Tóm tắt Luận văn Phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

Mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em nói riêng và con người nói chung. Chính vì thế, hầu hết các quốc gia và các tổ chức quốc tế đều xác định giáo dục mầm non là một mục tiêu quan trọng của giáo dục. Theo ông Sheldon Shaeffer, Giám đốc Văn phòng Giáo dục UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương, giáo dục mầm non thúc đẩy sự phát triển tình cảm cũng như các kỹ năng về ngôn ngữ, nhận thức và thể chất của trẻ, chính những kỹ năng mà đứa trẻ tiếp thu được qua các chương trình chăm sóc giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho hoạt động học tập sau này của trẻ, bởi đây là giai đoạn phát triển đặc biệt quan trọng của bộ não trẻ. Còn ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước cũng luôn coi trọng giáo dục mầm non. Trong buổi lễ giới thiệu và giao nhiệm vụ cho tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã lưu ý: “So với các bậc học khác, đến nay chúng ta chưa lo được nhiều cho giáo dục mầm non. Đây là một mảng còn yếu của giáo dục Việt Nam mà Bộ trưởng và toàn ngành cần cố gắng khắc phục trong thời gian ngắn nhất”. Phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập góp phần hiện thực hóa chủ trương xã hội hóa giáo dục của Chính phủ nhằm hai mục tiêu lớn: Thứ nhất là phát huy tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục; Thứ hai là điều kiện để toàn xã hội được thụ hưởng thành quả giáo dục ở mức độ ngày càng cao.

pdf26 trang | Chia sẻ: truongthanhsp | Lượt xem: 1305 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN VŨ HOÀNG LIÊN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60.31.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà Nẵng, Năm 2015 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. ĐÀO HỮU HÕA Phản biện 1: TS. NINH THỊ THU THỦY Phản biện 2: TS. LÊ ĐỨC NIÊM Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kinh tế họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 06 tháng 02 năm 2015 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em nói riêng và con người nói chung. Chính vì thế, hầu hết các quốc gia và các tổ chức quốc tế đều xác định giáo dục mầm non là một mục tiêu quan trọng của giáo dục. Theo ông Sheldon Shaeffer, Giám đốc Văn phòng Giáo dục UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương, giáo dục mầm non thúc đẩy sự phát triển tình cảm cũng như các kỹ năng về ngôn ngữ, nhận thức và thể chất của trẻ, chính những kỹ năng mà đứa trẻ tiếp thu được qua các chương trình chăm sóc giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho hoạt động học tập sau này của trẻ, bởi đây là giai đoạn phát triển đặc biệt quan trọng của bộ não trẻ. Còn ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước cũng luôn coi trọng giáo dục mầm non. Trong buổi lễ giới thiệu và giao nhiệm vụ cho tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã lưu ý: “So với các bậc học khác, đến nay chúng ta chưa lo được nhiều cho giáo dục mầm non. Đây là một mảng còn yếu của giáo dục Việt Nam mà Bộ trưởng và toàn ngành cần cố gắng khắc phục trong thời gian ngắn nhất”. Phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập góp phần hiện thực hóa chủ trương xã hội hóa giáo dục của Chính phủ nhằm hai mục tiêu lớn: Thứ nhất là phát huy tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục; Thứ hai là điều kiện để toàn xã hội được thụ hưởng thành quả giáo dục ở