Tóm tắt Luận văn Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam

Để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh trannh của kinh tế thị trường, doanh nghiệp luôn cần phải nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Hiệu quả kinh doanh là mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được trong quá trình sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Để có những quyết định đúng đắn các nhà quản lý cần phải nắm được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của mình. Hiện nay ngành Xây dựng đang chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc gia, hơn nữa trong những năm gần đây kinh tế có nhiều biến động gây khó khân cho nhiều DN. Do đó HQKD là vấn đề cần nghiên cứu kỹ của các nhà quản lý DN ngành Xây dựng. Xuất phát từ tầm quan trọng cũng như tính cấp bách của vấn đề HQKD và sự cần thiết phải tìm hiểu các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành Xây dựng, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành Xây dựng niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam”.

pdf26 trang | Chia sẻ: truongthanhsp | Lượt xem: 3168 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG VÕ THỊ TUYẾT HẰNG NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán Mã số : 60.34.30 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đà Nẵng - Năm 2015 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Tùng Phản biện 1: PGS.TS Trần Đình Khôi Nguyên Phản biện 2: PGS. Lê Đức Toàn Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 31 tháng 01 năm 2015 Có thể tìm hiểu luận văn tại : - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh trannh của kinh tế thị trường, doanh nghiệp luôn cần phải nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Hiệu quả kinh doanh là mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được trong quá trình sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Để có những quyết định đúng đắn các nhà quản lý cần phải nắm được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của mình. Hiện nay ngành Xây dựng đang chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc gia, hơn nữa trong những năm gần đây kinh tế có nhiều biến động gây khó khân cho nhiều DN. Do đó HQKD là vấn đề cần nghiên cứu kỹ của các nhà quản lý DN ngành Xây dựng. Xuất phát từ tầm quan trọng cũng như tính cấp bách của vấn đề HQKD và sự cần thiết phải tìm hiểu các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành Xây dựng, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành Xây dựng niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam”. 2. Mục tiêu nghiên cứu  Xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp Xây dựng  Từ kết quả nghiên cứu đề xuất các kiến nghị để nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành Xây dựng. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả kinh doanh và các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp 2 ngành Xây dựng ở Việt Nam niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.  Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi 107 doanh nghiệp trong ngành Xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (gồm SGDCK TP HCM – HOSE và SGDCK Hà Nội – HNX) từ năm 2010 đến năm 2013. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Dựa vào số liệu báo cáo tài chính từ năm 2010 đến năm 2013 của 107 DN Xây dựng niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. Dữ liệu thu thập là dữ liệu bảng cân bằng. Tiến hành hồi quy theo mô hình động và lựa chọn giữa mô hình ảnh hưởng cố định hoặc mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên. 5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Bài viết “Capital structure and corporate performance: evidan from Jordan” trong Autralasian Accounting Business and Finance Journal, 2007, 2 tác giả Zeitun, R. và Tian, G. G. đã thực hiện nghiên cứu các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh và giá trị thị trường của doanh nghiệp từ năm 1989 – 2003 của 167 công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Amman – Jordan thuộc 16 ngành nghề kinh doanh khác nhau trong lĩnh vực phi tài chính. Vào năm 2010, trong bài nghiên cứu “Capital Structure and Firm Performance: Evidence from Nigeria”, Onaolapo và Kajola thực hiện nghiên cứu các yếu tố tác động đến hịệu quả hoạt động kinh doanh dưới góc độ tài chính, được đại diện bởi chỉ số ROA, ROE. Abbasali Pouraghajan và Esfandiar Malekian có bài viết “The Relationship between Capital Structure and Firm Performance Evaluation Measures Evidence from the Tehran Stock Exchange” vào năm 2012 nghiên cứu tác động của cơ cấu vốn đến hiệu quả kinh doanh 3 của doanh nghiệp với mẫu nghiên cứu là 400 công ty thuộc 12 ngành công nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Tehran trong những năm 2006-2010. Maja Pervan và Josipa Višić trong bài viết “Influence of firm size on its business success” mục tiêu nghiên cứu ảnh hưởng quy mô doanh nghiệp đối với HQKD. Bên cạnh đó tác giả cũng xem xét hoạt động của doanh nghiệp còn bị ảnh hưởng bởi nhân tố chủ quan nào xuất phát từ nội lực doanh nghiệp và nhân tố khách quan nào bên ngoài doanh nghiệp. 2011, Marian Siminica, Daniel Circiumaru, Dalia Simion đã thực hiện nghiên cứu “Determinants of Profitability: What factors play a role when assessing a firm’s return on assets ?” nhằm nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lời tài sản và các chỉ tiêu tài chính của 40 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Bucharest của Romania trong 4 năm từ năm 2007 -2010. Tại Việt Nam, luận văn “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty ngành sản xuất chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” của Nguyễn Lê Thanh Tuyền (2013). Trong luận văn, tác giả đã hệ thống hóa một số lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp từ đó tiến hành thiết kế mô hình nghiên cứu. 6. Bố cục của luận văn: Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục các bảng, kết luận, tài liệu tham khảo, đề tài chia làm 03 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh và tổng quan hoạt động của ngành Xây dựng. Chương 2: Thiết kế nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận 4 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG NGÀNH XÂY DỰNG. 1.1 HIỆU QUẢ KINH DOANH 1.1.1 Khái niệm: Theo giáo trình Phân tích tài chính - Đại học Đà Nẵng “Hiệu quả kinh doanh” là xem xét hiệu quả sử dụng toàn bộ các phương tiện kinh doanh trong quá trình sản xuất, tiêu thụ. HQKD thể hiện sự tương quan giữa kết quả đầu ra với các nguồn lực đầu vào sử dụng trong quá trình hoạt động kinh doanh của DN.” Để đạt HQKD cao, DN cần tối đa hóa các kết quả đầu ra trong điều kiện các nguồn lực hạn chế của mình. HQKD thể hiện mối quan hệ tương đối giữa kết quả kinh doanh và phương tiện tạo ra kết quả nên chỉ tiêu phản ánh HQKD thường có dạng như công thức. Hiệu quả = 1.1.2 Vai trò của hiệu quả kinh doanh đối với các doanh nghiệp  Hiệu quả kinh doanh là điều kiện hết sức quan trọng trong việc đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.  Hiệu quả kinh doanh là nhân tố thúc đẩy sự cạnh tranh và tiến bộ trong kinh doanh.  Hiệu quả kinh doanh là điều kiện thực hiện mục tiêu bao trùm của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. 1.1.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh Như đã nêu ở mục 1.1 hiệu quả kinh doanh được phân tích theo công thức: Hiệu quả = 5 a) Hiệu quả cá biệt: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả cá biệt đợc xây dựng cho từng quá trình sản xuất kinh doanh trên cơ sở so sánh từng loại phương tiện, từng nguồn lực được sử dụng với kết quả mà doanh nghiệp đạt được. Hiệu suất sử dụng tài sản = Hiệu suất sử dụng TSCĐ = NSLĐ năm = NSLĐ ngày = Số vòng quay = (vòng) b) Hiệu quả tổng hợp: Các chỉ tiêu này thể hiện khả năng sử dụng một cách tổng hợp tất cả các nguồn lực để tạo ra kết quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.  