Mô hình trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến có hiệu quả cao đã được hình thành từ lâu ở nhiều quốc gia trên thế giới. Loại hình này cũng đã và đang được hình thành ở nông nghiệp nông thôn Việt Nam, đặc biệt trong ngành chăn nuôi. Chăn nuôi theo quy mô trang trại đã và đang là xu hướng phát triển tất yếu của ngành chăn nuôi.Tỉnh Đắk Lắk hiện là một trong những địa phương tiếp cận và phát triển nhanh chóng mô hình trang trại chăn nuôi trên cả nước.Tổng nguồn vốn đầu tư của trang trại tính đến nay khoảng 1.089 tỷ đồng, bình quân gần 1,5 tỷ đồng/trang trại; trong đó tỷ lệ vốn vay chiếm gần 24%, vốn tự có hơn 76%. Đến nay, con số này còn tăng lên khá nhiều. Song với mô hình còn mới mẻ, vẫn còn rất nhiều vướng mắc tồn động trong mô hình chăn nuôi trang trại này.Riêng tại Ea H’leo, tính đến thời điểm hiện tại - tháng 3/2017, toàn huyện có 27 trang trại, trong đó, chỉ có 1 trang trại chăn nuôi theo đúng tiêu chí1. Có thể thấy, trang trại chăn nuôi tại huyện Ea H’leo vẫn chưa được phát triển, chủ yếu vẫn là chăn nuôi nhỏ lẻ trong dân cư, hoặc nếu có trang trại thì quy mô lại chưa lớn, chưa thực sự phát huy hết tiềm năng phát triển của địa phương. Do vậy, tôi chọn đề tài “Phát triển trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk lắk” để có thể góp một phần ý kiến vào việc định hướng cho việc phát triển mô hình trang trại để ngành chăn nuôi trên địa bàn huyện nhà đạt hiệu quả tốt nhất.
26 trang |
Chia sẻ: Việt Cường | Ngày: 11/04/2025 | Lượt xem: 20 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Phát triển trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
BÙI THỊ MỸ THY
PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI CHĂN NUÔI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN EA H’LEO, TỈNH ĐẮK LẮK
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mã số: 60.31.01.05
Đà Nẵng - 2017 Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN
Ngƣời hƣớng dẫn KH: TS. LÊ BẢO
Phản biện 1: PGS. TS. Bùi Quang Bình
Phản biện 2: TS. Trần Quang Huy
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Kinh tế Phát triển họp tại Trường Đại học Kinh tế,
Đại học Đà Nẵng vào ngày 20 tháng 8 năm 2017
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mô hình trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến
có hiệu quả cao đã được hình thành từ lâu ở nhiều quốc gia trên thế
giới. Loại hình này cũng đã và đang được hình thành ở nông nghiệp
nông thôn Việt Nam, đặc biệt trong ngành chăn nuôi. Chăn nuôi theo
quy mô trang trại đã và đang là xu hướng phát triển tất yếu của
ngành chăn nuôi.
Tỉnh Đắk Lắk hiện là một trong những địa phương tiếp cận và
phát triển nhanh chóng mô hình trang trại chăn nuôi trên cả nước.
Tổng nguồn vốn đầu tư của trang trại tính đến nay khoảng 1.089 tỷ
đồng, bình quân gần 1,5 tỷ đồng/trang trại; trong đó tỷ lệ vốn vay
chiếm gần 24%, vốn tự có hơn 76%. Đến nay, con số này còn tăng
lên khá nhiều. Song với mô hình còn mới mẻ, vẫn còn rất nhiều
vướng mắc tồn động trong mô hình chăn nuôi trang trại này.
Riêng tại Ea H’leo, tính đến thời điểm hiện tại - tháng 3/2017,
toàn huyện có 27 trang trại, trong đó, chỉ có 1 trang trại chăn nuôi
theo đúng tiêu chí1. Có thể thấy, trang trại chăn nuôi tại huyện Ea
H’leo vẫn chưa được phát triển, chủ yếu vẫn là chăn nuôi nhỏ lẻ
trong dân cư, hoặc nếu có trang trại thì quy mô lại chưa lớn, chưa
thực sự phát huy hết tiềm năng phát triển của địa phương. Do vậy, tôi
chọn đề tài “Phát triển trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Ea
H’leo, tỉnh Đắk lắk” để có thể góp một phần ý kiến vào việc định
hướng cho việc phát triển mô hình trang trại để ngành chăn nuôi trên
địa bàn huyện nhà đạt hiệu quả tốt nhất.
1 Bộ Nông nghiệp và PTNT (2011), Thông tư số 27/2011/TT-BNN&PTNT
ngày 13/4/2011 Quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận KT TT 2
2. Mục đích nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Đánh giá tình hình thực tế phát triển trang trại chăn nuôi và đề
xuất giải pháp phát triển trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Ea
H’leo, tỉnh Đắk lắk
2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Khái quát được lý luận phát triển trang trại chăn nuôi cho
một địa phương.
