Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện kế toán các công cụ tài chính trong các doanh nghiệp Việt Nam

1. Tính cấp thiết của đề tài Xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới là xu hướng phát triển tất yếu trong giai đoạn hiện nay. Việt Nam là quốc gia đang phát triển cũng không thể nằm ngoài quy luật phát triển chung đó. Thực tế cho thấy Việt Nam đã bước đầu hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế thông qua việc hình thành và sử dụng các Công cụ tài chính. Xuất phát từ yêu cầu quản lý và cung cấp thông tin về các Công cụ tài chính của Doanh nghiệp, đòi hỏi phải có các quy định kế toán tương ứng để phản ánh vấn đề này. Với tinh thần đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Hoàn thiện kế toán các Công cụ tài chính trong các Doanh nghiệp Việt Nam”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu các vấn đề lý thuyết liên quan đến các Công cụ tài chính hiện nay ở Việt Nam và quốc tế; tìm hiểu thực trạng kế toán các Công cụ tài chính hiện đang được áp dụng tại Việt Nam, so sánh với quy định của chuẩn mực kế toán quốc tế. Từ đó đề xuất các vấn đề cần lưu ý khi ban hành các quy định về ghi nhận, đo lường và trình bày các Công cụ tài chính, nhằm tiếp tục hoàn thiện hệ thống khuôn khổ pháp lý về kế toán, phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài góp phần thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và tăng cường tính minh bạch của thông tin tài chính.

pdf26 trang | Chia sẻ: truongthanhsp | Lượt xem: 1175 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện kế toán các công cụ tài chính trong các doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN TỰ HÀNH HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CÁC CÔNG CỤ TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 60.34.30 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đà Nẵng - Năm 2014 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Đƣờng Nguyễn Hƣng Phản biện 1: TS. Phạm Hoài Hương Phản biện 2: TS. Trần Thị Cẩm Thanh Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 01 tháng 07 năm 2014 Có thể tìm hiểu Đề tài tại: - Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới là xu hướng phát triển tất yếu trong giai đoạn hiện nay. Việt Nam là quốc gia đang phát triển cũng không thể nằm ngoài quy luật phát triển chung đó. Thực tế cho thấy Việt Nam đã bước đầu hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế thông qua việc hình thành và sử dụng các Công cụ tài chính. Xuất phát từ yêu cầu quản lý và cung cấp thông tin về các Công cụ tài chính của Doanh nghiệp, đòi hỏi phải có các quy định kế toán tương ứng để phản ánh vấn đề này. Với tinh thần đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Hoàn thiện kế toán các Công cụ tài chính trong các Doanh nghiệp Việt Nam”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu các vấn đề lý thuyết liên quan đến các Công cụ tài chính hiện nay ở Việt Nam và quốc tế; tìm hiểu thực trạng kế toán các Công cụ tài chính hiện đang được áp dụng tại Việt Nam, so sánh với quy định của chuẩn mực kế toán quốc tế. Từ đó đề xuất các vấn đề cần lưu ý khi ban hành các quy định về ghi nhận, đo lường và trình bày các Công cụ tài chính, nhằm tiếp tục hoàn thiện hệ thống khuôn khổ pháp lý về kế toán, phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài góp phần thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và tăng cường tính minh bạch của thông tin tài chính. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Đề tài là thực trạng kế toán các Công cụ tài chính trong các Doanh nghiệp tại Việt Nam và các quy định hiện hành trong chế độ, chuẩn mực liên quan đến kế toán các Công cụ tài chính. 