1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, ngành Bảo hiểm xã hội đã không ngừng
phát triển và đạt được những kết quả to lớn trong việc thực hiện chế độ
chính sách BHXH, BHYT. Do phải chịu áp lực từ việc giải quyết các
nhiệm vụ thực hiện chế độ, chính sách cho hàng triệu lao động trên cả
nước nên công tác đào tạo và phát triển NNL của ngành BHXH còn
nhiều hạn chế, kết quả chưa tương tương xứng với khối lượng công
việc.
Đứng trước đòi hỏi xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ công chức, viên chức; đứng trước những khó khăn, thách thức từ
thực trạng NNL, công tác đào tạo và phát triển NNL phải có những
bước đổi mới tích cực mới có thể đáp ứng được các yêu cầu nhiệm vụ
đặt ra. Để đáp ứng nhu cầu phát triển trong giai đoạn hiện nay, BHXH
tỉnh Quảng Nam cần có chiến lược phát triển toàn diện, trong đó vấn đề
về công tác đào tạo, quản lý và sử dụng NNL là vấn đề hết sức quan
trọng. Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi chọn đề tài: “Phát triển nguồn
nhân lực ngành Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam” để làm luận văn
cao học.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về nguồn nhân lực và phát triển NNL.
- Phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành BHXH
tỉnh Quảng Nam trong thời gian vừa qua; chỉ ra những thành công cũng
như những tồn tại, hạn chế trong phát triển NNL ngành BHXH tỉnh
Quảng Nam.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để phát triển NNL ngành
BHXH tỉnh Quảng Nam.
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Phát triển nguồn nhân lực ngành bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHẠM QUỐC VŨ
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH
BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NAM
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 60.31.05
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Đà Nẵng - Năm 2015
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. NINH THỊ THU THỦY
Phản biện 1: TS. PHẠM THANH TRÀ
Phản biện 2: TS. HỒ KỲ MINH
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ kinh tế tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 10 tháng 01
năm 2015.
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng.
- Thư viện Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, ngành Bảo hiểm xã hội đã không ngừng
phát triển và đạt được những kết quả to lớn trong việc thực hiện chế độ
chính sách BHXH, BHYT. Do phải chịu áp lực từ việc giải quyết các
nhiệm vụ thực hiện chế độ, chính sách cho hàng triệu lao động trên cả
nước nên công tác đào tạo và phát triển NNL của ngành BHXH còn
nhiều hạn chế, kết quả chưa tương tương xứng với khối lượng công
việc.
Đứng trước đòi hỏi xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ công chức, viên chức; đứng trước những khó khăn, thách thức từ
thực trạng NNL, công tác đào tạo và phát triển NNL phải có những
bước đổi mới tích cực mới có thể đáp ứng được các yêu cầu nhiệm vụ
đặt ra. Để đáp ứng nhu cầu phát triển trong giai đoạn hiện nay, BHXH
tỉnh Quảng Nam cần có chiến lược phát triển toàn diện, trong đó vấn đề
về công tác đào tạo, quản lý và sử dụng NNL là vấn đề hết sức quan
trọng. Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi chọn đề tài: “Phát triển nguồn
nhân lực ngành Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam” để làm luận văn
cao học.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về nguồn nhân lực và phát triển NNL.
- Phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành BHXH
tỉnh Quảng Nam trong thời gian vừa qua; chỉ ra những thành công cũng
như những tồn tại, hạn chế trong phát triển NNL ngành BHXH tỉnh
Quảng Nam.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để phát triển NNL ngành
BHXH tỉnh Quảng Nam.
2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượngnghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên
quan đến công tác phát triển nguồn nhân lực ngành BHXH tỉnh Quảng
Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Đề tài đề cập một số nội dung chủ yếu trong công tác
phát triển nguồn nhân lực ngành BHXH.
- Không gian: Nghiên cứu nội dung trên phạm vi tỉnh Quảng
Nam.