mức độ ngày càng cao. Thành phố Buôn Ma Thuột là đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên; đồng thời cũng là một trong những trung tâm công nghiệp, khoa học kỹ thuật, giáo dục đào tạo, y tế, thể dục thể thao của vùng; là đầu mối giao thông liên vùng, tạo điều kiện phát triển, giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội giữa Tây Nguyên với các vùng trong cả nước và khu vực. Dân số toàn 2 thành phố hiện nay khoảng 340.000 người, dự kiến chỉ tiêu này đạt 500.000 người vào năm 2020. Dân số trẻ và việc phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đang đặt ra cho các cấp lãnh đạo chính quyền Buôn Ma Thuột nhiệm vụ phải có chính sách nghiêm túc để đầu tư phát triển nguồn lực này ngay từ lứa tuổi mầm non nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững trong tương lai. Vì vậy, sự đầu tư phát triển giáo dục mầm non nói chung và mầm non ngoài công lập nói riêng là động thái cần thiết để giải quyết yêu cầu nói trên. Đề tài “Phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk” nhằm tìm hiểu thực trạng phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột hiện nay, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đưa mục tiêu xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột thành thành phố loại I trực thuộc Trung ương vào giai đoạn 2016 – 2020 sớm trở thành hiện thực. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập. - Chỉ ra thực trạng giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột hiện nay. - Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập trong điều kiện cụ thể của Buôn Ma Thuột. - Phạm vi nghiên cứu: + Nội dung đề tài: Những điều kiện và các chính sách phát triển giáo dục mầm non tại các trường ngoài công lập ở TP. Buôn Ma Thuột. + Về không gian: Trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk và một số địa phương khác để so sánh. 3 + Về thời gian: Các số liệu thứ cấp thu thập trong giai đoạn năm 2007 – 2013; định hướng phát triển và tầm xa của các giải pháp đến năm 2020. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp khảo sát, điều tra, thu thập số liệu (Số liệu tình hình kinh tế - xã hội, số liệu về giáo dục mầm non của TP. Buôn Ma Thuột). - Phương pháp thống kê (Phân tổ thống kê, phương pháp đồ thị thống kê, phương pháp phân tích dãy số biến động theo thời gian và phương pháp phân tích tương quan). - Phương pháp tổng hợp, so sánh và khái quát hóa. 5. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, kiến nghị và tài liệu tham khảo thì nội dung của đề tài được chia làm ba chương như sau: - Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập. - Chương 2: Thực trạng phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột. - Chương 3: Giải pháp phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP 1.1. GIÁO DỤC MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và tầm quan trọng của giáo dục mầm non Phát triển giáo dục có quan hệ mật thiết và trực tiếp đến việc chuẩn bị con người lao động mới, đến việc phát huy sức mạnh của yếu tố con người trong chiến lược kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Nếu phát triển giáo dục được xác định đúng đắn dựa trên cơ sở khoa học xác đáng thì sức mạnh con người sẽ được phát huy mạnh mẽ trong toàn bộ đời sống xã hội về mọi mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội của đất nước. Chính vì vậy, 4 để phát triển đất nước, để thực hiện chiến lược kinh tế - xã hội, các quốc gia đều trước