2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn trên các khía cạnh sau: + Đề tài sử dụng thông tin trên Báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2012 và năm 2013 của 30 Doanh nghiệp trên sàn chứng khoán để minh họa. + Thực tế các Doanh nghiệp Việt Nam luôn tuân thủ theo quy định hiện hành trong kế toán các Công cụ tài chính, do vậy nội dung giải pháp hoàn thiện trong Đề tài chỉ thực hiện dưới góc độ chủ yếu là sửa đổi hoàn thiện chuẩn mực kế toán, Chế độ kế toán để các Doanh nghiệp Việt Nam thực hiện công tác kế toán Công cụ tài chính thuận lợi, đúng bản chất, phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm cung cấp thông tin tài chính đầy đủ và chính xác hơn. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp vận dụng trong nghiên cứu đề tài là mô tả, suy diễn. - Số liệu được sử dụng trong nghiên cứu chủ yếu thu thập từ nguồn số liệu sơ cấp và nguồn dữ liệu thứ cấp. - Cách thức xử lý số liệu: tổng hợp, phân tích. 5. Bố cục đề tài Chương 1: Cơ sở lý luận kế toán Công cụ tài chính. Chương 2: Thực trạng kế toán Công cụ tài chính trong các Doanh nghiệp Việt Nam. Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện kế toán các Công cụ tài chính trong các Doanh nghiệp Việt Nam. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Về Công cụ tài chính, chủ yếu các công trình nghiên cứu về sản phẩm phái sinh như: Tác giả Nguyễn Thị Trang (năm 2007) đã nghiên cứu về “Giải pháp phát triển sản phẩm ngoại hối phái sinh tại 3 Ngân hàng Công thương Việt Nam”, tác giả Tôn Tích Quý (năm 2011) đã nghiên cứu về “Định giá các công cụ phái sinh trên thị trường chứng khoán và gợi ý áp dụng cho Việt Nam”, tác giả Phạm Nguyễn Hoàng (năm 2011) đã nghiên cứu về “Điều kiện hình thành và phát triển thị trường tương lai tại Việt Nam”. Hầu hết các công trình nghiên cứu của những tác giả đều trình bày chủ yếu các nội dung về Công cụ tài chính phái sinh dưới góc độ tài chính. Dưới góc độ kế toán, rất ít công trình nghiên cứu việc hoàn thiện chế độ kế toán Công cụ tài chính, gần đây chỉ có luận án tiến sỹ của tác giá Nguyễn Phi Sơn (năm 2013) đã nghiên cứu về “Kế toán các Công cụ tài chính phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro trong các Doanh nghiệp xuất nhập khẩu Đà Nẵng”. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã phân tích cụ thể và hệ thống hóa những lý luận cơ bản các loại sản phẩm phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro. Tìm hiểu quy định kế toán các Công cụ tài chính này theo Chuẩn mực quốc tế và một số nước phát triển. Nội dung hoàn thiện trong đề tài được tác giả thực hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau như: Ban hành khung pháp lý cho Công cụ tài chính phái sinh, xây dựng và ban hành chuẩn mực kế toán về Công cụ tài chính phái sinh, ban hành hướng dẫn hạch toán Công cụ tài chính phái sinh Đây là những giải pháp tương đối thiết thực và chặt chẽ, đúng mục tiêu nghiên cứu. Tuy nhiên, do đề tài bàn về Công cụ tài chính phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro, vì vậy đề tài chỉ tập trung Công cụ tài chính phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro mà không đề cập đến các loại Công cụ tài chính khác như Cổ phiếu, Trái phiếu, Công cụ tài chính phức hợp, Đây cũng đang là những vấn đề nóng, mà hệ thống kế toán Việt Nam chưa đáp ứng được. 4 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN KẾ TOÁN CÔNG CỤ TÀI CHÍNH 1.