Tóm tắt Luận văn Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam

Sau gần 30 năm đổi mới, với những thành tựu đạt được trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, góp phần cải thiện mọi mặt đời sống của người dân, làm nảy sinh nhu cầu hưởng thụvề các giá trịvật chất và tinh thần ngày càng cao. Chính điều này đang mởra cơhội lớn cho ngành sản xuất thực phẩm, đồuống của Việt Nam trong việc tìm kiếm và mởrộng thịtrường, khai thác một cách có hiệu quảtiềm năng và lợi thếcủa ngành. Đối với ngành sản xuất thực phẩm và đồuống đang trong giai đoạn tăng trưởng nhanh nhưhiện nay, thì nhu cầu vềvốn là rất cao. Điều này đặt ra thách thức cho các nhà quản trịdoanh nghiệp, làm thếnào đểtạo dựng và duy trì nguồn tài trợ ổn định, tận dụng đòn bẩy tài chính để đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn, nâng cao giá trị của doanh nghiệp. Giải quyết yêu cầu đó trong hoạt động của doanh nghiệp, thì việc nghiên cứu và vận dụng một cách linh hoạt các lý thuyết kinh tếsẽlà chìa khóa cho việc tháo gỡcác vướng mắc vềcấu trúc tài chính mà các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, đồ uống đang gặp phải hiện nay. Đểlàm được điều đó, đòi hỏi phải làm rõ sự ảnh hưởng của các nhân tố đến cấu trúc tài chính của doanh nghiệp, đểtừ đó rút ra các hàm ý cho các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, đồuống ởViệt Nam. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đềtrên nên tôi đã chọn đềtài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành sản xuất thực phẩm - đồuống niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam” làm đềtài nghiên cứu của mình.

pdf26 trang | Chia sẻ: truongthanhsp | Lượt xem: 1606 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN BÍCH HẬU NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC NHÓM NGÀNH SẢN XUẤT THỰC PHẨM VÀ ĐỒ UỐNG NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 60.34.30 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đà Nẵng – Năm 2015 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Hoài Hương Phản biện 1: TS. Đường Nguyễn Hưng Phản biện 2: PGS.TS. Trịnh Văn Sơn Luận văn đã được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 31 tháng 12 năm 2015. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau gần 30 năm đổi mới, với những thành tựu đạt được trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, góp phần cải thiện mọi mặt đời sống của người dân, làm nảy sinh nhu cầu hưởng thụ về các giá trị vật chất và tinh thần ngày càng cao. Chính điều này đang mở ra cơ hội lớn cho ngành sản xuất thực phẩm, đồ uống của Việt Nam trong việc tìm kiếm và mở rộng thị trường, khai thác một cách có hiệu quả tiềm năng và lợi thế của ngành. Đối với ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống đang trong giai đoạn tăng trưởng nhanh như hiện nay, thì nhu cầu về vốn là rất cao. Điều này đặt ra thách thức cho các nhà quản trị doanh nghiệp, làm thế nào để tạo dựng và duy trì nguồn tài trợ ổn định, tận dụng đòn bẩy tài chính để đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn, nâng cao giá trị của doanh nghiệp. Giải quyết yêu cầu đó trong hoạt động của doanh nghiệp, thì việc nghiên cứu và vận dụng một cách linh hoạt các lý thuyết kinh tế sẽ là chìa khóa cho việc tháo gỡ các vướng mắc về cấu trúc tài chính mà các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, đồ uống đang gặp phải hiện nay. Để làm được điều đó, đòi hỏi phải làm rõ sự ảnh hưởng của các nhân tố đến cấu trúc tài chính của doanh nghiệp, để từ đó rút ra các hàm ý cho các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, đồ uống ở Việt Nam. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên nên tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành sản xuất thực phẩm - đồ uống niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa các lý thuyết về cấu trúc tài chính doanh nghiệp. - Làm rõ các nhân tố và chiều hướng tác động của các nhân tố đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, đồ uống ở Việt Nam. - Từ kết quả nghiên cứu, rút ra những hàm ý về cấu trúc tài chính đối với các doanh nghiệp ngành sản xuất thực phẩm, đồ uống và các bên liên quan ở Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài gồm: - Các lý thuyết về cấu trúc tài chính, lý thuyết kinh tế. - Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, đồ uống ở Việt Nam. b. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của 47 doanh nghiệp sản xuất thực phẩm và đồ uống niêm yết trên hai sàn chứng khoán của Việt Nam (Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội) trong 5 năm, từ năm 2009 - 2013. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp nghiên cứu định lượng, thu thập số liệu từ các báo cáo tài chính của 47 doanh nghiệp (bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và thuyết minh báo cáo tài chính) theo quý, năm của các doanh nghiệp từ năm 2009 - 2013, để thực hiện 3 tính toán các chỉ tiêu liên quan đến cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính. Phương pháp tiếp cận là mô hình hồi quy tuyến tính bội được ứng dụng trong nghiên cứu này. Dữ liệu thu thập được là dữ liệu bảng cân đối, tiến hành hồi quy theo mô hình lựa chọn giữa các ảnh hưởng cố định hoặc các ảnh hưởng ngẫu nhiên. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Về mặt khoa học, luận văn góp phần làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm và đồ uống. Từ đó đưa ra các hàm ý về cấu trúc tài chính cho các doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống ở Việt Nam. Về mặt thực tiễn, luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, đồ uống ở Việt Nam, cũng như cho những ai quan tâm đến vấn đề cấu trúc tài chính của doanh nghiệp. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, cấu trúc của luận văn gồm: 4 chương, 14 tiết và 33 tiểu tiết. 7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH 1.1.1. Khái niệm về cấu trúc tài chính Mặc dù chưa có sự thống nhất trong định nghĩa về cấu trúc tài chính doanh nghiệp, song có thể hiểu, cấu trúc tài chính là cơ cấu nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp mình. 1.1.2. Các thành phần của cấu trúc tài chính Cấu trúc tài chính của một doanh nghiệp gồm 2 thành phần: Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. - Nợ phải trả: Là nghĩa vụ hiện tại của đơn vị phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua mà đơn vị phải thanh toán từ nguồn lực của mình. Trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp thì nợ phải trả bao gồm khoản phải trả ngắn hạn và dài hạn. [8, tr.32] Trong đó, nợ phải trả ngắn hạn là một khoản nợ phải trả được xếp vào loại nợ ngắn hạn, khi các khoản nợ này được dự kiến thanh toán trong một chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp hoặc được thanh toán trong vòng 12 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Các khoản nợ ngắn hạn có ba thành phần chính đó là: + Vay và nợ ngắn hạn + Nợ các nhà cung cấp + Nợ các đối tượng khác 5 Nợ phải trả dài hạn, là