- Thời gian: Các giải pháp đề xuất trong luận văn chỉ có ý nghĩa
trong ngắn hạn.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích thực chứng
- Phương pháp phân tích chu n tắc
- Phương pháp phân tích thống kê
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp phân tích so sánh
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các
phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm có ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực
Chương 2: Thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành Bảo hiểm
xã hội tỉnh Quảng Nam
Chương 3: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành Bảo hiểm
xã hội tỉnh Quảng Nam
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
1.1. KHÁI QUÁT VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC
1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực
Khái niệm NNL hiện nay không còn xa lạ đối với nền kinh tế
nước ta. Tuy nhiên, quan niệm về vấn đề này chưa thống nhất nhưng
chúng ta có thể hiểu: NNL là tổng thể những tiềm năng của con người
(trước hết và cơ bản nhất là tiềm năng về lao động), gồm cả ph m chất,
trình độ chuyên môn, kiến thức, óc sáng tạo, năng lượng, nhiệt huyết và
kinh nghiệm sống của con người nhằm đáp ứng cơ cấu kinh - xã hội.
1.1.2. Phát triển nguồn nhân lực
Phát triển NNL là tiến trình phát triển năng lực con người thông
qua các hình thức, phương pháp, chính sách, biện pháp hoàn thiện và
nâng cao chất lượng của NNL (trí tuệ, thể chất và ph m chất tâm lý xã
hội), và phát triển môi trường học tập nhằm đáp ứng đòi hỏi về NNL
cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn phát triển.
1.1.3. Ý nghĩa phát triển nguồn nhân lực
a. Đối với nền kinh tế
b. Đối với tổ chức
c. Đối với người lao động
1.1.4. Đặc điểm của nguồn nhân lực ngành Bảo hiểm xã hội
Nguồn nhân lực ngành BHXH có những tính chất công việc như sau:
- Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến
các chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ
chức khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng chế
độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định.
- Tổ chức cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho những
người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
4
- Xây dựng và ban hành các chính sách cụ thể nhằm đảm bảo đời
sống cho cán bộ nhân viên, nhất là cán bộ đi công tác tại các vùng có
nhiều khó khăn.
1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
1.2.1. Phát triển về quy mô nguồn nhân lực
- Việc phát triển quy mô NNL được thực hiện thông qua hoạt
động tuyển dụng, thu hút nguồn nhân lực từ bên ngoài.
- Sự phát triển về quy mô NNL dựa trên hai nhóm yếu tố: Yếu tố
bên trong tổ chức như yêu cầu nhiệm vụ, tính chất công việc... sẽ quyết
định đến việc có nên gia tăng số lượng NNL hay không, nên tăng bao
nhiêu so với thực tế và yếu tố bên ngoài như sự gia tăng về dân số. Quy
mô và tốc độ tăng dân số càng cao thì yêu cầu về quy mô và tốc độ tăng
NNL càng lớn và ngược lại.
Tiêu chí đánh giáphát triển về quy mô NNL:
- Tổng số lao động hàng năm
- Mức tăng và tỷ lệ tăng lao động hàng năm
1.2.2. Xác định cơ cấu nguồn nhân lực phù hợp
Xác định cơ cấu NNL tức là phải xây dựng cơ cấu NNL sao cho
cơ cấu đó đáp ứng được nhiệm vụ, mục tiêu chiến lược của tổ chức.
Việc xác định cơ cấu NNL rất quan trọng, bới lẽ nhiệm vụ, mục tiêu
chiến lược của tổ chức chỉ có thể được thực hiện thắng lợi khi cơ cấu
NNL được xác định đúng đắn và phù hợp.
Các tiêu chí đánh giá cơ cấu NNL gồm có:
- Cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ chuyên môn.
- Cơ cấu nguồn nhân lực theo ngành nghề đào tạo.
- Cơ cấu nguồn nhân lực phân bố theo vùng miền.
- Cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi.
- Cơ cấu nguồn nhân lực theo giới tính...
1.2.3. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của NNL
- Nâng cao kiến thức là yếu tố cốt lõi để phát triển người lao
5
động bằng nhiều hình thức, trong đó chủ yếu là thông qua hoạt động
giáo dục và đào tạo, là nền tảng để người lao động phát triển kỹ năng
và nhận thức trong quá trình lao động sáng tạo và hiệu quả.
Tiêu chí đánh giá trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của NNL:
- Số lượng người lao động theo các trình độ đào tạo: trên đại học,
đại học, cao đẳng, trung cấp
- Tỷ lệ của từng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ (trên đại học,
đại học, cao đẳng, trung cấp ) trong tổng số.