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG CỤ TÀI CHÍNH 1.1.1. Khái niệm Công cụ tài chính là bất kỳ hợp đồng nào mang lại một tài sản tài chính cho tổ chức này và một khoản nợ tài chính hoặc công cụ vốn cổ phần cho một tổ chức khác. 1.1.2. Phân loại Các Công cụ tài chính được giao dịch trên thị trường tài chính, bao gồm các Công cụ tài chính được giao dịch trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ và thị trường tài chính phái sinh. 1.2. KẾ TOÁN CÔNG CỤ TÀI CHÍNH THEO CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ HIỆN HÀNH 1.2.1. Phạm vi điều chỉnh của Chuẩn mực kế toán quốc tế hiện hành Các chuẩn mực kế toán quốc tế điều chỉnh việc kế toán Công cụ tài chính bao gồm: IAS 32 “Các Công cụ tài chính: Trình bày”, IAS 39 “Các Công cụ tài chính: Ghi nhận và Đo lường” và chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế IFRS 7 “Các Công cụ tài chính: Trình bày”, ngoại trừ: Các lợi ích trong công ty con, công ty liên kết, liên doanh; Các quyền và nghĩa vụ của nhân viên; Các hợp đồng bảo hiểm; Các hợp đồng đối với các vấn đề tiềm tàng khi hợp nhất kinh doanh. 1.2.2. Trình bày Công cụ tài chính theo Chuẩn mực kế toán quốc tế số 32 (IAS 32) IAS 32 yêu cầu tổ chức phát hành các Công cụ tài chính phải phân loại công cụ đó là nợ phải trả tài chính hoặc công cụ VCSH phù hợp với bản chất và định nghĩa của nợ phải trả tài chính và công cụ VCSH. 5 Một số Công cụ tài chính có cả thành phần nợ phải trả và thành phần VCSH, ví dụ như Trái phiếu chuyển đổi phải được trình bày riêng biệt hai thành phần này trên Báo cáo tài chính. 1.2.3. Ghi nhận và đo lƣờng Công cụ tài chính theo Chuẩn mực kế toán quốc tế số 39 (IAS 39) Một tổ chức sẽ ghi nhận một tài sản tài chính hoặc một khoản nợ tài chính trên Bảng cân đối kế toán của nó khi và chỉ khi tổ chức đó trở thành một bên của các điều khoản mang tính chất hợp đồng của các Công cụ tài chính. Tất cả các tài sản tài chính và các khoản nợ tài chính, bao gồm cả các Công cụ tài chính phái sinh, đều được ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán. 1.2.4. Thuyết minh Công cụ tài chính theo Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế số 7 (IFRS 7) Mục đích của IFRS 7 nhằm hướng dẫn thuyết minh về Công cụ tài chính để giúp cho người sử dụng Báo cáo tài chính đánh giá ảnh hưởng của Công cụ tài chính đến tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Doanh nghiệp, cũng như đánh giá bản chất, phạm vi và cách thức quản trị các rủi ro phát sinh từ Công cụ tài chính của chính Doanh nghiệp. IFRS 7 bổ sung nhiều yêu cầu bắt buộc phải trình bày thông tin, như thông tin định tính và định lượng liên quan đến rủi ro thị trường. Hơn nữa, chuẩn mực này áp dụng cho tất cả các loại hình tổ chức, Doanh nghiệp có nắm giữ các Công cụ tài chính, chứ không chỉ các tổ chức tín dụng. 1.3. CÁC QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH LIÊN QUAN ĐẾN KẾ TOÁN CÔNG CỤ TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM - Quyết định 15/2006/QĐ-BTC do Bộ tài chính ban hành ngày 20/3/2006 về việc ban hành Chế độ kế toán Doanh nghiệp áp dụng cho tất cả các loại hình Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. 6 Thông tư số 244/2009/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 31/12/2009 về hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán Doanh nghiệp. - Thông tư số 210/2009/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 06/11/2009 về việc hướng dẫn áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về trình bày Báo cáo tài chính và thuyết minh thông tin đối với Công cụ tài chính, áp dụng cho tất cả các đơn vị thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế tại Việt Nam có các giao dịch liên quan đến Công cụ tài chính. - Thông tư số 130/2012/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 10/08/2014 