hết phải quan tâm đến chiến lược con người. Trong chiến lược kinh tế - xã hội của Việt Nam trong những năm tới, Đảng và Nhà nước đánh giá rất cao yếu tố giáo dục với việc giáo dục đúng đắn để tạo nên con người mới Việt Nam. Và giáo dục mầm non đang là một bộ phận trọng điểm của việc giáo dục, góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 1.1.2. Giáo dục mầm non ngoài công lập (GDMNNCL) a) Khái niệm GDMNNCL b) Vai trò của GDMNNCL trong hệ thống GDMN quốc gia 1.1.3. Phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập và ý nghĩa a) Khái niệm phát triển GDMNNCL b) Ý nghĩa của việc phát triển GDMNNCL 1.2. NỘI DUNG VÀ CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP 1.2.1. Nội dung phát triển GDMNNCL Phát triển GDMNNCL được hiểu là quá trình mở rộng các loại hình, chủng loại dịch vụ, hoàn thiện để dịch vụ của các cơ sở GDMNNCL nhiều hơn, tốt hơn và đa dạng hơn các cơ sở GDMN công lập; hình thành, mở rộng và phân bố mạng lưới cung cấp, cơ sở vật chất trường lớp với một đội ngũ giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý có trình độ phù hợp nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng ngày càng nhiều và đa dạng các nhu cầu chăm sóc, nuôi dưỡng, hỗ trợ người học ngoài các hoạt động giáo dục cơ bản (dạy học, cung cấp kiến thức, chăm sóc cho trẻ) như chăm sóc trẻ ngoài giờ, đưa đón tận nhà, tư vấn tâm lý, dinh dưỡng cho phụ huynh học sinh, Phát triển GDMNNCL phải tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn GDMN của Chính phủ. Nội dung bao gồm: a) Phát triển loại hình, chủng loại dịch vụ GDMNNCL Loại hình nhà trẻ: Tùy vào độ tuổi, trẻ được phân vào các nhóm lớp tương ứng với chủng loại dịch vụ đặc thù phù hợp với yêu cầu chăm sóc và giáo dục của tâm lý lứa tuổi như sau: - Nhóm 3 tháng – 6 tháng: chăm sóc và nuôi dưỡng đòi hỏi sự cẩn trọng và sự phối hợp của các bà mẹ. 5 - Nhóm 6 tháng – 12 tháng: chủ yếu là dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng. - Nhóm 1 tuổi – 1,5 tuổi bao gồm các dịch vụ chăm sóc, nuôi - Nhóm 1,5 tuổi – 2 tuổi dưỡng và giáo dục. - Nhóm 2 tuổi – 3 tuổi b) Phát triển đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý Phát triển đội ngũ giáo viên: Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên nhà trường: c) Phát triển cơ sở vật chất giáo dục, công nghệ quản lý 1.2.2. Các tiêu chí đánh giá phát triển GDMNNCL Nhóm tiêu chí đánh giá chất lượng loại hình, chủng loại GDMNNCL: Nhóm tiêu chí phản ánh sự phát triển số lượng và mở rộng mạng lưới GDMNNCL: Nhóm tiêu chí về phát triển đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý: Nhóm tiêu chí về phát triển cơ sở vật chất, công nghệ quản lý 1.2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển GDMNNCL a) Điều kiện tự nhiên b) Điều kiện kinh tế - xã hội c) Cơ chế, chính sách phát triển d) Sự phát triển của hệ thống GDMN công lập Sự phát triển của GDMNNCL không cạnh tranh hay loại trừ GDMN công lập mà đây được coi như là sự phát triển bổ sung cho hệ thống giáo dục. GDMNNCL sẽ cùng với GDMN công lập đáp ứng nhu cầu của người dân đồng thời góp phần giúp cho GDMN khu vực công lập ngày càng hoàn thiện hơn. 1.3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP 1.3.1. Kinh nghiệm của Hà Nội 1.3.2. Kinh nghiệm của TP. Hồ Chí Minh 6 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT 2.1. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP Ở TP. BUÔN MA THUỘT 2.1.1. Điều kiện tự nhiên a) Vị trí địa lý Đây là một trong những điều kiện tương đối quan trọng đối với sự phát triển GDMNNCL. Với vai trò là không chỉ là thành phố loại I trực thuộc tỉnh Đắk Lắk mà còn là trung tâm của vùng Tây Nguyên, Buôn Ma Thuột có vị trí địa lý khá thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có GDMNNCL. TP. Buôn Ma Thuột - diện tích tự nhiên 377,18 km2 (trong đó diện tích đã đô thị hóa là 100 km2), chiếm khoảng 2,87% diện tích tự nhiên của tỉnh, có các Quốc lộ 14, 26, 27 nối liền với các tỉnh trong cả nước, nhất là với TP. HCM, Nha Trang, Đà Nẵng và các tỉnh lân cận như Lâm Đồng, Đăk Nông, Gia Lai, với Campuchia. Hệ thống đường quốc lộ, liên tỉnh và hệ thống đường giao thông nội tỉnh được nối liền với trung tâm tất cả các huyện trong tỉnh Đắk Lắk. Đặc biệt, TP. Buôn Ma Thuột có cảng hàng không nối liền với Thủ đô Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Vinh. Như vậy, hệ thống giao thông đường bộ và đường hàng không nêu trên rất thuận lợi cho giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội; đặc biệt là cho phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch và văn hoá với các vùng miền trong cả nước. Do đó, Buôn Ma Thuột có nhiều tiềm năng để phát triển GDMNNCL. b) Địa hình, khí hậu TP. Buôn Ma Thuột nằm trên cao nguyên Đắk Lắk rộng lớn ở phía Tây dãy Trường Sơn, có địa hình dốc thoải từ 0,5 – 10% (cá biệt có nhiều đồi núi có độ dốc hơn 30%), độ cao trung bình 500 mét so với mặt biển, bị chia cắt bởi một số dòng suối thượng nguồn của sông Sêrêpok. 7 Thời tiết khí hậu vừa chịu chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa vừa mang tính chất khí hậu cao nguyên. Trong năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa (tháng 5 đến tháng 10) và mùa khô (tháng 10 đến tháng 4 năm sau). Sự phong phú về địa hình và khí hậu đã mang lại cho Buôn Ma Thuột nhiều nguồn tài nguyên vô giá, như rừng, nước ngầm, đất, đá, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội, mở rộng giao lưu văn hóa. Điều này cũng góp phần thúc đẩy GDMNNCL trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột phát triển. 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội a) Dân số và nguồn nhân lực b) Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 2.1.3. Cơ chế, chính sách phát triển GDMNNCL của TP. Buôn Ma Thuột Hiện nay, trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột, các cơ sở GDMN công lập đang trở nên quá tải trước sự gia tăng dân số của thành phố. Để giải quyết sự thiếu hụt GDMN này, bên cạnh các chính sách chung của Chính phủ, chính quyền địa phương đã đề ra nhiều chính sách để phát triển GDMNNCL nói riêng và xã hội hóa GDMN nói chung, nhằm nâng cao số lượng và chất lượng của GDMN trên địa bàn thành phố như: Quy hoạch Phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2025, trong đó, mục tiêu đến năm 2015 đảm bảo tỷ lệ học sinh 5 tuổi đến lớp đạt 99,9%, hoàn thành mục tiêu phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi, Ngoài ra, sự tăng nhanh về nhu cầu giáo dục của người dân tăng quá nhanh. Do vậy, phát triển GDMNNCL trong giai đoạn hiện nay không hẳn chỉ chú ý tăng ở số lượng, mạng lưới trường, lớp mà cần đặc biệt quan tâm tới việc nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ của các cơ sở này. Việc đẩy mạnh và nâng cao hơn nữa chất lượng của GDMNNCL sẽ đáp ứng được những yêu cầu khách quan của xã hội. 2.1.4. Sự phát triển của GDMN công lập trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột 8 Những năm gần đây, thành phố Buôn Ma Thuột tiếp tục đẩy mạnh công tác mở rộng mạng lưới, quy mô trường, lớp mầm non công lập theo hướng chuẩn và trên chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hiện nay, trên địa bàn thành phố, trong tổng số 37 trường mầm non có 23 trường công lập. Tuy nhiên, số cán bộ quản lý và giáo viên tại các trường mầm non công lập hiện nay đạt chuẩn trở lên chỉ khoảng 67%. 