Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện công tác phân tích Báo cáo tài chính khách hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng

Trong tình hình kinhtế thị trường trongnước và thế giới ầy khó khăn và thách thức nhưhiện nay, sốlượngcác doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, ngừng hoạt ộng và phásảntăng, nên nợxấu tại cáctổ chức tíndụngcũng giatăng. Các ngân hàng hiện nay khi quyết ịnh ầutư vào doanh nghiệp ềurất quan tâm ến khảnăng trảgốc và lãi vaycủa doanh nghiệp có quanhệ tíndụng; muốnvậy các ngân hàng ều tình hình tàichính của doanh nghiệp như thếnào,cơcấu vốn, khả năng sinhlời, khảnăng thanh toán Hoạt ộng tíndụngcủa Vietcombank ĐàNẵng trong thời gian qua đã góp phầnrấtlớn vào hiệu quả hoạt ộngcủa Vietcombank nói riêng và đóng góp tích cực cho nền kinhtế nói chung. Tuynhiên, hiện nay tình hình tài chínhcủa các doanh nghiệp vayvốn đang giảm sút dobốicảnh chungcủanền kinhtế khiến cho việc tìm kiếm, phát triển doanh nghiệpmới ể cho vaygặp khá nhiều khó khăn.Bởivậymột trongnhững giảipháp quan trọng ểnângcao chấtlượng tín dụng đòi hỏi Vietcombank ĐàNẵng phải không ngừng nâng cao chấtlượng công tác phân tích BCTC khách hàng. Chính vì thế việc đánh giávề mặt tài chínhcủa doanh nghiệp đi vay càng sát thựctế càng nâng cao chấtlượng khoản vay ốivới Vietcombank ĐàNẵng, giúp Vietcombank ĐàNẵnglựa chọn ược các khách hàng có khảnăng vay trảtốt, góp phần giảmtỷlệnợ quáhạn vànợ không có khảnăng thu hồi T

pdf26 trang | Chia sẻ: truongthanhsp | Lượt xem: 1748 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện công tác phân tích Báo cáo tài chính khách hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGÔ THỊ LAN HƯƠNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM, CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60.34.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đà Nẵng - Năm 2015 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÂM CHÍ DŨNG Phản biện 1: PGS. TS. Hoàng Tùng Phản biện 2: TS. Võ Văn Lâm . Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 25 tháng 01 năm 2014. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng; - Thư viện Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong tình hình kinh tế thị trường trong nước và thế giới đầy khó khăn và thách thức như hiện nay, số lượng các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, ngừng hoạt động và phá sản tăng, nên nợ xấu tại các tổ chức tín dụng cũng gia tăng. Các ngân hàng hiện nay khi quyết định đầu tư vào doanh nghiệp đều rất quan tâm đến khả năng trả gốc và lãi vay của doanh nghiệp có quan hệ tín dụng; muốn vậy các ngân hàng đều tình hình tài chính của doanh nghiệp như thế nào, cơ cấu vốn, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán Hoạt động tín dụng của Vietcombank Đà Nẵng trong thời gian qua đã góp phần rất lớn vào hiệu quả hoạt động của Vietcombank nói riêng và đóng góp tích cực cho nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên, hiện nay tình hình tài chính của các doanh nghiệp vay vốn đang giảm sút do bối cảnh chung của nền kinh tế khiến cho việc tìm kiếm, phát triển doanh nghiệp mới để cho vay gặp khá nhiều khó khăn. Bởi vậy một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng tín dụng đòi hỏi Vietcombank Đà Nẵng phải không ngừng nâng cao chất lượng công tác phân tích BCTC khách hàng. Chính vì thế việc đánh giá về mặt tài chính của doanh nghiệp đi vay càng sát thực tế càng nâng cao chất lượng khoản vay đối với Vietcombank Đà Nẵng, giúp Vietcombank Đà Nẵng lựa chọn được các khách hàng có khả năng vay trả tốt, góp phần giảm tỷ lệ nợ quá hạn và nợ không có khả năng thu hồi Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Hoàn thiện công tác phân tích BCTC khách hàng tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng” làm mục tiêu nghiên cứu với mong muốn tìm những giải pháp có ý nghĩa thực tiễn cao, góp phần hoàn thiện công 2 tác này tại Vietcombank Đà Nẵng. