Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện công tác xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thành phố Đà Nẵng

Trong những năm qua, kinh tế thành phố Đà Nẵng đã có những bước tiến vượt bậc, GDP bình quân của thành phố giai đoạn 2006 – 2013 đạt 11%, so với tốc độ tang trưởng GDP bình quân của cả nước là 5,4%. Sự phát triển năng động này không thể phủ nhận có vai trò quan trọng của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với mức đóng góp bình quân 7,77%/năm tổng vốn đầu tư xã hội trong giai đoạn 2000-2010, riêng năm 2012 đạt 11,13% (tương đương 43 triệu USD), đóng góp vào ngân sách không ngừng tăng qua các năm, riêng năm 2012 ước đạt 43 triệu USD. Năm 2013, nộp ngân sách là 53,8 triệu USD. Riêng 9 tháng đầu năm 2014 là 70,16 triệu, bằng 221,3% so với cùng kỳ năm 2013 1 . Kể từ khi Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài được ban hành, Đà Nẵng là một trong 14 tỉnh, thành phố có mật độ doanh nghiệp FDI cao nhất cả nước. Lũy kế đến tháng 11/2014, thành phố Đà Nẵng có 305 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư 3,374 tỷ USD. Trong đó, vốn giải ngân ước đạt 1,63 tỷ USD (chiếm 48.3%). Quy mô vốn đầu tư bình quân 11,06 triệu USD/dự án 2 . Điều này có được một phần là nhờ các hoạt động xúc tiến đầu tư mà thành phố Đà Nẵng đã không ngừng thực hiện đổi mới và sáng tạo trong thời gian qua.

pdf26 trang | Chia sẻ: truongthanhsp | Lượt xem: 1279 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện công tác xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG VÕ THỊ KIỀU TRANG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60.31.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà Nẵng - Năm 2015 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. BÙI QUANG BÌNH Phản biện 1: PGS.TS. VÕ XUÂN TIẾN Phản biện 2: GS.TS. ĐỖ KIM CHUNG Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ kinh tế tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 10 tháng 01 năm 2015. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng. - Thư viện Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, kinh tế thành phố Đà Nẵng đã có những bước tiến vượt bậc, GDP bình quân của thành phố giai đoạn 2006 – 2013 đạt 11%, so với tốc độ tang trưởng GDP bình quân của cả nước là 5,4%. Sự phát triển năng động này không thể phủ nhận có vai trò quan trọng của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với mức đóng góp bình quân 7,77%/năm tổng vốn đầu tư xã hội trong giai đoạn 2000-2010, riêng năm 2012 đạt 11,13% (tương đương 43 triệu USD), đóng góp vào ngân sách không ngừng tăng qua các năm, riêng năm 2012 ước đạt 43 triệu USD. Năm 2013, nộp ngân sách là 53,8 triệu USD. Riêng 9 tháng đầu năm 2014 là 70,16 triệu, bằng 221,3% so với cùng kỳ năm 20131. Kể từ khi Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài được ban hành, Đà Nẵng là một trong 14 tỉnh, thành phố có mật độ doanh nghiệp FDI cao nhất cả nước. Lũy kế đến tháng 11/2014, thành phố Đà Nẵng có 305 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư 3,374 tỷ USD. Trong đó, vốn giải ngân ước đạt 1,63 tỷ USD (chiếm 48.3%). Quy mô vốn đầu tư bình quân 11,06 triệu USD/dự án2. Điều này có được một phần là nhờ các hoạt động xúc tiến đầu tư mà thành phố Đà Nẵng đã không ngừng thực hiện đổi mới và sáng tạo trong thời gian qua. Tuy nhiên, đến hiện nay công 1 Báo cáo số 95/BC-UBND của UBND thành phố Đà Nẵng về Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài 6 tháng, ước cả năm 2014 và xây dựng kế hoạch năm 2015 ngày 07 tháng 7 năm 2014 2 Nguồn số liệu: Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Đà Nẵng 2 tác xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn còn nhiều hạn chế như chưa triển khai nhiều các cuộc hội nghị, hội thảo xúc tiến đầu tư vào thành phố tại nhiều địa phương trong nước và nước ngoài để quảng bá môi trường đầu tư của Đà Nẵng, công tác xúc tiến đầu tư tại nước ngoài chưa thực sự chuyên nghiệp. Hầu hết các cuộc hội thảo này thường kết hợp với các đoàn công tác ra nước ngoài của lãnh đạo thành phố do đó còn hạn chế rất nhiều trong việc phối kết hợp với các Bộ, ngành có liên quan và các doanh nghiệp FDI hoạt động có hiệu quả tại thành phố để tạo tiếng nói quan trọng và niềm tin hơn cho thành phố, các hoạt động xúc tiến đầu tư của thành phố chưa tập trung một đầu mối, còn dàn trải, phân tán nguồn lực, chưa tập trung vào các đối tác, lĩnh vực trọng điểm, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị nên các thông tin cung cấp cho nhà đầu tư khi tìm hiểu môi trường đầu tư tại Đà Nẵng chưa thực sự nhất quán làm mất niềm tin đối với nhà đầu tư. Nhận thức được sự ảnh hưởng không nhỏ của vấn đề trên cũng như tầm quan trọng của xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài nên cần thiết phải tìm ra giải pháp hoàn thiện công tác xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố Đà Nẵng. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả chọn vấn đề “Hoàn thiện công tác xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố Đà Nẵng” làm đề tài nghiên cứu của Luận văn. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu nhằm định hướng các giải pháp, kiến nghị về chính sách thích hợp giúp Đà Nẵng hoàn thiện công tác xúc tiến đầu 3 tư trực tiếp nước ngoài. Để trả lời cho các câu hỏi đặt ra, Luận văn cần đạt được các mục tiêu cụ thể sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài - Đánh giá tình hình xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010 – 2014. - Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố Đà Nẵng + Về không gian: Hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố Đà Nẵng + Về thời gian: Đánh giá hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2009 – 2013. Nghiên cứu đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài thời gian đến. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng Phép biện chứng duy vật của Chủ nghĩa Mác – Lenin kết hợp với sử dụng một số phương pháp nghiên cứu riêng phù hợp với nội dung phân tích của luận văn, bao gồm: 4 - Phương pháp hồi cứu: sưu tầm, tra cứu thu thập và chọn lọc thông tin từ các sách, báo chuyên ngành; công trình nghiên cứu và tài liệu có liên quan. - Phương pháp tổng hợp so sánh và phân tích thống kê: khai thác tư liệu, số liệu của các cơ quan quản lý địaphương, tham khảo thông tin từ internet. Tổng hợp phân tích sử dụng kết quả đã công bố. - Phương pháp chuyên gia: tham vấn ý kiến của các chuyên gia, ban, ngành liên quan đến hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài. - Nguồn dữ liệu: Đề tài thực hiện phân tích đánh giá dựa trên cả bộ dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. Dữ liệu sơ cấp là bản khảo sát trực tuyến về tình hình xúc tiến FDI. Dữ liệu thứ cấp là các số liệu về kết quả đầu tư từ các báo cáo lưu trữ, tài liệu của Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Ban quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất, Ban quản lý khu công nghệ cao của thành phố Đà Nẵng, sách, tạp chí khoa học, internet 5. Những đóng góp của đề tài Luận văn góp phần làm rõ một số cơ sở lý luận về công tác xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đánh giá đúng thực trạng công tác xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố Đà Nẵng. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố Đà Nẵng thời gian tới. 5 Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan xúc tiến đầu tư của thành phố cũng như các tỉnh thành khác. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bố cục thành 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài Chương 2. Thực trạng xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố Đà Nẵng Chương 3. Một số giải pháp hoàn thiện công tác xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố Đà Nẵng 6 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 1.1. CÁC KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ 1.1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một khoản đầu tư đòi hỏi một mối quan tâm lâu dài và phản ánh lợi ích dài hạn và quyền kiểm soát của một chủ thể cư trú ở một nền kinh tế trong một doanh nghiệp cư trú ở một nền kinh tế khác nền kinh tế của chủ đầu tư nước ngoài. Chủ đầu tư phải có một mức độ ảnh hưởng đáng kể đối với việc quản lý doanh nghiệp cư trú ở một nền kinh tế khác. Tiếng nói hiệu quả trong quản lý phải đi kèm với một mức sở hữu cổ phần nhất định. 1.1.2. Xúc tiến Xúc tiến là chuỗi các hoạt động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy những cơ hội thuận lợi hóa các hoạt động trong từng lĩnh vực cụ thể. Việc xúc tiến có thể bao gồm nhiều hoạt động, với tính chất và phương thức khác nhau, nhưng có cùng chung một mục đích là tạo ra những cơ hội cho các bên tham gia, thúc đẩy các cơ hội đó thành hiện thức. 1.1.3. Xúc tiến đầu tư Theo nghĩa hẹp, xúc tiến đầu tư có thể được định nghĩa là các biện pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua một biện pháp tiếp thị tổng hợp của các chiến lược sản phẩm, xúc tiến và giá. Chiến lược sản phẩm: Sản phẩm, theo khái niệm xúc tiến đầu tư, được hiểu là chính quốc gia tiến hành xúc tiến đầu tư, xây dựng chiến lược sản phẩm là việc quốc gia đó xây dựng chiến lược marketing phù hợp. 7 Chiến lược giá cả: Giá cả ở đây chính là giá cả xây dựng và hoạt động của nhà đầu tư ở nước tiếp nhận, bao gồm giá sử dụng cơ sở hạ tầng, chi phí cố đinh, thuế ưu đãi, thuế bảo hộ Chiến lược xúc tiến: bao gồm các hoạt động nhằm phổ biến thông tin hoặc tạo dựng hình ảnh của quốc gia đó và cung cấp các dịch vụ đầu tư cho những nhà đầu tư có triển vọng. 1.1.4. Vai trò của hoạt động xúc tiến đầu tư 1.2. NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC XÚC TIẾN ĐẦU TƯ 1.2.1. Xây dựng kế hoạch xúc tiến đầu tư Một kế hoạch xúc tiến đầu tư sẽ là một bản phác thảo các hoạt động và phương thức thực hiện phối hợp các hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Trong kế hoạch xúc tiến đầu tư sẽ phải trả lời các câu hỏi ai có nhu cầu, cần có những hoạt động xúc tiến gì và phối hợp thế nào. Các hoạt động xúc tiến bao gồm như quảng cáo, cung cấp thông tin thị trường, gửi thư trực tiếp, tổ chức hội thảo và các đoàn vận động đầu tư, tổ chức và tham gia triển lãm thương mại, cần được sắp xếp hợp lý trong một kế hoạch tổng thể. Mục tiêu của việc xây dựng kế hoạch xúc tiến đầu tư là để xác định các ngành