- Đánh giá thực trạng phát triển trang trại chăn nuôi ở huyện
EaH’Leo.
- Đề xuất một số giải pháp phát triển trang trại chăn nuôi của
huyện Ea H’leo trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn
của việc phát triển trang trại chăn nuôi trên địa bàn Huyện EaH’Leo
tỉnh Đắk lắk.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu phát triển trang
trại chăn nuôi trên địa bàn huyện.
+ Về không gian, địa điểm nghiên cứu: Huyện EaH’leo tỉnh
Đắk lắk.
+ Về thời gian: Đánh giá thực trạng phát triển trang trại chăn
nuôi chủ yếu tập trung giai đoạn 2011 - 2015. Các giải pháp đề xuất
có ý nghĩa trong những năm đến
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu nêu trên, đề tài sử dụng một
số phương pháp như sau: 3
- Phương pháp phân tích thống kê
- Phương pháp phân tích hệ thống
- Phương pháp thống kê mô tả
- Phương pháp phân tích so sánh
- Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
5. Kết cấu của luận văn
Chương 1: Lý luận về phát triển trang trại chăn nuôi.
Chương 2: Thực trạng phát triển trang trại chăn nuôi trên địa
bàn huyện EaH’leo tỉnh Đắk lắk.
Chương 3: Giải pháp phát triển trang trại chăn nuôi trên địa
bàn huyện EaH’Leo tỉnh Đắk lắk.
6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
+ Đặng Phi Hổ (2003), Giáo trình Kinh tế Nông nghiệp (NXB
Thống kê) đã nhấn mạnh tới nội dung khai thác các nguồn lực để
phát triển nông nghiệp nói chung và thủy sản nói riêng, trong đó lưu
ý về việc vận dụng các chính sách khác nhau phụ thuộc vào đặc điểm
điều kiện cụ thể của từng ngành.
+ Bùi Sĩ Tiếu (2011) với bài viết “Mô hình sản xuất nông
nghiệp nào phù hợp với cơ chế thị trường và quá trình công nghiệp
hoá hiện đại hoá ở nước ta hiện nay”. Nghiên cứu này đã đề cập
đến những vấn đề cấp bách đặt ra cho phát triển nông nghiệp, nông
thôn, nông dân nước ta hiện nay trong đó chỉ ra rằng nông dân là chủ
lực quân của cách mạng giải phóng dân tộc, là người khởi xướng
công cuộc đổi mới, nhưng ít hưởng lợi nhất về đổi mới. Ngoài ra,
nghiên cứu đã phân tích ưu điểm và những tồn tại của một số mô
hình SXNN hiện nay trong đó có mô hình kinh tế trang trại. Từ đó,
giúp tác giả nắm được những ưu điểm cũng như những hạn chế của
mô hình KTTT nói chung của nước ta để phát huy những ưu điểm và 4
khắc phục những nhược điểm cho mô hình KTTT ở địa phương.
+ Nguyễn Thị Tằm (năm 2006), luận án tiến sĩ kinh tế "Giải
pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển kinh tế trang trại trên địa
bàn Tây Nguyên". Luận án đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về
vai trò của kinh tế trang trại trong quá trình phát triển nông nghiệp
nông thôn; khẳng định vai trò quan trọng của nguồn vốn tín dụng đối
với sự phát triển kinh tế trang trại. Luận án đã đề xuất một số giải
pháp tín dụng ngân hàng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại
Tây Nguyên giai đoạn 2006 - 2010. Nghiên cứu giúp tác giả hiểu
thêm về vai trò của tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế
trang trại, là cơ sở kế thừa và định hướng các giải pháp tín dụng phù
hợp với phát triển kinh tế trang trại theo tiêu chí mới.
+ Theo Sở NN&PTNT tỉnh Đắk lắk (2010), "Dự án quy hoạch
phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đắk lắk giai đoạn 2011-2015 và
định hướng đến 2020". Dự án đã đi sâu phân tích thực trạng phát
triển kinh tế trang trại của tỉnh Đắk lắk đến năm 2020. Trên cơ sở đó
xây dựng phương án quy hoạch phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đắk
Lắk giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020 đó là quy
hoạch số lượng, loại hình trang trại, diện tích đất cho trang trại, quy
hoạch phát triển sản xuất, chế biến tiêu thụ nông sản gắn với bảo vệ
môi trường. Dự án đã xây dựng được hệ thống các giải pháp và chính
sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại.
+ Hoàng uốc Cường 2009) , Luận văn “ iải pháp phát triển
nông nghiệp th o hướng sản uất hàng hoá ở tỉnh ên ái” đã hệ
thống hoá lý thuyết về phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất
hàng hoá, phân tích thực trạng sản xuất nông nghiệp ở tỉnh ên ái.