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về công tác phân tích BCTC khách hàng tại các NHTM. - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác phân tích BCTC của khách hàng tại Vietcombank Đà Nẵng - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích BCTC khách hàng tại Vietcombank Đà Nẵng. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận về công tác phân tích báo cáo tài chính tại NHTM và thực tiễn công tác phân tích BCTC khách hàng trong hoạt động tín dụng tại Vietcombank Đà Nẵng. b. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tập trung phân tích, đánh giá công tác phân tích BCTC khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại Vietcombank Đà Nẵng. - Về không gian: nghiên cứu được thực hiện tại Vietcombank Đà Nẵng. - Về thời gian: thời gian khảo sát thực trạng chỉ giới hạn trong khoảng thời gian từ năm 2011 – 2013 và cập nhật đến 31/03/2014. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp sử dụng trong quá trình nghiên cứu: Dựa vào lý thuyết về phân tích BCTC khách hàng và tình hình phân tích BCTC khách hàng tại Vietcombank Đà Nẵng cùng với các phương pháp như: phương pháp thống kê; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp điều tra, khảo sát; trên cơ sở đó đề ra các giải pháp 3 nhằm hoàn thiện công tác phân tích BCTC khách hàng tại Vietcombank Đà Nẵng. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Tổng kết được các thành quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu trước đó liên quan đến nội dung phân tích BCTC nói chung và phân tích BCTC khách hàng tại NHTM nói riêng. Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận về phân tích BCTC khách hàng tại các NHTM. Đánh giá được thực trạng công tác phân tích BCTC khách hàng tại Vietcombank Đà Nẵng. Đề tài đưa ra được những giải pháp và các kiến nghị cần thiết để hoàn thiện công tác phân tích BCTC khách hàng tại Vietcombank Đà Nẵng. 6. Kết cấu đề tài nghiên cứu Ngoài phần Mục lục, Mở đầu, Kết luận, Giới thiệu, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận chung về phân tích BCTC khách hàng tại các ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng công tác phân tích BCTC khách hàng tại Vietcombank Đà Nẵng. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích BCTC khách hàng tại Vietcombank Đà Nẵng 7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BCTC KHÁCH HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. KHÁI NIỆM, MỤC TIÊU, VAI TRÒ CỦA PHÂN TÍCH BCTC KHÁCH HÀNG TẠI NHTM 1.1.1. Khái niệm phân tích báo cáo tài chính khách hàng tại NHTM 1.1.2. Mục tiêu của phân tích báo cáo tài chính khách hàng tại NHTM - Giúp cho ngân hàng nhìn nhận toàn diện bộ mặt tài chính của khách hàng trong kỳ hoạt động đã qua một cách khách quan và tương đối trung thực. - Giúp ngân hàng nhận biết và dự đoán trước những rủi ro cũng như tiềm năng trong tương lai của khách hàng. 1.1.3. Vai trò của phân tích báo cáo tài chính khách hàng tại NHTM - Góp phần hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại, giúp ngân hàng sàng lọc khách hàng vay vốn, kiểm