Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

Trong nền kinh tế thị trường hệ thống Ngân hàng được ví như hệ thần kinh của cả nền kinh tế. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường rủi ro trong kinh doanh là không thể tránh khỏi, mà đặc biệt là rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng có phản ứng dây chuyền, lây lan và ngày càng có những biểu hiện phức tạp. Để các nhà quản trị ngân hàng tự chủ trong điều hành hoạt động kinh doanh và tự chủ về tài chính thì việc Phân tích tài chính là rất cần thiết. Sacombank đã nhận rõ được tầm quan trọng của hoạt động phân tích tài chính, đã không ngừng quan tâm đến hoạt động này và đã đạt được nhiều kết quả rất khả quan, tuy nhiên vẫn chưa được đầy đủ và toàn diện. Xuất phát từ thực tế đó và với mong muốn được đóng góp vào sự phát triển và lớn mạnh của Sacombank nói riêng và của hệ thống các NHTM nói chung, tôi đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín” làm đề tài cho luận văn của mình. Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày theo 3chương: Chương 1: Tổng quan về hoạt động phân tích tài chính của NHTM. Chương 2: Thực trạng hoạt động phân tích tài chính tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín.

pdf10 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 568 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i MỞ ĐẦU - Trong nền kinh tế thị trường hệ thống Ngân hàng được ví như hệ thần kinh của cả nền kinh tế. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường rủi ro trong kinh doanh là không thể tránh khỏi, mà đặc biệt là rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng có phản ứng dây chuyền, lây lan và ngày càng có những biểu hiện phức tạp. Để các nhà quản trị ngân hàng tự chủ trong điều hành hoạt động kinh doanh và tự chủ về tài chính thì việc Phân tích tài chính là rất cần thiết. Sacombank đã nhận rõ được tầm quan trọng của hoạt động phân tích tài chính, đã không ngừng quan tâm đến hoạt động này và đã đạt được nhiều kết quả rất khả quan, tuy nhiên vẫn chưa được đầy đủ và toàn diện. Xuất phát từ thực tế đó và với mong muốn được đóng góp vào sự phát triển và lớn mạnh của Sacombank nói riêng và của hệ thống các NHTM nói chung, tôi đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín” làm đề tài cho luận văn của mình. Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày theo 3chương: Chương 1: Tổng quan về hoạt động phân tích tài chính của NHTM. Chương 2: Thực trạng hoạt động phân tích tài chính tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín. ii CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA NHTM 1.1. Tổng quan về hoạt động của NHTM. NHTM là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ. Hầu hết các hoạt động của NHTM là các hoạt động tài chính nên có tính nhạy cảm cao và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Các hoạt động chủ yếu của NHTM bao gồm: - Nhận tiền gửi. -Cho vay. - Đầu tư chứng khoán. - Hoạt động liên kết. 1.2. Phân tích tài chính của NHTM. 1.2.1. Khái niệm phân tích tài chính NHTM. - Phân tích tài chính: là việc sử dụng một tập hợp các khái niệm, phương pháp và các công cụ cho phép để xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó. 1.2.2. Mục dích của hoạt động phân tích tài chính NHTM. - Mục đích của hoạt động phân tích tài chính NHTM là đánh giá tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong mối quan hệ so sánh với các ngân hàng khác và các chỉ tiêu bình quân của ngành, giúp các nhà quản lý, các nhà đầu tư và những đối tượng quan tâm nắm bắt được tình