1. Tính cấp thiết của đề tài Đối với các ngân hàng thương mại thì hoạt động tín dụng luôn là hoạt động đem lại lợi nhuận chủ yếu, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Đặc biệt hiện nay tín dụng cá nhân chiếm giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu vốn của các Ngân hàng thương mại.Hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân, đặc biệt là khách hàng cá nhân kinh doanh, bên cạnh những văn bản pháp quy của nhà nước đã và đang ban hành cũng đã có một số công trình, bài báo đề cập đến. Tuy nhiên việc nghiên cứu một cách sàn lọc, có hệ thống về cả lý luận và thực tiễn về hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân của các ngân hàng thương mại nói chung, đặc biệt ở chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Đông Đắk Lắk nói riêng thì chưa có đề tài nào đề cập đến.Ngân hàng BIDV chi nhánh Đông Đắk Lắk Là một ngân hàng có nguồn thu nhập chủ yếu từ hoạt động tín dụng, đặc biệt là tín dụng đối với khách hàng cá nhân kinh doanh. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động tín dụng đối với cá nhân kinh doanh trong toàn hệ thống ngân hàng BIDV nói chung cũng như tại Chi nhánh Đông Đăk Lăk nói riêng, với mục tiêu đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân kinh doanh thực sự cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn nên tôi chọn đề tài “Hoàn thiện kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát Triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Đắk Lắk” làm đề tài nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp của mình.
25 trang |
Chia sẻ: Việt Cường | Ngày: 11/04/2025 | Lượt xem: 14 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát Triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
BÙI TIẾN ĐẠT
HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG
CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG
TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÔNG ĐẮK LẮK
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Mã số: 60.34.02.01
Đà Nẵng - 2019
Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN
Ngƣời hƣớng dẫn KH: PGS.TS. HOÀNG TÙNG
Phản biện 1: TS. ĐINH BẢO NGỌC
Phản biện 2: TS. VŨ MẠNH BẢO
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại
học Đà Nẵng vào ngày 7 tháng 9 năm 2019
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đối với các ngân hàng thương mại thì hoạt động tín dụng luôn
là hoạt động đem lại lợi nhuận chủ yếu, nó quyết định sự tồn tại và
phát triển của Ngân hàng. Đặc biệt hiện nay tín dụng cá nhân chiếm
giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu vốn của các Ngân hàng thương
mại.
Hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá
nhân, đặc biệt là khách hàng cá nhân kinh doanh, bên cạnh những
văn bản pháp quy của nhà nước đã và đang ban hành cũng đã có một
số công trình, bài báo đề cập đến. Tuy nhiên việc nghiên cứu một
cách sàn lọc, có hệ thống về cả lý luận và thực tiễn về hoạt động tín
dụng đối với khách hàng cá nhân của các ngân hàng thương mại nói
chung, đặc biệt ở chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Đông Đắk Lắk nói riêng thì chưa có đề tài nào đề cập đến.
Ngân hàng BIDV chi nhánh Đông Đắk Lắk Là một ngân hàng
có nguồn thu nhập chủ yếu từ hoạt động tín dụng, đặc biệt là tín dụng
đối với khách hàng cá nhân kinh doanh. Nhận thức được tầm quan
trọng của hoạt động tín dụng đối với cá nhân kinh doanh trong toàn
hệ thống ngân hàng BIDV nói chung cũng như tại Chi nhánh Đông
Đăk Lăk nói riêng, với mục tiêu đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế
rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân
kinh doanh thực sự cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn nên tôi chọn đề
tài “Hoàn thiện kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân
kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát Triển Việt
Nam – Chi nhánh Đông Đắk Lắk” làm đề tài nghiên cứu trong luận 2
văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu lý luận: Trình bày một cách có hệ thống
và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng trong
cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại.
Mục tiêu thực tiễn: Phân tích thực trạng các rủi ro tín dụng
trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng BIDV - Chi nhánh
Đông Đăk Lăk. Đánh giá các kết quả đạt được và những hạn chế trong
công tác kiểm soát rủi ro và xử lý rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân
tại chi nhánh. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu các rủi ro
tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng
BIDV - Chi nhánh Đông Đăk Lăk.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng
trong cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng BIDV - Chi nhánh
Đông Đăk Lăk.
Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác
kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh của ngân
hàng BIDV - Chi nhánh Đông Đăk Lăk.
Về mặt không gian: Thực hiện nghiên cứu tại ngân hàng
BIDV - Chi nhánh Đông Đăk Lăk.
Về mặt thời gian: Dữ liệu nghiên cứu hoạt động tín dụng và
kiểm soát rủi ro tín dụng trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến
năm 2018.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu 3
Đề tài sẽ sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau
nhằm tận dụng tính hợp lý và ưu điểm của từng loại phương pháp
nghiên cứu khoa học cụ thể như sau:
Phương pháp thống kê, tổng hợp số liệu qua các năm tạo cơ sở
phân tích, đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng trong hoạt động cho
vay khách hàng hàng cá nhân tại BIDV - Chi nhánh Đông Đăk Lăk.
Phương pháp so sánh theo thời gian nhằm đánh giá rủi ro
trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại BIDV - Chi nhánh
Đông Đăk Lăk
Về nguồn số liệu sử dụng: Bao gồm nguồn số liệu sơ cấp và
thứ cấp.
Nguồn số liệu sơ cấp: Thông tin thu được thông qua phỏng
vấn lãnh đạo ngân hàng, nhân viên ngân hàng và khách hàng.