soát tốt đồng vốn cho vay và có những quyết định đúng đắn, kịp thời. - Làm cơ sở để ngân hàng chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và một số chỉ tiêu phi tài chính phục vụ cho việc xếp hạng tín dụng doanh nghiệp vay vốn, đo lường rủi ro tín dụng; - Giúp ngân hàng đa dạng hoá hợp lý danh mục cho vay và hoạch định được một chính sách tín dụng an toàn và hiệu quả. 1.2. NỘI DUNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG TẠI NHTM 1.2.1. Thu thập thông tin - BCTC của khách hàng. 5 - Các thông tin tài chính khác về khách hàng - Thông tin về môi trường kinh tế, chính trị, luật pháp, cơ quan quản lý của khách hàng, Trung tâm thông tin tín dụng của ngân hàng nhà nước - CIC, cơ quan thuế và đối thủ cạnh tranh của khách hàng,... 1.2.2. Thẩm định thông tin và độ tin cậy của báo cáo tài chính Kiểm tra tính hợp pháp của tài liệu chứa đựng thông tin, độ tin cậy, tính nhất quán, tính trung thực, hợp lý của nguồn thông tin đó. 1.2.3. Tiến hành phân tích báo cáo tài chính a. Các phương pháp phân tích BCTC khách hàng Các phương pháp phân tích BCTC khách hàng thường được các ngân hàng sử dụng phổ biến hiện nay là: - Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong phân tích BCTC và thường được sử dụng kết hợp với các phương pháp phân tích tài chính khác để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. - Phương pháp phân tích DUPONT: Bản chất của phương pháp này là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh mức sinh lời của doanh nghiệp như lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA), lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) thành tích số của chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau nhằm rút ra nhận xét đánh giá và dự đoán về tình hình tài chính doanh nghiệp. Ngoài 2 phương pháp này còn có phương pháp phân tích tỷ số, phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả kinh tế, phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp số chênh lệch. b. Nội dung phân tích BCTC khách hàng * Phân tích cấu trúc tài chính - Phân tích cơ cấu nguồn vốn. 6 - Phân tích cơ cấu tài sản. - Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn. * Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh * Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán Mục đích việc phân tích là cung cấp thông tin cần thiết cho người sử dụng thông tin trong việc đánh giá được tình hình tài chính, sức mạnh tài chính và an ninh tài chính hiện tại của doanh nghiệp cũng như nắm được việc chấp hành và tôn trọng kỳ hạn thanh toán của khách hàng. Việc phân tích này xem xét mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. * Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Các hệ số thường được sử dụng khi phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: - Tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu. - Tỷ suất lợi nhuận so với vốn chủ sở hữu - Tỷ suất lợi nhuận so với tổng tài sản - Tỷ suất lợi nhuận so với vốn đầu tư (ROI). - Hệ số lợi nhuận thuần - Hệ số lợi nhuận gộp. 1.2.4. Sử dụng kết quả phân tích báo cáo tài chính Kết quả của công tác phân tích BCTC khách hàng hỗ trợ khá lớn trong hoạt động tín dụng tại NHTM, nó tác động trực tiếp đến việc xếp hạng tín dụng nội bộ, thẩm định cấp tín dụng cho khách hàng, giám sát theo dõi tình hình tài chính khách hàng sau khi giải ngân: - Kết quả phân tích BCTC trước khi cho vay cho thấy được một phần tình hình tài chính của khách hàng trong quá khứ và hiện tại. Đây là giai đoạn quan trọng để ngân hàng ra quyết định cho vay 7 hay không cho vay và cho vay ở mức nào. - Kết quả phân tích BCTC sau khi giải ngân là nhằm kiểm tra, theo dõi tình hình sử dụng nguồn vốn vay đó. Việc phân tích này giúp ngân hàng thấy được vốn vay được sử dụng có đúng mục đích hay không, hiệu quả của việc đầu tư thế nào, có dấu hiệu ảnh hưởng bất lợi đến khả năng trả nợ của khách hàng không, có dấu hiệu lừa đảo hoặc làm ăn thua lỗ hay không. 