1. Tính cấp thiết của đề tài Nắm bắt được nhu cầu của người dân cũng như nhằm tăng sự phong phú, đa dạng hóa các sản phẩm, tăng tính cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng, BIDV nói chung và BIDV chi nhánh Ban Mê nói riêng đã tích cực triển khai các sản phẩm tín dụng tiêu dùng, không ngừng đẩy mạnh dư nợ tín dụng tiêu dùng đồng thời bảo đảm an toàn các khoản nợ vay. Tuy nhiên đây là lĩnh vực còn khá mới mẻ nên tỷ trọng các khoản vay tiêu dùng tại BIDV chi nhánh Ban Mê còn chưa cao, vấn đề đảm bảo chất lượng tín dụng tiêu dùng vẫn chưa được quan tâm đúng mức.Với thực tế như trên, việc nghiên cứu nhằm tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tiêu dùng tại BIDV chi nhánh ban Mê là vô cùng cần thiết. Đồng thời tại BIDV Ban Mê trong khoảng thời gian gần đây chưa có những nghiên cứu đề cập về vấn đề này. Mặt khác, qua tổng quan tài liệu nghiên cứu, về mặt học thuật tồn tại những khoảng trống nghiên cứu. Đề tài của học viên nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu về những khoảng trống nghiên cứu nói ở trên.Đó cũng là lý do tôi lựa chọn đề tài “Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh Ban Mê” làm đề tài nghiên cứu cho bài luận văn của mình, với hy vọng có thêm những đóng góp cho sự phát triển của hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng tiêu dùng nói riêng tại BIDV chi nhánh Ban Mê
26 trang |
Chia sẻ: Việt Cường | Ngày: 14/04/2025 | Lượt xem: 14 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh Ban Mê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
ĐẶNG THỊ THUÝ HÀ
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN
DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN
HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM,
CHI NHÁNH BAN MÊ
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Mã số: 60.34.02.01
Đà Nẵng - 2019
Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN
Ngƣời hƣớng dẫn KH: TS. ĐẶNG TÙNG LÂM
Phản biện 1: PGS.TS. LÂM CHÍ DŨNG
Phản biện 2: PGS.TS. NGUYỄN THỊ MINH HUỆ
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng họp tại Trường Đại học
Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 25 tháng 8 năm 2019
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nắm bắt được nhu cầu của người dân cũng như nhằm tăng sự
phong phú, đa dạng hóa các sản phẩm, tăng tính cạnh tranh trong hệ
thống ngân hàng, BIDV nói chung và BIDV chi nhánh Ban Mê nói
riêng đã tích cực triển khai các sản phẩm tín dụng tiêu dùng, không
ngừng đẩy mạnh dư nợ tín dụng tiêu dùng đồng thời bảo đảm an toàn
các khoản nợ vay. Tuy nhiên đây là lĩnh vực còn khá mới mẻ nên tỷ
trọng các khoản vay tiêu dùng tại BIDV chi nhánh Ban Mê còn chưa
cao, vấn đề đảm bảo chất lượng tín dụng tiêu dùng vẫn chưa được
quan tâm đúng mức.
Với thực tế như trên, việc nghiên cứu nhằm tìm ra giải pháp
nâng cao chất lượng tín dụng tiêu dùng tại BIDV chi nhánh ban Mê
là vô cùng cần thiết. Đồng thời tại BIDV Ban Mê trong khoảng thời
gian gần đây chưa có những nghiên cứu đề cập về vấn đề này. Mặt
khác, qua tổng quan tài liệu nghiên cứu, về mặt học thuật tồn tại
những khoảng trống nghiên cứu. Đề tài của học viên nhằm đáp ứng
nhu cầu nghiên cứu về những khoảng trống nghiên cứu nói ở trên.
Đó cũng là lý do tôi lựa chọn đề tài “Hoàn thiện hoạt động
kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng
TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh Ban Mê” làm đề
tài nghiên cứu cho bài luận văn của mình, với hy vọng có thêm những
đóng góp cho sự phát triển của hoạt động tín dụng nói chung và hoạt
động tín dụng tiêu dùng nói riêng tại BIDV chi nhánh Ban Mê
2. Mục tiêu nghiên cứu
a. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay tiêu
dùng tại BIDV chi nhánh Ban Mê, xác định những thành công, hạn 2
chế và nguyên nhân; từ đó đề xuất khuyến nghị góp phần hoàn thiện
hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, các nhiệm vụ nghiên cứu cụ
thể bao gồm:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kiểm soát rủi ro tín dụng tiêu
dùng các ngân hàng thương mại.
- Phân tích và đánh giá thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng
trong cho vay tiêu dùng tại BIDV Ban Mê.
- Đề xuất các khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động kiểm
soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại BIDV Ban Mê trong
thời gian tới.
c. Câu hỏi nghiên cứu
Từ mục tiêu trên, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra để giải
quyết như sau:
- Rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng có những đặc thù gì?
Kiểm soát RRTD trong cho vay tiêu dùng bao gồm nội dung gì? Kết
quả hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay tiêu dùng được phản
ánh qua những tiêu chí nào? Những nhân tố nào ảnh hưởng đến hoạt
động kiểm soát RRTD trong cho vay tiêu dùng của NHTM?
- Hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay tiêu dùng tại
BIDV Ban Mê giai đoạn 2016-2018 đã đạt được những kết quả gì và
còn những hạn chế gì? Nguyên nhân của những hạn chế là gì?
- Cần đề ra những khuyến nghị nào để hoàn thiện hoạt động
kiểm soát RRTD trong cho vay tiêu dùng tại BIDV Ban Mê?
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng phân tích của đề tài là thực tiễn hoạt động kiểm 3
soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại BIDV Ban Mê.
- Đối tượng khảo sát: Các bộ phận liên quan đến hoạt động
kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng của Chi nhánh bao
gồm: Phòng khách hàng cá nhân; Phòng Quản lý rủi ro và 03 Phòng
giao dịch (PGD) trực thuộc Chi nhánh Ban Mê: gồm PGD Hòa Bình,
PGD Krông Ana và PGD Cưkuin.
b. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: nghiên cứu cơ sở lý luận và đánh giá phân tích
hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại BIDV
Ban Mê, từ đó đề xuất các khuyến nghị hoàn thiện hoạt động kiểm
soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại chi nhánh.
- Về không gian: Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu hoạt
động kiểm soát RRTD trong cho vay tiêu dùng tại BIDV chi nhánh
Ban Mê.
- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng hoạt động kiểm
soát RRTD trong cho vay tiêu dùng của chi nhánh trong giai đoạn
2016-2018.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng các phương pháp
nghiên cứu cụ thể như sau:
- Phương pháp hệ thống hoá, phân tích và tổng hợp lý thuyết.
- Phương pháp thu thập dữ liệu: tác giả sử dụng các phương
pháp thu thập dữ liệu như sau:
- Phương pháp phân tích dữ liệu
- Ngoài ra tác giả còn sử dụng phương pháp phỏng vấn, tham
khảo ý kiến chuyên gia, ý kiến của các đối tượng có kinh nghiệm
trong hoạt động cho vay tiêu dùng.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm 4
5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
a. Các bài báo trên các tạp chí khoa học
(1) Bài báo “Để tín dụng tiêu dùng đúng hướng” tác giả Khuê
Nguyễn, đăng trên Thời báo Ngân hàng tháng 01 năm 2019. Bài báo
chưa đưa ra mối quan hệ giữa phát triển cho vay tiêu dùng và mức độ
tiềm ẩn rủi ro, các giải pháp kiểm soát rủi ro khi tăng trưởng tín dụng
tiêu dùng.
(2) Bài báo “Tài chính tiêu dùng, giải pháp tài chính an toàn”
tác giả Nhuệ Mẫn, đăng trên tạp chí tài chính số ra ngày 22/05/2018.