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TP. BUÔN MA THUỘT 2.2.1. Tình hình phát triển loại hình, chủng loại dịch vụ GDMNNCL, nâng cao chất lƣợng giáo dục Qua số liệu ở Bảng 2.1, có thể thấy hiện nay GDMN công lập trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột chưa cung cấp loại hình dịch vụ nhà trẻ (dành cho trẻ từ 3 tháng đến dưới 3 tuổi), đặc biệt là trẻ em 6 tháng tuổi, độ tuổi mẹ trẻ phải đi làm. Chính vì vậy, GDMN khu vực ngoài công lập đang tạo ra và tăng thêm cơ hội học tập và tỷ lệ huy động trẻ đến trường với cả hai loại hình dịch vụ GDMN là nhà trẻ và mẫu giáo. Bảng 2.1: Các loại hình trƣờng mầm non trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột năm học 2012-2013 Loại hình Số trƣờng Tỷ lệ (%) Số lớp Số trẻ đi học Nhà trẻ Mẫu giáo Công lập 23 62 0 251 8.665 Ngoài công lập 14 38 40 164 7.334 Tổng 37 100 40 415 15.999 Nguồn: Phòng GD&ĐT thành phố Buôn Ma Thuột Bên cạnh đó, ngoài các chủng loại GDMN thông thường, đáp ứng nhu cầu căn bản của phụ huynh học sinh, các cơ sở GDMNNCL còn phát triển đa dạng các dịch vụ hỗ trợ, đáp ứng phân khúc yêu cầu cao hơn như: dịch vụ đưa đón, trông trẻ ngoài giờ/qua đêm, dịch vụ tư vấn chăm sóc con nhỏ cho các bà mẹ, dịch vụ giáo dục các bé làm quen với tiếng Anh, trang bị kỹ năng mềm, 2.2.2. Tình hình phát triển số lƣợng, mạng lƣới GDMNNCL 9 Mạng lưới trường mầm non ngoài công lập trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột ngày càng phát triển mạnh (Bảng 2.2). Từ năm 2010 đến 2013, số lượng trường mầm non công lập không tăng, nhưng số trường ngoài công lập tăng lên qua từng năm, cụ thể: năm học 2011-2012 tăng 01 trường so với năm học 2010-2011 và tăng thêm 03 trường nữa vào năm học 2012-2013. Số trẻ do các cơ sở GDMNNCL đảm trách cũng tăng dần. Đến năm học 2012-2013, các cơ sở GDMNNCL tuy chỉ chiếm tỷ trọng 38% trong tổng số trường mầm non trên địa bàn, nhưng đảm nhận việc chăm sóc, giáo dục đến 46% tổng số học sinh mầm non. Bảng 2.2: Mạng lƣới GDMNNCL trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột giai đoạn 2010-2013 Năm học Số trƣờng mầm non Số trẻ mầm non đi học Công lập Ngoài công lập Công lập Ngoài công lập 2010-2011 23 10 8.733 6.624 2011-2012 23 11 8.849 6.818 2012-2013 23 14 8.665 7.334 Nguồn: Phòng GD&ĐT thành phố Buôn Ma Thuột Điều này cho thấy sự phát triển mạng lưới mạnh mẽ cũng như tầm quan trọng của GDMNNCL đối với ngành giáo dục TP. Buôn Ma Thuột hiện nay. 2.2.3. Tình hình phát triển đội ngũ nhân viên, cán bộ quản lý và giáo viên Từ Bảng 2.3 thấy được tổng số giáo viên và cán bộ quản lý ở các cơ sở GDMNNCL tăng từ 427 người năm học 2007-2008 lên 633 người năm học 2012-2013, bình quân tăng khoảng 10%/năm. Trong cùng thời kỳ, số lượng giáo viên tăng lên từ 302 người thành 440 người, bình quân 8,2%/năm. Với tổng số giáo viên tăng liên tục như vậy nên tỷ lệ học sinh trên giáo viên trong những năm qua đã giảm đáng kể, từ 22 học sinh/giáo viên năm học 2007-2008 còn 17 học sinh/giáo viên năm học 2012-2013. 