Tóm tắt Luận văn Nghiên cứu các nhân tố tác động chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Quyết định chính sách cổ tức được coi là một quyết định quan trọng của quản lý tài chính. Chính sách cổ tức là một vấn đề trọng tâm trong các nghiên cứu tài chính từ khi công ty cổ phần ra đời. Các nhà nghiên cứu đã cố gắng để giải quyết một số vấn đề liên quan đến cổ tức, xây dựng lý thuyết và mô hình để giải thích hành vi cổ tức của các công ty. Mặc dù có nhiều nghiên cứu được tiến hành nhưng vấn đề các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức vẫn còn nhiều tranh cãi. Các nhà nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các thị trường phát triển do đó không thể áp dụng hoàn toàn các mô hình đã được xây dựng trước đó cho một nước đang phát triển và có thị trường chứng khoán còn non trẻ như Việt Nam. Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, chính sách cổ tức của doanh nghiệp thời gian qua đang trở thành một trong những vấn đề được các nhà đầu tư rất chú trọng, ngoài việc quan tâm đến hiệu quả hoạt động đầu tư, khả năng phát triển trong tương lai thì chính sách chi trả cổ tức là việc các nhà đầu tư chú ý đến trước khi quyết định có tham gia mua bán cổ phần hay không. Còn về phía các doanh nghiệp, chính sách cổ tức được sử dụng như một công cụ điều tiết giữa lợi nhuận phân phối và lợi nhuận giữ lại sao cho vừa đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư và phát triển của doanh nghiệp vừa đáp ứng được đòi hỏi của các cổ đông để có thể thu hút vốn của nhà đầu tư. Vì vậy, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức và xây dựng một chính sách chi trả cổ tức hợp lý là việc các công ty cổ phần không thể bỏ qua khi quyết định niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Nhằm giải quyết vấn đề đó, tác giả đã quyết định 2 chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam”.

pdf26 trang | Chia sẻ: truongthanhsp | Lượt xem: 1071 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Nghiên cứu các nhân tố tác động chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ------------ MAI THỊ HOÀI THƢƠNG NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 60.34.30 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đà Nẵng - Năm 2015 Công trình đƣợc hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đoàn Ngọc Phi Anh Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Công Phƣơng Phản biện 2: PGS.TS Hà Thị Ngọc Hà Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh, họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 17 tháng 01 năm 2015 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quyết định chính sách cổ tức được coi là một quyết định quan trọng của quản lý tài chính. Chính sách cổ tức là một vấn đề trọng tâm trong các nghiên cứu tài chính từ khi công ty cổ phần ra đời. Các nhà nghiên cứu đã cố gắng để giải quyết một số vấn đề liên quan đến cổ tức, xây dựng lý thuyết và mô hình để giải thích hành vi cổ tức của các công ty. Mặc dù có nhiều nghiên cứu được tiến hành nhưng vấn đề các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức vẫn còn nhiều tranh cãi. Các nhà nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các thị trường phát triển do đó không thể áp dụng hoàn toàn các mô hình đã được xây dựng trước đó cho một nước đang phát triển và có thị trường chứng khoán còn non trẻ như Việt Nam. Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, chính sách cổ tức của doanh nghiệp thời gian qua đang trở thành một trong những vấn đề được các nhà đầu tư rất chú trọng, ngoài việc quan tâm đến hiệu quả hoạt động đầu tư, khả năng phát triển trong tương lai thì chính sách chi trả cổ tức là việc các nhà đầu tư chú ý đến trước khi quyết định có tham gia mua bán cổ phần hay không. Còn về phía các doanh nghiệp, chính sách cổ tức được sử dụng như một công cụ điều tiết giữa lợi nhuận phân phối và lợi nhuận giữ lại sao cho vừa đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư và phát triển của doanh nghiệp vừa đáp ứng được đòi hỏi của các cổ đông để có thể thu hút vốn của nhà đầu tư. Vì vậy, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức và xây dựng một chính sách chi trả cổ tức hợp lý là việc các công ty cổ phần không thể bỏ qua khi quyết định niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Nhằm giải quyết vấn đề đó, tác giả đã quyết định 2 chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Nhận diện, xây dựng mô hình, phân tích các nhân tố tác động đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ đó làm cơ sở khoa học cho các nhà quản lý hoạch định chính sách cổ tức phù hợp, đồng thời những nhà đầu tư có thể đưa ra dự báo đúng về thu nhập cổ tức trong tương lai trước khi đưa ra các quyết định đầu tư vào cổ phiếu của một công ty. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Chính sách cổ tức của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay như thế nào? - Có những nhân tố nào tác động đến việc lựa chọn chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết. - Những nhân tố đó tác động như thế nào đến chính sách cổ tức của các công ty cổ phần. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tƣợng nghiên cứu Chính sách cổ tức của các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, trừ những công ty thuộc nhóm ngành tài chính – ngân hàng. - Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu chính sách cổ tức và các nhân tố tác động đến chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2009-2013. Số liệu được thu thập từ Báo cáo tài chính và Thông báo chi trả cổ tức của các công ty trên trang web của doanh nghiệp và website 3 5. Phương pháp nghiên cứu - Trình từ nghiên cứu: + Tìm hiểu và tổng hợp các lý thuyết có liên quan và các nghiên cứu đã được thực hiện trước đó. + Lựa chọn các công ty niêm yết trong mẫu nghiên cứu, thu thập BCTC và Thông báo chi trả cổ tức của các công ty trong mẫu. + Xác định các nhân tố tác động đến chính sách cổ tức, đặt giả thiết nghiên cứu. + Tiến hành hồi quy, kiểm định các giả thuyết, rút ra kết luận về vấn đề nghiên cứu. - Phƣơng pháp chọn mẫu Các công ty được chọn nghiên cứu phải thỏa mãn: + Niêm yết trên TTCK từ trước năm 2009, và có giao dịch mua bán chứng khoán từ năm 2008 đến hết năm 2013. + Tính đến thời điểm nghiên cứu, các công ty này đã hoàn thành việc chi trả cổ tức năm 2013. + BCTC và Thông báo chi trả cổ tức các năm từ 2009 đến 2013 có sẵn trên các website về thông tin chứng khoán như - Phƣơng pháp phân tích + Đề tài đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả, so sánh để phân tích, đánh giá. + Nghiên cứu định lượng. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, các nhà hoạch định tài chính có thể xây dựng chính sách cổ tức cho công ty mình một cách khoa học, phù hợp; các nhà đầu tư, chủ sở hữu doanh nghiệp có cơ sở khoa học 4 để dự đoán về triển vọng phát triển của công ty trong tương lai, từ đó có những quyết định đầu tư đúng đắn. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề tài gồm có 4 chương. Chương 1: Chính sách cổ tức và các nhân tố tác động đến chính sách cổ tức. Chương 2: Thiết kế nghiên cứu. Chương 3: Kết quả nghiên cứu. Chương 4: Hàm ý chính sách. 8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Lintner (1956) phát hiện ra các công ty Mỹ duy trì tỷ lệ chi trả cổ tức mục tiêu và điều chỉnh chính sách cổ tức của mình để đạt mục tiêu này. Brittain (1966) nhấn mạnh sự liên quan giữa lợi nhuận năm nay và quá khứ bằng cách mở rộng và sửa đổi mô hình Lintner (1956). Kết quả cho thấy khả năng chi trả cổ tức được giải thích tốt hơn xem xét tới biến Dòng tiền thuần trong kì, tức là, sử dụng Lợi nhuận sau thuế cộng với chi phí khấu hao thay thế cho Lợi nhuận ròng sau thuế trong mô hình của Lintner (1956) vì nó phản ánh chính xác hơn thu nhập của công ty. Ahmed và Attiya (2009) chỉ ra mức độ sở hữu và tính thanh khoản của thị trường có quan hệ cùng chiều với tỷ lệ chi trả cổ tức nhưng tăng trưởng doanh thu lại không ảnh hưởng đến cổ tức chi trả và quy mô công ty có mối tương quan nghịch đến việc chi trả cổ tức. He và Li (2009) đã đưa ra kết luận rằng các đặc trưng của cơ cấu tổ chức là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chính sách cổ tức. Họ nhận thấy lợi nhuận, đòn bẩy tài chính, tỷ lệ nắm giữ tiền mặt có ảnh hưởng đến việc chi trả cổ tức của các công ty cổ phần. 5 Sim và Appannan (2011) chỉ ra rằng tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu và cổ tức mỗi cổ phần năm trước là các yếu tố quan trọng quyết định cổ tức chi trả trong ngành công nghiệp thực phẩm tại Malaysia. Mehta (2012) đã nghiên cứu những yếu tố quyết định chính sách chi trả cổ tức của các công ty ở Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) trên thị trường chứng khoán Dhabi trong khoảng thời gian 5 năm từ 2005 -2009 với các biến độc lập là Lợi nhuận, Tăng trưởng doanh thu, Tính thanh khoản, Quy mô và Đòn bẩy. Các nghiên cứu thực hiện mô hình hồi quy tuyến tính đa biến để mô tả mối tương quan giữa các nhân tố và xác định mức độ ảnh hưởng của chúng đến chính sách cổ tức mà các doanh nghiệp lựa chọn. Những nghiên cứu trên được thực hiện tại những thời điểm khác nhau, ở những quốc gia, những nền kinh tế không giống nhau nhưng có chung một số nhân tố giống nhau tác động đến chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết. Trong đó, phải kể đến sự tác động của các nhân tố như chính sách cổ tức trong quá khứ, lợi nhuận, ở các nước phát triển hay đang phát triển thì hai nhân tố cũng có ảnh hưởng rất lớn đến chính sách cổ tức. Còn các nhân tố khác như Tốc độ tăng trưởng, Quy mô doanh nghiệp, Tính thanh khoản, Đòn bẩy tài chính có mức độ ảnh hưởng khác nhau trong các nghiên cứu khác nhau. 6 CHƢƠNG 1 CHÍNH SÁCH CỔ TỨC VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. TỔNG QUAN VỀ CỔ TỨC VÀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC 1.1.1. Các khái niệm - Cổ tức (Dividend) Cổ tức cổ phần hay lợi tức cổ phần là một phần lợi nhuận sau thuế được công ty cổ phần chia cho các chủ sở hữu bằng nhiều hình thức khác nhau như tiền mặt, cổ phần hoặc tài sản khác. Cổ tức gồm có cổ tức dành cho cổ phần ưu đãi và cổ tức dành cho cổ phần thường. - Chính sách cổ tức (Dividend Policy) Chính sách cổ tức là chính sách ấn định mức lợi nhuận sau thuế của công ty sẽ được đem chia như thế nào, bao nhiêu được giữ lại để tái đầu tư và bao nhiêu dùng để chi trả cổ tức cho các cổ đông. 1.1.2. Các chỉ tiêu đo lường chính sách cổ tức a. Cổ tức mỗi cổ phần thường Cổ tức một cổ phần là chỉ tiêu phản ánh mức thu nhập thực tế mà mỗi cổ phần được hưởng từ kết quả hoạt động kinh doanh. Cổ tức mỗi cổ phần (DIV) = Tổng cổ tức chi trả Tổng số cổ phần Tỷ lệ chi trả cổ tức tính trên mệnh giá (DPR) = Cổ tức mỗi cổ phần Mệnh giá cổ phần b. Tỷ lệ chi trả cổ tức trên lợi nhuận (DIV/EPS) Tỷ lệ chi trả cổ tức trên thu nhập mỗi cổ phần là tỷ số phản ánh mức cổ tức mà các cổ đông của công ty cổ phần được hưởng chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong Lợi nhuận của công ty. 7 Tỷ lệ chi trả cổ tức tính trên lợi nhuận = Cổ tức mỗi cổ phần Thu nhập mỗi cổ phần (EPS) Trong đó, Thu nhập mỗi cổ phần (EPS) = Tổng lợi nhuận sau thuế Tổng số cổ phần c. Tỷ suất cổ tức (Dividend Yied) Tỷ suất cổ tức phản ánh tỷ lệ giữa cổ tức và giá thị trường của cổ phiếu, hay tỷ lệ cổ tức mà nhà đầu tư nhận được so với số tiền mà họ phải bỏ ra để mua cổ phiếu đó. Tỷ suất cổ tức (DY) = Cổ tức mỗi cổ phần Giá thị trường mỗi cổ phần 1.1.3. Quá trình trả cổ tức Các công ty cổ phần ở Việt Nam thường chi trả cổ tức 2 đến 3 lần/năm. Quyết định về việc chi trả cổ tức được đặt trong tay của Hội đồng quản trị công ty. 1.1.4. Phương thức chi trả cổ tức a. Phương thức chi trả cổ tức bằng tiền mặt b. Phương thức chi trả cổ tức bằng cổ phiếu c. Phương thức chi trả cổ tức bằng tài sản khác 1.2. CÁC LÝ THUYẾT VỀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC 1.2.1. Lý thuyết chính sách cổ tức không tương thích (Dividend Irrelevance Hypothesis) Miller và Modigliani (1961)đã chứng minh rằng trong những điều kiện nhất định của thị trường vốn hoàn hảo, mọi chính sách cổ tức là như nhau, chính sách cổ tức không ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Miller và Modigliani lập luận rằng chính sách cổ tức không tác động tới giá trị doanh nghiệp mà dòng tiền trong tương lai từ hoạt 8 động đầu tư là yếu tố quyết định duy nhất đến giá trị công ty. Còn chính sách phân chia dòng thu nhập của công ty thành cổ tức và lợi nhuận giữ lại như thế nào là không quan trọng. 1.2.2. Lý thuyết chính sách cổ tức tiền mặt cao (Bird – in – the – hand Hypothesis) - BIHH Lý thuyết này cho rằng nhà đầu tư thích tỷ lệ chi trả tiền mặt cao và thường đầu tư vào những cổ phần có cổ tức cao vì: Cổ tức tiền mặt ít rủi ro hơn lãi vốn trong tương lai. Trong thị trường không hoàn hảo, thông tin bất đối xứng, các nhà đầu tư thường thích lựa chọn những công ty có chính sách cổ tức cao trong quá khứ. 1.2.3. Lý thuyết Chi phí đại diện và dòng tiền tự do của chính sách cổ tức (The Agency Cost & Free Cash Flow Hypothesis) Trong thực tế nhà quản lý công ty luôn có mâu thuẫn đại diện với các chủ sở hữu. Việc thanh toán cổ tức có thể phục vụ để sắp xếp lại lợi ích các bên và giảm thiểu các vấn đề giữa nhà quản lý và các cổ đông. 1.2.4. Lý thuyết tín hiệu (Signalling Hypothesis) Theo lý thuyết này, cổ tức đóng vai trò như là một tín hiệu về triển vọng của công ty khi cổ đông nội bộ có nhiều thông tin hơn thị trường. Có thể nói cổ tức là cách hiệu quả nhất để giao tiếp thông tin nội bộ.Theo lý thuyết Tín hiệu, các nhà đầu tư có thể suy luận thông tin về thu nhập của một công ty thông qua tín hiệu đến từ thông báo chi trả cổ tức. 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM. 1.3.1. Chính sách chi trả cổ tức nghiệp năm trước Tỷ lệ chi trả cổ tức năm trước đóng vai trò đáng kể trong việc quyết định cổ tức năm nay (Lintner, 1956). Theo lý thuyết tín hiệu, 9 các công ty có xu hướng cố gắng duy trì mức trả cổ tức ổn định và hạn chế đến mức thấp nhất việc giảm tỷ lệ chia cổ tức. 1.3.2. Lợi nhuận Lợi nhuận ở đây được hiểu là lợi nhuận sau thuế, thể hiện khả năng chi trả cổ tức của một công ty và như vậy nó có thể có quan hệ cùng chiều với cổ tức. Nhân tố này chỉ ra rằng Lợi nhuận của công ty càng cao thì lượng cổ tức chi trả càng lớn. Một số nghiên cứu trước đó đã chỉ ra rằng tính không ổn định của cổ tức và nhân tố chính là