1.3. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG TẠI NHTM - Đánh giá khối lượng công tác phân tích BCTC: Tiêu chí được sử dụng là Tỷ lệ khách hàng vay vốn được phân tích BCTC/Tổng số khách hàng có quan hệ tín dụng. So sánh tiêu chí này qua các năm, nếu tăng dần phản ánh khối lượng công tác phân tích BCTC tăng lên. - Đánh giá chất lượng công tác phân tích: Thông qua các tiêu chí: + Tỷ lệ doanh nghiệp được phân tích BCTC có nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5/Tổng số khách hàng được phân tích BCTC + Tỷ lệ khách hàng được phân tích BCTC có nợ xấu/Tổng số khách hàng được phân tích BCTC. So sánh sự biến động các tiêu chí trên qua các năm, nếu xu hướng giảm dần phản ánh công tác phân tích BCTC khách hàng của NHTM được nâng cao, đã sàng lọc tốt khách hàng kiểm soát chặt chẽ sau giải ngân để đảm bảo công tác tín dụng an toàn hiệu quả và ngược lại. 1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG 1.4.1. Nhân tố từ phía ngân hàng - Quan điểm, quyết định của ban lãnh đạo ngân hàng. 8 - Trình độ, năng lực, đạo đức, trách nhiệm của cán bộ khách hàng. - Việc sử dụng các phương pháp phân tích. - Trang thiết bị công nghệ. - Sự phối hợp giữa các cán bộ và giữa các bộ phận trong ngân hàng. - Sự kiểm tra giám sát nội bộ trong ngân hàng. 1.4.2. Nhân tố bên ngoài - Môi trường cạnh tranh trong hê thống ngân hàng: Do cạnh tranh thu hút khách hàng nên nhiều khi các ngân hàng phải rút ngắn thời gian thẩm định khách hàng dẫn đên thời gian phân tích BCTC khách hàng cũng bị rút ngắn, ảnh hưởng đến chất lượng phân tích BCTC khách hàng. - Do sự điều hành quản lý của các cơ quan cấp trên, chính quyền địa phương, chính phủ: NHTM thuộc sở hữu nhà nước nhiều khi phải cho vay theo chỉ định, trong quá trình thẩm định cho vay, việc phân tích BCTC khách hàng có thể được thực hiện nhưng chỉ mang tính chất tham khảo. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BCTC KHÁCH HÀNG TẠI VIETCOMBANK ĐÀ NẴNG 2.1. KHÁI QUÁT VỀ VIETCOMBANK ĐÀ NẴNG 2.1.1. Giới thiệu chung về Vietcombank Đà Nẵng 2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietcombank Đà Nẵng a. Bối cảnh kinh doanh của Vietcombank Đà Nẵng b. Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietcombank Đà Nẵng 2.1.3. Tình hình hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Vietcombank Đà Nẵng 9 a. Quy định về trình tự cấp tín dụng khách hàng doanh nghiệp của Vietcombank b. Tình hình hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Vietcombank Đà Nẵng Nợ xấu đối với cho vay doanh nghiệp giảm dần qua các năm, tuy nhiên nợ nhóm 2 có xu hướng tăng. Tính đến tháng 6/2014, dư nợ tín dụng khách hàng doanh nghiệp là 3.724,6 tỷ đồng_tăng 5,5% so với đầu năm, dư nợ nhóm 2 tăng lên đến 24,57%, nợ nhóm 5 tăng lên 1,02% 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BCTC KHÁCH HÀNG TẠI VIETCOMBANK ĐÀ NẴNG 2.2.1. Tổ chức công tác phân tích báo cáo tài chính khách hàng tại Vietcombank Đà Nẵng - Tại Vietcombank Đà Nẵng, công tác phân tích BCTC khách hàng không có bộ phận chuyên trách đảm nhiệm mà được thực hiện bởi các cán bộ khách hàng thuộc phòng Khách hàng. - Công tác phân tích BCTC khách hàng trong hoạt động tín dụng tại Vietcombank Đà Nẵng được tổ chức trên cơ sở tuân thủ quy trình cho vay của Vietcombank. Đồng thời với việc thẩm định đề xuất giới hạn tín dụng hoặc cấp tín dụng cho khách hàng, cán bộ khách hàng sau khi thu thập thông tin tài chính của khách hàng sẽ thực hiện kiểm tra tính khớp đúng và hợp lý của BCTC, thực hiện đánh giá về tình hình tài chính của khách hàng và chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng theo quy định của Vietcombank để định hướng áp dụng chính sách cấp tín dụng đối với khách hàng. BCTC của khách hàng sau khi được cán bộ khách hàng phân tích, đánh giá kết quả Báo cáo thẩm định đề xuất cấp giới hạn tín dụng hoặc cấp tín dụng sẽ được chuyển cho lãnh đạo phòng khách hàng kiểm soát để đảm bảo chính xác, khách quan. Sau đó kết quả sẽ chuyển cho cấp phê duyệt cao hơn 10 là Ban giám đốc hoặc Hội đồng tín dụng cơ sở Vietcombank Đà Nẵng xem xét phê duyệt, trong trường hợp hạn mức đề xuất cấp tín dụng vượt thẩm quyền của Vietcombank Đà Nẵng, kết quả phân tích BCTC sẽ tiếp tục chuyển cấp cao hơn phê duyệt là phòng Quản lý rủi ro Hội sở chính thực hiện rà soát độc lập việc thẩm định đề xuất cấp tín dụng và rà soát việc xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng của phòng khách hàng tại chi nhánh. 2.2.2. Thực trạng thực hiện các nội dung của công tác phân tích báo cáo tài chính khách hàng tại Vietcombank Đà Nẵng a. Công tác thu thập thông tin - Cán bộ khách hàng thu thập thông tin từ khách hàng: Đối với khách hàng lần đầu tiên đặt quan hệ tín dụng tại Vietcombank: khách hàng cung cấp BCTC 3 năm gần nhất, báo cáo nhanh tình hình tài chính tại thời điểm thẩm định cấp tín dụng cho khách hàng và các báo cáo nội bộ khác. Đối với khách hàng đã và đang quan hệ tín dụng tại Vietcombank: khách hàng gửi BCTC năm và quý gần nhất để làm cơ sở chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, phục vụ cho công tác xếp hạng tín dụng nội bộ và phân loại nợ đối với khách hàng. - Ngoài ra, cán bộ khách hàng cũng thu thập thông tin từ các kênh khác: Thông tin về môi trường kinh tế, chính trị, luật pháp, cơ quan quản lý của doanh nghiệp, Trung tâm thông tin tín dụng của ngân hàng nhà nước, cơ quan thuế và đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp. Nguồn thông tin để phân tích vẫn chủ yếu là từ nguồn do khách hàng cung cấp. b. Công tác thẩm định thông tin và độ tin cậy BCTC khách hàng - Hiện tại việc thu thập, đối chiếu các thông tin để thẩm định BCTC chỉ mới kiểm tra tính cân đối, khớp đúng giữa số đầu kỳ và cuối kỳ; đối chiếu với các báo cáo của khách hàng cung cấp 11 - Hiện công tác phân tích BCTC khách hàng của Vietcombank Đà Nẵng chưa có sự xem xét điều chỉnh các số liệu theo ý kiến của kiểm toán độc lập đối với BCTC của khách hàng. Việc đối chiếu độ tin cậy các khoản mục phải thu, phải trả, hàng tồn kho còn hạn chế do hầu hết các khách hàng chưa cung cấp đầy đủ biên bản đối chiếu công nợ, biên bản kiểm kê hàng tồn kho. c. Tiến hành phân tích BCTC khách hàng vay vốn Các phương pháp phân tích BCTC khách hàng: Ø Đối với công tác phân tích báo cáo tài chính khách hàng khi thẩm định và đề xuất cấp tín dụng và khi kiểm tra khách hàng sau giải ngân Phương pháp phân tích BCTC khách hàng vay vốn hiện nay đang áp dụng phổ biến tại Vietcombank Đà Nẵng là phương pháp so sánh, phương pháp phân tích ngang (phân tích xu hướng) và phân tích dọc (phân tích cấu trúc). Ø Đối với công tác xếp hạng tín