trong thời gian đến. 6. Bố cục của luận văn Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua KBNN. Chương 2: Thực trạng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua KBNN Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk. Chương 3: Các khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểm 4 soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua KBNN Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk. 7. Tổng quan tình hình nghiên cứu 7.1. Các bài báo trên các Tạp chí khoa học có liên quan đến đề tài trong 3 năm gần nhất (1) Trần Thanh Đạm (2015), “Giải pháp hạn chế thất thoát, lãng phí trong quản lý vốn đầu tư XDCB tại KBNN Kiên Giang”, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia số 153 tháng 3/2015. Bài báo đã đề cập đến vai trò quan trọng của đầu tư XDCB và một số vấn đề hạn chế trong các khâu quản lý của quá trình đầu tư. Qua thực tế quản lý đầu tư XDCB tại Kiên Giang, nhận thấy còn nhiều hạn chế trong các khâu quản lý của quá trình đầu tư, gây ra thất thoát lãng phí không nhỏ về chi phí đầu tư, cụ thể như: (2) Bùi Quang Sáng (2015), “Tăng cường công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên”, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia số 158 tháng 8/2015. Bài báo đã nêu ra một số những vướng mắc, khó khăn trong kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB, trái phiếu Chính phủ, chương trình mục tiêu quốc gia. Từ những thực trạng đó, tác giả đã đề xuất một số Giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn những tháng cuối năm 2015. (3) Ngô Thành Đức và Lê Công (2015), “Quản lý và kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước từ góc độ KBNN cấp huyện”, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia số 161 tháng 11/2015. (5) Lê Quang Tân (2016), “Kiểm soát thanh toán vốn đầu tư. Một số vấn đề cần quan tâm”, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia số 166 tháng 4/2016. 5 7.2. Các Luận văn Cao học bảo vệ tại Đại học Đà Nẵng có liên quan trực tiếp đến đề tài trong ba năm gần nhất (1) Phan Văn Điện (2014), Hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước Đắk Nông, Luận văn thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng. Đề tài đã hệ thống hóa lý luận về công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN qua KBNN; phân tích và đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN qua KBNN tỉnh Đắk Nông. Đưa ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó. Từ đó đề xuất những giải pháp, kiến nghị có tính thực tiễn và khoa học nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước Đắk Nông. (2) Phạm Văn Tuấn (2014), Hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn từ ngân sách Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Luận văn thạc sĩ Kinh tế phát triển. Luận văn đã khái quát được cơ sở lý luận, qua thực tế đã nhận thấy những mặt tồn tại, hạn chế; nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế và đưa các giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý đầu tư XDCB bằng vốn ngân sách của Thành phố Quy Nhơn. Tuy nhiên, những nội dung văn bản mà luận văn đề cấp đến và các cơ chế chính sách liên quan đến công tác quản lý đầu tư XDCB đã có sự thay đổi, nên một số tồn tại và giải pháp đã không còn phù hợp, cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện trong thời gian tới. (3) Trần Thị Hồng Yến (2014), Quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum, Luận văn thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng. Đề tài luận văn mới chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến công tác quản lý chi NSNN cho đầu tư phát triển kết cấu hạ 6 tầng trên phạm vi địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum mà chưa mở rộng ra theo vùng, khu vực; đồng thời một số các căn cứ để nghiên cứu đến nay cũng đã có những thay đổi không còn phù hợp, cần được tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện. (4) Huỳnh Ngọc Kỳ (2014), Kiểm soát chi vốn chương trình mục tiêu quốc gia qua KBNN huyện Krông Bông tỉnh Đắk Lắk, Luận văn thạc sĩ Kinh tế phát triển. Đề tài đã hệ thống hóa lý luận về công tác kiểm soát chi vốn CTMTQG. Phân tích, đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi vốn CTMTQG qua Kho bạc Nhà nước Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk. Từ đó rút ra những mặt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong kiểm soát chi vốn CTMTQG trên địa bàn; làm rõ được những nội dung cần khắc phục, cần phải đổi mới, nhằm đưa ra những giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn CTMTQG qua Kho bạc Nhà nước Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới. (5) Nguyễn Chí Cường (2016), Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Đắk Lắk, Luận văn thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng. Tác giả thấy rằng tất cả các công trình nghiên cứu và các bài viết trên tạp chí đã công bố nói trên là những tài liệu hết sức quý giá về lý luận và thực tiễn và là những công trình khoa học có giá trị cao trên địa bàn được nghiên cứu. Trong các công trình nghiên cứu khoa học và các bài viết trên, các tác giả đã đề cập đến một số vấn đề liên quan đến quản lý và kiểm soát chi đầu tư XDCB và giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN. 7 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC 1.1. VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC 1.1.1. Chi ngân sách nhà nƣớc a. Khái niệm chi ngân sách nhà nước b. Đặc điểm chi NSNN Thứ nhất, Chi NSNN luôn gắn chặt với bộ máy nhà nước và nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà nhà nước phải đảm đương trong thời kỳ. Thứ hai, các khoản chi NSNN được xem xét hiệu quả trên tầm vĩ mô. Thứ ba, các khoản chi NSNN mang tính không hoàn trả trực tiếp. Thứ tư, các khoản chi luôn gắn chặc với sự vận động của các cặp phạm trù giá trị khác nhau như giá cả, tiền lương, tỷ giá, v.v... c. Phân loại chi NSNN 1.1.2. Vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ NSNN a. Một số khái niệm vốn đầu tư XDCB từ NSNN - Vốn đầu tư - Vốn đầu tư XDCB - Vốn đầu tư XDCB từ NSNN b. Đặc điểm của vốn đầu tư XDCB từ NSNN c. Phân loại vốn đầu tư XDCB từ NSNN Theo nguồn vốn đầu tư: Theo cấu thành vốn đầu tư: 8 Theo tính chất đầu tư kết hợp với nguồn vốn đầu tư: Theo cấp quản lý ngân sách: Theo trình tự đầu tư: d. Vai trò của vốn đầu tư XDCB từ NSNN Một là, vốn đầu tư từ NSNN góp phần quan trọng vào việc xây dựng và phát triển cơ sở vật chất kĩ thuật, hình thành kết cấu hạ tầng chung cho đất nước, như giao thông, thủy lợi, điện, trường học, trạm y tế,... Hai là, vốn đầu tư từ NSNN góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành những ngành mới, tăng cường chuyên môn hóa và phân công lao động xã hội. Thông qua việc phát triển kết cấu hạ tầng để tạo môi trường thuận lợi, tạo sự lan tỏa đầu tư và phát triển kinh doanh, thúc đẩy phát triển xã hội. Ba là, vốn đầu tư từ NSNN có vai trò định hướng hoạt động đầu tư trong nền kinh tế. Bốn là, vốn đầu tư NSNN có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội như xóa đói, giảm nghèo, phát triển vùng sâu, vùng xa. 1.1.3. Khái niệm, đặc điểm chi đầu tƣ XDCB 1.1.4. Phân loại chi đầu tƣ XDCB a. Phân loại theo tính chất chi phí - Chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí quản lý dự án, chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, chi phí khác và chi phí dự phòng b. Phân loại theo loại dự án đầu tư XDCB - Chi xây dựng dự án mới - Chi xây dựng dự án cải tạo, mở rộng, trang bị lại kĩ thuật
Tài liệu liên quan