những khoản nợ có thời hạn thanh toán trên một năm hoặc trên một chu kỳ kinh doanh bình thường. Nợ dài hạn bao gồm: Vay dài hạn cho đầu tư phát triển, nợ phải trả nhà cung cấp dài hạn, trái phiếu phát hành, các khoản nhận ký quỹ, ký cược dài hạn, thuế thu nhập hoãn lại phải trả, quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, dự phòng phải trả dài hạn. - Vốn chủ sở hữu: Là phần vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Đây là nguồn vốn mà doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán. Các thành phần của vốn chủ sở hữu bao gồm: Vốn góp của chủ sở hữu và lợi nhuận giữ lại. 1.1.3. Các chỉ tiêu của đo lường cấu trúc tài chính - Tỷ lệ nợ Tỷ lệ nợ = Tổng nợ phải trả Tổng tài sản × 100% Trong chỉ tiêu trên, nợ phải trả bao gồm nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và nợ khác. Tỷ lệ nợ phản ánh mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp bởi các khoản nợ. - Tỷ lệ nợ ngắn hạn Tỷ lệ nợ ngắn hạn = Nợ phải trả ngắn hạn Tổng tài sản × 100% Tỷ lệ nợ ngắn hạn phản ánh mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp bởi các khoản nợ ngắn hạn (khoản nợ có thời hạn thanh toán dưới 12 tháng). - Tỷ lệ nợ dài hạn Tỷ lệ nợ dài hạn = Tổng nợ dài hạn Tổng tài sản × 100% 6 Tỷ lệ nợ dài hạn phản ánh tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bằng các khoản vay và nợ trên một năm. 1.1.4. Mối quan hệ giữa cấu trúc tài chính và giá trị doanh nghiệp 1.2. TÓM LƯỢC CÁC LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH 1.2.1. Lý thuyết về cấu trúc tài chính theo quan điểm truyền thống Quan điểm truyền thống đã chỉ ra được rằng, khi tỷ lệ giữa nợ và vốn chủ sở hữu tăng dần, tác động của rủi ro gia tăng do việc sử dụng nhiều nợ (nguy cơ phá sản cao hơn) sẽ khiến các chủ sở hữu tăng lợi tức yêu cầu của họ (nghĩa là chi phí vốn chủ sở hữu tăng), không chỉ vậy, tác động này còn khiến cho chi phí sử dụng nợ tăng lên do các nhà cung cấp vốn nhìn nhận được khả năng thanh toán của doanh nghiệp đang ở mức thấp. 1.2.2. Lý thuyết về cấu trúc tài chính theo quan điểm hiện đại a. Lý thuyết cấu trúc vốn của Modigliani và Miller Lý thuyết MM dựa vào những giả định quan trọng sau đây: - Giả định về thuế. - Giả định về chi phí giao dịch. - Giả định về chi phí khốn khó tài chính. - Giả định về thị trường hoàn hảo. - Lý thuyết MM trong trường hợp không có thuế: Mệnh đề I - Giá trị doanh nghiệp: Trong điều kiện không có thuế, giá trị của công ty có vay nợ (VL) bằng giá trị của công ty không vay nợ (VU), nghĩa là VL = VU. Hay nói cách khác trong điều 7 kiện không có thuế thì giá trị doanh nghiệp độc lập với cấu trúc vốn của nó. Mệnh đề II - Chi phí sử dụng vốn: Trong điều kiện không có thuế, chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu có quan hệ cùng chiều với mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính hay tỷ số nợ. - Lý thuyết MM trong trường hợp có thuế: Mệnh đề I - Giá trị doanh nghiệp: Trong trường hợp có thuế thu nhập doanh nghiệp, giá trị công ty có vay nợ bằng giá trị công ty không vay nợ cộng với hiện giá của lá chắn thuế. Mệnh đề II – Chi phí sử dụng vốn: Trong trường hợp có thuế cũng giống như trường hợp không có thuế, lợi nhuận yêu cầu trên vốn chủ sở hữu cũng có quan hệ cùng chiều với mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính hay tỷ số nợ nhưng mối quan hệ này được diễn tả bằng công thức:  =  + ( + )(1 - ) b. Lý thuyết kiệt quệ tài chính (hay chi phí phá sản doanh nghiệp - Cost of Finacial Distress) Kiệt quệ tài chính là tình trạng mà doanh nghiệp không thể đáp ứng hay đáp ứng một cách khó khăn các nghĩa vụ với chủ nợ. - Chi phí phá sản trực tiếp: Là những chi phí gắn liền với việc phá sản, như những chi phí pháp lý và hành chính. - Chi phí phá sản gián tiếp: Chi phí để tránh nộp hồ sơ xin phá sản đối với một công ty đang rơi vào tình trạng khốn khó về tài chính được gọi là chi phí phá sản gián tiếp. c. Lý thuyết đánh đổi (Trade-off theory) Lý thuyết này cho rằng, cấu trúc vốn của doanh nghiệp được xác định dựa trên sự đánh đổi giữa lợi ích của tấm chắn thuế từ nợ 8 (do lãi vay được khấu trừ thuế) và việc sử dụng tài trợ bằng nợ cũng phát sinh nhiều chi phí, điển hình nhất là chi phí kiệt quệ tài chính bao gồm cả chi phí trực tiếp lẫn chi phí gián tiếp của việc phá sản. d. Lý thuyết trật tự phân hạng (Pecking order theory) Lý thuyết này cho rằng, doanh nghiệp thích sử dụng nguồn tài trợ nội bộ hơn (lợi nhuận giữ lại). Sau khi dùng hết lợi nhuận giữ lại, doanh nghiệp mới bắt đầu sử dụng các nguồn tài trợ từ bên ngoài. Bắt đầu từ các chứng khoán nợ an toàn trước (nợ vay), sau đó mới đến chứng khoán lai tạp (trái phiếu có thể chuyển đổi). Khi dùng hết nợ, doanh nghiệp mới sử dụng đến vốn cổ phần thường. 1.3. LÝ THUYẾT THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG VÀ LÝ THUYẾT CHI PHÍ ĐẠI DIỆN 1.3.1. Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information) Thông tin bất cân xứng là tình trạng trong một giao dịch có một bên có thông tin đầy đủ hơn và tốt hơn so với bên còn lại. Điều này khiến cho bên có ít thông tin hơn có những quyết định không chính xác khi thực hiện giao dịch, đồng thời bên có nhiều thông tin hơn cũng sẽ có những hành vi gây bất lợi cho bên kia khi thực hiện nghĩa vụ giao dịch. Lý thuyết thông tin bất cân xứng đưa ra ba bài toán quan trọng, trong đó: Lựa chọn ngược (adverse selection) và rủi ro đạo đức (moral harzard) là hệ quả của hiện tượng thông tin bất cân xứng còn phát tín hiệu (signaling) là biện pháp để hạn chế tình trạng này. 1.3.2. Lý thuyết chi phí đại diện (Agency cost) Những công trình đầu tiên về lý thuyết đại diện (ủy quyền - tác nghiệp) xuất phát từ Berle và Means (1932), Jensen và Meckling (1976). Jensen và Meckling định nghĩa: Mối quan hệ ủy quyền - tác 9 nghiệp như là một hợp đồng, theo đó, một hay nhiều người (người chủ) thuê một người khác (người thừa hành) thay mặt họ thực hiện một số dịch vụ và được phép đưa ra những quyết định liên quan. Có 2 loại chi phí đại diện: - Chi phí đại diện của vốn chủ sở hữu: Có nguồn gốc từ mâu thuẫn lợi ích giữa cổ đông và các nhà quản lý doanh nghiệp, do sự tách biệt giữa người quản lý và người sở hữu trong loại hình doanh nghiệp hiện đại. Chi phí này được gọi là chi phí đại diện của vốn chủ sở hữu (agency costs of equity). - Chi phí đại diện của nợ: Trường hợp điển hình của xung đột lợi ích giữa cổ đông và chủ nợ là cổ đông hoặc đại diện của họ đưa ra những quyết định làm chuyển giao lợi ích về tài sản từ chủ nợ sang cổ đông. 1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH 1.4.1. Tốc độ tăng trưởng Theo Titman và Wessels (1988), tốc độ tăng trưởng là tài sản vốn làm tăng thêm giá trị cho một doanh nghiệp nhưng không được thế chấp và không tạo ra thu nhập chịu thuế hiện hành. Tốc độ tăng trưởng đã được xác nhận bởi nhiều nghiên cứu là có mối tương quan đáng kể với mức độ sử dụng nợ. Lý thuyết trật tự phân hạng cho rằng, giữa tỷ lệ nợ, tỷ lệ nợ ngắn hạn và tốc độ tăng trưởng có mối quan hệ thuận. Theo lý thuyết đánh đổi, có mối quan hệ nghịch giữa tỷ lệ nợ và tốc độ tăng trưởng. Lý thuyết chi phí đại diện cho rằng, tỷ lệ nợ ngắn hạn có quan hệ thuận với tốc độ tăng trưởng. 