10 Bảng 2.3: Số lƣợng giáo viên và cán bộ quản lý các cơ sở GDMNNCL trên địa bàn TP. Buôn MaThuột Đơn vị tính: Người 2007- 2008 2008- 2009 2009- 2010 2010- 2011 2011- 2012 2012- 2013 Giáo viên 302 341 389 408 423 440 Cán bộ quản lý 125 136 142 168 170 193 Tổng 427 477 531 576 593 633 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của Sở GD&ĐT tỉnh Đắk Lắk Những năm gần đây, ngành GD&ĐT đã phối hợp với các ngành liên quan đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, giáo viên, nhân viên bậc mầm non. Bên cạnh đó, rất nhiều giáo viên mầm non trẻ tốt nghiệp đại học tham gia vào đội ngũ đã góp phần nâng cao chất lượng giáo viên MNNCL, hiện có khoảng 80% giáo viên đạt chuẩn, trong đó tỷ lệ trên chuẩn là 40%. 2.2.4. Tình hình phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị và công nghệ quản lý GDMNNCL đang đáp ứng 2 nhóm nhu cầu. Một là, nhóm có yêu cầu cao, trong đó các cơ sở GDMNNCL đáp ứng một số yêu cầu vượt trội của phụ huynh, học sinh mà các trường công lập không thể đảm nhận. Đây chính là nhóm do các trường lớn có đầu tư cao về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, chất lượng dịch vụ, thường mức thu cao hơn nhiều so với các trường công lập (Ví dụ: Trường mầm non Quốc Tế); Hai là, nhóm các gia đình có nhu cầu gửi con nhưng không có cơ hội xin vào các trường công, hoặc do nhà xa, các cháu còn nhỏ. Nhóm này thường do các cơ sở GDMNNCL nhỏ, vừa, phần lớn có khoản thu thấp, nằm rải rác trong các khu dân cư đảm trách. Cơ sở vật chất, trang thiết bị GDMNNCL ngày càng được quan tâm đầu tư, đáp ứng chất lượng dịch vụ ngày càng cao qua các năm gần 11 đây (Bảng 2.4) đã thỏa mãn phần lớn nhu cầu học tập của con em nhân dân ở mọi tầng lớp. Bảng 2.4: Tình hình cơ sở vật chất các cơ sở GDMNNCL trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột Đơn vị tính: Phòng học 2007- 2008 2008- 2009 2009- 2010 2010- 2011 2011- 2012 2012- 2013 Kiên cố 25 27 33 34 40 49 Bán kiên cố 104 108 117 121 128 134 Tạm 6 7 9 11 13 12 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của Sở GD&ĐT tỉnh Đắk Lắk GDMNNCL đang đáp ứng 2 nhóm nhu cầu. Một là, nhóm có yêu cầu cao, trong đó các cơ sở GDMNNCL đáp ứng một số yêu cầu vượt trội của phụ huynh, học sinh mà các trường công lập không thể đảm nhận. Đây chính là nhóm do các trường lớn có đầu tư cao về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, chất lượng dịch vụ, thường mức thu cao hơn nhiều so với các trường công lập (Ví dụ: Trường mầm non Quốc Tế); Hai là, nhóm các gia đình có nhu cầu gửi con nhưng không có cơ hội xin vào các trường công, hoặc do nhà xa, các cháu còn nhỏ. Nhóm này thường do các cơ sở GDMNNCL nhỏ, vừa, phần lớn có khoản thu thấp, nằm rải rác trong các khu dân cư đảm trách. Cơ sở vật chất, trang thiết bị GDMNNCL ngày càng được quan tâm đầu tư, đáp ứng chất lượng dịch vụ ngày càng cao qua các năm gần đây (Bảng 2.4) đã thỏa mãn phần lớn nhu cầu học tập của con em nhân dân ở mọi tầng lớp. 2.3. ĐÁNH GIÁ THÀNH CÔNG, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN NHỮNG HẠN CHẾ CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TP. BUÔN MA THUỘT THỜI GIAN QUA 2.3.1. Thành công 12 Cùng với sự phát triển của TP. Buôn Ma Thuột, GDMN nói chung và GDMNNCL nói riêng đã có bước phát triển mạnh đáp ứng cơ bản nhu cầu của người học. Các dịch vụ GDMNNCL ngày càng đa dạng về chủng loại, thể hiện đều khắp ở các loại hình, đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên và giáo viê
Tài liệu liên quan