Tóm tắt Luận văn Phát triển hoạt động tín dụng chính sách tại NHCSXH huyện Ninh Giang-Hải Dương

Từ thực tiễn giảm nghèo ở nước ta cho thấy, tín dụng chính sách do Ngân hàng Chính sách Xã hội cung cấp là công cụ quan trọng để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội. Hành trình xoá đói giảm nghèo vẫn đang tiếp tục, NHCSXH cần tiếp tục tổ chức, triển khai thực hiện tích cực và có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách nhằm hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững. Xuất phát từ thực tiễn cũng như các yêu cầu đặt ra, tôi đã chọn đề tài “Phát triển hoạt động tín dụng chính sách tại NHCSXH huyện Ninh Giang-Hải Dương” để tiến hành nghiên cứu nhằm đánh giá hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Ninh Giang; tìm ra các nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong hoạt động tín dụng chính sách từ đó đề ra các giải pháp phù hợp với bối cảnh thực tế của huyện Ninh Giang giúp phát triển hoạt động tín dụng chính sách của NHCSXH huyện Ninh Giang, hỗ trợ công cuộc xoá đói giảm nghèo trên địa bàn huyện.

pdf11 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 569 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Phát triển hoạt động tín dụng chính sách tại NHCSXH huyện Ninh Giang-Hải Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM TẮT LUẬN VĂN Từ thực tiễn giảm nghèo ở nước ta cho thấy, tín dụng chính sách do Ngân hàng Chính sách Xã hội cung cấp là công cụ quan trọng để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội. Hành trình xoá đói giảm nghèo vẫn đang tiếp tục, NHCSXH cần tiếp tục tổ chức, triển khai thực hiện tích cực và có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách nhằm hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững. Xuất phát từ thực tiễn cũng như các yêu cầu đặt ra, tôi đã chọn đề tài “Phát triển hoạt động tín dụng chính sách tại NHCSXH huyện Ninh Giang-Hải Dương” để tiến hành nghiên cứu nhằm đánh giá hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Ninh Giang; tìm ra các nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong hoạt động tín dụng chính sách từ đó đề ra các giải pháp phù hợp với bối cảnh thực tế của huyện Ninh Giang giúp phát triển hoạt động tín dụng chính sách của NHCSXH huyện Ninh Giang, hỗ trợ công cuộc xoá đói giảm nghèo trên địa bàn huyện. Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống hoá các vấn đề cơ bản về phát triển hoạt động TDCS để xây dựng cơ sở lý thuyết cho phân tích thực trạng phát triển hoạt động TDCS tại NHCSXH hội huyện Ninh Giang- Hải Dương. Phân tích thực trạng phát triển hoạt động TDCS tại NHCSXH huyện Ninh Giang- Hải Dương, đánh giá các tiêu chí đo lường mức độ phát triển hoạt động TDCS, các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ phát triển hoạt động TDCS để xác định cơ sở thực tiễn, đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hoạt động TDCS tại NHCSXH huyện Ninh Giang- Hải Dương. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động TDCS tại NHCSXH Phạm vi nghiên cứu: NHCSXH huyện Ninh Giang- Hải Dương giai đoạn 2012- 6/2016. Phương pháp nghiên cứu Để phân tích thực trạng, áp dụng đồng thời cả hai phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính trong thu thập, xử lý và phân tích thông tin cùng với sự hỗ trợ của phần mềm Excel để đo lường các chỉ số đánh giá mức độ phát triển hoạt động TDCS; truy xuất các bảng số liệu, biểu đồ cột, biểu đồ đường để đánh giá mức độ phát triển hoạt động TDCS của NHCSXH huyện Ninh Giang. Dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu là các Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng của NHCSXH huyện Ninh Giang từ 2012-6/2016; Báo cáo tình hình kinh tế- xã hội của huyện Ninh Giang từ 2012-6/2016; Báo cáo tổng hợp kết quả điều tra hộ nghèo giai đoạn 2011-2015 của Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội huyện Ninh Giang. Kết quả nghiên cứu Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển hoạt động TDCS của Ngân hàng Chính sách xã hội. 1.1. Khái quát về Ngân hàng Chính sách xã hội Thực hiện Nghị quyết của Trung ương Đảng khoá VII, Chính phủ đã thành lập Quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo để hỗ trợ vốn đối với hộ nghèo và các ĐTCS khác thuộc vùng nghèo, vùng dân tộc thiểu số, vùng cao. Trong quá trình hoạt động đã phát sinh nhiều hạn chế, cùng với đó, Đảng và Nhà nước có quan điểm mới trong chính sách xoá đói giảm nghèo nên năm 1995, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định thành lập Ngân hàng Phục vụ Người nghèo đặt trong Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tiền thân của Ngân hàng Chính sách Xã hội hiện nay để cung cấp nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước cho hộ nghèo và các ĐTCS khác. Qua 7 năm hoạt động, Ngân hàng người nghèo đã khẳng định được vai trò cần thiết của một kênh TDCS riêng biệ hỗ trợ tài chính cho hộ nghèo, góp phần giúp cho trên 644.000 hộ thoát nghèo. Tuy nhiên, mô hình của Ngân hàng Người nghèo gặp nhiều vướng mắc, TDCS chưa tách khỏi hoạt động tín dụng thông thường dẫn đến hiệu quả chưa cao. Trước tình hình đó, năm 2002, chính phủ đã ban hànhNghị định số 78/2002/NĐ- CP về tín dụng đối với người nghèo và các ĐTCS khác và Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg thành lập NHCSXH. Theo đó, NHCSXH được sử dụng nguồn tài chính do Nhà nước huy động cho người nghèo và các ĐTCS khác vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống, ổn định xã hội. Ngày 11/03/2003, NHCSXH chính thức khai trương và đi vào hoạt động. Trải qua hơn 13 năm hình thành và phát triển, NHCSXH không những tiếp nhận và duy trì tốt các chương trình TDCS bàn giao, mà còn triển khai thành công các chương trình TDCS khác, nhờ đó, NHCSXH đã được Chính phủ, chính quyền các địa phương cũng như các tổ chức trong và ngoài nước tin tưởng, uỷ thác thêm nhiều nguồn vốn để triển khai thêm nhiều chương trình TDCS. Tính đến ngày 31/12/2015, Tổng nguồn vốn của NHCSXH đạt 147.131 tỷ đồng, trong đó, nguồn vốn nhận uỷ thác từ Ngân sách địa phương đạt 4.895 tỷ đồng. NHCSXH đã thực hiện 22 chương trình TDCS, qua đó, đã có trên 25 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các ĐTCS khác được vay vốn; giúp cho trên 3,6 triệu lượt hộ nghèo vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút tạo việc làm cho trên 11,8 triệu lao động; giúp cho trên 3,3 triệu lượt HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn; xây dựng trên 6,6 triệu công trình NS&VSMTNT, 700 nghìn căn nhà phòng, tránh bão lụt cho hộ nghèo các tỉnh miền trung, 484 nghìn căn nhà cho người nghèo và trên 102 nghìn căn nhà vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long. 1.2. Tín dụng chính sách tại NHCSXH Luận văn đã đưa ra khái niệm và đặc điểm của TDCS tại NHCSXH: “TDCS là một giao dịch về tài sản (tiền, tài sản thực hay uy tín), trong đó, ngân hàng chính sách chuyển giao tài sản cho các đối tượng thụ hưởng chính sách của Nhà nước sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định theo thoả thuận, trên cơ sở lòng tin khách hàng có khả năng hoàn trả gốc và lãi khi đến hạn”. Như vậy, TDCS gắn liền với chuyển nhượng một lượng vốn cho đối tượng thụ hưởng chính sách do Thủ tướng Chính phủ quy định có đặc điểm chính là: tính chất tin tưởng các hộ nghèo và ĐTCS khác có khả năng hoàn trả đúng hạn; dựa trên nguyên tắc hoàn trả vô điều kiện với giá trị lớn hơn giá trị ban đầu và là hoạt động tiềm ẩn rủi ro cao cho NHCSXH. Đối với nền kinh tế, TDCS là công cụ điều tiết kinh tế- xã hội của Nhà nước, giúp luân chuyển vốn từ những người thừa vốn đến các ĐTCS thiếu hụt nguồn vốn để trang trải chi phí sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh đồng thời giúp phân bổ hiệu quả các nguồn lực tài chính. Đối với đối tượng thụ hưởng chính sách, TDCS tạo cơ hội cho hộ nghèo và các ĐTCS khác tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước; giúp họ có thêm nguồn lực để trang trải các chi phí cần thiết, phục vụ sản xuất kinh doanh và tạo động lực cho họ sử dụng nguồn vốn ưu đãi một cách hiệu quả, từng bước xoá đói, giảm nghèo. 1.3. Phát triển hoạt động TDCS Xét trên phương diện của NHCSXH, phát triển hoạt động TDCS là gia tăng số lượng khách hàng, số lượng các chương trình TDCS cũng như quy mô và tốc độ tăng dư nợ TDCS; đồng thời sự mở rộng đó phải bảo tồn và gia tăng nguồn vốn do Nhà nước và các chủ đầu tư giao cho NHCSXH quản lý. Để đánh giá sự phát triển hoạt động TDCS của NHCSXH, luận văn đã đưa ra 02 nhóm tiêu chí sau: Nhóm tiêu chí phản ánh sự mở rộng hoạt động TDCS gồm: số lượng chương trình TDCS, số lượt khách hàng được vay vốn, quy mô và tốc độ tăng dư nợ TDCS. Nhóm tiêu chí phản ánh chất lượng hoạt động TDCS gồm: cho vay đúng đối tượng thụ hưởng, hiệu suất sử dụng vốn của NHCSXH, tỷ lệ nợ bị xâm tiêu, bị chiếm dụng, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ thu lãi và tỷ lệ lãi tồn đọng. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động TDCS bao gồm nhóm nhân tố chủ quan và nhóm nhân tố khác quan. Trong đó, nhóm nhân tố chủ quan bao gồm: nguồn vốn, chính sách tín dụng, quy trình tín dụng và cán bộ của NHCSXH; nhóm nhân tố khách quan bao gồm: Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Ban đại diện HĐQT, nhân tố từ phía khách hàng, nhân tố từ các bên liên quan trong phương thức cho vay trực tiếp có uỷ thác (UBND các cấp, các tổ chức Hội, đoàn thể và các Tổ TK&VV) và các nhân tố khác (điều kiện tự nhiên, địa bàn hoạt động). Chương 2: Thực trạng phát triển hoạt động TDCS tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Ninh Giang- Hải Dương 2.1 Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của NHCSXH huyện Ninh Giang Trong 5 năm qua, tình hình kinh tế- xã hội của huyện đã đạt nhiều kết quả tốt, song vẫn ở mức thấp so với các huyện trong tỉnh. Kinh tế phát triển chưa nhanh, chưa bền vững; chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn còn chậm; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển còn chậm; thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp, phát triển làng nghề, ngành nghề còn khó khăn; hoạt động thương mại, dịch vụ quy mô nhỏ. Đời sống của một bộ phận người dân còn nhiều khó khăn, công tác xoá đói giảm nghèo chưa vững chắc, chênh lệch mức sống giữa các khu dân cư chưa được thu hẹp. Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế khu vực. Điều kiện tự nhiên thuận lợi với 100% diện tích đất là đồng bằng, không giáp biển cùng tình hình xã hội ổn định là điều kiện thuận lợi cho cán bộ NHCSXH huyện Ninh Giang trong công tác quản lý địa bàn, giao thông đi lại dễ dàng, các chương trình TDCS được triển khai chỉ tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên, ngoài NHCSXH, trên địa bàn huyện Ninh Giang còn 05 Chi nhánh ngân hàng và 03 Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động nên khó khăn cho NHCSXH huyện Ninh Giang trong công tác huy động vốn. Bên cạnh đó, chất lượng nguồn nhân