1. Tính cấp thiếtcủa đề tài
Hoạt động tíndụng làmột trong những hoạt động quan trọng
của NH. Nhờ hoạt động tíndụng, các chủ thể trongnền kinhtế có thể
tiếpcận nguồnvốn, đáp ứng nhucầuvốnsản xuất kinh doanh, tiêu
dùng Cùngvớisựphát triển của đấtnước và nhu cầu về tiêu dùngcá
nhân ngày càngtăng lên, các NH phải tìm ra nhiềuhướng đi để đứng
vững trongcơ chế thị trường. Và hoạt động CVTDcủa các NHTM đã
ra đờitừnhữngnhu cầunhư thế.
Loại hình tíndụng CVTDtừ khi ra đời đã được phát triểnrất
mạnhmẽ và trở thànhmột nguồn thu chủyếu cho NH. BIDVHải Vân
cũng đã chú trọng đến hoạt động CVTDvới nhiều loại hình như cho
vay mua nhà, vay mua ô tô, cho vay trả góp, dulịch và đã đạt được
những thành côngnhất định.
Chính vì lýdo đó, nên tôichọn đề tài “Phân tích tình hình cho
vay tiêu dùngtại Ngân hàng TMCP Đầutư và Phát triển Việt Nam -
Chi nhánhHải Vân” để nghiêncứu. Đề tài được nghiêncứudựa trên
cơsở lý luận khoahọc và thực tiễn hoạt động CVTDtại BIDVHải
Vân,từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị để góp phần nâng cao
nghiệp vụ CVTD trong thời gian tới.
2. Mục tiêu nghiêncứu
- Hệ thống hóa cácvấn đề lý luậncơbản liên quan đến phân
tích hoạt độngcho vay tiêu dùngtại các NHTM.
- Phân tích thực trạnghoạt động CVTDtại BIDVHải Vân.
- Nghiêncứu, đề xuất các giải pháp giúp nâng cao hoạt động
CVTDtại BIDVHải Vân.
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Hải Vân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
LÊ THỊ PHƯƠNG THẢO
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TIÊU DÙNG
TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẢI VÂN
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60.34.20
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Đà Nẵng - Năm 2015
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN HÒA NHÂN
Phản biện 1: TS. Đoàn Ngọc Phi Anh
Phản biện 2: TS. Hồ Kỳ Minh
.
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn
tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh họp tại Đại học Đà Nẵng
vào ngày 26 tháng 01 năm 2015.
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng;
- Thư viện Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động quan trọng
của NH. Nhờ hoạt động tín dụng, các chủ thể trong nền kinh tế có thể
tiếp cận nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh, tiêu
dùng Cùng với sự phát triển của đất nước và nhu cầu về tiêu dùng cá
nhân ngày càng tăng lên, các NH phải tìm ra nhiều hướng đi để đứng
vững trong cơ chế thị trường. Và hoạt động CVTD của các NHTM đã
ra đời từ những nhu cầu như thế.
Loại hình tín dụng CVTD từ khi ra đời đã được phát triển rất
mạnh mẽ và trở thành một nguồn thu chủ yếu cho NH. BIDV Hải Vân
cũng đã chú trọng đến hoạt động CVTD với nhiều loại hình như cho
vay mua nhà, vay mua ô tô, cho vay trả góp, du lịch và đã đạt được
những thành công nhất định.
Chính vì lý do đó, nên tôi chọn đề tài “Phân tích tình hình cho
vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam -
Chi nhánh Hải Vân” để nghiên cứu. Đề tài được nghiên cứu dựa trên
cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn hoạt động CVTD tại BIDV Hải
Vân, từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị để góp phần nâng cao
nghiệp vụ CVTD trong thời gian tới.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến phân
tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại các NHTM.
- Phân tích thực trạng hoạt động CVTD tại BIDV Hải Vân.
- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp giúp nâng cao hoạt động
CVTD tại BIDV Hải Vân.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Tập trung nghiên cứu
những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động CVTD tại
2
BIDV Hải Vân.
- Phạm vi nghiên cứu: Phân tích các vấn đề liên quan đến hoạt
động cho vay tiêu dùng tại BIDV Hải Vân giai đoạn 2011 – 2013.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên việc tổng hợp các lý luận cơ bản về hoạt
động CVTD trong hoạt động tín dụng. Trong quá trình nghiên cứu, luận
văn vận dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình
CVTD tại BIDV Hải Vân. Nghiên cứu, đề xuất những giải pháp cho
hoạt động CVTD tại CN.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo thì luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích cho vay tiêu dùng của
Ngân hàng thương mại.
Chương 2: Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hải Vân.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hoạt động cho vay tiêu dùng tại
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hải Vân.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 . TỔNG QUAN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NHTM
1.1.1. Khái quát về cho vay tiêu dùng
CVTD được hiểu là việc NH chuyển giao cho KH một lượng
giá trị bằng tiền trên nguyên tắc KH sẽ hoàn trả cả gốc và lãi sau một
khoảng thời gian xác định đã thỏa thuận để sử dụng cho mục đích tiêu
dùng, sinh hoạt và các nhu cầu phục vụ đời sống.
1.1.2. Đặc điểm của cho vay tiêu dùng
- KH vay là cá nhân hoặc các hộ gia đình.
- KH vay vì mục đích phục vụ nhu cầu tiêu dùng của bản thân.
- Quy mô khoản vay nhỏ nhưng số lượng các khoản vay rất lớn.
- Nguồn trả nợ: KH trích nguồn thu nhập từ lương, thu nhập từ
hoạt động kinh doanh của mình
- Mục đích : Phục vụ nhu cầu tiêu dùng của cá nhân, hộ gia đình...
- Về rủi ro: Các khoản CVTD có độ rủi ro cao vì phải chịu tác
động của những nhân tố chủ quan xuất phát từ bản thân KH.
- Chi phí mỗi khoản cho vay tiêu dùng là khá lớn.
- Lợi nhuận từ cho vay tiêu dùng cao.
1.1.3. Đối tượng và phân loại cho vay tiêu dùng của NHTM
1.1.4. Vai trò của cho vay tiêu dùng
1.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1. Phân tích mục tiêu của hoạt động cho vay tiêu dùng của
NHTM
- Góp phần phát triển hoạt động cho vay, tăng quy mô và đạt
mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận.
- Chiếm lĩnh thị phần, tăng năng lực cạnh tranh với các NHTM
4
trên địa bàn.
- Cùng với các hoạt động cho vay khác, NH hướng đến chất
lượng cho vay ngày càng tốt hơn, tăng uy tín và khẳng định thương
hiệu của mình trên địa bàn.
- Tạo điều kiện mở rộng và đa dạng hóa kinh doanh, nhờ đó mà
nâng cao thu nhập và phân tán rủi ro trong NH.
1.2.2. Phân tích các nội dung hoạt động cho vay tiêu dùng
của NHTM
- Tăng quy mô CVTD: Nội dung này phản ánh sự phát triển
của CVTD theo chiều rộng. NH muốn tăng quy mô thì phải thực hiện
việc :
+ Tăng dư nợ CVTD
+ Tăng quy mô vay bình quân của KH
+ Mở rộng, phát triển thị phần CVTD.
+ Tăng số lượng KH vay tiêu dùng
- Đa dạng hóa sản phẩm CVTD: Đặc tính của CVTD là cần
phải đa dạng về danh mục cho vay và cả đa dạng về phương thức thanh
toán để làm sao KH có thể hài lòng nhất, khi KH đã hài lòng thì họ
không những sẽ luôn luôn là khách hàng của NH mà họ sẽ còn quảng
bá hình ảnh cho các sản phẩm và dịch vụ của NH một cách tốt nhất.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ CVTD: Để giữ vững lượng KH
cũ và thu hút thêm đối tượng KH mới đến với đến với tín dụng tiêu
dùng thì NH không những cần phải đa dạng hóa danh mục sản phẩm
CVTD mà cần phải nâng cao chất lượng các sản phẩm tín dụng tiêu
dùng hiện tại.