Bài báo đưa ra những giải pháp để hạn chế rủi ro trong cho vay tiêu
dùng.
(3) Bài báo “Một số vấn đề về rủi ro tín dụng của ngân hàng
thương mại” của tác giả Nguyễn Thị Kim Nhung, Phạm Thị Thu
Hiền, Nguyễn Thị Thuý Quỳnh đăng trên Tạp chí Tài chính số ra
tháng 12/2017. Nội dung bài báo chủ yếu đề cập các vấn đề có tính
lý luận về nguyên nhân và hệ quả của rủi ro tín dụng, các tiêu chí
đánh giá rủi ro tín dụng, các biện pháp phòng ngừa khi rủi ro tín
dụng chưa phát sinh tổn thất, cũng như các biện pháp xử lý khi có
tổn thất do rủi ro tín dụng phát sinh.
(4) Bài báo “Tín dụng: tăng trưởng khi kiểm soát được rủi ro”
của tác giả Minh Khuê đăng trên tạp chí Ngân hàng ngày
18/05/2018. Bài báo đưa ra quan điểm thay đổi cái nhìn về tín dụng:
thay vì chỉ tiêu tín dụng đặt ra là năm sau cao hơn năm trước thì 2
năm trở lại đây NHNN tập trung vào mục tiêu cao nhất là ổn định giá
trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức
hợp lý.
b. Các luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại trường Đại Học Kinh
Tế - Đại học Đà Nẵng có nội dung liên quan đến hoàn thiện hoạt 5
động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại các
NHTM
(1) Đề tài “Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng
tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng Chi nhánh Đà Nẵng”
năm 2016 của tác giả Nguyễn Thị Giang. Hạn chế của đề tài này là
chưa xem xét rủi ro tín dụng trong mối quan hệ với quy mô tín dụng
của chi nhánh mà lại xem xét một cách độc lập.
(2) Đề tài “Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng
tại ngân hàng Hàng hải Việt Nam- chi nhánh Đà Nẵng” năm 2017
của tác giả Nguyễn Thị Duy Hiền. Đề tài đã xây dựng được các biện
pháp nhằm hoàn thiện việc kiểm soát rủi ro giúp Ngân hàng TMCP
Hàng Hải Việt Nam – chi nhánh Đà Nẵng phát triển tín dụng cho vay
tiêu dùng an toàn và ổn định hơn.
(3) Đề tài “Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng
tại chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện
Đăk Tô, tỉnh Kon Tum” năm 2016 của tác giả Nguyễn Thị Ngọc
Dung. Đề tài đã hệ thống hoá những lý luận cơ bản về kiểm soát
RRTD trong cho vay tiêu dùng, đánh giá được thực trạng hoạt động
kiểm soát RRTD của chi nhánh, từ đó đề xuất được một số giải pháp
để hoàn thiện hoạt động này.
(4) Đề tài “Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn
tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Gia Lai” năm
2016 của tác giả Nguyễn Thị Thu Loan. Đề tài đề xuất các giải pháp
nhằm kiểm soát RRTD trong cho vay ngắn hạn tại Vietcombank chi
nhánh Gia Lai.
(5) Đề tài “Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân
hàng TMCP Ngoại thương – Chi nhánh Đà Nẵng” năm 2017 của tác
giả Trần Thanh Nhã. Luận văn cũng đã đề xuất các khuyến nghị 6
nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng trong thời gian đến
2020.
(6) Đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại
ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Quảng
Nam” năm 2015 của tác giả Nguyễn Thị Hồng Hải. Đề tài đề xuất
một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị RRTD trong
cho vay tiêu dùng phù hợp với bối cảnh hoạt động tại Ngân hàng
No&PTNT chi nhánh Quảng Nam.