- Số lượng nhân lực được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ ở các
trình độ hàng năm.
1.2.4. Nâng cao kỹ năng của nguồn nhân lực
Kỹ năng chỉ có thể được hình thành thông qua thực làm, cùng
với việc áp dụng các phương pháp cụ thể. Do vậy, để đánh giá kỹ năng
của NNL người ta phải dựa vào tiêu chí đánh giá mức độ thành thạo
công việc được thực hiện và thường sử dụng các công cụ đo lường định
tính để xác định mức độ đáp ứng về kỹ năng như:
- Khả năng đảm nhận, khả năng hoàn thành, mức độ hoàn thành
công việc của người lao động;
- Khả năng vận dụng kiến thức vào các thao tác của công việc, sự
thành thạo, kỹ xảo...
- Khả năng xử lý tình huống, khả năng truyền đạt, thu hút sự chú
ý, khả năng ứng xử trong giao tiếp.
1.2.5. Nâng cao nhận thức của nguồn nhân lực
Nâng cao nhận thức là quá trình làm tăng mức độ sự hiểu biết về
chính trị, xã hội, tính tự giác, tính kỷ luật, thái độ, tác phong lao động,
tinh thần trách nhiệm, tính thích ứngtrong quá trình làm việc của
người lao động.
Nhận thức của người lao động được coi là tiêu chí đánh giá trình
độ phát triển nguồn nhân lực. Nâng cao nhận thức người lao động sẽ
giúp nâng cao năng suất và hiệu quả lao động,
6
Tiêu chí về nâng cao nhận thức của NNL
- Ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tự giác và hợp tác.
- Trách nhiệm và niềm say mê nghề nghiệp, yêu nghề, đóp góp tích
cực cho cơ quan, năng động trong công việc.
- Khả năng tham gia các hoạt động xã hội, thích nghi và điều
chỉnh, chịu áp lực trong công việc
- Thể hiện trong các mối quan hệ xã hội, thái độ trong giao tiếp,
ứng xử trong công việc và cuộc sống
1.2.6. Nâng cao động lực thúc đẩy nguồn nhân lực
Nâng cao động lực thúc đ y người lao động có tác dụng từ hai
phía: người lao động và người sử dụng lao động.
Việc đánh giá khả năng nâng cao động lực thúc đ y người lao
động thể hiện qua các tiêu chí đánh giá như sau:
- Thực hiện công bằng, minh bạch công tác chi trả tiền lương,
tiền thưởng, các khoản phụ cấp, phúc lợi xã hội cho người lao động;
- Thực hiện dân chủ, hợp lý các chính sách về đề bạt, bố trí cán
bộ, phân cấp phân quyền cho cấp dưới, đào tạo nâng cao trình độ
chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp;
- Tình hình cải thiện môi trường, điều kiện làm việc...
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NNL
1.3.1. Điều kiện tự nhiên
1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương
1.3.3. Cơ chế, chính sách của Nhà nước
7
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH BẢO
HIỂM XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NAM
2.1. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT
TRIỂN NNL NGÀNH BHXH TỈNH QUẢNG NAM
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Quảng Nam là tỉnh ven biển, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm
miền Trung, có 18 huyện, thành phố ( trong đó có 2 TP Tam Kỳ và Hội
An); tổng diện tích tự nhiên 10.406 km2, nằm ở trung độ của cả nước.
Phía đông giáp với biển đông, phía tây giáp với tỉnh Kon Tum và tỉnh
Xê Kông (Lào), phía nam giáp với tỉnh Quảng Ngãi, phía bắc giáp với
thành phố Quảng Nam và tỉnh Thừa Thiên - Huế.
b. Đặc điểm địa hình, khí hậu, dân số
Địa hình tỉnh Quảng Nam tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây
sang Đông.