lĩnh vực cụ thể tại các khu vực địa lý được chọn lựa mà địa phương bạn có nhiều khả năng thu hút. 1.2.2. Chuẩn bị và huy động nguồn lực xúc tiến Bất cứ quá trình hoạt động kinh tế nào cũng cần phải sử dụng các nguồn lực làm yếu tố đầu vào cho hoạt động đó (Mankiw (2002)). Xúc tiến đầu tư cũng là một hoạt động kinh tế vì vậy quá trình này cũng cần phải có các nguồn lực để duy trì hoạt động của nó. Các nguồn lực này bao gồm vốn, lao động, công nghệ xúc tiến, các quy định và tài liệu liên quan 1.2.3. Tiến hành các hoạt động xúc tiến 8 Hoạt động xúc tiến đầu tư có thể được nhóm thành 4 hoạt động chính gồm xây dựng hình ảnh quốc gia, vận động đầu tư, các dịch vụ phục vụ cho nhà đầu tư và xây dựng chính sách. a. Củng cố hình ảnh quốc gia hay địa phương cần thu hút b. Vận động đầu tư (investment generation) c. Cung cấp các dịch vụ phục vụ cho nhà đầu tư (investor servicing) d. Vận động chính sách 1.3. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỚNG ĐẾN XÚC TIẾN ĐẦU TƯ 1.3.1. Môi trường đầu tư của địa phương Một yếu tố mang tính nội tại nữa có ảnh hưởng đến hoạt động xúc tiến đầu tư chính là môi trường đầu tư của quốc gia đó. Môi trường đầu tư quyết định việc lựa chọn địa điểm đầu tư, vì tất cả các yếu tố thuộc về nó đều tác động trực tiếp đến chi phí, tiến độ thực hiện và hiệu quả đầu tư. Một quốc gia dù có nỗ lực xây dựng hình ảnh như thế nào, mà môi trường đầu tư trên thực tế không tốt thì cũng không hấp dẫn được các nhà đầu tư. Môi trường đầu tư ở một quốc gia bao gồm môi trường chính trị - pháp luật, cơ chế hành chính, môi trường kinh tế vĩ mô, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực 1.3.2. Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Để xác định trọng tâm công tác xúc tiến đầu tư cần dựa trên nhu cầu của quá trình phát triển. Mà những nhu cầu này được cụ thể hoá thành các mục tiêu phát triển hoạch định trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Mục tiêu phát triển quốc gia thay đổi thì mục tiêu xúc tiến đầu tư thay đổi. Ví dụ nếu chính phủ mong muốn tăng xuất khẩu lên 20% trong 3 năm, như thế có thể thấy rõ là thu hút đầu tư hướng đến xuất khẩu sẽ đóng góp trực tiếp cho mục tiêu này. Vậy mục tiêu mở rộng xuất khẩu của quốc gia sẽ là mục 9 tiêu của chiến lược xúc tiến đầu tư. Việc xác định mục tiêu như vậy ảnh hưởng đến các ngành hướng tới, các nguồn địa lý của các ngành đó, và cách giới thiệu về đất nước. Tóm lại, dù mục tiêu phát triển của quốc gia là gì, chúng cũng sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư. 1.3.3. Xu hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới Xu hướng FDI trên thế giới kết hợp với những điểm mạnh điểm yếu của quốc gia dưới góc độ là một địa điểm đầu tư cho phép xác định các ngành có khả năng thu hút đầu tư. Hay nói cách khác xu hướng FDI thay đổi có thể ảnh hưởng đến trọng tâm xúc tiến đầu tư. Do vậy, công tác xúc tiến đầu tư cần nắm được xu hướng FDI của thế giới và khu vực, cũng như bất cứ sự kiện nào có thể ảnh hưởng đến các xu hướng này trong tương lai. 1.4. KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƯỚC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO ĐÀ NẴNG 1.4.1. Kinh nghiệm của các nước a. Kinh nghiệm của Thái Lan b. Kinh nghiệm của Singapore c. Kinh nghiệm của Malaysia 1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Đà Nẵng 1.5. VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Nguồn vốn FDI đã có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển của cả nước nói chung và của Đà Nẵng nói riêng, cụ thể là: Thứ nhất, FDI đã có đóng góp tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố Đà Nẵng. Thứ hai, FDI giúp đẩy mạnh chiến lược xuất khẩu. 10 Thứ ba, các doanh nghiệp FDI hiện đã và đang góp phần tích cực giải quyết việc làm và tạo thu nhập ổn định cho lực lượng lao động. Thứ tư, các doanh nghiệp FDI cũng đóng góp đáng kể vào ngân sách của Thành phố. 11 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1.1. Môi trường đầu tư của thành phố Đà Nẵng a. Đà Nẵng có vị trí địa lý chiến lược, dễ dàng tiếp cận với các thị trường trong khu vực và trên thế giới b. Đà Nẵng có hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển, được đầu tư đồng bộ, tạo thuận lợi cho việc phát triển các hoạt động kinh tế, đầu tư, du lịch c. Đà Nẵng có mức tăng trưởng kinh tế ổn định d. Môi trường đầu tư, kinh doanh tại Đà Nẵng thuận lợi cho các doanh nghiệp e. Nguồn nhân lực chất lượng cao 2.1.2. Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Cuối năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 2357/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến 2030 và tầm nhìn đến 2050 trong đó xác định thành phố Đà Nẵng là trung tâm kinh tế lớn của quốc gia về du lịch, công nghiệp, thương mại, dịch vụ tài chính ngân hàng, là trung tâm văn hóa thể dục thể thao, giáo dục đào tạo, trung tâm khoa học kỹ thuật và công nghệ của khu vực miền Trung và Tây Nguyên, là đầu mối giao thông, viễn thông quan trọng trong vùng, quốc gia và quốc tế. 12 2.3. THỰC TRẠNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.3.1. Tình hình xây dựng kế hoạch xúc tiến đầu tư Quá trình thu hút FDI chưa có trọng tâm, chưa có định hướng cụ thể để tiến hành xúc tiến đầu tư cho phù hợp. Công tác xúc tiến đầu tư tại nước ngoài chưa thực sự chuyên nghiệp. Kinh phí dành cho công tác xúc tiến đầu tư quá hạn hẹp và chưa được phân bổ cụ thể hàng năm. - Về việc đánh giá tiềm năng và nhu cầu đầu tư - Về việc xây dựng các ngành ưu tiên kêu gọi đầu tư và khu vực có nguồn vốn đầu tư - Về việc xác định cách thức xúc tiến: 2.3.2. Chuẩn bị và huy động nguồn lực xúc tiến đầu tư  Về nguồn nhân lực Để nâng cao chất lượng chuyên môn của đội ngũ viên chức thực hiện công tác xúc tiến đầu tư, cơ quan xúc tiến đầu tư địa phương cũng như trung ương đã chú trọng công tác bồi dưỡng đào tạo nâng cao kỹ năng xúc tiến đầu tư thông qua các khóa bồi dưỡng ngắn hạn được tổ chức thường niên tuy nhiên các khóa bồi dưỡng này chưa mang lại hiệu quả thực chất cho mỗi chuyên viên một phần do chương trình mang nặng tính hình thức và lý luận nên chưa thực sự thu hút đối với người học.  Về nguồn tài chính 13 Từ sau khi Chương trình XTĐT đươc phê duyệt, lần đầu tiên UBND thành phố đã đồng ý duyệt chi ngân sách dành riêng cho hoạt động XTĐT năm 2014 là 1 tỷ đồng. Tuy nhiên, con số này còn quá khiêm tốn so với các tỉnh thành khác, không tương xứng với vị trí một thành phố đầu tàu của cả khu vực miền Trung – Tây nguyên. Do ngân sách được duyệt theo từng hoạt động nên chủ yếu ngân sách XTĐT cho hoạt động liên quan đến tổ chức hội nghị hội thảo hoặc các buổi tọa đàm với các nhà đầu tư hiện hữu. Các hình thức XTĐT khác được sử dụng ở các quốc gia như quảng cáo hay thuê chuyên gia PR đều không được tiến hành tại Đà Nẵng một phần do chi phí cao một phần chưa được cơ quan XTĐT chú trọng. 