Phân tích khả năng sinh lời từ các hoạt động của doanh nghiệp  Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu =  Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần ( SXKD) =  Tỷ suất lợi nhuận hoạt động SXKD = x 100%  Phân tích khả năng sinh lời tài sản  Tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA) Tỷ suất sinh lời tài sản = x 100% Chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA) được sử dụng trong nội bộ của doanh nghiệp để theo dõi tình hình sử dụng tài sản theo thời 6 gian, theo dõi hoạt động của doanh nghiệp trong tình hình chung của ngành và so sánh với các doanh nghiệp trong cùng ngành.  Tỷ suất sinh lợi kinh tế của tài sản (RE) RE = 1.1.4 Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp a) Cơ cấu vốn Lý thuyết Modigliani & Miller về cơ cấu vốn MM (1958) đã đưa ra một số những giả định đơn giản hoá rất phổ biến trong lý thuyết về tài chính: Nếu thị trường vốn là hoàn hảo, sử dụng cơ cấu vốn không có ảnh hưởng gì đến giá trị DN hay nói cách khác DN không thể tăng giá trị của mình bằng cách thay đổi cơ cấu vốn. Năm 1963, MM đưa ra một nghiên cứu tiếp theo với việc loại bỏ giả thiết về thuế thu nhập DN. Theo Modilligani và Miller, với thuế thu nhập DN, việc sử dụng nợ sẽ làm tăng giá trị của DN. Lý thuyết cơ cấu vốn tối ưu (hay còn gọi cách tiếp cận truyền thống). Lý thuyết cơ cấu vốn tối ưu cho rằng, cơ cấu vốn có tác động đến chi phí sử dụng vốn bình quân và giá trị công ty hay nói khác đi có một tỷ lệ nợ tối ưu, ở đó chi phí sử dụng vốn bình quân của DN là nhỏ nhất và giá trị của DN lớn nhất. Như vậy, theo lý thuyết Modigliani & Miller và lý thuyết cơ cấu vốn tối ưu chúng ta có thể thấy được việc lựa chọn và sử dụng vốn như thế nào sẽ có tác động đến HQKD của DN. Từ các nghiên cứu trước đây của Zeitun & Tian (2007), Onaolapo & Kajola (2010), Margaritis & Psillaki (2007); Abbasali Pouraghajan & Esfandiar Malekian (2012); Maja Pervan & Josipa Višić (2012); Gleason, 7 K.Mathur & I.Mathur (2000) đều nhận thấy cơ cấu vốn có ảnh hưởng ngược chiều đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. b) Quy mô doanh nghiệp Quy mô của DN có thể được hiểu là mức doanh thu, mức tài sản, nguồn vốn, số công nhân, DN có quy mô lớn sẽ có điều kiện thuận lợi về uy tín, thương hiệu, thị phần, sức mạnh tài chính nên có khả năng tiếp cận với nguồn vốn tốt hơn (ví dụ như dễ dàng huy động hơn, mức vay cao hơn, lãi suất vay thấp hơn). Những doanh nghiệp này với sức mạnh về tài chính, tài sản và khả năng quản lý sẽ dễ dàng khai thác lợi thế theo quy mô nhằm tối thiểu hóa chi phí đầu vào và gia tăng hiệu quả đầu ra. Trong nghiên cứu của Zeitun & Tian (2007), Margaritis & Psillaki (2007); Abbasali Pouraghajan & Esfandiar Malekian (2012); Maja Pervan & Josipa Višić (2012); Gleason, K.Mathur &I.Mathur, (2000), quy mô doanh nghiệp có tác động tích cực đến hiệu quả của doanh nghiệp. c) Cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, và công nghệ Đầu tư trang thiết bị máy móc, công nghệ sản xuất hiện đại để nhằm đáp ứng một tốt nhất nhu cầu của khách hàng, mở rộng được thị trường và gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Máy móc thiết bị chính là một trong những yếu tố biểu hiện quan trọng của công nghệ. Trình độ kỹ thuật và trình độ công nghệ sản xuất của doanh nghiệp ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng tới mức độ tiết kiệm hay tăng phí nguyên vật liệu do đó ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Một số nghiên cứu cho thấy việc nâng cao đầu tư tài sản cố định có tác động tích cực, một số nghiên cứu khác lại cho thấy chiều hướng ngược lại. 8 d) Tốc độ tăng trƣởng Tăng trưởng giúp cho doanh nghiệp tích lũy về nguồn vốn và cơ sở vật chất để đầu tư mở rộng sản xuất.Tăng trưởng còn giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Các nghiên cứu cũng cho thấy tốc độ tăng trưởng có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. e) Năng lực quản trị tài chính Để bảo đảm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục và hiệu quả thì quản lý và sử dụng tài sản lưu động có ảnh hưởng lớn đối với việc hoàn thành mục tiêu chung của doanh nghiệp. Vì vậy năng lực của nhà quản trị là làm thế nào giữ tiền vừa để đảm bảo giao dịch kinh doanh hằng ngày, đáp ứng được nhu cầu dự phòng trong trường hợp biến động không