1. Tính cấp thiết của đề tài Với mục tiêu chiến lược phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đến năm 2020 là trở thành ngân hàng số một về bán lẻ, thị phần bán lẻ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nói chung và của chi nhánh Đà Nẵng nói riêng đang gia tăng nhanh chóng, tỷ trọng cho vay tiêu dùng có xu hướng tăng cao trong tổng dư nợ. Trước áp lực phải mở rộng thị trường đồng thời cũng phải đảm bảo an toàn tín dụng thì việc kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại VCB Đà Nẵng là hết sức cần thiết.Là chuyên viên thẩm định đang công tác tại phòng khách hàng bán lẻ của chi nhánh Đà Nẵng, trực tiếp đảm nhận các công việc chính trong quy trình cấp tín dụng đối với KHCN từ tiếp xúc, đánh giá, thẩm định khách hàng, tôi ý thức được sự quan trọng của hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay bán lẻ, đặt biệt là cho vay tiêu dùng trong sự phát triển của ngân hàng. Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu luận văn Thạc sĩ là “Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Đà Nẵng”
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Phân tích thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Đà Nẵng, đúc kết những hạn chế trong hoạt động này và đề xuất một số khuyến nghị nhằm góp phần hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Đà Nẵng
27 trang |
Chia sẻ: Việt Cường | Ngày: 11/04/2025 | Lượt xem: 15 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
BÙI BÍCH QUÂN
KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY
TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
- CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Mã số: 60.34.02.01
Đà Nẵng - Năm 2019
Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Hòa Nhân
Phản biện 1: PGS. TS. Lâm Chí Dũng
Phản biện 2: TS. Lê Công Toàn
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn
tốt nghiệp thạc sĩ Tài chính Ngân hàng họp tại Trường Đại học
Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 17 tháng 8 năm 2019
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Trung tâm Thông tin Học liệu và truyền thông, ĐHĐN
Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN 1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với mục tiêu chiến lược phát triển của Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam đến năm 2020 là trở thành ngân hàng số một
về bán lẻ, thị phần bán lẻ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam nói chung và của chi nhánh Đà Nẵng nói riêng đang gia tăng
nhanh chóng, tỷ trọng cho vay tiêu dùng có xu hướng tăng cao trong
tổng dư nợ. Trước áp lực phải mở rộng thị trường đồng thời cũng
phải đảm bảo an toàn tín dụng thì việc kiểm soát rủi ro tín dụng trong
cho vay tiêu dùng tại VCB Đà Nẵng là hết sức cần thiết.
Là chuyên viên thẩm định đang công tác tại phòng khách hàng
bán lẻ của chi nhánh Đà Nẵng, trực tiếp đảm nhận các công việc
chính trong quy trình cấp tín dụng đối với KHCN từ tiếp xúc, đánh
giá, thẩm định khách hàng, tôi ý thức được sự quan trọng của hoạt
động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay bán lẻ, đặt biệt là cho
vay tiêu dùng trong sự phát triển của ngân hàng. Xuất phát từ thực tế
trên, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu luận văn Thạc sĩ là “Kiểm soát rủi
ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Đà Nẵng”
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Phân tích thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay
tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh
Đà Nẵng, đúc kết những hạn chế trong hoạt động này và đề xuất một
số khuyến nghị nhằm góp phần hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro
tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam- Chi nhánh Đà Nẵng
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
2
- Hệ thống hóa các cơ sở lý luận liên quan đến rủi ro tín dụng
và hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng của
ngân hàng thương mại
- Phân tích và đánh giá thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng
trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam- Chi nhánh Đà Nẵng
- Đề xuất một số khuyến nghị nhằm góp phần hoàn thiện
công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Ngân
hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Đà Nẵng
2.3. Câu hỏi nghiên cứu
- RRTD trong cho vay tiêu dùng có đặc điểm gì? Hoạt động
kiểm soát RRTD trong cho vay tiêu dùng của NHTM gồm những nội
dung chính nào? Các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát
RRTD trong cho vay tiêu dùng của NHTM?
- Thực trạng hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay tiêu
dùng tại Vietcombank Đà Nẵng đã như thế nào? Những kết quả và
hạn chế cần khắc phục?
- Nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát RRTD trong cho vay
tiêu dùng, Vietcombank Đà Nẵng cần thực hiện những biện pháp gì?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các vấn đề thực trạng công tác kiểm soát
RRTD trong cho vay tiêu dùng tại Vietcombank Đà Nẵng thông qua
các số liệu, dữ liệu thu thập được từ các báo cáo của chi nhánh và
trao đổi với các bộ phận liên quan.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu về công tác
kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng và không bao gồm
3
cho vay tiêu dùng qua thẻ.
- Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu tại
Vietcombank Đà Nẵng.
- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu trên cơ sở lấy dữ liệu thực
tế từ năm 2016 đến năm 2018.
4. Phương pháp nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu áp dụng các phương pháp nghiên cứu cụ
thể:
- Phương pháp điều tra, thu thập dữ liệu thứ cấp.
- Phương pháp tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu
- Phương pháp so sánh, đối chiếu, phân tích các dữ liệu thu
thập được.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Luận văn góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận về RRTD
và hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng
thương mại.
Luận văn cũng góp phần phân tích và đánh giá được thực trạng
kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Đà Nẵng, khái quát
những thành công và hạn chế của hoạt động này. Từ đó, đưa ra một
số khuyến nghị hoàn thiện, góp phần hạn chế, giảm thiểu tổn thất.
6. Bố cục của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo, luận văn bao gồm 03 chương chính sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho
vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay
tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh
4
Đà Nẵng
Chương 3: Khuyến nghị hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro
tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam- Chi nhánh Đà Nẵng
7. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Các Luận văn thạc sĩ:
[1] Luận văn thạc sĩ “Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay
tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng- Chi nhánh
Đà Nẵng” của tác giả Nguyễn Thị Giang, Đại học Đà Nẵng (2018).
[2] Luận văn thạc sĩ “Kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt
động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội Chi
nhánh Đà Nẵng” của tác giả Nguyễn Thị Nhàn, Đại học Đà Nẵng
(2018).
[3] Luận văn thạc sĩ “Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay
tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh
Đà Nẵng” của tác giả Nguyễn Thị Tú Oanh, Đại học Đà Nẵng
(2017).
[4] Luận văn thạc sĩ “Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay
doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- Chi
nhánh Đà Nẵng” của tác giả Hà Quốc Tuấn (2017).
Các bài báo:
[1] Bài viết “Kiểm soát rủi ro tín dụng theo Basel II tại các
Ngân hàng thương mại Việt Nam” của tác giả ThS. Lê Thị Hạnh
được đăng trên Tạp chí tài chính tháng 01/2017.
[2] Bài viết “Về quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM” của tác
giả Nguyễn Chí Trung, P. Quản lý KTTC, Vietinbank được đăng trên
Thời báo Ngân hàng tháng 05/2017.
5
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG
TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.1. RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1. Hoạt động cho vay và rủi ro tín dụng trong cho
vay của ngân hàng thương mại
a. Cho vay của ngân hàng thương mại
b. Rủi ro tín dụng trong cho vay của ngân hàng thương
mại
Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả
năng xảy ra đối với nợ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện
một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết.
Rủi ro tín dụng được phân thành hai loại:
- Rủi ro giao dịch: gồm có rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm,
rủi ro nghiệp vụ.
- Rủi ro danh mục: gồm có rủi ro nội tại và rủi ro tập trung
RRTD xuất phát từ nhiều nguyên nhân:
- Nguyên nhân bên ngoài:
Nguyên nhân bất khả kháng:
Nguyên nhân từ môi trường kinh tế:
Nguyên nhân do chính sách của nhà nước:
Môi trường pháp lý, chính trị:
Nguyên nhân xuất phát từ khách hàng:
+ Tình hình tài chính yếu kém, thiếu trung thực và không
minh bạch của khách hàng.
6
+ Sử dụng vốn vay sai mục đích, khách hàng không tự giác,
không có thiện chí trong trả nợ vay.
+ Khách hàng có ý thức trong việc trả nợ nhưng tình hình tài
chính gặp khó khăn.
+ Nguyên nhân liên quan đến tài sản bảo đảm nợ vay:
- Nguyên nhân từ phía ngân hàng:
Do cán bộ có đạo đức hay trình độ năng lực yếu kém.