2.3.3. Tình hình thực hiện các hoạt động xúc tiến a. Củng cố hình ảnh của địa phương Xây dựng và củng cố hình ảnh của thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua được cơ quan XTĐT đặc biệt chú trọng thông qua việc tổ chức thực hiện đồng bộ các hoạt động nhằm tăng cường quảng bá và củng cố môi trường đầu tư của Đà Nẵng như biên soạn và phát hành các tài liệu về Đà Nẵng, phát hành các bản tin đầu tư, tổ chức các hội nghị, hội thảo trong và ngoài nước, các buổi tọa đàm giữa lãnh đạo thành phố và doanh nghiệp nhằm tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn trong quá trình hoạt động đầu tư tại Đà Nẵng Bên cạnh đó, cơ quan XTĐT của thành phố đã tổ chức và tham gia hơn 38 hội nghị, hội thảo xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước, trong đó chủ trì tổ chức 16 hội nghị hội thảo giai đoạn 2010 - 2014 14 Theo đánh giá của các doanh nghiệp FDI hiện hữu tại Báo cáo PCI 2013 thì môi trường đầu tư của Đà Nẵng nhìn chung là tương đối tốt với những đánh giá lạc quan về dịch vụ hành chính công và những rủi ro khi bị thu giữ tài sản (xem Bảng9). Các doanh nghiệp cũng đánh giá cao thái độ tích cực của chính quyền thành phố đối với việc thu hút đầu tư, luôn cố gắng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình cấp phép đầu tư, giải phóng mặt bằng, xây dựng cũng như các hoạt động kinh doanh, vận chuyển hàng hóa, xuất nhập khẩu... Tuy nhiên, trong mắt của NĐT nước ngoài thì môi trường đầu tư của thành phố cần cải thiện hơn nữa. Trong số 13 tỉnh/thành phố tập trung nhiều DN FDI nhất, thì kết quả Đà Nẵng chỉ đứng vị trí 12/13 tỉnh/thành, trên Hà Nội. Cụ thể: - Chỉ 46,7% doanh nghiệp FDI tại Đà Nẵng cho biết ở đây họ ít gặp tham nhũng hơn - 44% ít gặp hạn chế về quy định pháp luật hơn; đặc biệt chỉ 24% cho biết thành phố có mức thuế thấp hơn các nơi khác (trong khi tỷ lệ này ở Hải Dương là 68%, thành phố Hồ Chí Minh là 58%, Hải Phòng là 50% và Bà Rịa Vũng Tàu là 50%) - Đáng chú ý, độ ổn định về chính sách của thành phố cũng bị đánh giá thấp nhất so với các nơi khác, tỷ lệ đồng ý là 47%, so với thành phố Hồ Chí Minh (78%), Hải Phòng (66,7%), Bà Rịa Vũng Tàu (63%), Hà Nội (50%) 15 - Đánh giá dịch vụ hành chính công tốt hơn có 64% DN FDI đồng ý, dù cao hơn Hà Nội (62%) hay Hưng Yên (56%), song khoảng cách đến tỉnh tốt nhất là Bắc Ninh (88%) vẫn còn khá xa - Lĩnh vực được các DN FDI đánh giá tốt là độ ổn định về tài sản (khả năng thu hồi thấp, 87% đồng ý) b. Vận động đầu tư Do thiếu cơ sở dữ liệu về các NĐT tiềm năng nên chưa xây dựng được một chu trình xúc tiến có hiệu quả từ khâu gửi thư giới thiêu, gọi điện thoại, sắp xếp lịch làm việc để thuyết trình thuyết phục nhà đầu tư, đến việc thăm thực địa cũng như tiếp tục hỗ trợ, theo sát NĐT cho đến khi đưa ra quyết định đầu tư, triển khai dự án. Các đoàn công tác XTĐT thường kết hợp với các chuyến đi công tác mang tính ngoại giao của lãnh đạo UBND thành phố nên chưa thực sự chuyên sâu vào công tác vận động đầu tư. c. Dịch vụ cho nhà đầu tư Dịch vụ cung cấp cho nhà đầu tư được chia thành 3 giai đoạn đó là dịch vụ cung cấp trước khi cấp phép, trong khi cấp phép và sau khi cấp phép hay còn gọi là xúc tiến đầu tư tại chỗ (aftercare services).  Trước và trong khi cấp phép Qua khảo sát hằng năm, việc thực hiện các thủ tục hành chính công tại Trung tâm luôn được các nhà đầu tư đánh giá tốt với 98% hồ sơ được giải quyết đúng hẹn, trong đó có 90% nhà đầu tư rất hài lòng và hài lòng.  Sau khi được cấp phép (Xúc tiến đầu tư
Tài liệu liên quan