lực còn tương đối thấp khi tỷ lệ lao động qua đào tạo, bồi dưỡng mới đạt 38% gây khó khăn cho cán bộ NHCSXH huyện Ninh Giang khi tuyên truyền, phổ biến các chương trình TDCS. 2.2 Thực trạng phát triển hoạt động TDCS tại NHCSXH huyện Ninh Giang Về nguồn vốn của NHCSXH Tính đến thời điểm 30/06/2016, nguồn vốn của NHCSXH huyện Ninh Giang đạt 230.305 triệu đồng, tăng 45,26% (tương ứng 71.762 triệu đồng) so với thời điểm 31/12/2011. Nguồn vốn của NHCSXH huyện Ninh Giang giai đoạn 2012-6/2016 phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn cân đối từ TW khi tỷ trọng nguồn vốn này luôn chiếm trên 90% trong cơ cấu nguồn vốn của NHCSXH huyện Ninh Giang. Cơ cấu nguồn vốn của NHCSXH huyện Ninh Giang đã có những thay đổi, tỷ trọng nguồn vốn cân đối từ TW đã giảm từ 97,28% vào đầu năm 2012 xuống còn 93,17% vào thời điểm 30/06/2016 và tỷ trọng nguồn vốn huy động tại địa phương được cấp bù lãi suất và nguồn vốn nhận uỷ thác đầu tư tại địa phương lần lượt tăng trong giai đoạn này. Về sử dụng vốn của NHCSXH Thứ nhất, trong giai đoạn 2012-6/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định triển khai thêm 09 chương trình TDCS mới. Căn cứ vào tình hình thực tế trên địa bàn, NHCSXH huyện Ninh Giang nhanh chóng đưa vào thực hiện 02 chương trình TDCS vào năm 2013 với chương trình Cho vay hộ cận nghèo và chương trình Cho vay hộ mới thoát nghèo vào năm 2015, đưa tổng số các chương trình TDCS thực hiện trên địa bàn huyện Ninh Giang lên 08 chương trình; số lượt khách hàng còn dư nợ tại NHCSXH huyện Ninh Giang có xu hướng giảm từ 11.942 lượt vào thời điểm 31/12/2012 xuống còn 11.183 lượt vào thời điểm 30/06/2016; doanh số cho vay các chương trình TDCS luôn lớn hơn doanh số thu nợ do vậy, dư nợ TDCS liên tục tăng. Tính đến thời điểm 30/06/2016, dư nợ TDCS của NHCSXH huyện Ninh Giang đạt 230.305 triệu đồng, tăng 45,26% (tương ứng 71.762 triệu đồng) so với thời điểm 31/12/2011. Thứ hai, NHCSXH huyện Ninh Giang đã tận dụng tối đa nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước để thực hiện các chương trình TDCS, chấp hành theo sự chỉ đạo của Chính phủ khi đối tượng vay vốn tại ngân hàng đều thuộc ĐTCS được quy định. Nhờ vậy, tỷ lệ nợ bị xâm tiêu ở mức rất nhỏ 0,012%, tỷ lệ nợ quá hạn cũng ở mức 0,1%, thấp hơn mức chung của NHCSXH tỉnh Hải Dương và của toàn ngành. 2.3 Đánh giá thực trạng phát triển hoạt động TDCS tại NHCSXH huyện Ninh Giang Về kết quả đạt được, NHCSXH huyện Ninh Giang luôn cố gắng tạo điều kiện cho các ĐTCS thuộc diện được vay vốn và có đủ điều kiện vay vốn được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi nhờ vậy, dư nợ TDCS của NHCSXH huyện Ninh Giang vẫn duy trì tốc độ ổn định, đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn mức trung bình của NHCSXH tỉnh Hải Dương. Bên cạnh đó, NHCSXH huyện Ninh Giang luôn cố gắng tuyên truyền, phổ biến các chương trình TDCS đang thực hiện trên địa bàn, tận tình giải thích các vướng mắc, khó khăn giúp đối tượng vay vốn tiếp cận kiến thức trong lĩnh vực tài chính- ngân hàng, chủ động trong sản xuất kinh doanh và xây dựng kế hoạch thanh toán nợ gốc và/hoặc lãi đúng hạn do vậy, tỷ lệ nợ quá hạn ở mức 0,09%, thấp hơn mức trung bình của NHCSXH tỉnh Hải Dương (0,1%) và mức trung bình của toàn ngành (0,2%). Về hạn chế, NHCSXH huyện Ninh Giang chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của các đối tượng vay vốn; tỷ lệ nợ quá hạn của NHCSXH huyện Ninh Giang ở mức 0,1% nhưng tỷ lệ nợ quá hạn của chương trình Cho vay ĐTCS đi lao động có thời hạn ở nước ngoài rất cao 20,89% và biến động không ổn định trong cả giai đoạn 2012-6/2016. Cùng với đó, đã xuất hiện tình trạng nợ bị xâm tiêu trên địa bàn cho thấy kẽ hở trong phương thức cho vay uỷ thác qua tổ chức Hội, đoàn thể trên địa bàn huyện. Thêm nữa, vẫn xảy ra tình trạng đối tượng vay vốn chưa hiểu rõ về các chương trình TDCS mà họ đang thụ hưởng, Bản quản lý Tổ TK&VV chưa thực hiện đúng theo nội dung mà cán bộ NHCSXH huyện Ninh Giang đã tập huấn và hiệu quả của các chương trình TDCS chưa cho thấy hiệu quả rõ rệt trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện. Nguyên nhân của hạn chế, xuất phát từ phía NHCSXH huyện Ninh Giang liên quan đến số lượng cán bộ ít, phải quản lý địa bàn rộng với 28 Điểm giao dịch và 325 Tổ TK&VV dẫn đến công tác triển khai thực hiện các chương trình TDCS, công tác kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay cũng như công tác xử lý các khoản vay có vấn đề chưa được kịp thời, sát sao; nguồn vốn nhận uỷ thác từ chính quyền địa phương còn khá khiêm tốn, trong khi đó, nguồn vốn được cấp từ NHCSXH tỉnh Hải Dương có hạn nên chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của đối tượng vay vốn. Nguyên nhân từ phía khách hàng, do họ hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi nhỏ lẻ, theo phương thức truyền thống nên hiệu quả sản xuất, kinh doanh chưa cao; trình độ nhận thức, kiến thức trong lĩnh vực tài chính- ngân hàng còn hạn chế nên chưa hiểu rõ chương trình TDCS mà bản thân đang thụ hưởng, chưa có trách nhiệm cao trong việc bảo tồn nguồn vốn ưu đãi cũng như chưa chủ động trong việc thanh toán nợ gốc và/hoặc lãi cho NHCSXH huyện Ninh Giang đặc biệt với nhóm đối tượng vay vốn chương trình Cho vay ĐTCS đi lao động có thời hạn ở nước ngoài. Nguyên nhân từ các bên liên quan trong phương thức cho vay trực tiếp có uỷ thác qua 04 tổ chức Hội, đoàn thể, chủ yếu do thường xuyên có sự luân phiên cán bộ phụ trách công tác TDCS và ý thức trách nhiệm của các cán bộ phụ trách TDCS chưa cao. Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động TDCS tại NHCSXH huyện Ninh Giang- Hải Dương 3.1 Mục tiêu phát triển hoạt động TDCS tại NHCSXH huyện Ninh Giang NHCSXH huyện Ninh Giang đặt mục tiêu: 100% hộ nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước; tỷ lệ nợ quá hạn duy trì ở mức 0,1%/dư nợ TDCS: Tỷ lệ nợ quá hạn của NHCSXH huyện Ninh Giang đang được duy trì tốt ở mức 0,1%; hiện đại hoá các hoạt động nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả công việc cũng như hình ảnh của NHCSXH huyện Ninh Giang; phối hợp, lồng ghép có hiệu quả hoạt động TDCS với hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, khuyến công, khuyến nông, và hoạt động của các tổ chức chính trị- xã hội nhằm mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, đảm bảo an sinh xã hội. 3.2 Giải pháp phát triển hoạt động TDCS của NHCSXH huyện Ninh Giang Luận văn đề xuất một số giải pháp để phát triển hoạt động TDCS của NHCSXH huyện Ninh Giang trên tình hình thực tế của địa bàn cũng như nguyên nhân hạn chế đã phân tích trong chương 2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Nâng cao trình độ chuyên môn: Bố trí các cán bộ trẻ tham gia các khoá học bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ và đạo tạo kỹ năng làm việc, sau đó, tổ chức các buổi sinh hoạt để các cán bộ tham gia khoá học có thể chia sẽ kiến thức, kỹ năng được học cho toàn thể cán bộ trong ngân hàng. Bên cạnh đó, phối hợp với Trung tâm khuyến nông huyện trao đổi các kiến thức trong lĩnh vực nông nghiệp để hỗ trợ cán bộ trong khâu thẩm định phương án sản xuất kinh doanh cũng như giám sát quá trình sử dụng vốn vay sau này. Nâng cao kỹ năng giao tiếp: các cán bộ NHCSXH huyện Ninh Giang cần tuân thủ nguyên tắc về trang phục, thái độ khi tiếp xúc với khách hàng cũng như các đối tác liên quan; thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể để các cán bộ cùng nhau chia sẻ các tình huống khi tiếp xúc với khách hàng và cách giải quyết để học hỏi và tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân. Sử dụng hợp lý nguồn nhân lực: căn cứ vào năng lực và trình độ của từng cán bộ để phân công cán bộ phụ trách địa bàn một cách hợp lý để đạt được hiệu quả công việc cao nhất. Chính sách thi đua, khen thưởng: xây dựng quy chế nội bộ về thi đua khen thưởng, kỹ luật minh bạch để thúc đẩy khả năng sáng tạo, ý thức trách nhiệm và tinh thần làm việc của toàn thể cán bộ. Tăng cường huy động vốn Các sản phẩm huy động vốn của NHCSXH huyện Ninh Giang không thể cạnh tranh với 05 chi nhánh Ngân hàng khác và 03 Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn do vậy, giải pháp tốt nhất trong trường hợp này đó phối hợp với UBND huyện tổ chức hội thảo về TDCS có sự tham gia của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn, tranh thủ sự ủng hộ tài chính từ họ để tạo lập nguồn vốn ưu đãi; cùng với đó, tăng huy động tiền gửi tiết kiệm thông qua 325 Tổ TK&VV bằng cách tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức và thói quen thực hành tiết kiệm. Tăng cường công tác đôn đốc thu hồi nợ Với nợ trong hạn, lập bảng kê nợ gốc và/hoặc lãi dự thu trong tháng tiếp theo gửi đến Ban quản lý Tổ TK&VV và thường xuyên nhắc nhở để hoạt động thu nợ gốc và/hoặc lãi diễn ra đúng thời hạn; phối hợp thông báo qua tín nhắn điện thoại về lịch trả nợ và số nợ phải trả trực tiếp đến từng đối tượng vay vốn. Với nợ quá hạn, phối hợp với UBND 10 xã cùng tổ chức Hội, đoàn thể trực tiếp quản lý có nợ quá hạn phát sinh kiên trì nhắc nhở các hộ vay có nợ quá hạn nhanh chóng thanh toán nợ; thường xuyên cập nhật tình trạng của các hộ vay này và báo ngay cho cán bộ quản lý địa bàn khi có vấn đề mới nảy sinh để có biện pháp xử lý kịp thời. Đối với hộ vay có khả năng trả nợ nhưng chây ỳ không trả nợ, NHCSXH huyện Ninh Giang nên kiên quyết lập hồ sơ gửi Công an huyện Ninh Giang và khởi kiện ra Toà án nhân dân huyện Ninh Giang đề nghị xử lý theo pháp luật. Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền các chương trình TDCS NHCSXH huyện Ninh Giang cần xây dựng kế hoạch tuyên truyền các chương trình TDCS một cách cụ thể, chi tiết về đối tượng và mục đích cần tuyên truyền: lồng ghép trong các buổi tập huấn nghiệp vụ cho các cán bộ tổ chức Hội, đoàn thể và Ban quản lý Tổ TK&VV trên địa bàn từng xã; phối hợp với Đài phát thanh huyện và Đài phát thanh tại 28 xã, thị trấn, định kỳ hàng tháng, thực hiện tuyên truyền sâu rộng đến toàn dân. Tăng cường công tác kiểm tra tín dụng NHCSXH huyện Ninh Giang phối hợp với 04 tổ chức Hội, đoàn thể cấp huyện xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung quá trình kiểm tra một cách thận trọng và chi tiết; ngoài việc, cán bộ NHCSXH huyện Ninh Giang cần tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại trụ sở UBND các xã để thực hiện đối chiếu dư nợ tập trung hoặc đến trực tiếp hộ vay vốn để đối chiếu; riêng đối với chương trình Cho vay ĐTCS đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, cán bộ NHCSXH huyện Ninh Giang cần phối hợp với Ban quản lý Tổ TK&VV cập nhật nhanh và kịp thời trong trường hợp khoản tín dụng đã được giải ngân nhưng đối tượng vẫn sinh hoạt tại địa phương hoặc đối tượng vay vốn trở về trước khi hết thời hạn lao động. Nâng cao chất lượng công tác tập huấn cho Ban quản lý Tổ TK&VV cùng các cán bộ tổ chức Hội, đoàn thể NHCSXH huyện Ninh Giang cần đánh giá đúng hoạt động của 325 Tổ TK&VV trên đị
Tài liệu liên quan