Tóm tắt Luận văn Mở rộng dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

Trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế, giữa các quốc gia luôn luôn có sựgiao lưu vềkinh tế. Nhưng do sựkhác nhau vềngôn ngữ, cách xa nhau về địa lý nên việc thanh toán không thểtiến hành trực tiếp mà phải thông qua trung gian thanh toán, đó là các ngân hàng thương mại cùng với mạng lưới hoạt động rộng khắp. Thanh toán quốc tế đã trởthành một dịch vụngoại bảng quan trọng của các NHTM, nó mang lại một khoản phí cao trong sốcác hoạt động ngoại bảng khác. Thông qua thanh toán quốc tếngân hàng có thểphát triển các nghiệp vụkhác nhưtín dụng, tài trợxuất nhập khẩu, mua bán ngoại tệ, bảo lãnh, Ngân hàng thương mại cổphần Á Châu là một ngân hàng lớn tại Việt Nam, với nhiều dịch vụ đa dạng và uy tín. Trong đó, dịch vụ TTQT sẽ giúp ACB phát huy tối đa vai trò trung gian thanh toán nhằm đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, nâng cao sức cạnh tranh, mởrộng quy mô, tăng trưởng thu nhập và phân tán rủi ro trong thu nhập. Thu nhập từdịch vụnày chiếm tỷtrọng chủyếu trong tổng thu nhập từdịch vụngân hàng của ACB. Mởrộng dịch vụTTQT sẽkéo theo khảnăng mởrộng các dịch vụkhác của ngân hàng, đặc biệt là dịch vụtài trợthương mại quốc tế. Cùng với đà mởrộng kinh tế đối ngoại của Việt Nam, dịch vụ TTQT của NHTM cũng đã mở rộng mạnh mẽ trong thời gian qua. Vì thế, cạnh tranh cũng rất gay gắt. Đối với ACB, việc mởrộng dịch vụnày là yêu cầu cấp bách theo nhận thức chủquan của lãnh đạo ngân hàng.

pdf26 trang | Chia sẻ: truongthanhsp | Lượt xem: 1076 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Mở rộng dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG HÀ THỊ MINH CHÂU MỞ RỘNG DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng Mã số: 60.34.20 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đà Nẵng - Năm 2014 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. NGUYỄN NGỌC VŨ Phản biện 1: TS. NGUYỄN HIỆP Phản biện 2: TS. VÕ VĂN LÂM Luận văn đã được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 14 tháng 06 năm 2014. Có thể tìm hiểu luận văn tại: Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế, giữa các quốc gia luôn luôn có sự giao lưu về kinh tế. Nhưng do sự khác nhau về ngôn ngữ, cách xa nhau về địa lý nên việc thanh toán không thể tiến hành trực tiếp mà phải thông qua trung gian thanh toán, đó là các ngân hàng thương mại cùng với mạng lưới hoạt động rộng khắp. Thanh toán quốc tế đã trở thành một dịch vụ ngoại bảng quan trọng của các NHTM, nó mang lại một khoản phí cao trong số các hoạt động ngoại bảng khác. Thông qua thanh toán quốc tế ngân hàng có thể phát triển các nghiệp vụ khác như tín dụng, tài trợ xuất nhập khẩu, mua bán ngoại tệ, bảo lãnh, Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu là một ngân hàng lớn tại Việt Nam, với nhiều dịch vụ đa dạng và uy tín. Trong đó, dịch vụ TTQT sẽ giúp ACB phát huy tối đa vai trò trung gian thanh toán nhằm đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, nâng cao sức cạnh tranh, mở rộng quy mô, tăng trưởng thu nhập và phân tán rủi ro trong thu nhập. Thu nhập từ dịch vụ này chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng thu nhập từ dịch vụ ngân hàng của ACB. Mở rộng dịch vụ TTQT sẽ kéo theo khả năng mở rộng các dịch vụ khác của ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế. Cùng với đà mở rộng kinh tế đối ngoại của Việt Nam, dịch vụ TTQT của NHTM cũng đã mở rộng mạnh mẽ trong thời gian qua. Vì thế, cạnh tranh cũng rất gay gắt. Đối với ACB, việc mở rộng dịch vụ này là yêu cầu cấp bách theo nhận thức chủ quan của lãnh đạo ngân hàng. Chính vì lý do đó, tôi đã chọn đề tài “ MỞ RỘNG DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU” làm đề tài luận văn thạc sỹ. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống các vấn đề lý luận liên quan đến mở rộng dịch vụ thanh toán quốc tế của NHTM Phân tích đánh giá thực trạng mở rộng dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu. Qua đó đúc kết những kết quả đạt được và những tồn tại cần khắc phục. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm mở rộng dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng trong thời gian đến. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Thế nào là mở rộng dịch vụ TTQT? Nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng dịch vụ TTQT như thế nào? - Ngân hàng ACB đã có những biện pháp nào để mở rộng dịch vụ TTQT trong giai đoạn 2011-2013? Kết quả của việc mở rộng đó như thế nào? Những hạn chế nào còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế đó là gì? Mở rộng dịch vụ TTQT của ACB đã chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào? - Ngân hàng ACB cần làm gì để tiếp tục mở rộng dịch vụ TTQT trong thời gian đến? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: lý luận và thực tiễn về mở rộng dịch vụ TTQT tại NH TMCP Á Châu. Phạm vi nghiên cứu: luận văn tập trung nghiên cứu mở rộng dịch vụ TTQT tại NH TMCP Á Châu trong giai đoạn từ năm 2011- 2013 và đề xuất giải pháp đến năm 2016. 5. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, đề tài đã sử dụng các phương pháp cụ thể sau: Điều tra, tổng hợp và xử lý số liệu, so sánh, phân tích và đánh giá thực trạng mở rộng dịch vụ thanh toán 3 quốc tế tại NH TMCP ACB. 6. Bố cục của đề tài Đề tài nghiên cứu bao gồm lời mở đầu và 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về mở rộng dịch vụ thanh toán quốc tế của các NHTM Chương 2: Thực trạng mở rộng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHTM CP Á Châu Chương 3: Giải pháp mở rộng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHTM CP Á Châu 7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TÊ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của TTQT 1.1.2. Vai trò của thanh toán quốc tế a. Đối với nền kinh tế b. Đối với ngân hàng thương mại 1.1.3. Các phương tiện thanh toán quốc tế a. Hối phiếu b. Sec 1.2. CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ 1.2.1. Phương thức chuyển tiền Khái niệm: phương thức chuyển tiền là phương thức mà trong đó khách hàng- người trả tiền (remitter)- yêu cầu ngân hàng của 4 mình (remitting bank) chuyển một số tiền nhất định cho người khác- người thụ hưởng, ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu. 1.2.2. Phương thức nhờ thu Khái niệm: phương thức nhờ thu là phương thức thanh toán mà người bán sau khi hoàn thành xong nghĩa vụ giao hàng thì lập hối phiếu gửi đến ngân hàng nhờ thu hộ số tiến ghi trên hối phiếu. Trong trường hợp này ngân hàng đóng vai trò trung gian giúp thu hộ tiền và được hưởng tỷ lệ phần trăm trên số tiền thu được. 1.2.3. Phương thức trả tiền lấy chứng từ (Cash Against Documents- CAD) Khái niệm: là phương thức mà trong đó nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng mở tài khoản ký thác (trust account) để thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu khi nhà xuất khẩu xuất trình đầy đủ các chứng từ theo yêu cầu. Nhà xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng để nhận tiền thanh toán. 1.2.4. Phương thức thanh toán thư tín dụng chứng từ Khái niệm: phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận mà trong đó, một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở thư tín dụng), một ngân hàng sẽ phát hành một bức thư, viết tắt là L/C trong đó, Ngân hàng phát hành cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho một người thứ ba (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người thứ ba này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những qui định đề ra trong thư tín dụng. 5 1.3. MỞ RỘNG DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NHTM 1.3.1. Quan điểm về mở rộng dịch vụ TTQT Là hệ thống các biện pháp mà ngân hàng sử dụng nhằm gia tăng qui mô TTQT, gia tăng về danh mục sản phẩm dịch vụ kết hợp với việc nâng cao chất lượng TTQT và kiểm soát tốt rủi ro trong quá trình thanh toán quốc tế. 1.3.2. Nội dung mở rộng dịch vụ thanh toán quốc tế của NHTM a. Gia tăng qui mô TTQT - Mở rộng doanh số thanh toán quốc tế chính là việc gia tăng doanh số theo định hướng phát triển của ngân hàng trong một giai đoạn nhất định. - Gia tăng thị phẩn TTQT được đánh giá dựa trên so sánh doanh số TTQT của ngân hàng với tổng doanh số TTQT của các ngân hàng trên địa bàn ngân hàng đang hoạt động. - Tăng trưởng số lượng khách hàng: Số lượng khách hàng là tổng số lượng khách sử dụng dịch vụ TTQT tại một thời kỳ nhất định. b. Mức độ đa dạng của dịch vụ thanh toán quốc tế - Cung ứng thêm các dịch vụ TTQT mới: phương thức thanh toán mới, loại dịch vụ mới. - Đa dạng sản phẩm dịch vụ của từng phương thức: trong mỗi phương thức cần cung cấp thêm các sản phẩm dịch vụ. - Cải tiến dịch vụ TTQT hiện có để đạt hiệu quả cao hơn. c. Nâng cao chất lượng dịch vụ TTQT - Thái độ phục vụ của cán bộ, trình độ của cán bộ tư vấn, cán bộ xử lý nhằm gia tăng sự thỏa mãn của KH 6 - Đầu tư cơ sở vật chất, hiện đại hóa công ngệ quản lý ngân hàng giúp rút ngắn thời gian xử lý công việc, đảm bảo an toàn dữ liệu cho ngân hàng và khách hàng. - Đảm bảo an toàn thông tin cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ. - Nâng cao khả năng cạnh tranh về chất lượng dịch vụ TTQT. d. Gia tăng thu nhập từ dịch vụ TTQT Có 2 nhân tố phản ánh tăng trưởng thu nhập gồm: + Nhân tố trực tiếp thể hiện qua sự tăng trưởng thu nhập. + Nhân tố gián tiếp ảnh hưởng đến thu nhập là mức phí TTQT. e. Kiểm soát rủi ro TTQT Để kiểm soát được rủi ro, NHTM cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, quy định và thông lệ quốc tế. Tăng cường kiểm tra nội bộ theo tiêu chuẩn ISO, kiểm tra chéo, hậu kiểm, Phân cấp ủy quyền phê duyệt. Đồng thời, NHTM cần nhận dạng được những rủi ro có thể gặp trong thanh toán quốc tế. 1.3.3. Các tiêu chí đánh giá việc mở rộng dịch vụ TTQT a. Tiêu chí đánh giá qui mô TTQT - Tốc độ tăng trưởng doanh số thanh toán quốc tế: Chỉ tiêu này được đánh giá bằng cách (doanh số TTQT của năm nay trừ đi doanh số TTQT của năm trước)/ doanh số TTQT của năm trước. - Tăng trưởng về thị phần dịch vụ thanh toán quốc tế ( chỉ tiêu doanh số TTQT tại đơn vị/ tổng doanh số TTQT của các ngân hàng trên cùng địa bàn). - Tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng: là số lượng khách hàng tăng trưởng qua các năm. Để tính tốc độ tăng trưởng khách hàng: (số lượng khách hàng TTQT năm nay- số lượng khách hàng TTQT năm trươc)/ số lượng khách hàng TTQT năm trước. 