- Kiểm soát rủi ro CVTD: Kiểm soát rủi ro CVTD được đánh
giá chủ yếu thông qua tỷ lệ nợ xấu CVTD của NH.
5
- Tăng trưởng thu nhập CVTD : Hoạt động CVTD có hiệu quả
hay không thường được đánh giá dựa trên mức thu nhập ròng (lãi gộp)
từ CVTD của NH.
1.2.3. Các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng
Có nhiều tiêu chí phản ánh hiệu quả kinh doanh của một ngân
hàng, trong đánh giá cho vay tiêu dùng người ta chỉ sử dụng các tiêu chí
sau:
a. Nhóm tiêu chí phản ánh tăng trưởng quy mô hoạt động CVTD
a.1. Tiêu chí tăng trưởng dư nợ CVTD
Ø Dư nợ CVTD
Ø Tăng trưởng dư nợ CVTD
Tăng trưởng dư nợ CVTD là chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng/
giảm dư nợ CVTD qua các năm. Được xác định theo công thức sau:
Tăng trưởng
dư nợ CVTD
=
Dư nợ CVTDcuối năm t - Dư nợ CVTDcuối năm (t-1) x 100%
Dư nợ CVTDcuối năm (t-1)
v Tỷ trọng dư nợ CVTD
Tỷ trọng dư nợ
CVTD
=
Dư nợ CVTD x 100%
Tổng dư nợ cho vay
Chỉ tiêu này phản ánh quy mô CVTD chiếm bao nhiêu phần
trăm trong hoạt động cho vay của NH ở cùng thời kỳ.
a.2. Số lượng KH trong CVTD
Số lượng KH là tổng số KH đến giao dịch vay vốn tiêu dùng tại
NH trong một thời kỳ nhất định.
a.3. Dư nợ bình quân CVTD trên một KH
Tiêu chí này cho biết bình quân dư nợ trên một khách hàng
trong năm t là bao nhiêu.
Dư nợ bình quân
CVTD trên 1 KH
=
Dư nợ CVTD x 100%
Số lượng KH vay tiêu dùng
6
Tiêu chí này được so sánh qua các năm nhằm phản ánh sự tăng
trưởng trong nhu cầu tiêu dùng của KH đồng thời đánh giá mức độ phát
triển CVTD của một NH.
b. Tiêu chí về đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ CVTD
b.1. Cơ cấu dư nợ CVTD theo sản phẩm
Chỉ tiêu này phản ánh kết cấu dư nợ CVTD theo sản phẩm.
Tỷ trọng dư nợ CVTD
theo sản phẩm
=
Dư nợ CVTD theo sản phẩm x 100%
Dư nợ CVTD
b.2. Cơ cấu dư nợ CVTD theo thời hạn vay
Tỷ trọng dư nợ CVTD
theo thời hạn
=
Dư nợ CVTD theo thời hạn x 100%
Dư nợ CVTD
Chỉ tiêu này phản ánh kết cấu dư nợ CVTD chủ yếu tập trung
vào loại hình ngắn hạn hay dài hạn để từ đó giúp NH khai thác tốt đối
tượng KH.
c. Tiêu chí phản ánh chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng
Trong xu thế cạnh tranh mạnh mẽ hiện nay, chất lượng hoạt
động luôn là vấn đề quan tâm của mọi NH. Chất lượng dịch vụ CVTD
có thể được đánh giá qua các chỉ tiêu sau:
- Độ an toàn, chính xác trong quá trình thực hiện nghiệp vụ CVTD.
- Thủ tục giao dịch khi KH đến vay nhằm mục đích tiêu dùng.