Thực hiện giám sát, kiểm soát trong và sau giải ngân không
chặt chẽ.
Khi RRTD xảy ra, hoạt động của NHTM sẽ bị ảnh hưởng
nghiêm trọng, chẳng hạn:
- Giảm doanh thu và lợi nhuận của ngân hàng.
- Giảm khả năng thanh khoản của ngân hàng.
- Giảm uy tín của ngân hàng.
- Nghiêm trọng nhất là phá sản ngân hàng.
1.1.2. Đặc điểm rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng của
ngân hàng thương mại
a. Cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại
b. Đặc điểm rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng của
ngân hàng thương mại
RRTD trong cho vay tiêu dùng là rủi ro phát sinh khi khách
hàng vay tiêu dùng không trả được đầy đủ hoặc thanh toán không
đúng hạn gốc và/hoặc lãi của khoản vay khi đến hạn thanh toán.
Rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại NHTM có những
đặc điểm sau:
- Các khoản vay tiêu dùng có quy mô nhỏ nên RRTD trong
cho vay tiêu dùng cũng rất nhỏ lẻ, thông thường một khoản vay tiêu
dùng đơn lẻ xảy ra tổn thất sẽ không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động
7
kinh doanh của ngân hàng.
- RRTD trong cho vay tiêu dùng rất đa dạng và phức tạp.
c. Hậu quả của rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại
ngân hàng thương mại
1.2. KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO
VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1. Khái niệm và mục tiêu kiểm soát rủi ro tín dụng
trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại
a. Khái niệm
Kiểm soát RRTD trong cho vay tiêu dùng là việc sử dụng các
biện pháp (kỹ thuật, công cụ, chính sách, chiến lược và biện pháp )
nhằm biến đổi RRTD thông qua việc né tránh, ngăn ngừa, chuyển
giao, hạn chế rủi ro, tổn thất bằng cách kiểm soát tần suất hoặc mức
độ của RRTD trong cho vay tiêu dùng.
b. Đặc điểm kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu
dùng
Kiểm soát RRTD trong cho vay tiêu dùng của NHTM thường
gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là số lượng khách hàng và các
món vay rất lớn nên việc thu thập thông tin, dữ liệu và quản lý khách
hàng rất khó khăn; nguồn trả nợ của khách hàng đa dạng, phức tạp,
khó kiểm soát, đo lường.
Bên cạnh đó, các giấy tờ chứng minh thu nhập của khách hàng
cũng như hồ sơ chứng minh mục đích sử dụng vốn rất dễ làm giả,
gây khó khăn cho việc thẩm định cũng như kiểm soát RRTD trong
cho vay tiêu dùng.
c. Mục tiêu của kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu
dùng của ngân hàng thương mại
- Kiểm soát, giảm thiểu được tần suất xảy ra RRTD ngân
8
hàng.
- Kiểm soát RRTD đưa ra các biện pháp, chính sách ngăn
ngừa hậu quả của RRTD, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của
ngân hàng thương mại an toàn, phát triển.
1.2.2. Nội dung kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu
dùng tại ngân hàng thương mại
a. Né tránh rủi ro
b. Ngăn ngừa rủi ro
c. Giảm thiểu tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra
d. Chuyển giao rủi ro
1.2.3. Các tiêu chí phản ánh kết quả kiểm soát rủi ro tín
dụng trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại
a. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay tiêu dùng
Tỷ lệ nợ xấu = x 100%
Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ xấu của ngân hàng tại một
thời điểm, sự biến động nợ xấu của ngân hàng từ đó đưa ra biện pháp
để kiểm soát RRTD.
b. Sự thay đổi cơ cấu các nhóm nợ trong dư nợ cho vay tiêu
dùng
Bên cạnh “Tỷ lệ nợ xấu”, sự thay đổi cơ cấu các nhóm nợ
trong cho vay tiêu dùng phản ánh rõ hơn sự tăng giảm của các nhóm
nợ.
c. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể trong cho vay tiêu dùng.
Mức trích lập dự phòng cụ thể thể hiện mức độ RRTD trên
cơ sở phân loại nợ theo mức độ rủi ro. Đồng thời chỉ tiêu này cũng
thể hiện tình hình bảo đảm nợ vay, chất lượng TSBĐ khoản vay của
các NHTM.