iii hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng với đầy đủ điểm mạnh, điểm yếu cũng như những thuận lợi, khó khăn trong từng giai đoạn để từ đó có cơ sở đưa ra những quyết định kinh doanh đúng đắn. 1.2.3. Các phương pháp phân tích tài chính NHTM. Phân tích tài chính gồm các phương pháp cơ bản sau: 1.2.3.1. Phương pháp so sánh - Phương pháp này gồm: So sánh tuyệt đối; So sánh tương đối và so sánh số bình quân. 1.2.3.2. Phương pháp tỷ lệ 1.2.3.3. Phương pháp Dupont 1.2.3.4. Phương pháp phân tích định tính. 1.2.4. Nội dung của hoạt động phân tích tài chính NHTM. 1.2.4.1. Các thông tin sử dụng trong phân tích tài chính. - Báo cáo tài chính (Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,....) là nguồn thông tin kế toán tài chính quan trọng nhất khi tiến hành hoạt động phân tích tài chính của NHTM. 1.2.4.2. Nội dung phân tích tài chính của NHTM - Phân tích Bảng cân đối kế toán: Phân tích các hạng mục quan trọng trong mục tài sản và nguồn vốn như: Phân tích tình hình huy động vốn, vốn chủ sở hữu; tình hình cho vay; đầu tư;... và những hạng mục có những thay đổi bất thường, đột biến. - Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Phân tích thu nhập và chi phí. + Phân tích cơ cấu thu nhập của ngân hàng bao gồm: Thu từ hoạt động kinh doanh và Thu khác. Phân tích quy mô và cơ cấu các khoản mục thu nhập qua các thời kỳ; Phân tích sự thay đổi của khoản mục thu nhập và các iv nhân tố ảnh hưởng; Phân tích các hạng mục thu nhập quan trọng như thu nhập từ lãi hoặc có tốc độ tăng trưởng nhanh. + Phân tích chi phí của ngân hàng bao gồm: Chi hoạt động kinh doanh và chi phí hoạt động khác; Phân tích quy mô và cơ cấu các khoản mục chi phí; Phân tích sự biến động của các khoản phí: Biến động về quy mô, cơ cấu và các nhân tố ảnh hưởng; Phân tích các khoản phí hay biến động mạnh, đo mối liên hệ giữa loại phí này với một số chỉ tiêu như quy mô, tốc độ nguồn huy động, thu nhập, chênh lệch thu, chi từ lãi,; So sánh với thu nhập để thấy mức tiết kiệm chi phí. - Phân tích các chỉ tiêu tài chính như: Nhóm chỉ tiêu sinh lời (ROA; ROE; EPS ..); Nhóm chỉ tiêu an toàn (an toàn thanh khoản; an toàn vốn tối thiểu,...) 1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động phân tích tài chính. - Nhân tố chủ quan: Tính chính xác của thông tin; Năng lực, trình độ và kinh nghiệm của người phân tích; Nhận thức của người quản lý về tầm quan trọng của hoạt động phân tích tài chính; Yếu tố công nghệ ngân hàng. - Nhân tố khách quan: hiện nay chưa có hệ thống các chỉ tiêu trung bình của ngành ngân hàng để làm cơ sở so sánh và đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của mình để đặt ra các chỉ tiêu khắc phục tình trạng tài chính của mình; Các ngân hàng chưa có sự công khai về tài chính để có thể có sự so sánh giữa các ngân hàng với nhau. v CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƢƠNG TÍN 2.1. Khái quát về hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín (Sacombank). 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Sacombank. - Tổng quan về Sacombank: đề cập đến quá trình hình thành và phát triển; Cơ cấu tổ chức; Vốn điều lệ; Cổ đông; Các sản phẩm dịch vụ chủ yếu; Mạng lưới hoạt động; Các công ty con và góp vốn - Tình hình hoạt động của Sacombank: Tổng tài sản; Vốn chủ sở hữu; Tình hình huy động vốn; Cho vay; Hoạt động đầu tư; Hoạt động thanh toán và bảo lãnh; Kết quả hoạt động kinh doanh. 