(7) Đề tài “Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại
ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam- chi nhánh
Quy Nhơn” năm 2015 của tác giả Nguyễn Thị Minh Trang. Đề tài đã
đưa ra những giải pháp để hạn chế RRTD trên cơ sở định hướng
công tác cho vay tiêu dùng của chi nhánh trong thời gian tới.
(8) Đề tài “Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân
hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt, chi nhánh Đà Nẵng” năm 2015 của
tác giả Huỳnh Thị Huyền Trang. Đề tài đã đề xuất một số giải pháp
nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh.
(9) Đề tài “Quản trị RRTD tại NHTM cổ phần Quân Đội- Chi
Nhánh Đà Nẵng” năm 2015 của tác giả Nguyễn Hữu Khôi. Đề tài đã
nghiên cứu, hệ thống hóa những vấn đề lý luận về kiểm soát RRTD,
nêu ra được khá chi tiết các nội dung, tiêu chí đánh giá kiểm soát
RRTD tại NHTM. Tuy nhiên hạn chế của tác giả là chưa đưa ra các
biện pháp né tránh RRTD.
c. Các công trình nghiên cứu có nội dung liên quan đến hoạt
động tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển
Việt Nam - Chi Nhánh Ban Mê
Đề tài “Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng
TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh Ban Mê” năm 2018 7
của tác giả Trần Thị Dung. Đề tài đã hệ thống hoá cơ sở lý luận về
hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM; rút ra các nhận định về
những mặt thành công, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế
trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh BIDV Ban Mê. Từ
đó đề xuất các khuyến nghị nhằm mục tiêu hoàn thiện hoàn thiện
hoạt động cho vay tiêu dùng tại BIDV Ban Mê. Các khuyến nghị
được đề xuất với BIDV Ban Mê nói riêng và Hội sở chính BIDV nói
chung.
d. Khoảng trống nghiên cứu
Nhìn chung, các đề tài nghiên cứu này thường được thực hiện
cho cả hệ thống NHTM hoặc được nghiên cứu cho từng NH cụ thể.
Kết quả của các nghiên cứu trên đây đã nêu ra được mặt ưu và nhược
điểm trong công tác kiểm soát RRTD của NH và đề xuất các giải
pháp nhằm kiểm soát, hạn chế và xử lý RRTD, các nghiên cứu cũng
nêu ra được tầm quan trọng trong việc ra quyết định của nhà quản lý
trong kiểm soát RRTD, giúp các NH kiểm soát RRTD tốt hơn. Tuy
nhiên, đối với mỗi ngân hàng thì thực tế công tác quản trị, kiểm soát
RRTD trong cho vay khác nhau do đặc điểm thực tiễn phát sinh tại
mỗi đơn vị cũng khác nhau. Ngoài ra, trong thời gian gần đây, tại
BIDV Ban Mê vấn đề kiểm soát RRTD trong cho vay tiêu dùng cũng
chưa có công trình khoa học nào thực hiện nghiên cứu. Vì thế, việc
nghiên cứu về công tác kiểm soát RRTD trong cho vay tiêu dùng tại
BIDV Ban Mê là hết sức cần thiết, giúp cho ngân hàng hoạt động an
toàn, lành mạnh và có hiệu quả hơn.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung chính của luận văn sẽ được kết cấu thành 3 chương, bao
gồm: 8
- Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát rủi ro tín dụng trong
cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại.
- Chương 2: Thực trạng hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng
trong cho vay tiêu dùng tại BIDV chi nhánh Ban Mê
- Chương 3: Khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động kiểm soát
rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại BIDV chi nhánh Ban Mê
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG
TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI
1.1 RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng
1.1.2. Đặc điểm rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng
1.1.3. Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng trong cho vay
tiêu dùng
a. Các nguyên nhân từ phía khách hàng
b. Các nguyên nhân từ phía ngân hàng
c. Các nguyên nhân khác
1.1.4. Hậu quả của rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng
a. Đối với ngân hàng cho vay
b. Đối với khách hàng vay vốn
c. Đối với hệ thống ngân hàng
d. Đối với nền kinh tế