- Tốc độ xử lý các giao dịch là nhanh hay chậm: thủ tục thẩm định
tài chính, mục đích sử dụng vốn, thủ tục thẩm định tài sản đảm bảo.
d. Tiêu chí về kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt động CVTD
Tỷ lệ nợ xấu CVTD (%) = Nợ xấu CVTD/ Dư nợ CVTD.
Tỷ lệ này cho biết trong 100 đồng dư nợ CVTD thì có bao
nhiêu đồng nợ xấu.
e. Tiêu chí tăng trưởng thu nhập CVTD
e.1. Tỷ trọng thu lãi từ CVTD
7
Tỷ trọng thu lãi
từ CVTD
=
Thu lãi từ hoạt động cho vay tiêu dùng
Tổng thu lãi từ hoạt động cho vay
Chỉ tiêu này cho biết hoạt động CVTD đóng góp bao nhiêu vào
tổng lãi từ hoạt động cho vay. Tỷ trọng này còn giúp việc xây dựng
định hướng phát triển hoạt động CVTD.
e.2. Tăng trưởng thu nhập ròng của CVTD
Tăng trưởng thu
nhập ròng CVTD
=
Thu nhập ròng CVTDnăm t - Thu nhập ròng CVTDnăm (t-1) x
100% Thu nhập ròng CVTDnăm (t-1)
Chỉ tiêu này đo lường khả năng sinh lời của NH. Thu nhập có
được từ CVTD càng lớn càng thể hiện hoạt động CVTD của NH đang
ngày càng được mở rộng, phát triển.
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO
VAY TIÊU DÙNG
1.3.1. Nhân tố từ phía Khách hàng
Khách hàng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động CVTD
của NH. Những nhân tố này bao gồm :
ü Khả năng tài chính của KH :
ü Đạo đức của KH
ü Tài sản bảo đảm của KH
1.3.2. Nhân tố từ phía Ngân hàng
Sự phát triển hoạt động CVTD ở một NHTM chủ yếu do chính nội
lực của NH quyết định. Bao gồm các nhân tố như : quy mô vốn và khả
năng phát triển của NH, chính sách, quy trình tín dụng của NH, trình độ
thái độ của CBTD, hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng của NH...
1.3.3. Nhân tố khác
Bao gồm các nhân tố thuộc về : môi trường kinh tế, môi trường
công nghệ, môi trường chính trị - pháp luật, môi trường văn hóa – xã hội
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
8
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP ĐẨU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH HẢI VÂN
2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU
TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẢI VÂN
(BIDV Hải Vân)
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hải Vân
a. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là một
ngân hàng chuyên doanh được thành lập theo Nghị định 177/TTg ngày
26/4/1957 của Thủ tướng Chính phủ. Qua 55 năm hoạt động và trưởng
thành, có nhiều tên gọi khác nhau, đến nay có tên gọi là Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
b. Lịch sử hình thành và phát triển củaChi nhánh Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Hải Vân
Trụ sở chính tại Đà Nẵng có địa chỉ 119 Nguyễn Lương Bằng,
TP. Đà Nẵng. Và 3 phòng giao dịch trực thuộc.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của BIDV Hải Vân
BIDV Hải Vân thực hiện toàn bộ các chức năng kinh doanh tiền
tệ, dịch vụ ngân hàng theo Luật các tổ chức tín dụng và các qui định của
Ngành.
Hiện nay, BIDV Hải Vân có 12 phòng, tổ chức hoạt động theo
chức năng riêng. Các phòng trực thuộc 5 khối lớn dưới chỉ đạo và điều
hành hoạt động của hội đồng tư vấn và ban giám đốc ngân hàng.