7 b. Tiêu chí đánh giá sự đa dạng của dịch vụ TTQT Để đánh giá mức độ đa dạng của dịch vụ TTQT dựa vào các chỉ tiêu sau: - Các phương thức thanh toán quốc tế mà ngân hàng đang áp dụng - Tỷ trọng của từng phương thức thanh toán quốc tế được tính bằng doanh số TTQT của từng phương thức/ tổng doanh số TTQT. - Số loại dịch vụ TTQT mới - Mức độ hoàn thiện của dịch vụ TTQT hiện có c. Tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ Chất lượng dịch vụ được đo bằng sự hài lòng của khách hàng. Tính hiệu quả này thể hiện cụ thể ở thời gian hoàn thành giao dịch, mức phí dịch vụ mà khách hàng phải trả cho ngân hàng và khả năng tư vấn, hỗ trợ của ngân hàng nhằm giảm thiếu rủi ro trong thanh toán. d. Tiêu chí đánh giá tăng trưởng thu nhập Để đánh giá tăng trưởng thu nhập thông qua: - Doanh số thu phí dịch vụ TTQT: tốc độ tăng trưởng của phí TTQT, được tính bằng cách lấy ( phí năm nay- phí năm trước)/ phí năm trước. - Mức phí TTQT so sánh giữa các NHTM ở Việt Nam e. Tiêu chí kiểm soát rủi ro TTQT Kiểm soát rủi ro tốt trong TTQT được đánh giá thông qua số lượng giao dịch thành công, không bị bất kỳ một sự khúc mắc, chậm trễ nào trong các khâu của quá trình thanh toán như đọng vốn trong thanh toán, kéo dài thời hạn thanh toán, thanh toán trả chậm, nợ quá hạn, uy tín bị giảm sút. 8 1.4. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC MỞ RỘNG DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ 1.4.1. Nhân tố bên ngoài a. Các chính sách của Nhà Nước Chính sách thuế Chính sách đối ngoại Chính sách quản lý ngoại hối Chính sách kinh tế đối ngoại b. Môi trường chính trị, xã hội trong và ngoài nước c. Nhu cầu của khách hàng d. Đối thủ cạnh tranh 1.4.2. Nhân tố bên trong a. Năng lực tài chính Năng lực tài chính đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của mỗi ngân hàng, chỉ khi năng lực tài chính đủ mạnh thì ngân hàng mới có đủ vốn để thực hiện việc kinh doanh b. Kênh phân phối Một ngân hàng với chi nhánh ngân hàng rộng lớn sẽ giúp cho các ngân hàng có cơ hội để thu hút các khách hàng XNK tiềm năng, mở rộng hoạt động thanh toán XNK, từ đó gia tăng được thị phần ngân hàng của mình. c. Trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng Cán bộ nhân viên là khâu quyết định hiệu quả kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Đây là một yếu tố không thể thiếu nếu ngân hàng muốn mở rộng dịch vụ thanh toán quốc tế d. Công nghệ ngân hàng Để hạn chế rủi ro, ngoài việc nâng cao trình độ của đội ngũ 9 cán bộ thực hiện nghiệp vụ thanh toán thì điều quan trong là ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới vào nghiệp vụ TTQT.. e. Các chính sách, hoạt động khác có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu Các chính sách của NHTM như định hướng phát triển khách hàng, chính sách phát triển dịch vụ, chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với khách hàng TTQT có quan hệ mật thiết và tương tác lẫn nhau. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG MỞ RỘNG DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NHTM CP Á CHÂU 2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển NH TMCP Á Châu 2.1.2. Một số đặc điểm cơ bản về cơ cấu tổ chưc, chức năng nhiệm vụ của NHTM CP Á Châu 2.1.3. Nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của ngân hàng 2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của NH TMCP Á Châu trong ba năm 2011-2013 a. Hoạt động huy động vốn b. Hoạt động cho vay c. Kết quả hoạt động kinh doanh 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NH TMCP Á CHÂU 2.2.1. Cơ sở pháp lý để mở rộng dịch vụ TTQT tại ngân hàng Á Châu 10 2.2.2. Một số đặc điểm về khách hàng, thị trường và sản phẩm thanh toán quốc tế của NH TMCP Á Châu - Đặc điểm khách hàng của ACB được đánh giá qua đối tượng khách hàng và loại hình doanh nghiệp: - Đặc điểm thị trường: ACB luôn phấn đấu là ngân hàng cung cấp dịch