Tính đến hết năm 2013, dân số Quảng Nam là 1.435.629 người,
với mật độ dân số trung bình là 139 người/km2; Quảng Nam có lực
lượng lao động dồi dào, với trên 887.000 người (chiếm 62% dân số
toàn tỉnh), trong đó lao động ngành nông nghiệp chiếm 61,57%, ngành
công nghiệp và xây dựng là 16,48% và ngành dịch vụ là 21,95%.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Quảng Nam được đánh giá là tỉnh có bước đột phá mạnh về tốc
độ phát triển kinh tế. Với tổng sản ph m GDP bình quân hàng năm tăng
11.59%. Riêng năm 2013 đạt 12.5%, trong đó khu vực có mức tăng
trưởng nhanh nhất là Công nghiệp - Xây dựng mỗi năm bình quân tăng
gần 20%, tiếp đến là khu vực Dịch vụ tăng bình quân 14,2% và tăng
thấp nhất là khu vực Nông lâm thủy sản bình quân tăng 2,2% năm.
8
2.1.3. Khái quát về hệ thống ngành BHXH tỉnh Quảng Nam
a.Quá trình hình thành và phát triển của BHXH tỉnh Quảng Nam
Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam là cơ quan Nhà nước đóng trên
địa bàn tỉnh, đặt dưới sự lãnh đạo, quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng
giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và sự quản lý hành chính nhà
nước trên địa bàn lãnh thổ của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam. Với
chức năng, nhiệm vụ cơ bản là tổ chức thực hiện toàn diện công tác bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
b. Chức năng, nhiệm vụ
BHXH tỉnh Quảng Nam là đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam
có chức năng giúp Tổng Giám đốc thực hiện các chính sách, chế độ
BHXH và quản lý quỹ BHXH trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
c. Cơ cấu tổ chức bộ máy
Căn cứ nghị định 94/2008/NĐ-CP ngày 22/08/2008 của chính
phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của BHXH Việt
Nam, cơ cấu tổ chức của BHXH Quảng Nam gồm có:
- Ban giám đốc: gồm 4 người
- 9 phòng chuyên môn tại Văn phòng VHXH tỉnh
- 18 BHXH huyện, thành phố
d. Tình hình hoạt động của BHXH tỉnh Quảng Nam
BHXH tỉnh Quảng Nam đã chủ động trong việc triển khai việc
khai thác đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH, BHYT, thực hiện
nhiều giải pháp để đôn đốc thu và thu hồi nợ BHXH, BHYT, cùng các
cấp phối hợp thực hiện BHYT toàn dân vào năm 2015. Kết quả hoạt
động trong giai đoạn 2009 - 2013 thể hiện như sau:
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
NGÀNH BHXH TỈNH QUẢNG NAM
9
2.2.1. Thực trạng phát triển về quy mô của nguồn nhân lực
Tổng số cán bộ, công chức, viên chức ngành BHXH tỉnh Quảng
Nam năm 2013 là 307 người, tăng 6 người so với năm 2012 và tăng 31
người so với năm 2011. Sở dĩ BHXH tỉnh Quảng Nam tuyển dụng một
lượng lớn người lao động trong năm 2012 và 2013 vì thực tế khối
lượng công việc ngày càng tăng cao, trong những năm gần đây liên tục
phát sinh những chính sách mới như BHXH tự nguyện, Bảo hiểm thất
nghiệp và Luật BHYT có hiệu lực
Bảng 2.4: Số lượng lao động của BHXH tỉnh Quảng Nam
Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013
Tổng số lao động Người 276 301 307
Lượng tăng tuyệt
đối
Người
- 25 6
Tốc độ tăng % - 9 2
Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành Chính
2.2.2. Thực trạng về cơ cấu nguồn nhân lực
a. Cơ cấu theo ngành nghề
Cơ cấu NNL theo ngành nghề tại BHXH tỉnh Quảng Nam trong
thời gian qua cũng có những thay đổi nhưng mức độ thay đổi là không
đáng kể. Nhìn chung, cơ cấu NNL trong các ngành Kinh tế, Kế toán;
Luật thương mại, kinh tế; Công nghệ thông tin; Y khoa; Văn thư lưu
trữ; đáp ứng được các hoạt động của ngành.
