1. Tính cấp thiết của đề tài
Quản lý thuế nói chung, thuế thu nhập cá nhân nói riêng, nhất là
thu nhập từ tiền lương, tiền công là một trong những giải pháp góp
phần cân đối thu, chi ngân sách. Trong tình hình hiện nay để quản lý
tốt hơn nữa, góp phần cân đối vững chắc thu, chi ngân sách, cần phải
hoàn thiện công tác quản lý thu thuế, đặc biệt là thuế thu nhập cá
nhân, loại thuế tác động sâu, rộng đến lợi ích của từng cá nhân nộp
thuế cũng như lợi ích của Nhà nước. Từ khi thành lập thị xã Buôn Hồ
cho đến nay các doanh nghiệp tại thị xã Buôn Hồ phát triển rất nhanh
cả về số lượng và quy mô sản xuất, kinh doanh. Nhưng công tác quản
lý thu thuế thu nhập cá nhân ở khu vực này còn hạn chế. Vì vậy, việc
nâng cao hiểu biết về công tác quản lý thuế nói chung và thuế thu
nhập cá nhân nói riêng là một đòi hỏi cấp thiết, là một nhiệm vụ
trọng tâm của ngành thuế Việt Nam hiện nay. Xuất phát từ thực tế
trên, tác giả quyết định chọn đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý
thuế thu nhập cá nhân tại các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã
Buôn Hồ, tỉnh Daklaklàm luận văn tốt nghiệp. Trên cơ sở phân tích
thực trạng công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại các doanh
nghiệp trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Daklak. Từ đó đề xuất các
giải pháp nâng cao hiệu quản quản lý thuế TNCN tại Chi cục thuế thị
xã Buôn Hồ, tỉnh Daklak trong thời gian đến.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý thu thế
thu nhập cá nhân.
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế thu nhập
cá nhân tại các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Daklak.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn hiện công tác quản lý
thuế thu nhập cá nhân tại các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Buôn
2
Hồ, tỉnh Daklak trong thời gian đến.
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh DakLak, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
------------
NGÔ TRUNG BIÊN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
THỊ XÃ BUÔN HỒ, TỈNH DAKLAK
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60.34.20
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Đà Nẵng, năm 2015
Công trình đƣợc hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Trƣơng Bá Thanh
Phản biện 1: PGS.TS. Võ Xuân Tiến
Phản biện 2: PGS.TS. Phan Thị Bích Nguyệt
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn
tốt nghiệp thạc sĩ Quản trị Kinh doanh họp tại Đại học Đà Nẵng
vào ngày 11 tháng 7 năm 2015
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quản lý thuế nói chung, thuế thu nhập cá nhân nói riêng, nhất là
thu nhập từ tiền lương, tiền công là một trong những giải pháp góp
phần cân đối thu, chi ngân sách. Trong tình hình hiện nay để quản lý
tốt hơn nữa, góp phần cân đối vững chắc thu, chi ngân sách, cần phải
hoàn thiện công tác quản lý thu thuế, đặc biệt là thuế thu nhập cá
nhân, loại thuế tác động sâu, rộng đến lợi ích của từng cá nhân nộp
thuế cũng như lợi ích của Nhà nước. Từ khi thành lập thị xã Buôn Hồ
cho đến nay các doanh nghiệp tại thị xã Buôn Hồ phát triển rất nhanh
cả về số lượng và quy mô sản xuất, kinh doanh. Nhưng công tác quản
lý thu thuế thu nhập cá nhân ở khu vực này còn hạn chế. Vì vậy, việc
nâng cao hiểu biết về công tác quản lý thuế nói chung và thuế thu
nhập cá nhân nói riêng là một đòi hỏi cấp thiết, là một nhiệm vụ
trọng tâm của ngành thuế Việt Nam hiện nay. Xuất phát từ thực tế
trên, tác giả quyết định chọn đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý
thuế thu nhập cá nhân tại các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã
Buôn Hồ, tỉnh Daklaklàm luận văn tốt nghiệp. Trên cơ sở phân tích
thực trạng công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại các doanh
nghiệp trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Daklak. Từ đó đề xuất các
giải pháp nâng cao hiệu quản quản lý thuế TNCN tại Chi cục thuế thị
xã Buôn Hồ, tỉnh Daklak trong thời gian đến.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý thu thế
thu nhập cá nhân.
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế thu nhập
cá nhân tại các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Daklak.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn hiện công tác quản lý
thuế thu nhập cá nhân tại các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Buôn
2
Hồ, tỉnh Daklak trong thời gian đến.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: những vấn đề lý luận và thực tiễn
liên quan đến công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại các doanh
nghiệp trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Daklak.
Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý
thuế thu nhập cá nhân.
+ Về không gian và thời gian: Những vấn đề liên quan đến công
tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại doanh nghiệp trên địa bàn thị xã
Buôn Hồ, tỉnh Daklak trong thời gian 03 năm từ năm 2011 đến 2013.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận là Chủ nghĩa duy
vật biện chứng, phương pháp luận nghiên cứu duy vật lịch sử nhằm
đánh giá vấn đề trên cơ sở khoa học, khách quan.
- Phương pháp so sánh theo trình tự thời gian để đánh giá quá
trình vận động của vấn đề thật toàn diện.
- Phương pháp thống kê, tổng hợp số liệu qua các năm tạo
cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế thu
nhập cá nhân tại các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Buôn Hồ,
tỉnh Daklak.
- Phân tích theo phương pháp quy nạp hay diễn dịch nhằm làm
sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu, giúp đánh giá được thực trạng công
tác quản lý thuế thu nhập các nhân tại các doanh nghiệp trên địa bàn
thị xã Buôn Hồ, tỉnh Daklak, từ đó tạo cơ sở cho việc đề xuất các giải
pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại các
Doanh nghiệp trên địa bàn.
- Đồng thời dựa vào các lý luận, quan điểm kinh tế, tài chính
và định hướng phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, xuất phát từ
3
thực tiễn để làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Về lý thuyết: Luận văn hướng đến việc khái quát các
vấn đề lý thuyết cơ bản về quản lý thuế thu nhập cá nhân.
Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở phân tích thực trạng, đánh giá
những mặt được và hạn chế từ công tác quản lý thuế thu nhập cá
nhân tại các doanh trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Daklak trong
thời gian qua, luận văn hướng đến việc đề ra các giải pháp, cũng như
kiến nghị giúp hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại
các doanh nghiệp trên địa bàn trong thời gian tới.
Hy vọng những giải pháp này sẽ thiết thực và có thể ứng dụng trong
thực tế hoạt động tại đơn vị nghiên cứu, từ đó giúp Chi cục thuế thị
xã Buôn Hồ quản lý tốt hơn việc thu thuế thu nhập cá nhân tại các
doanh nghiệp trên địa bàn. Điều đó sẽ góp phần quan trọng vào sự
thành công của luận văn trong thực tế khẳng định hơn ý nghĩa và
đóng góp của đề tài
6. Cấu trúc của luận văn
Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý thuế thu
nhập cá nhân
Chƣơng 2: Thực trạng công tác quản lý thuế thu nhập các
nhân tại các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Daklak.
Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế thu
nhập cá nhân tại các Doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh
Daklak.
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢNLÝ THUẾ
THU NHẬP CÁ NHÂN
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ THUẾ THU
NHẬP CÁ NHÂN
4
1.1.1. Khái niệm thuế TNCN
Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập
thực nhận được của các cá nhân trong một kỳ tính thuế nhất định
thường một năm, từng tháng hoặc từng lần, không phân biệt nguồn gốc
phát sinh thu nhập.
1.1.2. Đặc điểm của thuế TNCN
Là một loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập của cá nhân và
luôn gắn liền với chính sách xã hội của mỗi quốc gia, mặc dù các quốc
gia hiện nay vẫn luôn hướng tới một hệ thống chính sách thuế mang tính
trung lập. Khi tính thuế có xem xét đến hoàn cảnh cá nhân nộp thuế.
Thường được tính theo biểu thuế luỹ tiến từng phần vì xuất
phát từ vai trò chủ yếu của thuế thu nhập cá nhân là điều tiết mạnh
người có thu nhập cao và động viên sự đóng góp của những người có
thu nhập thấp, góp phần thực hiện công bằng xã hội.
Không bóp méo giá cả hàng hóa, dịch vụ, vì nó không cấu
thành trong giá bán hàng hóa, dịch vụ.
Có diện thu thuế rất rộng, với nhiều loại thu nhập khác nhau,
khả năng tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước cao.