2.2. Thực trạng hoạt động phân tích tài chính tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín. 2.2.1. Tổ chức công tác phân tích tài chính tại Sacombank. - Trên Hội sở và khu vực Tp. Hồ Chí Minh kế toán trưởng thuộc phòng Tài chính- kế toán thuộc Hội sở sẽ là người tập hợp số liệu và phân tích, đánh giá tình hình tài chính của toàn ngân hàng và của các chi nhánh thuộc khu vực Tp. Hồ Chí Minh. Còn tại các khu vực khác thì trợ lý Phó tổng giám đốc sẽ tập hợp và đánh giá tình hình tài chính của khu vực mình phụ trách. 2.2.2. Phƣơng Pháp phân tích tài chính tại Sacombank. Sacombank thực hiện việc phân tích tài chính chủ yếu dựa vào 2 cách thức phân tích: Phân tích tổng quát các báo cáo tài chính (Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) trong đó có sự so sánh số liệu qua các thời kỳ và so sánh so với kế hoạch đã đặt ra; Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản như: ROA, ROE, CAR, vi 2.2.3. Nội dung phân tích tài chính tại Sacombank. - Phân tích tổng quát Báo cáo tài chính. + Phân tích Bảng cân đối kế toán: Tập trung phân tích nguồn vốn (Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả); phân tích tài sản (phân tích hoạt động tín dụng; Đầu tư và hoạt động khác). + Phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh: Phân tích thu nhập (cơ cấu thu nhập và sự tăng trưởng); Phân tích chi phí và lợi nhuận đạt được. - Phân tích theo các chỉ tiêu tài chính: Nhóm chỉ tiêu an toàn (hệ số an toàn vốn CAR; các hệ số thanh khoản; tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn,.. ) và Nhóm chỉ tiêu sinh lời. 2.3. Đánh giá về hoạt động phân tích tài chính tại Sacombank. 2.3.1. Những kết quả đạt được: Tập trung đánh giá về phương pháp phân tích; Nội dung phân tích và việc tổ chức hoạt động phân tích. 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân: Phần này cũng tập trung đánh giá những hạn chế trong phương pháp phân tích; Nội dung phân tích và việc tổ chức hoạt động phân tích. - Những nguyên nhân của những hạn chế trên: + Nguyên nhân chủ quan: Do yếu tố công nghệ; Do yếu tố con người + Nguyên nhân khách quan: Do yếu tố về thông tin vii CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƢƠNG TÍN 3.1. Định hƣớng phát triển của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín. 3.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín. 3.2.1. Hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu tài chính. Để có đầy đủ cơ sở đánh giá tình hình tài chính của Ngân hàng, Sacombank cần bổ sung thêm các chỉ tiêu tài chính để phân tích và đánh giá. Tuỳ vào mục tiêu hoạt động cụ thể của từng thời kỳ mà nhà quản lý lựa chọn bổ sung thêm chỉ tiêu tài chính nào đó, như: - Chỉ tiêu về khả năng sinh lời: + Lợi nhuận trƣớc thuế/Tổng tài sản + Chỉ tiêu thu nhập lãi suất ròng/Tài sản sinh lời + Chỉ tiêu “Chênh lệch đầu vào, đầu ra” + Chỉ tiêu “Tổng tài sản sinh lời/ Tổng tài sản” + Chỉ tiêu “ Thu nhập lãi suất ròng/Tài sản sinh lời” - Chỉ tiêu thanh khoản: + Chỉ tiêu “Tài sản có thanh khoản/ Tổng tiền gửi” + Chỉ tiêu “Tổng dƣ nợ tín dụng/ Tổng tiền gửi” - Chỉ tiêu an toàn: + Chỉ tiêu “Vốn chủ sở hữu/Tài sản có rủi ro” + Chỉ tiêu “Dự phòng tổn thất tín dụng/Dƣ nợ tín dụng ” - Phân tích mối tương quan giữa các chỉ tiêu: 3.2.2. Hoàn thiện các phương pháp phân tích tài chính viii - Hoàn thiện những phương pháp phân tích đã áp dụng: Sacombank hiện đang áp dụng 2 phương pháp phân tích truyền thống là: Phương pháp phân tích tỷ lệ và phương pháp so sánh. Hai phương pháp này mới chỉ dừng lại ở mức độ phân tích theo chiều ngang để biết quy mô, tốc độ tăng giảm của từng chỉ tiêu theo thời gian, kết cấu, tỷ trọng của từng chỉ tiêu trong tổng số. Để có thể phân tích và đánh giá được một cách