10 1.4.2. Quy mô doanh nghiệp Theo lý thuyết đánh đổi, dự kiến có mối quan hệ thuận giữa quy mô và tỷ lệ nợ của doanh nghiệp. Lý thuyết trật tự phân hạng cho rằng, có mối quan hệ nghịch giữa quy mô doanh nghiệp và tỷ lệ nợ. 1.4.3. Khả năng sinh lời (RE) Những dự đoán lý thuyết về mối quan hệ giữa khả năng sinh lời và cấu trúc tài chính là không giống nhau. Lý thuyết đánh đổi cho rằng, có mối quan hệ thuận giữa khả năng sinh lời và tỷ lệ nợ. Theo lý thuyết đại diện Jensen và Meckling (1976), có mối quan hệ thuận giữa khả năng sinh lời và tỷ lệ nợ. Còn theo lý thuyết trật tự phân hạng, có mối quan hệ nghịch giữa khả năng sinh lời và mức độ sử dụng nợ. 1.4.4. Rủi ro kinh doanh Rủi ro kinh doanh có nghĩa là sự không chắc chắn trong lợi nhuận, hoặc nguy cơ thua lỗ và những sự kiện mà có thể gây ra rủi ro, do không lường trước được những sự kiện trong tương lai, những điều này là nguyên nhân kinh doanh thất bại. Theo lý thuyết đánh đổi, lý thuyết đại diện và lý thuyết trật tự phân hạng, giữa rủi ro kinh doanh và mức độ sử dụng nợ có mối quan hệ nghịch. 1.4.5. Tỷ lệ tài sản cố định hữu hình Tỷ lệ tài sản cố định hữu hình thể hiện sự ảnh hưởng của giá trị thế chấp của tài sản lên mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp. Jensen và Meckling (1976) dự đoán giữa tỷ lệ nợ dài hạn và tỷ lệ tài sản cố định hữu hình có mối quan hệ thuận. Lý thuyết trật tự phân hạng cho rằng, giữa tỷ lệ nợ ngắn hạn và tỷ lệ tài sản cố định hữu hình có mối quan hệ nghịch. 11 1.4.6. Tấm chắn thuế phi nợ Trên thực tế động lực chính để các doanh nghiệp sử dụng nợ thay vì phát hành cổ phiếu là để tiết kiệm thuế thu nhập doanh nghiệp. Lý thuyết đánh đổi cho rằng, ưu điểm chính của vay nợ là lợi thế về thuế của khoản tiền lãi phải trả. Vì vậy, các doanh nghiệp thuộc diện chịu thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ tăng mức độ sử dụng nợ để giảm tiền thuế phải trả. DeAngelo và Masulis (1980) cho rằng, có mối quan hệ nghịch giữa tấm chắn thuế phi nợ và tỷ lệ nợ. 12 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. DỮ LIỆU TỔNG THỂ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu này sử dụng số liệu được thu thập từ các báo cáo tài chính của các 47 doanh nghiệp ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống niêm yết hai trên sàn chứng khoán: Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) trong 5 năm, từ năm 2009 - 2013. Nguồn thu thập số liệu là thông tin từ các website của các doanh nghiệp, website chính thức của HOSE, HNX và các website có uy tín khác như: vndirect, vietstock, cafeF, cophieu68. Các doanh nghiệp được xếp vào ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống dựa trên hệ thống phân ngành NAICS 2007. 2.2. ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN 2.2.1. Các biến phụ thuộc Cấu trúc tài chính được đo lường thông qua 3 chỉ tiêu: Tỷ lệ nợ, tỷ lệ nợ ngắn hạn, tỷ lệ nợ dài hạn. Các chỉ tiêu được tính như sau: Tỷ lệ nợ = Tổng nợ phải trả Tổng tài sản × 100% Tỷ lệ nợ ngắn hạn = Nợ ngắn hạn Tổng tài sản × 100% Tỷ lệ nợ dài hạn = Nợ dài hạn Tổng tài sản × 100% 2.2.2. Các biến độc lập - Tăng trưởng (GROW): Chỉ tiêu được sử dụng để đo lường biến tốc độ tăng trưởng là phần trăm thay đổi của tổng tài sản qua các năm. 13 - Quy mô (SIZE): Chỉ tiêu này được đo lường thông qua doanh thu bán hàng. - Khả