Thu nhập thông thường được xác định mỗi năm một lần nên
thuế thu nhập cũng được xác định chung cho cả năm. Tuy nhiên, thuế
thu nhập cũng có thể xác định hằng quý hoặc 6 tháng một lần.
1.1.3. Vai trò của thuế TNCN
Là công cụ góp phần thực hiện công bằng xã hội, giảm bớt sự
chênh lệch về thu nhập giữa những người có thu nhập cao và những
người có thu nhập thấp trong xã hội; đảm bảo nguồn thu quan trọng và
ổn định cho ngân sách nhà nước; giúp Nhà nước điều tiết thu nhập, tiêu
dùng và tiết kiệm.
Góp phần quản lý thu nhập dân cư; góp phần khắc phục nhược
điểm của một số loại thuế khác và góp phần hạn chế sự thất thu thuế thu
5
nhập doanh nghiệp.
1.1.4 Các nội dung cơ bản của Luật thuế TNCN hiện hành
Luật Thuế TNCN được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21/11/2007. Nội dung cơ bản của
Luật Thuế TNCN và các văn bản pháp luật quy định chi tiết, hướng
dẫn thi hành có thể chia thành bốn phần:
Phần 1: Quy định chung: Đối tượng nộp thuế; các khoản thu
nhập chịu thuế; Thu nhập miễn giảm thuế; Kỳ tính thuế.
Phần 2: Căn cứ tính thuế TNCN đối với cá nhân cư trú;
Phần 3: Căn cứ tính thuế TNCN đối với cá nhân không cư trú;
Phần 4: Điều khoản thi hành: Đăng ký thuế; Khấu trừ thuế;
Khai thuế; Nộp thuế; Quyết toán thuế; Hoàn thuế; Miễn thuế; Giảm
thuế. (Xem hình vẽ 1.1)
1.1.5. Mục tiêu của quản lý thuế thu nhập cá nhân
- Thứ nhất, tăng cường tập trung, huy động đầy đủ và kịp thời
số thu cho NSNN trên cơ sở không ngừng nuôi dưỡng và phát triển
nguồn thu. Thuế TNCN chiếm tỷ trọng chủ yếu trong số thu NSNN ở
hầu hết các quốc gia trên thế giới
- Thứ hai, góp phần tăng cường nâng cao ý thức chấp hành luật
cho các tổ chức kinh tế và dân cư
- Thứ ba, phát huy tốt nhất vai trò của Thuế TNCN trong nền
kinh tế.
1.1.6 Đặc điểm của các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã
Buôn Hồ
Hiện nay trên địa bàn thị xã Buôn Hồ,Chi cục Thuế thị xã
Buôn Hồ quản lý hơn 200 doanh nghiệp, chủ yếu là doanh nghiệp có
quy mô nhỏ, số vốn dầu tư ít, lao động ít.
Các doanh nghiệp này chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực
thương mại( Kinh doanh nông sản), dịch vụ và xây dựng. Công tác
6
quản lý doanh nghiệp và công tác kế toán của doanh nghiệp thường
khoán gọn khi thực hiện nghĩa vụ thuế
1.2. NỘI DUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ
NHÂN
1.2.1. Công tác lập dự toán thu thuế thu nhập cá nhân
Là khâu đầu tiên của chu trình ngân sách nhằm xây dựng khả
năng huy động nguồn thu của địa phương trong một năm ngân sách
phục vụ nhu cầu chi tiêu cho phát triển kinh tế- xã hội. Từ đó giao nhiệm
vụ thu phù hợp với khả năng cân đối ngân sách và chức năng, nhiệm vụ
của đơn vị quản lý thu.
Do chính sách của thuế TNCN liên tục được thay đổi nên việc lập
dự toán phải luôn bám sát các quy định tại các Thông tư hướng dẫn, sửa
đổi bổ sung để loại trừ một số khoản dự kiến sẽ không thu trong tương
lai do có các chính sách Quốc hôi, Chính phủ đưa ra để thúc đẩy nền
kinh tế, kích thích tiêu dùng.
1.2.2. Công tác tổ chức thực hiện quản lý thuế thu nhập cá
nhân
Để tổ chức tốt công tác thu thuế, trước hết phải thực hiện tốt
việc tổ chức bộ máy thu thuế. Cơ quan thuế các cấp thực hiện sắp
xếp, bố trí công chức thuế vào các vị trí quản lý phù hợp khả năng, sở
trường của cán bộ thuế và để thực hiện tốt công tác quản lý thu thuế
thu nhập cá nhân, cần phải xây dựng một đội ngũ công chức thuế
chuyên trách được đào tạo chuyên sâu trong công tác quản lý thu
thuế thu nhập cá nhân.