9
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Hải Vân
giai đoạn 2011 – 2013
Qua bảng 2.1 ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV
Hải Vân giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013 có nhiều biến động mạnh
b. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Hải Vân từ 2011 -
2013
Với sự tăng trưởng cả về huy động vốn, tín dụng và dịch vụ
trong 3 năm qua cộng với chất lượng tín dụng được duy trì ở mức lý
tưởng (nợ xấu duy trì dưới 1%) hiệu quả hoạt động của NH nhờ vậy
cũng có sự gia tăng đáng kể. Từ mức lợi nhuận trước thuế đạt được
năm 2011 là 49 tỷ đồng thì đến năm 2013 lợi nhuận của NH đã đạt mức
56,3 tỷ đồng. Đây là mức lợi nhuận khá trong điều kiện cạnh tranh
trong ngành NH ngày càng gay gắt.
2.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM –
CHI NHÁNH HẢI VÂN
2.2.1. Khái quát quy trình và điều kiện CVTD tại ngân hàng
a. Quy trình cho vay tiêu dùng
b. Điều kiện để có thể vay tại ngân hàng
c. Về tài sản đảm bảo được quy định như sau
Tài sản đảm bảo cho các khoản vay tiêu dùng có thể là : các
giấy tờ có giá, động sản và bất động sản, các tài sản đảm bảo là nhà
đất...
2.2.2. Thực trạng các biện pháp cho vay tiêu dùng BIDV Hải
Vân đã tiến hành
BIDV Hải Vân cũng như các NHTM khác, hoạt động trong
khuôn khổ pháp luật và hành lang pháp lý do các cơ quan có thẩm quyền
ban hành. Chính vì vậy, bên cạnh việc tuân thủ các quy định của Chính
Phủ, của NHNN, của các bộ ngành liên quan thì Chi nhánh còn phải tuân
10
thủ các công văn, quyết định của Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát
Triển Việt Nam.
a. Biện pháp tăng quy mô cho vay tiêu dùng
Dư nợ CVTD trên địa bàn TP. Đà Nẵng các năm 2011-2012-2013
lần lượt là 2.560 tỷ - 3.125 tỷ - 3.234 tỷ, với mức tăng trưởng bình quân là
12,8%/năm.
Qua bảng số liệu 2.2 ta thấy hầu hết các NHTM đều có quy mô
dư nợ cho vay tiêu dùng nhỏ, thậm chí rất nhỏ như Đông Á đến cuối
năm 2013 chỉ có 39,4 tỷ, Quốc tế 19,8 tỷ, VP bank 26,8 tỷ. Về tăng
trưởng, các ngân hàng đều có sự tăng trưởng, tuy nhiên nhìn chung mức
tăng vẫn thấp.
b. Chính sách sản phẩm CVTD và các tiện ích
b.1. Các loại sản phẩm cho vay tiêu dùng tại BIDV Hải Vân :
gồm sản phẩm cho vay mua ô tô, cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở, sản
phẩm CVTD tín chấp, cầm cố, chiết khấu giấy tờ có giá, Thẻ tiết kiệm,
cho vay du học Sản phẩm cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở
b.2. Chính sách lãi suất, hạn mức vay vốn:
- Lãi suất cho vay đối với tín dụng tiêu dùng: Có hai loại lãi
suất: lãi suất trả theo từng tháng, hay là lãi suất tính theo số dư còn lại
- Hạn mức vay :
+ Hạn mức cho vay của NH là hết sức linh hoạt, tùy thuộc vào
nhu cầu thực tế và khả năng hoàn trả của khách hàng.
+ Từ 90% - 95% là giá trị tài sản đảm bảo là giấy tờ có giá
+ Lên tới 70% đối với tài sản đảm bảo là bất động sản
+ Và tới 60% đối với tài sản đảm bảo là động sản và chính
chiếc ôtô dùng tiền vay để mua
c. Biện pháp nâng cao chất lượng CVTD
Chất lượng dịch vụ CVTD tại NH được đánh giá thông qua:
năng lực phục vụ và tốc độ kết quả xử lý công việc, khả năng đáp
11
ứng sau khi giải ngân, cung ứng dịch vụ của NH chính xác, tránh tạo ra
lỗi trong làm việc, luôn trang bị cơ sở vật chất nhằm tạo niềm tin và
môi trường giao dịch thuận tiện cho KH
Để NH có thể phát triển CVTD thì nhất thiết phải chú trọng đến
chất lượng dịch vụ CVTD. Chính sự thỏa mãn, hài lòng của KH sẽ ảnh
hưởng đến lòng trung thành với NH trong tương lai gần hay trong
những lần sử dụng dịch vụ CVTD tiếp theo khi KH có nhu cầu về tiêu
dùng.
d. Biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng trong CVTD
Hiện tại BIDV Hải Vân đang sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu
CVTD để kiểm soát rủi ro tín dụng CVTD tại NH.
Tỷ lệ này làm tiêu chuẩn để phân cấp chất lượng khoản nợ.
Những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (dưới chuẩn), nhóm 4
(nghi ngờ) và nhóm 5 (có khả năng mất vốn).
2.3. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI BIDV
HẢI VÂN GIAI ĐOẠN 2011 – 2013
2.3.1. Thực trạng tăng quy mô hoạt động CVTD
a. Thực trạng tăng trưởng dư nợ CVTD
Qua bảng số liệu 2.3 ta có thể thấy dư nợ CVTD tăng trưởng
qua các năm về tỷ lệ phần trăm là không cao vì chi nhánh phát triển
nguồn cho vay rất nhanh. Tuy tỷ trọng không cao nhưng số tiền tuyệt
đối đầu tư vào là rất lớn. Cuối năm 2011 là 150 tỷ đồng sau đó sang
năm 2012 số vốn CVTDtăng lên 284 tỷ đồng, qua đó ta thấy được mức
tăng (76 tỷ) rất nhanh chóng trong năm 2012, đây là một năm mà nhu
cầu vay tiêu dùng của dân cư là rất cao, sang năm 2013 tỷ lệ tuyệt đối
có tăng nhưng tỷ trọng phần trăm tăng không cao, chỉ 25,66% trong khi
năm 2012 tăng 50,67%.
b. Thực trạng tỷ trọng dư nợ CVTD/ Tổng dư nợ và tỷ trọng
dư nợ CVTD/ Dư nợ bán lẻ
12
Nhìn vào bảng 2.4, ta thấy dư nợ CVTD, dư nợ bán lẻ và tổng
dư nợ tại BIDV Hải Vân đều tăng qua các năm. Trong đó, cuối năm
2011 dư nợ CVTD đạt 150 tỷ đồng chiếm 5,93% tổng dư nợ của BIDV
Hải Vân. Sang năm 2012 dư nợ CVTD tăng lên 226 tỷ đồng chiếm mức
tỷ trọng 8,64% tổng dư nợ. Tuy nhiên, đến năm 2013, thì dư nợ CVTD
có mức tăng trưởng cao đạt 284 tỷ đồng chiếm 10,97% tổng dư nợ. Để
đạt được kết quả này, BIDV Hải Vân đã triển khai nhiều sản phẩm
CVTD phục vụ khách hàng cá nhân, hộ gia đình.
c. Số lượng KH vay tiêu dùng
Qua bảng số liệu 2.5 ta có thể nhận thấy số lượng KH vay tiêu
dùng tại BIDV Hải Vân tăng về giá trị tuyệt đối qua các năm. Năm 2011
số lượng KH là 1.823 người thì sang năm 2012 đã tăng thêm 272 người,
đạt 2.095 KH, tương đương mức tăng 14,92% so với năm 2011. Sang
cuối năm 2013, số lượng KH lại tiếp tục tăng mạnh 493 KH, với tốc độ
tăng 23,53% so với năm 2012. Điều này cũng có nghĩa là nhu cầu tiêu
dùng của người dân Đà Nẵng ngày càng tăng, mức thu nhập của người
dân cũng khá ổn định và có tăng so với lúc trước.