hướng dẫn việc công ty đại chúng mua lại Cổ phiếu, bán Cổ phiếu quỹ, phát hành Cổ phiếu để trả cổ tức, phát hành Cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn VCSH, phát hành Cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty của công ty đại chúng. - Thông tư số 228/2009/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 07/12/2009 hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp tại doanh nghiệp. - Dự thảo thông tư hướng dẫn kế toán Công cụ tài chính: Năm 2009, Bộ Tài chính đã hoàn tất Dự thảo thông tư hướng dẫn kế toán Công cụ tài chính phái sinh và đang lấy ý kiến đóng góp, trong đó có quy định về đặc điểm và sản phẩm của giao dịch phái sinh chứng khoán. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa được ban hành do khung pháp lý để triển khai các nghiệp vụ này đến nay vẫn chưa rõ ràng. 7 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CÁC CÔNG CỤ TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2.1. THỊ TRƢỜNG CÁC CÔNG CỤ TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM Ở Việt Nam, thị trường tài chính vẫn còn nhỏ bé, chưa phát triển thể hiện ở sự kém đa dạng ở chủng loại hàng hoá và hạn chế các giao dịch, Công cụ tài chính phái sinh mới bắt đầu được sử dụng từ đầu những năm 2000, nhưng còn mang tính thí điểm và đơn lẻ, số lượng giao dịch của các công cụ này còn hết sức khiêm tốn, chưa phổ biến. Hiện nay, Việt Nam có các loại Công cụ tài chính như sau: - Các Công cụ tài chính giao dịch trên thị trường vốn - Các Công cụ tài chính giao dịch trên thị trường tiền tệ - Các Công cụ tài chính giao dịch trên thị trường phái sinh 2.2. KẾ TOÁN CÁC CÔNG CỤ TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Trong phần này tác giả tìm hiểu thực trạng kế toán các Công cụ tài chính trong các Doanh nghiệp tại Việt Nam. So sánh, đối chiếu với Chuẩn mực kế toán quốc tế để thấy được một số mặt hạn chế của chế độ, chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành. Việc sử dụng chuẩn mực kế toán quốc tế để so sánh là vì: Thứ nhất, hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) tập hợp nhiều chuyên gia kế toán hàng đầu thế giới đã có quá trình nghiên cứu chuẩn mực kế toán lâu dài. Các chuẩn mực kế toán này được biên soạn, sửa đổi nhiều lần qua thông qua thực tiễn và đã được nhiều nước phát triển trên thế giới áp dụng. 8 Thứ hai, xu hướng trong việc soạn thảo và ban hành chuẩn mực kế toán Việt Nam thông thường dựa trên chuẩn mực kế toán quốc tế và có điều chỉnh một số nội dung cho phù hợp với điều kiện tại Việt Nam. Thứ ba, trong những năm gần đây, kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập hơn vào nền kinh tế thế giới; đầu tư nước ngoài tăng mạnh; thị trường tài chính đặc biệt là thị trường vốn đang trong giai đoạn phát triển. Vì vậy, việc theo IAS/IFRS càng trở nên quan trọng vì lợi ích của đất nước, Doanh nghiệp và các nhà đầu tư trong một “sân chơi kinh tế” toàn cầu. 2.2.1. Kế toán các nghiệp vụ phát hành Cổ phiếu và Trái phiếu tại Việt Nam a. Đối với Cổ phiếu: Hiện nay, Việt Nam chưa có chuẩn mực kế toán Công cụ tài chính quy định về việc phát hành Cổ phiếu, gồm cả phát hành Cổ phiếu thường và Cổ phiếu ưu đãi. Các nội dung kế toán phát hành Cổ phiếu được quy định chung trong phần hệ thống tài khoản kế toán của chế độ kế toán Doanh nghiệp ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính. Cổ phiếu thƣờng: Trong các Doanh nghiệp được khảo sát, dựa vào số liệu trên Báo cáo tài chính năm 2012 hợp nhất đã kiểm toán, tác giả thấy rằng 100% các Doanh nghiệp này ghi nhận nghiệp vụ phát hành Cổ phiếu theo mệnh giá. Tại các Doanh nghiệp này, vốn góp Cổ phiếu của các cổ đông