1.2.3. Công tác chỉ đạo điều hành quản lý thuế TNCN
Việc chỉ đạo, điều hành trong quản lý thuế TNCN được thể
hiện ở việc thành lập các ban chỉ đạo, tổ giúp việc từ Trung ương đến
địa phương. Để triển khai tốt luật thuế TNCN nhất thiết phải có các
chỉ thị, quyết định, nghị quyết, chương trình hành động cụ thểđể
7
làm cơ sở cho cấp trên rà soát, đánh giá tình hình thu. Để luật thuế đi
vào lòng người, dễ hiểu và chấp hành đúng thì việc tuyên truyền, giải
đáp thắc mắc trong quá trình triển khai của các đơn vị và áp dụng
thực hiện của người nộp thuế có vai trò hết sức quan trọng. Ngoài ra
sự phối hợp của các cơ quan đơn vị có liên quan trong việc triển khai
luật thuế TNCN cũng là yếu tố quyết định sự thành bại của luật thuế.
1.2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý thuế thu
nhập cá nhân.
Đây là một nội dung quan trọng của công tác quản lý thu thuế
TNCN. Thanh, kiểm tra thuế TNCN được thực hiện bởi bộ phận cán bộ
thuế chuyên ngành. Đối tượng thanh, kiểm tra thuế là các tổ chức kinh tế
và cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế TNCN cho Nhà nước và bao gồm cả
các đơn vị thuộc ngành thuế. Mục tiêu thanh, kiểm tra thuế TNCN là
phát hiện và xử lý các trường hợp sai phạm nhằm giảm bớt những tổn
thất cho Nhà nước và đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Đồng
thời cũng qua quá trình thanh, kiểm tra, cơ quan thuế có thể phát hiện
những thiếu sót, bất cập trong văn bản pháp luật thuế và quá trình tổ
chức thực hiện, từ đó tìm ra những hướng giải quyết nhằm hoàn thiện
công tác quản lý thuế TNCN. Thanh, kiểm tra thuế TNCN được thực
hiện dưới cá hình thức và phương pháp khác nhau.
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN
LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
1.3.1 Các nhân tố từ cơ chế chính sách
Theo thống kê trong 4 năm triển khai thực hiện, Bộ Tài chính đã
ban hành nhiều Thông tư, Nghị định quy định về thuế. Cơ quan quản
lý thuế TNCN theo hệ thống ngành dọc và chính sách thuế TNCN còn
quá mới đối với Việt Nam chúng ta nên những vướng mắc nghiệp vụ
phát sinh chưa kịp thời gian xử lý còn chậm trễ, có lúc bế tắc.
1.3.2 Các nhân tố từ cơ quan Thuế
8
Công tác quản lý thuế TNCN chịu ảnh hưởng của các nhân tố
từ phía cơ quan thuế như: Công tác tổ chức bộ máy thu thuế TNCN,
cơ sở vật chất của ngành thuế, trình độ và phẩm chất đạo đức của đội
ngũ lãnh đạo cán bộ thuế
1.3.3. Các nhân tố từ phía ngƣời nộp thuế
Công tác quản lý thuế TNCN chịu ảnh hưởng của các nhân tố
từ phía người nộp thuế như: tình hình kinh tê và mức sống của người
dân, thức chấp hành pháp luât thuế của đối tượng nộp thuế, phương
thức thanh toán chủ yếu trong dân cư
1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ THUẾ TNCN TRÊN THẾ GIỚI
VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM PHÙ HỢP VỚI VIỆT NAM
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý thuế thu nhập cá nhân trên thế
giới
Về cơ cấu tổ chức: Ở Hà Lan: cơ cấu tổ chức theo chức năng
được thực hiện ở cấp Trung Ương. Đồng thời, ở cấp địa phương, việc
phân chia công việc được thực hiện theo loại thuế và số lượng đối tượng
nộp thuế nhằm nâng cao tính hiệu quả, cải thiện khả năng kiểm tra, kiểm
soát và tăng tính hiệu lực trong hoạt động của cơ quan thuế.