vụ tốt nhất ở Việt Nam, hoạt động năng động sản phẩm phong phú, công nghệ hiện đại, kinh doanh an toàn hiệu quả, tăng trưởng bền vững, đội ngũ nhân viên có đạo đức nghề nghiệp và chuyên môn cao. - Đặc điểm sản phẩm cung ứng dịch vụ: Danh mục sản phẩm của dịch vụ TTQT rất đa dạng và tập trung vào các phân đoạn khách hàng mục tiêu 2.2.3. Thực trạng công tác mở rộng dịch vụ TTQT tại NH TMCP Á Châu a. Gia tăng qui mô TTQT - Tiến hành khảo sát thị trường, triển khai một số chương trình nhằm thu hút khách hàng, gia tăng doanh số, mở rộng thị phần. b. Mức độ đa dạng của các dịch vụ TTQT - Triển khai hầu hết tất cả phương thức trong TTQT. Trong mỗi phương thức TTQT, ACB còn triển khai thêm mốt số dịch vụ đi kèm c. Nâng cao chất lượng dịch vụ TTQT - Thường xuyên cử cán bộ nhận viên phòng TTQT đi học các lớp nghiệp vụ trong và ngoài nước, Tập trung các cán bộ, nhân viên TTQT ở các chi nhánh về Hội sở để củng cố trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trao đổi nghiệp vụ, kỹ năng phục vụ khách hàng., Thành lập Ban chất lượng ở từng chi nhánh có nhiệm vụ đôn đốc, đánh giá chất lượng của từng nhân viên ở mỗi chi nhánh 11 d. Kiểm soát rủi ro trong TTQT - Ban hành các cơ chế, chính sách và qui định về nghiệp vụ TTQT, Đào tạo được một đội ngũ cán bộ TTQT có trình độ và nghiệp vụ chuyên môn, Áp dụng công nghệ thông tin hiện đại vào TTQT, ACB chủ động trong việc lập các bảng đánh giá nhu cầu ngoại tệ của khách hàng nhập khẩu, đánh giá mức độ đáp ứng ngoại tệ của ngân hàng, Đối với các khách hàng mới giao dịch, ACB có các qui định chặt chẽ hơn nhằm đảm bảo an toàn cho ngân hàng. 2.2.4. Kết quả mở rộng dịch vụ TTQT tại ngân hàng TMCP Á Châu a. Gia tăng qui mô TTQT - Doanh số TTQT Bảng 2.4. Doanh số dịch vụ TTQT giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: triệu USD Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Doanh số TTQT 6.157 8.433 14.146 Tốc độ tăng trưởng 37% 68% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT của ACB giai đoạn 2011-2013) Như vậy, đối với dịch vụ TTQT, tốc độ tăng trưởng qua các năm lớn dần, mặc dù gặp phải nhiều sự cạnh tranh gay gắt, nhưng ACB luôn đặt chất lượng dịch vụ lên hàng đầu và uy tín thương hiệu ACB lớn mạnh trên thị trường, mặt khác do cơ cấu ngành hàng xuất nhập khẩu chấp nhận thanh toán qua ngân hàng khá đa dạng. 12 - Thị phần thanh toán quốc tế Bảng 2.5. Thị phần dịch vụ thanh toán quốc tế của NH TMCP Á Châu Đơn vị tính: triệu USD Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Doanh số TTQT toàn NHTM (triệu USD) 123.140 150.589 202.086 Tốc độ tăng trưởng toàn NH (%) 22,3 34 Doanh số TTQT ACB ( triệu USD) 6.157 8433 14.146 Thị phần (%) 5,0 5,6 7,0 Tốc độ tăng trưởng thị phần (%) 12 25 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT của ACB, Báo cáo hoạt động của NHNN qua các năm 2011-1013) Vốn là một dịch vụ truyền thống của ACB, thị phần TTQT của ngân hàng chiểm một tỷ trọng không nhỏ trong toàn hệ thống NHTM Đồ thị 2.2. Thị phần TTQT của ACB và một số NHTM khác (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của NHNN giai đoạn 2011-2013) Trong những năm qua, dịch vụ TTQT của VietcomBank luôn chiếm thị phần cao nhất. Thị phần ACB còn thấp so với các ngân hàng Vietcom, Vietin và BIV. Đến năm 2013, thị phần của ACB có tăng lên tương đối nhưng vẫn còn khá thấp so với vị thế của một ngân hàng lớn 13 - Số lượng khách hàng TTQT Nhờ các biện pháp thu hút khách hàng mà trong thời gian qua ACB đã có một lượng khách hàng trung thành và khách hàng mới khá lớn Bảng 2.6. Số lượng khách hàng tham gia