năng sinh lời (PROF): Chỉ tiêu này được đo lường thông qua tỷ lệ lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên tổng tài sản (RE). - Rủi ro kinh doanh (RISK): Chỉ tiêu này được đo lường thông qua độ lệch chuẩn của tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA). - Tỷ lệ tài sản cố định hữu hình (TANG): Chỉ tiêu này được đo lường thông qua tỷ lệ tài sản cố định hữu hình trên tổng tài sản. - Tấm chắn thuế phi nợ (NDTS): Chỉ tiêu này được đo lường thông qua tỷ lệ khấu hao hàng năm trên tổng tài sản. 2.3. GIẢ THUYẾT VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THỰC PHẨM, ĐỒ UỐNG Ở VIỆT NAM Bảng 2.1: Giả thuyết nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm và đồ uống Nhân tố ảnh hưởng Xu hướng tác động Tỷ lệ nợ Tỷ lệ nợ ngắn hạn Tỷ lệ nợ dài hạn Tốc độ tăng trưởng (+) (+) (+) Quy mô doanh nghiệp (+) (+) (+) Khả năng sinh lời (-) (-) (-) Rủi ro kinh doanh (-) (-) (-) Tỷ lệ tài sản cố định hữu hình (-) (-) (+) Tấm chắn thuế phi nợ (-) (-) (+) Trong đó: (+) quan hệ thuận; (-) quan hệ nghịch 14 2.4. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH 2.4.1. Mô hình sử dụng Ước lượng theo mô hình các ảnh hưởng cố định (Fixed Effects Model –FEM): Với giả định mỗi thực thể đều có những đặc điểm riêng biệt có thể ảnh hưởng đến các biến giải thích, FEM phân tích mối tương quan giữa phần dư của mỗi thực thể với các biến độc lập, qua đó kiểm soát và tách ảnh hưởng của các đặc điểm riêng biệt (không đổi theo thời gian) ra khỏi các biến độc lập để ước lượng những ảnh hưởng thực (net effects) của biến độc lập lên biến phụ thuộc, cụ thể: Mô hình các ảnh hưởng cố định thể hiện qua phương trình: Yit = Ci + 1X1it + + nXnit + uit (2.4.1) Trong đó: Yit : biến phụ thuộc, với i là doanh nghiệp và t là thời gian (năm) Xit : biến độc lập Ci : hệ số chặn cho từng doanh nghiệp và (i = 1, 2, ,n) : hệ số góc đối với nhân tố X uit : phần dư Mô hình trên đã thêm vào chỉ số i cho hệ số chặn C để phân biệt hệ số chặn của từng doanh nghiệp khác nhau có thể khác nhau. Sự khác biệt này có thể do đặc điểm khác nhau của từng doanh nghiệp hoặc do sự khác nhau trong chính sách quản lý, hoạt động của doanh nghiệp. Ước lượng theo mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random Effects Model –REM): Mô hình này dựa vào giả thuyết rằng, sự khác biệt giữa các doanh nghiệp được chứa trong phần sai số ngẫu nhiên và không tương quan với biến độc lập. 15 Chính vì vậy, nếu sự khác biệt giữa các thực thể có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc thì REM sẽ thích hợp hơn so với FEM. Trong đó, phần dư của mỗi thực thể (không tương quan với biến độc lập) được xem là biến độc lập mới. Ý tưởng cơ bản của mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên là bắt nguồn từ mô hình (2.4.1). Thay vì mô hình (2.4.1), Ci là cố định thì trong REM giả định rằng, nó là một biến ngẫu nhiên với trung bình là C1 và hệ số chặn được mô tả như sau: Ci = C1 + i (i=1, 2,..n) Trong đó, i là sai số ngẫu nhiên có trung bình bằng 0 và phương sai là 2e thay vào mô hình (2.4.1), ta có: Yit = C1 + 1X1it + + nXnit + uit + i hay Yit = C1 + 1X1it + + nXnit + wit (2.4.2) với wit = uit + i i : Sai số thành phần của các đối tượng khác nhau (đặc điểm riêng khác nhau của từng doanh nghiệp) uit : Sai số thành phần kết hợp của cả đặc điểm riêng theo từng đối tượng và theo thời gian. Để lựa chọn FEM hay REM phù hợp hơn với dữ liệu hồi quy thì ta sử dụng kiểm định Hausman với giả thuyết [20]: H0: Cov(
Tài liệu liên quan