Nguồn số liệu thứ cấp: Từ các bảng biểu, báo cáo tài chính
hàng năm của BIDV - Chi nhánh Đông Đăk Lăk; Báo cáo thống kê
doanh số cho vay, doanh thu thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn
5. Bố cục của luận văn
Chương 1:Tổng quan về kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt
động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh của ngân hàng thương
mại
Chương 2: Thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt động
cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đông Đăk Lăk
Chương 3: Một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểm
soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh của ngân hàng
BIDV Việt Nam - Chi nhánh Đông Đăk Lăk 4
6. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Vấn đề rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng nói chung và
rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân nói riêng của ngân hàng
thương mại đã được đề cập nhiều trong các công trình nghiên cứu và
bài báo khoa học, cụ thể như:
Ths. Lê Thị Hạnh (2014), “Kiểm soát rủi ro tín dụng theo
Basel II tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”, tạp chí ngân hàng,
số 43, trang 14 -16.
Ths. Nguyễn Đức Tú (2016), “Mô hình quản lý rủi ro tín dụng
tại các Ngân hàng Thương mại Việt Nam”, tạp chí ngân hàng, số 59,
trang 20-22.
Đề tài: “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hải Dương” (2016)
của tác giả Nguyễn Tiến Lâm.
Luận văn: “Kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay
khách hàng cá nhân tại NHTM Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
– Chi nhánh Sông Hàn”, tác giả Nguyễn Thị Thúy, Đại học Kinh tế
Đà Nẵng, năm 2015.
Luận văn “Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng
cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam,
Chi nhánh Đắk Nông”, tác giả Nguyễn Huy Bé, Đại học Kinh tế Đà
Nẵng, năm 2015.
Việc nghiên cứu về công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong
cho vay cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển – Chi
nhánh Đông Đăk Lăk là hết sức cần thiết, giúp cho Ngân hàng hoạt
động an toàn, lành mạnh và có hiệu quả hơn. 5
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG
TRONG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG
CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1.1. Rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân
kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại
a. Khái niệm rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá
nhân kinh doanh
b. Đặc điểm của rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá
nhân kinh doanh
c. Nguyên nhân rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá
nhân
d. Hậu quả của rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh
doanh
1.2. KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI
1.2.1. Đặc điểm kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá
nhân kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại
a. Khái niệm kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá
nhân kinh doanh của NHTM
Kiểm soát rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi các
chiến lược, các chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm đạt
được các mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững. 6
b. Đặc điểm kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân
kinh doanh
c. Quy trình quản lý rủi ro tín dụng
Bước 1: Xây dựng chiến lược quản lý rủi ro tín dụng
Bước 2: Nhận diện rủi ro tín dụng
Bước 3: Đo lường rủi ro tín dụng
Bước 4: Báo cáo rủi ro
Bước 5: Xử lý rủi ro
1.2.2. Nội dung kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá
nhân kinh doanh của NHTM
a. Né tránh rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh
doanh
b. Ngăn ngừa rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh
doanh
c. Giảm thiểu tổn thất rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân
kinh doanh
d. Chuyển giao rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh
doanh
1.2.3. Tiêu chí đánh giá kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng
trong cho vay cá nhân kinh doanh của NHTM
a. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
b. Tỷ lệ nợ quá hạn
c. Tỷ lệ nợ xấu
d. Tỷ lệ nợ hạch toán ngoại bảng
e. Dự phòng rủi ro trích lập đối với cho vay
f. Tỷ lệ lãi treo 7
1.2.4. Các nhân tô ảnh hƣớng đến công tác hạn chế rúi ro
Chính sách và quy trình tín dụng: Chính sách tín dụng là hệ
thống các chủ trương, quy định chi phối hoạt động tín dụng do ngân
hàng. Nếu chính sách tín dụng được xây dựng khoa học, cẩn thận,
thông suốt từ trên xuống dưới sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng duy trì
tiêu chuẩn tín dụng của mình.
Chính sách quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng: Các ngân
hàng thương mại cần xây dựng riêng cho mình một chính sách quản
lý rủi ro tín dụng phù hợp. Mục tiêu của xây dựng chính sách này là
nhằm giảm đến mức tối thiểu khả năng xảy ra rủi ro tín dụng và tổn
thất ở mức ngân hàng cho là hợp lý.
Tổ chức quản lý tín dụng và rủi ro tín dụng: Phần lớn các ngân
hàng đều thành lập tổ chức quản lý tín dụng và rủi ro tín dụng như
trung tâm thông tin tín dụng và phòng ngừa rủi ro, trung tâm giám
sát và kiểm tra tín dụng, công ty quản lý nợ và xử lý tài sản đảm bảo.
Yếu tố công nghệ: Một ngân hàng nên đầu tư vào các trang
thiết bị, công nghệ hiện đại để vừa mở rộng tín dụng lại vừa hạn chế
được rủi ro.
8
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chương 1 của luận văn đã trình bày và hệ thống hóa những cơ
sở lý luận về rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân kinh
doanh của ngân hàng thương mại.
Nội dung của Chương 1 chủ yếu khái quát lại cơ sở lý luận về
rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN của NHTM như khái niệm, đặc
điểm, hậu quả của rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN. Tiếp theo,
luận văn trình bày các mô hình giám sát rủi ro tín dụng trong cho vay
KHCN, các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN
cũng như tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát
rủi ro tín dụng của NHTM. Trên cơ sở lý thuyết đó, chương 2 sẽ đi
vào phân tích và đánh giá thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng trong
cho vay cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng BIDV – Chi nhánh Đông
Đăk Lăk từ 2016 đến năm 2018.