thu nhập của công ty. 1.3.3. Tốc độ tăng trưởng Tốc độ tăng trưởng ở đây được đo bằng tốc độ tăng trưởng doanh thu. Các học giả khác nhau có những lập luận riêng về chiều hướng tác động của nhân tố này. Nhóm thứ nhất cho rằng, tốc độ tăng doanh thu và chính sách cổ tức có quan hệ cùng chiều. Họ lập luận công ty có tốc độ tăng doanh thu cao thì chứng tỏ công ty đang hoạt động tốt hơn, và theo như lý thuyết Tín hiệu, các công ty này sẽ phát đi tín hiệu tốt bằng cách tăng mức chi trả cổ tức. Nhóm còn lại lập luận rằng, các công ty có tốc độ tăng trưởng cao ít có khả năng chi trả cổ tức vì nhu cầu về vốn kinh doanh lớn, những công ty này có xu hướng giữ lại phần lớn lợi nhuận để tiếp tục phát triển công ty. 1.3.4. Quy mô So với các doanh nghiệp nhỏ thì các doanh nghiệp lớn có thể tiếp cận dễ dàng hơn tới thị trường vốn bên ngoài và có lợi thế hơn trong việc vay nợ bởi tính minh bạch về thông tin cao hơn và tạo được sự yên tâm hơn cho các chủ nợ. Hơn nữa, các công ty lớn có xu hướng đa dạng hóa đầu tư và lưu chuyển tiền thuần của họ thường xuyên 10 hơn, ít biến động hơn các công ty nhỏ. Vì vậy, các công ty lớn sẵn sàng trả cổ tức cao hơn. 1.3.5. Sở hữu nhà nước Theo Chen, Jian and Xu (2009), các công ty do nhà nước kiểm soát chi trả mức cổ tức cao hơn so với các doanh nghiệp ngoài nhà nước khi họ cần thêm tiền để đầu tư vào các dự án công cộng hoặc tài trợ cho các doanh nghiệp nhà nước khác bị hạn chế về tài chính. Ngoài ra, Gugler (2003) lập luận rằng, chi phí đại diện luôn phát sinh và tồn tại trong các công ty nhà nước. Do đó, các công ty nhà nước có xu hướng trả cổ tức cao hơn nhằm làm giảm chi phí đại diện. 1.3.6. Đòn bẩy nợ Đòn bẩy nợ được hiểu là tổng Nợ phải trả chia cho Tổng tài sản. Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh được Đòn bẩy nợ thực sự có ảnh hưởng đến cổ tức. Lợi nhuận sẽ được giữ lại nhiều hơn thay vì chi trả cổ tức, nhằm tài trợ cho các hoạt động kinh doanh của công ty, trả nợ cho chủ nợ, để từ đó làm giảm đòn bẩy nợ. Tuy nhiên lại có một quan điểm khác cho rằng, giữa đòn bẩy nợ và cổ tức có quan hệ cùng chiều. Trong một nghiên cứu khác, Brockman và Unlu (2009) đã chỉ ra rằng Lý thuyết Tín hiệu của chính sách cổ tức là cơ sở lập luận của quan điểm này. 1.3.7. Lưu chuyển tiền thuần trong năm Nhiều học giả đồng ý rằng Dòng tiền thuần tự do và Thu nhập hàm chứa những thông tin khác nhau nhưng giữa chúng có mối quan hệ rất mật thiết. Adelegan (2003) lập luận rằng dòng tiền tự do giải thích chính sách cổ tức tốt hơn thu nhập. Điều này có thể được giải thích bởi hai nguyên nhân sau: Thứ nhất, nhà quản lý có thể có những hành động làm tăng thu nhập nhằm tối đa hóa lợi ích kinh tế mà họ thu được và điều đó có thể đẩy các khoản nợ của công ty lên 11 cao. Thứ hai, dòng tiền thuần là một thước đo tính thanh khoản và tính thanh khoản được kỳ vọng là yếu tố góp phần trong quá trình xây dựng chính sách cổ tức. Chỉ khi công ty có tính thanh khoản tốt thì họ mới có thể chi trả cổ tức cho các cổ đông. 12 CHƢƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1. GIỚI THIỆU VỀ TTCK VIỆT NAM Thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức đi vào hoạt động vào năm 2000 với việc vận hành sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 20/7/2000 và sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội ngày 8/3/2005. Về khung pháp lý, thể chế chính sách Kể từ khi Luật chứng khoán được Quốc hội ban hành ngày 29/6/2006 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2007, đã tạo lập được khuôn khổ pháp lý cao, đồng bộ và thống nhất cho các hoạt động của thị trường