Tổ chức triển khai thực hiện luật thuế
- Các hình thức hỗ trợ đối tượng nộp thuế: Canada đã xuất bản
sách hướng dẫn chung và 30 cuốn sách chuyên sâu về một sắc thuế cụ
thể. Họ cũng đã cho ra đời chương trình tư vấn thuế đặc biệt và các
chương trình trả lời tự động để trả lời tất cả các câu hỏi qua điện thoại.
- Sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế: Cơ quan thuế
và Hải quan Hà Lan có một trung tâm công nghệ thông tin (B/CICT
Belastingdienst/ Centrum for infirmatie - en Communicatie
Technologie), nhiệm vụ chính của Trung tâm này là phát triển, quản lý
và điều khiển toàn bộ hệ thống máy tính, quản lý một số lượng lớn các
thông tin tài chính của khách hàng.
9
- Kê khai thuế: Đối với đối tượng thường trú: việc kê khai thuế
TNCN được thực hiện trong năm tài chính, thường là năm dương lịch
như Hà Lan, Pháp, Hàn Quốc, Malaixia, Thái Lan.Đối với đối tượng
không cư trú: Hầu hết các quốc gia đều quy định đối tượng không cư trú
thuộc đối tượng chịu thuế TNCN phải nộp tờ khai thuế TNCN.
- Nộp thuế: Phương thức quản lý thu nộp bao gồm 2 hình thức cơ
bản đó là nộp trực tiếp và khấu trừ tại nguồn.
- Thanh tra, kiểm tra thuế: Công tác quản lý thuế ở Hà Lan có sự
hỗ trợ của một trung tâm đầy quyền lực có tên FIOD-ECD (Fiscale
Inlichtingen-en Opsporingsdienst en Ecinomische Controledienst). Nếu
cơ quan thuế nghi ngờ có hành vi gian lận thuế, họ sẽ chuyển trường họp
này cho FIOD-ECD. Cơ quan này sẽ điều tra, đánh giá xem có phải là
gian lận không. Nếu thực sự là hành vi gian lận, FIOD-ECD sẽ thảo luận
với cơ quan dịch vụ khởi tố công (Public Prosecution Service) xem có
bắt đầu một cuộc điều tra tội phạm không. Kết quả điều tra cuối cùng sẽ
được thông báo trong văn bản chính thức cho cơ quan thuế.
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Việc kê khai thuế thường được thực hiện theo năm dương lịch
với các mẫu khác nhau cho các đối tượng khác nhau và thời hạn nộp tờ
khai thuế thường được kéo dài ba tháng. Về phương pháp quản lý thu,
hầu hết các nước đều kết hợp áp dụng phương pháp khấu trừ tại nguồn
và nộp thuế trực tiếp. Với phương pháp khấu trừ tại nguồn, việc khấu
trừ tạm nộp thuế hàng tháng, sau đó cuối năm quyết toán thuế được
xem là một biện pháp thuận lợi và hợp lý. Việc lựa chọn đối tượng
thanh tra dựa trên phương pháp phân tích rủi ro như Hà Lan hiện đang
thực hiện là phương pháp đúng đắn và có thể nâng cao hiệu quả của
công tác thanh tra. Tuy nhiên, công tác thanh tra cũng cần đi liền với
các biện pháp xử phạt công minh thì quản lý thuế mới đạt được hiệu
quả cao nhất. Tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình kết họp và việc bố
10
trí cán bộ được thực hiện theo mức độ phức tạp của công việc.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ
NHÂN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ
BUÔN HỒ, TỈNH DAKLAK
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHI CỤC THUẾ THỊ XÃ BUÔN
HỒ
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Chi cục thuế thị xã Buôn Hồ chính thức đi vào hoạt động từ
ngày 18/3/2009. Trụ sở chính tại số 488 Hùng Vương – Phường An
Bình – Thị xã Buôn Hồ - tỉnh ĐakLak. Ngày 1/7/2007 đánh dấu mốc
lịch sử của ngành thuế Việt Nam nói chung và chi cục thuế thị xã
Buôn Hồ nói riêng , mô hình quản lý thuế chuyển đổi một cách toàn
diện từ mô hình quản lý thuế theo đối tượng sang mô hình quản lý
thuế theo chức năng.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của chi cục thuế thị xã Buôn Hồ được thực hiện
theo quyết định số 197/QĐ-CT ngày 27/3/2009 quyết định về việc cơ
cấu tổ chức của Chi cục thuế thị xã Buôn Hồ. Tính đến ngày 31/12/2013
thì Chi cục thuế thị xã Buôn Hồ có 33 cán bộ công chức thuế: Trong đó
có 29 biên chế, 4 hợp đồng là lái xe, bảo vệ và tạp vụ. Để thực hiện chức
năng và nhiệm vụ được giao, đồng thời phù hợp với các thủ tục hành
chính về thuế được quy định tại Luật quản lý thuế, cơ cấu tổ chức bộ
máy của Chi cục thuế thị xã Buôn Hồ gồm 5 đội chức năng và 2 đội thuế
liên xã phường.