Dư nợ bình quân trên một KH ở BIDV Hải Vân tăng lên vào
năm 2012 đạt 25,6 triệu đồng/KH tương ứng tốc độ tăng dư nợ bình
quân trên một KH là 31,11%. Tuy nhiên đến cuối năm 2013 dư nợ bình
quân trên một KH chỉ đạt 109,74 triệu đồng/KH tăng 1,86 triệu
đồng/KH tương ứng với tốc độ tăng trưởng 1,72%.
2.3.2. Thực trạng đa dạng hóa sản phẩm CVTD
Cơ cấu CVTD theo sản phẩm:
Qua bảng 2.6 ta nhận thấy cho vay mua nhà và đất ở, xây dựng
nhà ở mới, cải tạo nhà ở, sửa chữa nhà ở vẫn luôn chiếm tỷ trọng lớn
nhất trong tổng dư nợ CVTD tại BIDV Hải Vân. Cụ thể, các năm 2011
– 2012 – 2013 chiếm các tỷ lệ tương ứng như sau : 35,08% - 45,8% -
13
40,56%. Điều này chứng tỏ nhu cầu về nhà đất luôn là nhu cầu thiết yếu
và nhiều nhất trong hoạt động CVTD.
Kế tiếp phải kể đến, dư nợ CVTD tín chấp. Đây là một sản
phẩm CVTD đang có dư nợ tăng đều qua 3 năm, chiếm tỷ trọng khá
cao và đang tiến gần đến mức tỷ trọng dư nợ cho vay mua nhà. Tuy
nhiên, dư nợ cho vay cầm cố GTCG tại BIDV Hải Vân giảm nhiều
trong suốt giai đoạn 2011 – 2013. Cụ thể năm 2011 dư nợ cầm cố giấy
tờ có giá đạt mức 35,13 tỷ đồng chiếm 23,42% tổng dư nợ thì sang năm
2012 và 2013 mức dư nợ giảm hẳn, chỉ còn chiếm 5,62% tổng dư nợ
CVTD trong năm 2011 và 4,44% trong năm 2012.
Sang đầu năm 2013 cho vay du học mới triển khai tại CN đã
đạt được những thành công nhất định, chiếm tỷ trọng 4,19% và sẽ còn
phát triển trong tương lai. Bên cạnh đó, SP cho vay dưới hình thức thấu
chi qua thẻ cũng tăng trưởng ổn định, tỷ trọng xoay quanh mức 8,26%
tổng dư nợ. Tuy nhiên, thực trạng cho vay mua ô tô lại có sự biến động
rõ rệt , năm 2012 dư nợ cho vay mua ô tô giảm, đạt mức 7,5 tỷ đồng
chiếm 3,32% tổng dư nợ CVTD. Sang năm 2013 dư nợ cho vay mua ô
tô tăng lên 12,5 tỷ đồng, chiếm 4,4% tổng dư nợ CVTD.
2.3.3. Thực trạng việc nâng cao chất lượng dịch vụ CVTD
BIDV Hải Vân đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao
chất lượng dịch vụ CVTD : thực hiện mục tiêu chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO 9000-2008 với các các cam kết cụ thể về: thời gian xử lý
khoản vay, tỷ lệ các sai sót cho phép; xây dựng chính sách lãi suất linh
hoạt và đặc biệt là thực hiện đo lường sự hài lòng của KH theo định kỳ
3 tháng 1 lần; thực hiện quy trình khắc phục, xử lý phàn nàn của KH
nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ.
Qua bảng 2.8 cho thấy chất lượng dịch vụ CVTD của BIDV
Hải Vân khá cao và có xu hướng tăng dần từ năm 2011 so với 2013.
Nếu như năm 2011 có 62% KH đánh giá tốt về chất lượng dịch vụ
14
CVTD, thì đến năm 2012 tỷ lệ này tăng lên 73% và đến 2013 đạt 76%.
Tuy nhiên, tỷ l