Tóm tắt luận văn Phát triển kinh tế trang trại trồng trọt trên địa bàn tỉnh Đăklăk

1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, phát triển kinh tế trang trại trồng trọt ở tỉnh Đắk Lắk là xu hướng tất yếu của sản xuất hàng hóa, là hướng đi mới có nhiều triển vọng, mở đường đưa nền nông nghiệp nông thôn của tỉnh bước vào thời kỳ công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn. Qua hơn 10 năm hình thành và phát triển, đến nay toàn tỉnh có hơn 1.731 trang trại sản xuất nông nghiệp và bước đầu đạt được kết quả nhất định, góp phần quan trọng trong việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, phần lớn các trang trại trồng trọt đã được hình thành và phát triển tự phát, quy mô sản xuất nhỏ nên hiệu quả kinh tế còn thấp. Do vậy vấn đề cấp thiết hiện nay là phải tạo ra bước phát triển đột phá khu vực kinh tế trang trịa trồng trọt, phù hợp với tiềm năng phát triển kinh tế của tỉnh trong giai đoạn 2015 – 2020. 2. T ng an tài iệ nghi n c Nguyễn Thị Mỹ (2011), Luận văn thạc sĩ kinh tế (Đại học Đà Nẵng), “Phát triển kinh tế trang trại trồng trọt trên địa bàn tỉnh Bình Định”. Lê Quốc Thái (2013), Luận văn thạc sĩ kinh tế (Đại học Đà Nẵng), “Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trồng trọt trên địa bàn tỉnh Gia Lai”. Nguyễn Thị Hồng Yến (2013), Luận văn thạc sĩ kinh tế (Đại học Đà Nẵng), “Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình”. Nguyễn Thành Nam (2008), “Nghiên cứu các giải pháp phát triển kinh tế trang trại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên”. Trần Quốc Đạt (2012), “Một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam”. Phạm Văn Chung (2011),

pdf26 trang | Chia sẻ: truongthanhsp | Lượt xem: 1210 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt luận văn Phát triển kinh tế trang trại trồng trọt trên địa bàn tỉnh Đăklăk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN TRỌNG CÚC PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRỒNG TRỌT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐĂKLĂK Chuyên ngành : Kinh tế phát triển Mã số : 60.31.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà Nẵng, Năm 2015 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. BÙI QUANG BÌNH Phản biện 1: PGS.TS. VÕ XUÂN TIẾN Phản biện 2: TS. LÊ BẢO Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Kinh tế họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 06 tháng 02 năm 2015 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh Tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, phát triển kinh tế trang trại trồng trọt ở tỉnh Đắk Lắk là xu hướng tất yếu của sản xuất hàng hóa, là hướng đi mới có nhiều triển vọng, mở đường đưa nền nông nghiệp nông thôn của tỉnh bước vào thời kỳ công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn. Qua hơn 10 năm hình thành và phát triển, đến nay toàn tỉnh có hơn 1.731 trang trại sản xuất nông nghiệp và bước đầu đạt được kết quả nhất định, góp phần quan trọng trong việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, phần lớn các trang trại trồng trọt đã được hình thành và phát triển tự phát, quy mô sản xuất nhỏ nên hiệu quả kinh tế còn thấp. Do vậy vấn đề cấp thiết hiện nay là phải tạo ra bước phát triển đột phá khu vực kinh tế trang trịa trồng trọt, phù hợp với tiềm năng phát triển kinh tế của tỉnh trong giai đoạn 2015 – 2020. 