dụng nội bộ Vietcombank Đà Nẵng thực hiện theo hướng dẫn chung của Vietcombank TƯ. Cán bộ khách hàng nhập ngành nghề, loại hình, quy mô doanh nghiệp cùng các số liệu trên các BCTC vào chương trình XHTDNB. Chương trình sẽ tự động tính gồm 4 nhóm với 14 chỉ tiêu tài chính chủ yếu liên kết với bộ giá trị và xác định kết quả điểm thông tin tài chính. Riêng đối với các chỉ tiêu phi tài chính, cán bộ khách hàng tự thu thập thông tin, tự chấm điểm và nhập vào chương trình. Căn cứ vào tổng số điểm đạt được, khách hàng sẽ được xếp hạng với 16 hạng khách hàng và phân loại thành 5 nhóm nợ tương ứng với mức độ rủi ro để áp dụng chính sách khách hàng. Nội dung phân tích BCTC khách hàng vay vốn Công tác phân tích BCTC khách hàng được thực hiện cùng lúc 12 trên hệ thống XHTDNB của hệ thống và trong báo cáo thẩm định đề xuất cấp tín dụng của cán bộ khách hàng. Trong phần này, tác giả trình bày chi tiết về thực trạng công tác phân tích BCTC khách hàng trong báo cáo thẩm định đề xuất cấp tín dụng và báo cáo kiểm tra khách hàng sau khi giải ngân của cán bộ khách hàng. c.1. Phân tích cơ cấu, biến động tài sản – nguồn vốn Phân tích cơ cấu tài sản Dựa trên BCĐKT, cán bộ khách hàng phân tích từ tổng quát đến chi tiết các khoản mục tài sản của khách hàng. Đối với các khách hàng là doanh nghiệp sản xuất, khoản mục tài sản ngắn hạn khác và tài sản dài hạn khác trong kỳ phân tích thường chưa được cán bộ khách hàng đề cập đến. Đối với các công ty có quy mô nhỏ, cán bộ phân tích không đi sâu vào các khoản mục, mà chỉ khái quát các chỉ tiêu mang tính chất liệt kê Phân tích cơ cấu nguồn vốn Phần lớn các chỉ số được cán bộ phân tích khá sơ sài, chỉ tính toán liệt kê và nhận xét chung chung, chưa cho thấy được mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn qua đó đánh giá chính sách huy động và sử dụng nguồn vốn tại doanh nghiệp. c.2. Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán Việc phân tích chỉ đơn thuần liệt kê các chỉ tiêu và so sánh giữa năm hoạt động so với trước liền kề, chưa đánh giá xu hướng, nguyên nhân của sự biến động các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp. c.3. Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Cán bộ khách hàng đã đưa ra đầy đủ các chỉ tiêu về khả năng hoạt động, tuy nhiên việc phân tích cũng mới chỉ dừng lại ở mức tính 13 toán giá trị đơn thuần, so sánh giữa năm hoạt động với năm liền kề trước đó và nhận xét trên kết quả tính được mà chưa áp dụng phương pháp DUPONT trong phân tích các chỉ tiêu ROA và ROE để thấy nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của chỉ tiêu tổng hợp. Chưa đánh giá những tồn đọng làm ảnh hưởng tới hoạt động SXKD của doanh nghiệp và khả năng khắc phục các mặt còn yếu kém. c.4. Phân tích lưu chuyển tiền tệ - Phân tích dòng tiền: Trong các báo cáo phân tích của cán bộ khách hàng, chỉ có một vài khách hàng được thực hiện phân tích dòng tiền, tuy nhiên chưa đi sâu phân tích nguyên nhân và định hướng của khách hàng. - Phân tích vốn lưu chuyển Hầu hết trong các báo cáo phân tích BCTC khách hàng, cán bộ khách hàng chưa đề cập đến vốn lưu chuyển của khách hàng, do vậy trong trường hợp “vốn lưu chuyển” < 0, cán bộ khách hàng không dự báo được nguy cơ rủi ro cũng như tham mưu cho ban lãnh đạo ngân hàng khi thẩm định cấp tín dụng cho khách hàng. c.5. Dự báo dòng tiền Hầu hết, các cán bộ khách hàng đều chưa thực hiện dự báo dòng tiền của khách hàng khi phân tích BCTC khách hàng. d. Sử dụng kết quả phân tích Kết quả phân tích BCTC khá
Tài liệu liên quan