TTQT Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Số lượng khách hàng TTQT ( KH) 4.380 3.973 5.679 Tốc độ tăng trưởng (%) (10%) 43% Doanh số bình quân của từng KH (triệu USD) 1,4 2,1 2,5 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT của ACB, giai đoạn 2011- 2013) Một ngân hàng có số lượng khách hàng tham gia sử dụng dịch vụ đông sẽ thu được doanh số nhiều. Vì vậy sự gia tăng số lượng khách hàng, sẽ một phần quyết định đến sự gia tăng qui mô doanh số TTQT. b. Đa dạng hóa dịch vụ TTQT Bảng 2.7. Doanh số cụ thể của từng phương thức TTQT tại ACB Đơn vị tính: triệu USD 2011 2012 2013 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % 12/11 (%) 13/12 (%) Chuyển tiền 1.786 29 2.699 32 4.244 30 51 57 Nhờ thu 739 12 1.096 13 1.556 11 48 42 CAD 369 6 422 5 707 5 14 67 L/C 3.263 53 4.216 50 7.639 54 29 81 Tổng 6.157 100 8.433 100 14.146 100 37 68 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT của ACB giai đoạn 2011-2013) 14 Như vậy, các phương thức TTQT phổ biến đều được ACB đưa vào sản phẩm dịch vụ TTQT của mình, đồng thời phát triển thêm các dịch vụ có liên quan và cung cấp cho khách hàng nhiều tiện ích khi tham gia sử dụng dịch vụ này ở ngân hàng. c. Nâng cao chất lượng dịch vụ TTQT của ACB ACB luôn chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ nghiệp vụ TTQT nhằm rút ngắn hơn nữa thời gian xử lý nghiệp vụ và kiểm soát chặt chẽ rủi ro. Với đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, mặc dù kinh nghiệm thực tế chưa nhiều, song ngân hàng đã tập trung đào tạo về trình đồ nghiệp vụ Hầu hết các phương thức thanh toán thông dụng đều được ngân hàng phát triển. Phí dịch vụ cũng là điều mà mọi khách hàng đều quan tâm. d. Gia tăng thu nhập từ dịch vụ TTQT -Thu nhập từ dịch vụ TTQT Bảng 2.8. Thu nhập từ dịch vụ TTQT giai đoạn 2011-2013 ĐVT: tỷ VNĐ Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Thu nhập từ TTQT 237 293 389 Tốc độ tăng trưởng 24% 33% Thu nhập từ dịch vụ 1.138 917 997 Tốc độ tăng trưởng (19%) 9% Tỷ trọng thu nhập TTQT/ thu nhập DV 21% 32% 39% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT của ACB giai đoạn 2011-2013) Qua bảng số liệu trên, ta thấy rằng, nhờ những nỗ lực cố 15 gắng không ngừng của ACB, với việc áp dụng các chính sách thu hút khách hàng, đa dạng hóa dịch vụ TTQT, thu nhập của dịch vụ này đang tăng trưởng qua các năm. - Mức phí TTQT của ngân hàng ACB so với các ngân hàng khác ĐVT: %/tháng Đồ thị 2.5. Mức phí TTQT của các NHTM khác từ nằm 2011-2013 (Nguồn: Biểu phí TTQT của các NHTM) c. Kiểm soát rủi ro TTQT Vơi việc tuân thủ các biện pháp kiểm soát rủi ro do Hội sở đưa ra được áp dụng cho toàn bộ chi nhánh của ngân hàng nên các giao dịch TTQT được thực hiện khá an toàn. Trong thời gian qua, hầu hết các giao dịch TTQT được thực hiện khá nhanh chóng nhưng an toàn và chính xác nhờ thủ tục đơn giản,nhân viên có trình độ nghiệp vụ giỏi, áp dụng công nghệ hiện đại. Công tác kiểm soát rủi ro thường xuyên được thực hiện. Dù qui trình và giao dịch khoa học nhưng 16 cũng không thể kiểm soát hết rủi ro 2.3. ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỞ RỘNG DỊCH VỤ TTQT TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU 2.3.1. Mạng lưới chi nhánh và ngân hàng đại lý Ngân hàng ACB có hoạt động thanh toán quốc tế với mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp trên thế giới, bao gồm hơn 800 đại lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đồ thị 2.6. Số lượng chi nhánh và phòng giao dịch 2011-2013 ( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT của NH TMCP ACB n
Tài liệu liên quan