được ghi theo giá thực tế phát hành Cổ phiếu, nhưng được phản ánh chi tiết theo hai chỉ tiêu riêng: Vốn đầu tư của chủ sở hữu và thặng dư vốn Cổ phần. Việc phát hành Cổ phiếu đều phát sinh các khoản chi phí liên quan đến nghiệp vụ phát hành. Theo quy định tại 9 Thông tư 244/2009/TT-BTC, các chi phí liên quan trực tiếp đến việc phát hành Cổ phiếu phải được phản ánh trên tài khoản Thặng dư vốn cổ phần. Qua khảo sát chỉ có Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản miền Trung (SPD) thực hiện đúng theo quy định này. Các Doanh nghiệp còn lại đã không tuân thủ quy định phản ánh trên tài khoản riêng biệt mà hạch toán vào lãi/lỗ trong kỳ. Cổ phiếu quỹ: Cổ phiếu quỹ là Cổ phiếu do công ty phát hành và được mua lại bởi chính Công ty Cổ phần phát hành nhưng nó không bị huỷ bỏ và sẽ được phát hành trở lại trong khoảng thời gian theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Các Cổ phiếu quỹ do công ty nắm giữ không được nhận cổ tức, không có quyền bầu cử hay tham gia chia phần tài sản khi công ty giải thể. Khi chia cổ tức cho các Cổ phiếu, các Cổ phiếu quỹ được coi là Cổ phiếu chưa bán. Trong các Doanh nghiệp được chọn để tìm hiểu, dựa vào số liệu trên Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2012, tác giả thấy rằng 100% các Doanh nghiệp này ghi nhận nghiệp vụ mua lại Cổ phiếu quỹ theo giá mua thực tế. Cổ phiếu ƣu đãi: Hiện nay, Việt Nam chưa quy định về khái niệm, chủng loại cổ phiếu ưu đãi trong các chuẩn mực, thông tư và các văn bản kế toán liên quan, và cũng chưa yêu cầu phải xác định cổ phiếu ưu đãi là một khoản nợ tài chính hay một công cụ vốn. Do chưa có hướng dẫn về nguyên tắc hạch toán, nên các Doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn đang hạch toán Cổ phiếu ưu đãi giống như Cổ phiếu thường, nghĩa là coi đó là công cụ vốn, mặc dù hiện nay các Công ty Cổ phần đã có quyền phát hành các loại cổ phiếu ưu đãi biểu quyết, cổ phiếu ưu đãi cổ tức, cổ phiếu ưu đãi hoàn lại. 10 b. Đối với Trái phiếu thường Trong các Doanh nghiệp khảo sát chỉ có Công ty Cổ phần Phát triển nhà Bà Rịa - Vũng Tàu (HDC) phát hành Trái phiếu thường. Tính đến 31/12/2012, HDC mới chỉ phát hành được 260 Trái phiếu, số tiền huy động được là 26.000.000.000 đồng. Trên Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần phát triển nhà Bà Rịa - Vũng Tàu, mục thuyết minh số 18. Vay và nợ dài hạn đã thể hiện số Trái phiếu đã phát hành thành công số tiền 26.000.000.000 đồng. Như vậy, việc ghi nhận các khoản liên quan đến Cổ phiếu và Trái phiếu thường trong các Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đều dựa trên giá gốc. Tuy nhiên theo IAS 39 “Kế toán Công cụ tài chính: Ghi nhận và đo lường”, việc đo lường các công cụ nợ và vốn phải theo giá trị hợp lý. Việc phản ánh và trình bày các khoản đầu tư tài chính theo giá trị hợp lý như vậy sẽ phản ánh đầy đủ và trung thực hơn giá trị các khoản đầu tư, phát hành Cổ phiếu, Trái phiếu trong các Doanh nghiệp khi các khoản này thường xuyên có sự biến động. 2.2.2. Kế toán các nghiệp vụ đầu tƣ Cổ phiếu, Trái phiếu tại Việt Nam Việc hạch toán và trình bày trên Báo cáo tài chính của các Doanh nghiệp được chọn ra để khảo sát đều theo phương pháp giá gốc và cuối năm đều được đánh giá lại nếu như các Cổ phiếu này giảm giá. Tuy nhiên, chỉ những Cổ phiếu giảm giá được niêm yết trên sàn chứng khoán, có giá trị tại thời điểm cuối năm được xác định tương đối chắc chắn mới đánh giá lại. Các Cổ phiếu không được niêm yết trên sàn chứng khoán, nếu giảm giá vẫn không được Doanh nghiệp đánh giá lại. Việc trích lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính được thực hiện theo Thông tư 228/2009/TT-BTC. 