2. T ng an tài iệ nghi n c Nguyễn Thị Mỹ (2011), Luận văn thạc sĩ kinh tế (Đại học Đà Nẵng), “Phát triển kinh tế trang trại trồng trọt trên địa bàn tỉnh Bình Định”. Lê Quốc Thái (2013), Luận văn thạc sĩ kinh tế (Đại học Đà Nẵng), “Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trồng trọt trên địa bàn tỉnh Gia Lai”. Nguyễn Thị Hồng Yến (2013), Luận văn thạc sĩ kinh tế (Đại học Đà Nẵng), “Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình”. Nguyễn Thành Nam (2008), “Nghiên cứu các giải pháp phát triển kinh tế trang trại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên”. Trần Quốc Đạt (2012), “Một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam”. Phạm Văn Chung (2011), “Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn 2 huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định”. TS. Bùi Sĩ Tiếu, Phó chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam, “Mô hình sản xuất nông nghiệp nào phù hợp với cơ chế thị trường và quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta hiện nay” 3. Mục đích nghi n c Với mục tiêu nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế trang trại trồng trọt, chất lượng phát triển kinh tế trang trại trồng trọt trên địa bàn tỉnh ĐăkLăk trong những năm gần đây để tìm ra những nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế, từ đó đề xuất ra những giải pháp tích cực nhằm thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế trang trại trồng trọt của tỉnh ĐăkLăk phát triển theo hướng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa. 4. Đối tượng và phạm vi nghi n c Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự phát triển kinh tế trang trại trồng trọt trên địa bàn tỉnh ĐăkLăk. Đề tài phân tích cơ sở lý luận, thực trạng phát triển kinh tế trang trại trồng trọt trên địa bàn tỉnh ĐăkLăk trong phạm vị thời gian từ 2009 đến 2013, phân tích mục tiêu, phương hướng và đề xuất giải pháp phát triển kinh tế trang trại trồng trọt theo hướng hiện đại. 5. Phương pháp nghi n c Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp phân tích thực chứng; Phương pháp phân tích chuẩn tắc; Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, thống kê 6. Những đóng góp khoa học và thực tiễn của đề tài Những kết quả khoa học thu được thông qua thực hiện đề tài sẽ bổ sung cơ sở lý luận cũng như thực tiễn để đánh giá chung tình hình phát triển kinh tế trang trại trồng trọt của tỉnh ĐăkLăk trong quá 3 trình đẩy mạnh sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa. Những kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong quá trình hoạch định các chính sách, giải pháp về tổ chức và quản lý của Nhà nước đối với nông nghiệp nước ta nói chung và ở ĐăkLăk nói riêng. Ngoài ra, đề tài còn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu khoa học, phục vụ giảng dạy, học tập ở các ban, ngành và các trường thuộc ngành nông nghiệp. 7. Kết cấ của ận văn Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm có ba chương sau: Chương 1: Lý luận về phát triển kinh tế trang trại trồng trọt. Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế trang trại trồng trọt ở tỉnh ĐăkLăk. Chương 3: Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trồng trọt ở tỉnh ĐăkLăk. CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRỒNG TRỌT 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI TRỒNG TRỌT 1.1.1. Khái niệm kinh tế trang trại trồng trọt KTTT trồng trọt là một hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt các 4 loại cây trồng hàng năm và lâu năm, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản. 1.1.2. Những đặc trưng của kinh tế trang trạng trồng trọt - Mục đích chủ yếu của kinh tế trang trại là sản xuất nông sản phẩm hàng hóa theo nhu cầu thị trường - Tư liệu sản xuất trong trang trại thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập - Trong trang trại trồng trọt, các yếu tố sản xuất trước hết là ruộng đất và tiền vốn được tập trung tới quy mô nhất định theo yêu cầu phát triển của sản xuất hàng hoá - Kinh tế trang trại có cách thức tổ chức và quản lý sản xuất tiến bộ dựa trên cơ sở chuyên môn hóa sản xuất, thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, thực hiện hạch toán, điều hành sản xuất hợp lý và thường xuyên tiếp cận thị trường - Chủ trang trại là người có ý chí, có năng lực tổ chức quản lý, có kiến thức và kinh nghiệm sản xuất, đồng thời có hiểu biết nhất định về kinh doanh - Các trang trại đều có thuê mướn lao động. 1.1.3. Tiêu chí xác định kinh tế trang trại trồng trọt 1.1.4. Vai trò của kinh tế trang trại trồng trọt 1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRỒNG TRỌT Phát triển KTTT trồng trọt được hiểu là sự gia tăng mức độ đóng góp về giá trị sản lượng hàng hóa và sản lượng hàng hóa nông sản của các trang trại trồng trọt cho nền kinh tế, đồng thời phát huy vai trò của trang trại trong việc thúc đẩy tăng trưởng, giải quyết việc 5 làm ở khu vực nông thôn theo hướng hiện đại gắn với yêu cầu bền vững. Phát triển KTTTTT bao gồm một số nội dung và tiêu chí sau: 1.2.1. Gia tăng số ượng các trang trại trồng trọt - Phát triển về mặt số lượng. - Phát triển về mặt cơ cấu. 1.2.2. Gia tăng ng ồn ực cho trang trại trồng trọt - Yếu tố đất đai. - Yếu tố lao động. - Vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh của trang trại. - Trình độ công nghệ và các biện pháp kỹ thuật. - Cách thức tổ chức sản xuất, cơ cấu sản xuất, mức độ chuyên môn hóa, trình độ sản xuất hàng hóa của các chủ trang trại. 1.2.3. T ch c sản x ất cho trang trại trồng trọt - Về hình thức tổ chức quản lý trang trại trồng trọt có các loại liên kết sản xuất của các trang trại: Liên kết ngang, liên kết dọc và hiệp hội - Phương hướng chiến lược sản phẩm của các TTTT ở nước ta cũng đa dạng phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. - Kế hoạch sản xuất của các TTTT nhằm vào phát huy thế mạnh của điều kiện tự nhiên. - Quản lý điều hành việc thực hiện từng công đoạn trong mùa vụ sản xuất đúng tiến độ, đúng chất lượng, đúng định mức kinh tế kỹ thuật. - Tổ chức lưu thông tiêu thụ sản phẩm. - Hoạch toán sản xuất kinh doanh sau mùa vụ hoặc năm sản xuất, tính toán cân đối giữa vốn đầu tư và thu nhập, xác định lợi nhuận, tỉ suất lợi nhuận trên đồng vốn. 6 - Phân tích tình hình hiệu quả rút kinh nghiệm cho vụ sau. 1.2.4. Thị trường cho sản phẩm của trang trại trồng trọt 1.2.5. Gia tăng kết ả và hiệ ả trang trại trồng trọt - Nâng cao hiệu quả sản xuất của kinh tế trang trại trồng trọt - Nâng cao đóng góp của KTTTTT vào việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương 1.2.6. Các chỉ ti đánh giá phát triển kinh tế trang trại trồng trọt a. Chỉ tiêu chung về phát triển KTTT trồng trọt b. Chỉ tiêu phản ánh các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất của TTTT c. Chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại trồng trọt * Giá trị sản xuất (Gross Output - GO) * Chi phí trung gian (Intermediate Costs – IC) * Giá trị gia tăng (Value Added - VA) * Thu nhập của trang trại * Giá trị sản lượng hàng hóa * Tỷ suất hàng hoá d. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất của trang trại trồng trọt 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG 1.3.1. Điề kiện tự nhi n 1.3.2. Tình hình kinh tế - xã hội 1.3.3. Yế tố chính sách của địa phương về phát triển trang trại 7 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRỒNG TRỌT Ở TỈNH ĐĂKLĂK 2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRỒNG TRỌT Ở TỈNH ĐẮK LẮK 2.1.1 Điề kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý, địa hình b. Đất đai c. Khí hậu, thời tiết d. Nguồn nước, thuỷ văn 2.1.2 Điề kiện kinh tế - xã hội a. Dân cư Dân cư Đắk Lắk là cộng đồng gồm 44 dân tộc cùng chung sống, dân số toàn tỉnh là khoảng 1,8 triệu người, trong đó dân số đô thị chiếm 24,02%, còn lại chủ yếu là dân số nông thôn chiếm 75,98%. Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là 133,66 người/km2. b. Lao động Dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh từ 923,3 nghìn người năm 2011 lên 1.070,2 nghìn người năm 2013. Cùng với tỉ lệ tăng dân số tự nhiên và cơ học do di dân từ các tỉnh khác đến, nguồn lao động của Đắk Lắk cũng tăng lên đáng kể. Số lao động đang làm trong các ngành kinh tế của tỉnh từ 796,5 nghìn người năm 2011 tăng lên 965,5 nghìn người năm 2013. c. Cơ sở hạ tầng ngoài trang trại Đắk Lắk có 4 tuyến quốc lộ quan trọng chạy qua: QL 14, 26, 27 và 14C với chiều dài 397,5 km. Nhìn chung hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh từng bước được hoàn thiện. 8 d. Cơ sở hạ tầng trong trang trại Các công trình như giao thông, điện, thủy lợi, chủ yếu đang sử dụng các công trình do Nhà nước đầu tư; nhưng hiện nay hầu hết các trang trại đều nằm trong các khu sản xuất, cách biệt với các khu dân cư, giao thông đi lại hết sức khó khăn, nguồn điện phục vụ sản xuất chưa đến trang trại,... e. Tình hình phát triển kinh tế Tổng GDP của toàn tỉnh (theo giá so sánh năm 1994) năm 2011 đạt 7.235 tỷ đồng, đến năm 2013 tăng lên 12.826 tỷ đồng. Cùng với tăng trưởng kinh tế, tỉnh đã duy trì được sự ổn định kinh tế - xã hội, bước đầu phát huy được nhiều lợi thế của tỉnh, thu hút được sự quan tâm của Trung ương, sự hợp tác và giúp đỡ của các Bộ, ngành. f. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Cơ cấu các ngành kinh tế đang từng bước được chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp và giảm tương đối các ngành nông nghiệp. Ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên đáng kể, chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn tỉnh. Bảng 2.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2008-2013 ĐVT: % STT Chỉ ti Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 Nông lâm thủy sản 65,54 59,55 58,95 55,64 53,07 44,56 2 Công nghiệp, xây dựng 13,2 15,29 15,26 15,68 16,47 17,04 3 Thương mại, dịch vụ 21,26 25,16 25,79 28,68 30,46 38,4 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk năm 2013 9 2.1.3. Chính sách của địa phương về phát triển trang trại 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI TRỒNG TRỌT Ở TỈNH ĐẮK LẮK 2.2.1. Tình hình gia tăng số ượng các TTTT Tính đến cuối năm 2013, trong tổng số các loại hình trang trại thì có 1.126 trang trại trồng trọt. Trong đó có 750 TT trồng cây lâu năm, tăng bình quân cả giai đoạn 5,9%/năm, 376 trang trại cây hàng năm, tăng bình quân hàng năm cả giai đoạn khoảng 8,1%. Tuy nhiên sự gia tăng số lượng các TT không ổn đinh. Biểu đồ 2.1. Tình hình phát triển trang trại trồng trọt tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2007-2013 Nguồn: Số liệu tổng hợp báo cáo các huyện từ 2007 – 2013 Các loại hình trang trại phân bố phụ thuộc vào điều kiện sinh thái tự nhiên thể hiện rõ ở 5 khu vực: cao nguyên Buôn Ma Thuôt có số lượng trang trại lớn nhất (chiếm 65,9% tổng số trang trại trồng trọt toàn tỉnh), tiếp đến là vùng núi thấp trũng Krong Ana - Lăk chiếm 14,48% và vùng cao nguyên Ea Súp 14,3%, còn lại là vùng cao nguyên M'Đrak (3,82%) và vùng núi cao Chư Yang Sin (1,5%). Số