chính xác tình hình tài chính của Ngân hàng, thì cần so sánh các con số, chỉ tiêu với các Ngân hàng khác, với các con số, chỉ tiêu trung bình của ngành. - Bổ sung thêm một số phương pháp phân tích mới phù hợp với yêu cầu phân tích hiện nay của Ngân hàng như: + Sử dụng phương pháp phân tích Dupont để phân tích khả năng sinh lời: Phương pháp phân tích Dupont có ưu điểm là khắc phục được nhược điểm của phương pháp tỷ lệ là chỉ ra được mối liên hệ nhân quả giữa các thành phần tạo nên một số chỉ số cơ bản. Vì vậy, Sacombank nên áp dụng phương pháp phân tích khả năng sinh lời để thấy được bản chất của từng chỉ số để từ đó tìm ra các giải pháp để đạt được mục tiêu sinh lời mà Ngân hàng đã đề ra. 3.2.3. Thiết lập ban chuyên trách thực hiện công tác phân tích tài chính. - Thành lập một ban phân tích tài chính gồm các chuyên viên về phân tích tài chính Ngân hàng và trực thuộc Ban Tổng Giám Đốc. Thành viên của ban này phải có kiến thức và hiểu biết một cách toàn diện các hoạt động của Ngân hàng, đồng thời cũng là người nắm rõ nhất mọi quy định, quy chế của Ngân hàng về quản lý tài chính. 3.2.4. Đẩy mạnh việc đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên trách thực ix hiện công tác phân tích tài chính. Đội ngũ nhân viên thuộc ban phân tích tài chính ngân hàng phải có trình độ chuyên môn về tài chính nói chung và tài chính Ngân hàng nói riêng, mức độ am hiểu các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, khả năng tư duy, kỹ thuật phân tích, ý thức trách nhiệm, bề dày kinh nghiệm,...là những yếu tố cơ bản và quan trọng đối với đội ngũ chuyên trách phân tích tài chính Ngân hàng. Để có thể xây dựng được đội ngũ nhân viên chuyên trách phân tích tài chính giỏi, chuyên nghiệp thì Ngân hàng cần phải đẩy mạnh việc đào tạo đội ngũ cán bộ này. 3.3. Đề xuất thực hiện các giải pháp 3.3.1. Đề xuất với Ngân hàng Nhà Nước; Bộ tài chính - Ngân hàng Nhà nước cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu tài chính trung bình của ngành đồng thời định kỳ công bố cho các NHTM. - Bộ tài chính sớm ban hành các chuẩn mực kế toán áp dụng đối với các tổ chức tín dụng phù hợp với các chuẩn mực kế toán quốc tế. 3.3.2. Đề xuất với Ban lãnh đạo Sacombank - Ban lãnh đạo Sacombank cần thực sự coi trọng hoạt động phân tích tài chính như một hoạt động thường xuyên, liên tục nhằm hỗ trợ đắc lực cho công tác điều hành, quản lý hoạt động của ngân hàng. - Cần nhanh chóng khai thác tối đa công dụng của phần mềm T- 24, đồng thời đào tạo, bồi dưỡng nhân lực để sử dụng phần mềm trên một cách có hiệu quả nhất, đảm bảo số liệu kế toán được cập nhật chính xác và kịp thời. KẾT LUẬN x Trong nền kinh tế hiện nay, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO thì hoạt động ngân hàng rất đa dạng, phức tạp với mức độ rủi ro tiềm ẩn. Để điều hành, quản lý hoạt động ngân hàng được hiệu quả thì việc hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính ngân hàng là một vấn đề đặt ra đối với các NHTM nói chung và Sacombank nói riêng. Qua thời gian nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng hoạt động phân tích tài chính tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), thông qua luận văn với đề tài: “Hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín” tôi mong muốn đóng góp ý kiến của mình về những vấn đề lý luận cơ bản về phân tích tài chính NHTM, góp phần hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính tại Sacombank. Tôi hy vọng những ý kiến trong bài luận văn này có ý nghĩa thiết thực trong hoạt động phân tích tài chính tại Sacombank.
Tài liệu liên quan