11 a. Đánh giá lại Cổ phiếu chưa niêm yết Trong các Doanh nghiệp được khảo sát có nghiệp vụ đầu tư Cổ phiếu. Tại thời điểm 31/12/2012, Ban Giám đốc các Doanh nghiệp này không có cơ sở để xác định giá trị của các Cổ phiếu chưa niêm yết này, do vậy đã không đánh giá lại giá trị cuối năm. Tuy nhiên, tại thời điểm 31/12/2012, tác giả nhận thấy một số Cổ phiếu chưa niêm yết vẫn có giá tham chiếu cho mục đích đánh giá lại, ví dụ: Cổ phiếu Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) được đăng mua với giá 5.500đ/Cổ phiếu tại sanotc.com và 5.800đ/Cổ phiếu tại otcmarket.com. Nếu chọn mức giá có thể thực hiện được (5.800đ) để đánh giá lại khối lượng Cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Phương Đông thì khoản mục đầu tư Cổ phiếu trên Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần phát triển nhà Thủ Đức đã bị trình bày nhiều hơn: 31.867.800.000 - 3.607.116 x 5.800 = 10.946.527.200 VNĐ, đây là một con số trọng yếu, làm cho thông tin tài chính bị sai lệch rất nhiều,ảnh hưởng lớn đến bức tranh Đầu tư tài chính của Công ty Cổ phần phát triển nhà Thủ Đức và Nhà đầu tư dễ bị đánh lừa nếu không tìm hiểu kỹ càng. b. Đánh giá lại các Cổ phiếu tăng giá tại thời điểm lập Báo cáo tài chính đối với Cổ phiếu nắm giữ để bán và Cổ phiếu nắm giữ đến kỳ đáo hạn Theo quy định hiện hành của Việt Nam, các Cổ phiếu cuối năm có giá trị giao dịch trên thị trường cao hơn giá ghi sổ không được đánh giá lại. Hiện tại Việt Nam chưa có quy định cụ thể về việc trình bày các khoản đầu tư tài chính nắm giữ để bán hay nắm giữ đến ngày đáo hạn. Dựa trên giả định các khoản đầu tư tài chính mà các Doanh nghiệp khảo sát nắm giữ cho mục đích để bán trong tương lai gần, tác giả đã tìm kiếm giá trị đóng cửa của một số Cổ phiếu và đưa ra số 12 liệu so sánh giữa giá trị ghi sổ và giá trị đánh giá lại đối với các Cổ phiếu tăng giá tại thời điểm 31/12 như sau: Giá trị khoản Đầu tư tài chính của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản miền Trung, Công ty Cổ phần dược phẩm Imexpharm và CTCT Bánh kẹo Kinh Đô tại thởi điểm 31/12 bị ghi nhận thiếu lần lượt là 1.688.313.139 đồng, 635.676.710 đồng và 5.674.252.294 đồng. Tại thời điểm cuối năm tài chính, Cổ phiếu Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam thực sự đã tăng giá và có thể được trao đổi giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong một giao dịch ngang giá. Đồng thời, tính chất của Cổ phiếu này dùng cho mục đích để bán trong ngắn hạn, Doanh nghiệp kiếm lợi nhuận trong ngắn hạn và quan trọng hơn là có thể trao đổi trên thị trường tại thời điểm lập Báo cáo tài chính, nghĩa là tại thời điểm này, Doanh nghiệp đã có đầy đủ bằng chứng cho việc tạo ra Doanh thu cho Doanh nghiệp. Vì vậy, việc đánh giá, ghi nhận và trình bày các giá trị Cổ phiếu này hoàn toàn phù hợp với Nguyên tắc thận trọng trong kế toán. Trong trường hợp Ban Giám đốc Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản miền Trung (SPD) trong năm 2013 cam kết rằng việc đầu tư 500.007 Cổ phiếu Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (EIB) với giá trị 5.364.103.043 đồng với mục đích nắm giữ lâu dài không có dự định sẽ bán trong tương lai gần (thuộc nhóm nắm giữ đến ngày đáo hạn). Tại thời điểm lập Báo cáo tài chính, Cổ phiếu Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam cũng đã thực sự tăng giá trên thị trường và có thể được trao đổi giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong một giao dịch ngang giá. Tuy nhiên, trong ngắn hạn chưa tạo ra doanh thu cho Doanh nghiệp, vì vậy để phù hợp với nguyên tắc thận trọng, các khoản chênh lệch này chỉ được phản ánh 13 lũy
Tài liệu liên quan