lường truớc, hàng hoá, nguyên vật liệu để giữ khách hàng, tăng số lượng sản phẩm. Nghiên cứu của Marian Siminica, Daniel Circiumaru, Dalia Simion (2011) cho thấy phạm vi của vốn đầu tư, phạm vi của nhu cầu vốn lưu động, số ngày vòng quay vốn lưu động, tỷ lệ nhu cầu vốn lưu động, kỳ thu tiền bình quân có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH XÂY DỰNG 1.2.1 Đặc điểm ngành Xây dựng Đặc tính nổi bật của ngành là nhạy cảm với chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế vĩ mô. Sản phẩm xây dựng thường có kích thước lớn, trọng lượng lớn. Số lượng, chủng loại vật tư, thiết bị xe máy thi công và lao động phục vụ cho mỗi công trình cũng rất khác nhau, lại luôn thay đổi theo tiến độ thi công. 9 Ngành Xây dựng là một ngành kinh tế thâm dụng vốn, những nguyên liệu ban đầu của nó là những tài sản nặng vốn, và chi phí cố định của ngành khá cao. Năng lực về máy móc thiết bị thi công quyết định lợi thế cạnh tranh. 1.2.2 Đặc điểm hoạt động của ngành Xây dựng trong thời gian gần đây - Đóng góp của Ngành trong nền kinh tế quốc dân: 5,4% vào tổng sản phẩm nội địa (GDP), đứng thứ năm (sau ngành nông nghiệp, sản xuất, thương mại và khoáng sản). - Giá trị sản xuất của các loại hình doanh nghiệp: Khu vực tư nhân chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá trị sản xuất ngành xây dựng với mức 84% trong năm 2013. Giá trị sản xuất của khu vực Nhà nước trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2013 sụt giảm với tốc độ CAGR là âm 3,5%. - Giá trị sản xuất trong các lĩnh vực xây dựng: Lĩnh vực nhà ở có sự tăng trưởng mạnh mẽ, lĩnh vực cơ sở hạ tầng chiếm tỷ trọng cao nhất với 63% năm 2005 nhưng hầu như không có sự tăng trưởng đáng kể khi khu vực Nhà Nước giảm đầu tư công nên tỷ trọng giảm còn 41% trong năm 2013. Lĩnh vực công trình nhà không để ở có sự tăng trưởng khá ổn định và hiện chiếm tỷ trọng 18,4% (năm 2005 chiếm 10%). - Trình độ công nghệ kỹ thuật Sau 25 năm hội nhập, nhà thầu trong nước đã có những bước tiến lớn về năng lực, cả về tài chính, công nghệ - kỹ thuật và nhân lực. Nhiều nhà thầu trong nước đã chứng minh điều này bằng việc thực hiện thành công các gói tổng thầu EPC lớn. - Năng lực cạnh tranh, đấu thầu. 10 Theo đánh giá của Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC), mặc dù nhiều dự án lớn nhà thầu trong nước có đủ khả năng đáp ứng về công nghệ kỹ thuật nhưng do hạn chế về tài chính nên không thắng được thầu tại những dự án đòi hỏi vốn lớn. - Hiệu suất lao động trong ngành Hiệu suất lao động trong ngành xây dựng từ năm 2005 đến 2013 hầu như không biến động và có sự sụt giảm trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012, đặc biệt là năm 2011 khi giá trị GDP xây dựng giảm nhưng số lao động tăng lên. - Chi phí xây dựng: Chi phí xây dựng bình quân năm 2013 cho các loại công trình tại Việt Nam nhìn chung thấp hơn hầu hết các nước Đông Nam và gần tương đương với In-đô-nê-xi-a. 1.2.3 Tình hình phát triển của ngành Xây dựng trong thời gian 2010-2013 Năm 2010, lĩnh vực xây dựng tăng trưởng 11,06% so với 2009, đóng góp 139.162 tỷ đồng chiếm 7,03% GDP cả nước Lạm phát trở lại từ cuối năm 2010 và tiếp tục tăng cao năm 2011, phần lớn các DN ngành xây dựng, từ các DN sản xuất vật liệu xây dựng, kinh doanh bất động sản, nhà ở đến các đơn vị xây lắp đều gặp khó khăn. Trong năm 2012 có 17.000 doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh bất động sản bị thua lỗ trong đó có 2.110 doanh nghiệp xây dựng. So với năm 2011, tỷ lệ doanh nghiệp xây dựng dừng hoạt động, giải thể tăng 6,2%. Giá trị sản xuất của ngành năm 2013 đạt 770.410 tỷ đồng, tăng 7% so với năm 2012; chiếm tỷ trọng 5,94% GDP cả nước và được đánh giá là một trong những yếu tố tích cực trong tăng trưởng kinh tế của năm 2013. 