chứng khoán. Về quy mô thị trường Trong năm 2005, có 41 công ty cổ phần thực hiện chào bán cổ phiếu với số vốn huy động được là 5.387 tỷ đồng. Với sự phát triển bùng nổ của thị trường chứng khoán, đến năm 2013, tổng số vốn huy động thông qua phát hành cổ phiếu đạt 17.500 tỷ đồng. Về niêm yết và giao dịch chứng khoán Tính đến cuối năm 2013, đã có 689 doanh nghiệp niêm yết trên cả hai sàn giao dịch chứng khoán với tổng giá trị vốn hóa trị trường đạt 964.000 tỷ đồng, tương đương với khoảng 31% GDP cả năm 2013. Về hệ thống cơ sở nhà đầu tư (cầu đầu tư) Số lượng các nhà đầu tư tham gia vào thị trường chứng khoán ngày càng đông. Từ khoảng gần 3.000 tài khoản nhà đầu tư tham gia khi mới mở cửa thị trường vào năm 2000, tính đến nay đã có trên 1.250.000 tài khoản giao dịch. 13 Về hệ thống các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán Khi thị trường bắt đầu đi vào hoạt động, toàn thị trường mới chỉ có 7 công ty chứng khoán và cho đến tận năm 2004 vẫn chưa có một công ty quản lý quỹ nào. Sau 14 năm hoạt động, tính đến cuối năm 2013, đã có 105 công ty chứng khoán và 47 công ty quản lý quỹ đang hoạt động tại Việt Nam. Về tổ chức thị trường Về cơ cấu tổ chức, tách các Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm lưu ký chứng khoán trở thành pháp nhân độc lập khỏi Ủy ban chứng khoán nhà nước. Phân chia thị trường tập trung thành hai thị trường bộ phận với cùng một phương thức giao dịch dựa trên các điều kiện niêm yết về lợi nhuận và vốn điều lệ. 2.2. CÁC GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU 2.2.1. Tỷ lệ cổ tức năm trước H1: Tỷ lệ chi trả cổ tức năm nay có quan hệ cùng chiều với tỷ lệ chi trả cổ tức năm trước. 2.2.2. Lợi nhuận H2: Doanh nghiệp niêm yết có Lợi nhuận sau thuế càng cao thì tỷ lệ chi trả cổ tức càng cao. 2.2.3. Tốc độ tăng doanh thu H3: Các doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng càng cao thì tỷ lệ chi trả cổ tức càng lớn. 2.2.4. Quy mô H4: Công ty có quy mô càng lớn thì tỷ lệ cổ tức càng cao. 2.2.5. Sở hữu nhà nước H5: Các công ty có sở hữu nhà nước thì có tỷ lệ cổ tức cao hơn các công ty khác. 14 2.2.6. Đòn bẩy nợ H6: Công ty có đòn bẩy nợ càng cao, tỷ lệ cổ tức càng cao. 2.2.7. Lưu chuyển tiền thuần trong kì H7: Lưu chuyển tiền thuần trong kì có ảnh hưởng đến tỷ lệ chi trả cổ tức của doanh nghiệp. 2.3. ĐO LƯỜNG CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU Các chỉ tiêu đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết được thể hiện qua Bảng 2.4. Bảng 2.4. Các chỉ tiêu trong mô hình nghiên cứu Nhân tố Biến Cách tính Biến phụ thuộc Tỷ lệ cổ tức DPRt Cổ tức mỗi cổ phần năm t / 10.000đ Biến độc lập Tỷ lệ cổ tức năm trước DPRt-1 Cổ tức mỗi cổ phần năm t-1 / 10.000đ Lợi nhuận sau thuế Pt Lợi nhuận sau thuế năm t / Tổng tài sản năm t Tăng trưởng doanh thu Grow (St - St-1)/St-1 Quy mô Size =Log(Tổng tài sản) Sở hữu nhà nước State = 1 nếu là doanh nghiệp do nhà nước kiểm soát = 0 nếu là DN khác Đòn bẩy Nợ Debt Nợ phải trả / Tổng tài sản Lưu chuyển tiền thuần CF = Tổng lưu chuyển tiền từ ba hoạt động 2.4. XÂY DỰNG MÔ HÌNH PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC 2.4.1. Chọn mẫu nghiên cứu và thu thập số liệu Số liệu thu thập là dữ liệu thứ cấp, lấy từ các thông tin tài chính được cung cấp trên thị trường chứng khoán thông qua các Báo cáo tài chính và Thông báo chi trả cổ tức của các công ty niêm yết. 15 Các công ty được lựa chọn vào mẫu nghiên cứu phải thoản mãn những yêu cầu sau: - Các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE hoặc HNX trước năm 2009 và vẫn còn hoạt động giao dịc
Tài liệu liên quan