liệu được thể hiện ở biểu đồ 2.2 và bảng 2.5 sau: 10 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu các loại hình trang trại phân bố theo vùng sinh thái năm 2013 Nguồn: Số liệu tổng hợp từ báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh ĐăkLăk 2013 Bảng 2.5: Các loại hình TT phân bố theo vùng sinh thái năm 2013 Loại hình TT TT trồng cây hàng năm TT trồng cây lâu năm Các vùng sinh thái Tổng 376 750 1. Vùng cao nguyên Buôn Ma Thuột SL 50 692 DT BQ 1TT (ha) 9,74 6,29 Cơ cấu (%) 6,74 93,26 2. Vùng cao nguyên Ea Súp SL 114 47 DT BQ 1 TT (ha) 5,9 8,62 Cơ cấu (%) 70,81 29,19 11 3. Vùng cao nguyên M'Đrak SL 42 1 DT BQ 1 TT (ha) 10,14 27 Cơ cấu (%) 97,67 2,33 4. Vùng núi thấp trũng Krong Ana - Lăk SL 156 7 DT BQ 1TT (ha) 4,31 19,14 Cơ cấu (%) 95,71 4,29 5. Vùng núi cao Chư Yang Sin SL 14 3 DT BQ 1 TT (ha) 6,29 14,33 Cơ cấu (%) 82,35 17,65 Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh ĐăkLăk Tóm lại, việc hình thành và phát triển KTTT chủ yếu từ nông hộ, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, thói quen, kinh nghiệm, thị trường tiêu thụ. Thực tế cho thấy trên địa bàn tỉnh tồn tại rất nhiều trang trại tự phát, dựa vào sự năng động, sáng tạo, tự bươn chải và ý chí làm giàu của chủ trang trại mà chưa có sự hỗ trợ tích cực của lãnh đạo của các cấp, các ban ngành của địa phương. 2.2.2. Tình hình gia tăng ng ồn ực cho TTTT a. Về đất đai Tổng diện tích đất của các trang trại trồng trọt trên địa bàn tỉnh năm 2013 là khoảng 7.284 ha, chiếm 75,12% tổng diện tích đất các loại hình trang trại, nhưng chỉ chiếm 1,54% diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh. Trong đó: - Đất trồng cây hàng năm có 2.346 ha, bình quân 4,8 ha/trang trại, giảm 0,1 ha so với năm 2007. 12 - Đất trồng cây lâu năm có 4.938 ha, chiếm 65,82% đất sản xuất nông nghiệp của các trang trại, bình quân 5,7 ha/trang trại. b. Về vốn sản xuất Vốn tự có 1.091.113 triệu đồng, tăng bình quân giai đoạn 2007-2013 là 34,1%/năm. Vốn vay của các tổ chức tín dụng 161.600 triệu đồng, tăng bình quân giai đoạn 2007-2013 là 39,1%/năm. Trong đó: - Tổng vốn đầu tư của trang trại trồng cây hàng năm năm 2013 là 182.697 triệu đồng so với năm 2007 tăng 165.296 triệu đồng, tăng bình quân hàng năm 48,4%/năm; còn vốn đầu tư bình quân 1 trang trại tăng từ 73 triệu đồng năm 2007 lên 485 triệu đồng năm 2013. - Tổng vốn đầu tư của trang trại trồng cây lâu năm năm 2013 là 585.684 triệu đồng, tăng 504.348 triệu đồng so với năm 2007, bình quân tăng 39%/năm; vốn bình quân 1 trang trại tăng từ 153 triệu đồng năm 2007 lên 783 triệu đồng năm 2013. c. Về lao động * Thông tin về chủ trang trại: Trình độ chuyên môn của chủ trang trại khá thấp, hiện nay có trên 86% các chủ trang trại chưa qua đào tạo, số được đào tạo đại học và trên đại học chỉ chiếm 2,66%; còn lại trung cấp, cao đẳng chiếm 5,37%; sơ cấp và công nhân kỹ thuật chiếm: 5,89%. Trong số chủ trang trại được đào tạo thì số người được đào tạo kỹ thuật nông nghiệp chiếm 44,81%, kinh tế 21,58%, còn lại là các ngành nghề khác. * Tình hình lao động trang trại: Tổng số lao động của các trang trại trên địa bàn tỉnh năm 2013 là 8.203 người, trong đó lao động của chủ trang trại 3.307 người, lao động thuê ngoài 4.896 13 người. Bình quân một trang trại sử dụng 4,7 lao động, trong đó 1,91 lao động gia đình (chiếm 40,3%) và 2,83 lao động thuê ngoài (chiếm 59,7%). Bảng 2.8. Tình hình lao động phân theo loại hình trang trại năm 2013 STT Loại hình trang trại Số ao động của trang trại T ng LĐ của trang trại (người) Số trang trại Bình quân LĐ/tra ng trại Số ao động của TT (người) LĐ th ngoài thường xuyên (người) LĐ th ngoài thời vụ (người) I Tổng TTTT 1.973 1.352 1.892 5.217 1.126 4,6 Cây hàng năm 871 318 524 1.713 376 4,6 Cây lâu năm 1.102 1.034 1.368 3.504 750 4,7 II TT Tổng hợp 355 257 309 921 163 5,7 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2013 2.2.3. Tình hình t ch c sản x ất trang trại trồng trọt - Về hình thức tổ chức quản lý TT: Ở ĐăkLăk phổ biến là hình thức TT gia đình do một hộ gia đình tự chủ trong sản xuất kinh doanh, chủ TT trực tiếp điều hành sản xuất kinh doanh, trực tiếp sản xuất như lao động chính. - Về phương thức chiến lược sản phẩn của các TTTT ở tỉnh ĐăkLăk cũng rất đa dạng. Đối với TT trồng cây hàng năm thường bao gồm những cây trồng chủ yếu như: lúa, bắp, mì, bông, đậu tương... Đối với TT trồng cây lâu năm thường tập trung vào các loại cây trồng có giá trị xuất khẩu cao như cà phê, cao su, hồ tiêu, ca cao, hạt điều. - Về kế hoạch sản xuất của các TTTT ở tỉnh ĐăkLăk cũng đã nhằm vào phát huy thế mạnh của địa phương. Tuy nhiên, những kế 14 hoạch sản xuất của TTTT thường chưa có cơ sở đáng tin cậy về đầu ra (thị trường tiêu thụ và giá cả) và các chủ TT thiếu kiến thức, thông tin về thị trường trong nước và thế giới. 2.2.4. Tình hình thị trường cho sản phẩm của TTTT - Bán trực tiếp cho các nhà máy chế biến: Hình thức tiêu thụ này chủ yếu được thực hiện tại các vùng nguyên liệu tập trung. - Bán trực tiếp cho các doanh nghiệp kinh doanh thương mại để xuất khẩu như Công ty 2-9, Công ty cà phê Thắng Lợi, Công ty cà phê Phước An... - Bán cho các đại lý, nhà buôn nông sản. 2.5.5. Tình hình kết ả và hiệ ả TTTT a. Kết quả sản xuất kinh doanh của các TTTT * Giá trị sản xuất Tổng GTSX của các TTTT năm 2013 là 359.026 triệu đồng, trong đó một số huyện, thành phố có giá trị sản xuất cao là: Cư M’gar: 89.473 triệu đồng, huyện Krông Năng: 68.127 triệu đồng, Ea H’leo: 65.652 triệu đồng, Ea Kar: 22.653 triệu đồng. * Chi phí sản xuất của trang trại trồng trọt Tỷ lệ chi phí của TTTT năm 2013 là 58,21%, trong đó chi phí TT cây hàng năm khoảng 55%, TT cây lâu năm 59,21%. Bình quân TT có chi phí 208.977 triệu đồng chiếm tỷ trọng 58,20% trong giá trị sản xuất bình quân của TT. Trong từng loại TT chi phí đầu tư cũng có sự khác nhau lớn, cụ thể TT trồng cây cao su có chi phí lớn, trang trại điều và lúa lại thấp. * Thu nhâp của trang trại trồng trọt Tổng thu nhập của TTTT tỉnh Đắk Lắk năm 2013 là chủ yếu, chiếm 65,81% tổng thu nhập của các loại hình TT. 15 Bảng 2.11. Thu nhập bình quân một trang trại trồng trọt phân theo ngành sản xuất của tỉnh Đắk Lắk năm 2013 STT Trang trại ĐVT GTSX Chi phí Th nhập I TT Trồng trọt Tr.đồng 359.026 208.977 150.049 1 Cây hàng năm " 77.336 42.189 35.147 + Lúa " 49.965 27.660 22.306 + Ngô " 8.394 4.712 3.683 + Mía " 18.976 9.818 9.159 2 Cây lâu năm " 281.690 166.788 114.903 + Cà phê " 185.822 114.246 71.576 + Tiêu " 28.233 15.365 12.868 + Điều " 2.914 1.543 1.371 + Cao su " 14.330 8.523 5.807 + Cà phê-tiêu " 21.602 11.637 9.965 + Cà phê-cao su " 24.059 12.997 11.062 + Cà phê-điều " 4.730 2.477 2.253 II TT T ng hợp " 90.264 59.588 30.676 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2013. b. Hiệu quả sử dụng các nguồn lực * Hiệu quả sử dụng đất Trong sản xuất nông nghiệp, để tăng khối lượng sản phẩm con người phải đầu tư vào đất đai và thông qua đất đai để tác động làm tăng sản lượng cây trồng. * Hiệu quả sử dụng vốn Trang trại trồng trọt chủ yếu là trang trại trồng cây lâu năm, việc đầu tư theo một chu kỳ dài, thời gian kiến thiết cơ bản thường từ 3 - 6 năm, thời gian thu hồi vốn lâu. Trung
Tài liệu liên quan