11 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Chương 1 khái quát chung lý thuyết về hiệu quả kinh doanh, các chỉ tiêu dùng để đánh giả hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và thảo luận một số yếu tố nội tại doanh nghiệp có thể tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Cơ cấu vốn, quy mô doanh nghiệp, cơ sở máy móc thiết bị và năng lực quản trị tài chính. Các nhân tố này sẽ được phân tích và chọn lọc để đưa vào mô hình hồi quy nhằm kiểm nghiệm tác động của chúng đối với thực tiễn hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành Xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Cũng trong chương này đã giới thiệu khái quát đặc trưng ngành Xây dựng, đặc điểm hoạt động và HQKD của các DN làm tiền đề cho nghiên cứu. 12 CHƢƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1 XÁC ĐỊNH NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG VÀ XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT  Cấu trúc nguồn vốn: Hầu hết các nghiên cứu đều nhận thấy tỷ lệ nợ có tác động ngược chiều đến HQKD với mức độ khác nhau. Giả thuyết 1: Cơ cấu vốn có ảnh hưởng nghịch đới với hiệu quả kinh doanh. Một số nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa nợ ngắn hạn đến hiệu suất DN. Có thể nói việc lựa chọn cơ cấu nợ có thể có ảnh hưởng đến cả hiệu suất DN. Giả thuyết 2: Cơ cấu nợ có ảnh hưởng dương đến HQKD.  Quy mô của doanh nghiệp Một số nghiên cứu cho kết quả quy mô doanh nghiệp có tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh nhưng một số nghiên cứu lại không nhận thấy có sự tác động. Dựa vào lý thuyết lợi thế theo quy mô và phân tích đặc thù ngành tác giả nhận thấy quy mô doanh nghiệp có tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh. Giả thuyết 3: Quy mô DN có ảnh hưởng dương đến HQKD  Đầu tƣ tài sản cố định Một số nghiên cứu cho thấy việc nâng cao đầu tư tài sản cố định có tác động tích cực đến HQKD thì nghiên cứu khác lại cho thấy chiều hướng ngược lại. Đối với DN xây dựng, máy móc thiết bị được xem là bộ phận chủ yếu và quan trọng nhất trong tài sản cố định của DN. Nó là thước đo trình độ kỹ thuật, góp phần tăng khả năng cạnh tranh của DN trong đấu thầu. 13 Giả thuyết 4: Đầu tư tài sản cố định tác động dương đến HQKD  Tốc độ tăng trƣởng của doanh nghiệp Tăng trưởng là doanh nghiệp tích lũy về vốn, đầu tư cơ sở vật chất để tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh đồng thời tạo dựng được uy tín đối với khách hàng cũng như với các nhà cung cấp và các nhà đầu tư. Một số nghiên cứu nhận thấy tốc độ tăng trưởng của tài sản có tác động cùng chiều với HQKD trong khi nghiên cứu của Onaolapo & Kajola (2010) lại cho kết qua không có sự ảnh hưởng nào. Theo tác giả việc tăng trưởng tài sản là cơ hội phát triển doanh thu nâng cao lợi nhuận. Giả thuyết 5: tốc độ tăng trưởng tài sản có ảnh hưởng dương đến HQKD.  Khả năng quản trị nợ phải thu. Nghiên cứu Marian Siminica, Daniel Circiumaru, Dalia Simion (2011) và của Tuyền (2013) cho thấy kỳ thu tiền bình quân có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Giả thuyết 6: Quản trị nợ phải thu có tác động âm đến HQKD 2.2 ĐO LƢỜNG VÀ MÃ HOÁ CÁC BIẾN a) Biến phụ thuộc: Dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu đã nêu ở 1.1 tác giả lựa chọn sử dụng trong nghiên cứu để đánh giá hiệu quả HQKD của các DN ngành Xây dựng là tỷ suất sinh lời của tài sản được mã hoá là ROA. b) Biến độc lập. Nhân tố Biến Mã hoá Đo lƣờng Giả thuyết Các nghiên cứu Cơ cấu nguồn vốn Tỷ lệ nợ trên VCSH TDTE - Zeitun & Tian (2007) Tỷ lệ nợ TDTA Onaolapo & Kajola (2010) 14 Tỷ lệ nợ ngắn hạn STDTA - Schiantarelli & Sembenelli (1999) Quy mô DN Quy mô doanh thu SIZE1 Doanh thu + Gleason, K.Mathur &I.Mathur (2000) Quy mô tài sản SIZE2 Tổng tài sản + R. Zeitun, Tian (2007) Đầu tư tài sản cố định Tỷ trọng tài sản cố định TANGB + R. Zeitun, Tian (2007) Tốc độ tăng trưởng Tốc độ tăng trưởng doanh thu GROWTH 1 + R. Zeitun, Tian (2007) Tốc độ tăng trưởng Tài sản GROWTH 2 + Abbasali & Esfandiar (2012) Quản trị nợ phải thu Kỳ thu tiền bình quân RETURN _ Tuyền (2013) 2.3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1 Mẫu nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu là 104 DN có đầy thông tin báo cáo tài chính từ năm 2010-2013 trong số tổng thể 107 DN ngành Xây dựng. Tác giả sẽ thực hiện kết hợp 2 mô hình ước lượng ; mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên
Tài liệu liên quan