Bên cạnh đó, BHXH tỉnh Quảng Nam cũng đỡ tốn kém chi phí
và thời gian để đào tạo lại nhân lực. Vì vậy, có thể thấy cơ cấu NNL
ngành nghề hợp lý sẽ mang lại hiệu quả thiết thực như thế nào.
b. Cơ cấu theo giới tính, độ tuổi
Độ tuổi của nhân viên ngành BHXH nói chung còn trẻ và đủ sức
khỏe để đáp ứng được yêu cầu công việc của ngành, lao động có độ
10
tuổi dưới 30 chiếm tỷ lệ 38%, lao động có độ tuổi từ 30-50 chiếm tỷ lệ
54%, đây là độ tuổi có đầy đủ sức khỏe và kinh nghiệm trong việc giải
quyết công việc góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ mà ngành BHXH
đặt ra, tỷ lệ cán bộ trên 50 tuổi có xu hướng giảm dần.
Về giới tính : Nhìn chung, từ năm 2011 cho đến nay, số lượng
CBVC nữ luôn có sự chênh lệch so với nam, khoảng cách này ngày
càng lớn, đến năm 2013 là 27 người. Điều này cho thấy, nam giới ít
quan tâm đến ngành BHXH hơn nữ giới.
Bảng 2.6: Cơ cấu lao động theo giới tính, độ tuổi
(ĐVT: Người)
Độ tuổi
2011 2012 2013
SL % SL % SL %
Tổng số lao động 276 100 301 100 307 100
Theo giới tính
Lao động nam 121 43,8 137 45,5 140 45,6
Lao động nữ 155 56,2 164 54,5 167 54,4
Theo độ tuổi
Dưới 30 124 45 111 36,8 117 38,1
30–50 122 44,2 166 55,1 166 54
Trên 50 30 10,8 24 8,1 24 7,9
Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính
c. Cơ cấu theo trình độ chuyên môn và lý luận chính trị:
Về trình độ chuyên môn của nhân viên nhìn chung có chất lượng
cao: lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên là 286 người (chiếm
93% tổng số nhân viên), với trình độ tin học và ngoại ngữ đã qua đào
tạo. Cụ thể trong tổng số 286 CBVC có: 45 chuyên viên chính, 230
chuyên viên và đều nằm chỉ tiêu biên chế của ngành.
Về trình độ lý luận, chính trị : trong đó có 50 CBVC hoàn thành
11
trình độ lý luận chính trị cao cấp và cử nhân (chiếm tỷ lệ 16% tổng số
CBVC); 33 CBVC hoàn thành trình độ Trung cấp lý luận chính trị
(chiếm tỷ lệ 10,7% tổng số nhân viên). Đây là tỷ lệ thấp về mặt đào tạo
trình độ lý luận cho CBVC trong các cơ quan Nhà nước.
2.2.3. Thực trạng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
của nguồn nhân lực
Cơ cấu trình độ NNL đã qua đào tạo là một trong các chỉ tiêu
phản ánh chất lượng NNL. Cơ cấu này là một trong những vấn đề cơ
bản nhất khi xem xét, đánh giá NNL của một tổ chức. Trình độ chuyên
môn nghiệp vụ của NNL ngành BHXH đang ngày càng phát triển, tỷ lệ
NNL sau Đại học và Đại học ngày càng cao, tỷ lệ Cao đẳng và trung
học chuyên nghiệp càng ngày càng ít. Nguồn nhân lực đáp ứng đầy đủ
yêu cầu của công việc.
Bảng 2.8: Cơ cấu lao động theo trình độ
(ĐVT: Người)
Chỉ tiêu
2011 2012 2013
SL % SL % SL %
Tổng số 276 100 301 100 307 100
Trên đại học 2 0,72 3 1 5 1,6
Đại học 204 73,8 232 77 235 76,3
Cao đẳng, TC 64 23,2 60 20,3 61 20
Sơ cấp 6 2,28 6 1,7 6 2,1
Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính
2.2.4. Thực trạng nâng cao kỹ năng của nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực ngành BHXH đòi hỏi phải đáp ứng tốt các kỹ năng
giải quyết tình huống công việc thực tế và tự học, tự đào tạo nâng cao trình
độ CMNV. Tuy nhiên cũng giống như tình trạng chung của lao động Việt
Nam là còn hạn chế trong một số kỹ năng như: tiếng Anh, CNTT, làm việc
12
nhóm, kỹ năng giao tiếp, tư duy phê phán, và còn bị động trong việc xử
lý công việc.