2.1.3. Kết quả thu ngân sách nhà nƣớc của Chi cục thuế thị
xã Buôn Hồ giai đoạn 2011- 2013
Tổng thu NSNN trong năm 2011 là 131.566 triệu đồng, đạt 146%
11
dự toán pháp lệnh, đạt 125% dự toán hội đồng nhân dân, đạt 146% dự
toán phấn đấu, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2010. Tổng thu thuế và phí
năm 2011 là 123.335 triệu đồng, đạt 144% dự toán pháp lệnh, đạt 136%
dự toán hội đồng nhân dân, và 137% dự toán phấn đấu, tăng 41% so với
cùng kỳ năm 2010; Tổng thu NSNN năm 2012 là 147.479 triệu đồng,
đạt 90% dự toán pháp lệnh, đạt 85% dự toán HĐND, tăng 12% so với
cùng kỳ năm 2011; Trong đó tổng thu thuế và phí là 140.491 triệu đồng,
đạt 88% dự toán pháp lệnh, đạt 87% dự toán HĐND, tăng 14% so với
cùng kỳ năm 2011. Nếu tính cả số thuế gia hạn nộp qua năm 2013 thì
tổng số thu thuế, phí thu nộp sẽ là 146.491 triệu đồng, đạt 92% dự toán
pháp lệnh, 91% dự toán hội đồng nhân dân thị xã giao.
2.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI
CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BUÔN HỒ,
TỈNH DAKLAK
2.2.1. Công tác lập dự toán thu thuế thu nhập cá nhân
Khi nhận được dự toán cấp trên giao Chi cục thuế thị xã Buôn Hồ
dã tiến hành họp các đội thuế và tiến hành giao lại dự toán cho các đội
thuế và các xã phường căn cứ vào dự toán cấp trên giao.
2.2.2. Công tác tổ chức thực hiện quản lý thuế thu nhập cá
nhân
a. Công tác tổ chức bộ máy quản lý: Chi cục thuế Buôn Hồ
gồm 33 cán bộ, nhân viên: 29 biên chế, 4 hợp đồng ( Bảo vệ 2 người, lái
xe 1 người, tạp vụ 1 người).Văn phòng chi Cục được tổ chức thành 07
bộ phận bao gồm: Đội kê khai – kế toán thuế 5 người, đội tuyên truyền
– hỗ trợ, NV – DT 3 người, đội quản lý nợ 2 người, đội kiểm tra 6
người, đội hành chính nhân sự 6 người, phòng thu nhập cá nhân – trước
bạ thu khác 3 người và 02 đội thuế liên phường xã 5 người.
b. Công tác cấp MST, quản lý đối tượng nộp thuế: Để tránh tình
trạng nhiều lao động thuộc ĐTNT TNCN nhưng lại không có MST như
12
vậy sẽ gây khó khăn cho quản lý thu thuế. Do vậy, để tạo điều kiện
thuận lợi cho công tác kê khai và nộp thuế thu nhập Chi cục thuế đã tiến
hành cấp MST cho các đối tượng lao động có thu nhập. Đến 31/12/2013
đã cấp 264.236 MST cho người lao động, 32.002 MST cá nhân kinh
doanh và 25.767 thuộc trường hợp phải nộp thuế TNCN.
c. Công tác kê khai thuế: Thông qua việc cấp MST cá nhân, cơ
sở dữ liệu của NNT được xây dựng là tiền đề quan trọng của việc quản
lý kê khai nộp thuế. Việc kê khai nộp thuế thu nhập thực hiện theo
nguyên tắc khấu trừ tại nguồn. Cơ quan chi trả thu nhập có nghĩa vụ
khấu trừ tiền thuế trước khi chi trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế để
nộp thay tiền thuế vào ng