2.2.5. Thực trạng về nhận thức của nguồn nhân lực
- Những hoạt động để nâng cao nhận thức của NNL ngành
BHXH, cụ thể như: Tiến hành đào tạo, sử dụng các chính sách kích
thích tính tự giác, tính kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, thái độ làm việc
của người lao động. Bên cạnh đó, bản thân người lao động cũng cần
phải luôn không ngừng rèn luyện và học hỏi để nâng cao nhận thức.
- Nhận thức của NNL ngành BHXH tỉnh Quảng Nam chủ yếu là
tuân thủ kỷ luật lao động, thái độ tích cực đóng góp cho công việc cũng
như khả năng thích nghi và điều chỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu của công
việc. Nhưng nhận thức về tham gia các hoạt động xã hội còn chưa cao,
trong thực hiện nhiệm vụ còn thiếu tác phong chuyên nghiệp, chưa nhận
thức được vai trò to lớn của một cán bộ ngành BHXH “BHXH – An
sinh xã hội – Chổ dựa vững chắc của người lao động”
2.2.6. Thực trạng các động lực thúc đẩynguồn nhân lực
Nâng cao động lực thúc đ y có ý nghĩa quan trọng đối với chính bản
thân người lao động cũng như đối với sự phát triển lâu dài, bền vững của
một tổ chức, đồng thời nó còn tạo ra sự gắn bó giữa tổ chức và người lao
động với nhau. Nhận thức được điều đó, BHXH tỉnh Quảng Nam cũng đã
có những chính sách, biện pháp nhằm nâng cao động lực thúc đ y về các
yếu tố tinh thần.
a. Về công tác tiền lương
- Tiền lương cơ bản
- Thưởng
- Phụ cấp
- Phúc lợi
b. Về các yếu tố tinh thần
13
Nhìn chung, BHXH tỉnh Quảng Nam có nhiều chế độ khen,
tuyên dương kịp thời, ảnh hưởng tích cực tới hiệu quả làm việc. Bên
cạnh đó, ngành BHXH còn tổ chức các phong trào văn nghệ, thể dục
thể thao nhằm tạo ra sân chơi lành mạnh, gắn kết CBVC. Tuy nhiên số
phong trào được tổ chức còn hạn chế.
c. Về điều kiện làm việc
Có thể thấy một tác nhân có ảnh hưởng quan trọng đến tinh thần
làm việc của các CBVC là các cán bộ quản lý, bên cạnh đó mối quan hệ
với đồng nghiệp cũng có sự ảnh hưởng đáng kể. Nhận thức được tầm
quan trọng đó, BHXH tỉnh Quảng Nam luôn cố gắng tạo ra một môi
trường làm việc thỏa mái, tạo sự gần giữa các cấp lãnh đạo với nhân
viên.
d. Về khả năng thăng tiến, học hỏi
Nhận thức được vai trò quan trọng của thăng tiến, học hỏi đối với sự
hăng say, tích cực làm việc của CBVC, BHXH tỉnh Quảng Nam luôn tạo
điều kiện cho người lao động được học hỏi kinh nghiệm, chuyên môn từ
đồng nghiệp, từ những nhà quản lý có tài năng và kinh nghiệm lâu năm.
Bên cạnh đó, BHXH tỉnh Quảng Namluôn tạo ra những cơ hội học hỏi đối
với cán bộ công nhân viên trong đơn vị như được cử đi đào tạo sau đại học,
tiếp thu KHCN tiên tiến, tập huấn các phần mềm quản lý của ngành, được
cử đi học các lớp nâng cao CMNV, các lớp nâng cao lý luận chính trị,
quản lý nhà nước,
2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
NGÀNH BHXH TỈNH QUẢNG NAM
2.3.1. Những thành công
- Nhờ chính sách tuyển dụng mới của ngành cho nên BHXH tỉnh
Quảng Nam trong những năm gần đây đã phát triển NNL khá nhanh
đáp ứng cả về số lượng lẫn chất lượng.
14
- Nhìn chung, BHXH tỉnh Quảng Nam đã xây dựng được một bộ
phận quản lý nguồn nhân lực nói chung, cơ cấu bộ máy quản lý phát
triển NNL nói riêng mang tính hệ thống và chặt chẽ, mang lại hiệu quả
cao.
- Là một ngành đặc thù và nhờ có những chính sách luân phiên