Đồng thời đưa ra các giải pháp về phát triển nông nghiệp, chính sách
đất đai, chính sách thuế, giải pháp về thị trường, giải pháp củng cố và 5
phát triển quan hệ sản xuất
+ Trần Chính Đại (năm 2015) , "Phát triển kinh tế trang trại
huyện Ea H’l o – Đắk lắk" đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đến
hiệu quả kinh tế của mô hình trang trại huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk lắk,
từ đó gợi ý chính sách nhằm phát triển trang trại chăn nuôi của huyện
nhà. Thông qua việc đánh giá các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt
động của kinh tế trang trại ở địa phương và sự phù hợp của mô hình
này từ đó đề xuất một số giải pháp để tập trung chính sách nhằm phát
triển mô hình kinh tế trang trại, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa
hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Các kết quả này có ý nghĩa với
nghiên cứu đang được thực hiện của tác giả bởi đã giúp cho tác giả
kế thừa và phát triển trong đề tài của mình, có cái nhìn tổng quan, rõ
ràng và có khoa học về mô hình kinh tế trang trại.
+ Phạm Thị Thơ 2015) “Phát triển sản xuất chăn nuôi tại xã
Krông Buk, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk lắk”. Nghiên cứu này đã
đánh giá thực trạng phát triển sản xuất chăn nuôi ở xã Krông Buk,
huyện Krông Păk, tỉnh Đắk lắk khá và đã phân tích các yếu tố ảnh
hưởng tới phát triển sản xuất chăn nuôi ở xã Krông Buk, huyện
Krông Păk, tỉnh Đắk lắk một các chi tiết. Từ đó đã có những đề xuất
giải pháp phát triển sản xuất chăn nuôi ở xã Krông Buk, huyện
Krông Păk, tỉnh Đắk lắk rất thiết thực.
Cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào về vấn đề
phát triển trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk
Lắk. Vì vậy đề tài nghiên cứu này là không trùng lặp với các nghiên
cứu trước đây, mà chỉ chọn lọc, xem xét kế thừa và bổ sung cho
nghiên cứu của mình nhằm cụ thể hóa và đánh giá một cách toàn
diện về phát triển trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Ea H’leo,
tỉnh Đắk lắk. 6
CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI CHĂN NUÔI
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRANG TRẠI CHĂN
NUÔI
1.1.1. Khái niệm trang trại chăn nuôi
1.1.2. Những đặc trƣng của trang trại chăn nuôi
1.1.3. Tiêu chí xác định trang trại chăn nuôi
Về mặt định tính: tiêu chí trang trại biểu hiện đặc trưng cơ
bản của trang trại là sản xuất nông sản hàng hoá. Từ đó, tiêu chí
trang trại chăn nuôi được biểu hiện bằng việc sản xuất các sản phẩm
chăn nuôi như thịt, trứng, sữa,..
Về mặt định lƣợng: tiêu chí nhận dạng trang trại thông qua
các chỉ tiêu cụ thể nhằm để nhận dạng, phân biệt loại cơ sở sản xuất
nào được coi là trang trại, loại cơ sở nào không được coi là trang trại
và để phân loại giữa các trang trại với nhau.
1.1.4. Vai trò của phát triển trang trại chăn nuôi
a. Về mặt kinh tế
Thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, góp phần đưa SXNN
lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh
tế và hình thành quan hệ sản xuất mới trong nông nghiệp và kinh tế
nông thôn.
Trang trại là một bước phát triển mới của nền sản xuất xã hội,
là nhân tố mới ở nông thôn, là động lực mới, nối tiếp và phát huy
động lực kinh tế hộ nông dân, là sự đột phá trong bước chuyển sang
SXNN hàng hoá, tạo ra sức sản xuất mới, có khả năng tạo ra khối
lượng lớn về nông sản hàng hoá đáp ứng tiêu dùng trong nước và
xuất khẩu. 7
Trang trại đã tạo điều kiện để đưa nông nghiệp đi dần vào
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo tiền đề đi lên sản xuất lớn.
Góp phần tích cực trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp nông thôn, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá
trị hàng hoá cao, khắc phục dần tình trạng manh mún, phân tán, tạo
nên những vùng chuyên canh hoá, tập trung hoá và thâm canh cao,
tạo điều kiện thúc đẩy công nghiệp phát triển nhất là công nghiệp chế
biến, thương mại và dịch vụ, góp phần làm nông thôn phát triển, tạo
thu nhập ổn định trong một bộ phận dân cư làm nông nghiệp.
b. Về mặt xã hội
Phát triển trang trại nói chung và phát triển trang trại chăn
nuôi nói riêng góp phần làm tăng khả năng huy động và phát triển
các nguồn lực trong dân, giải quyết việc làm cho lao động xã hội,
tăng số hộ giàu trong nông thôn, tạo thêm việc làm và tăng thêm thu
nhập cho lao động
Việc mở rộng đất đai, nguồn vốn để phát huy lợi thế về quy
mô, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả, trang trại đã thu
hút nhiều lao động; mang lại thu nhập cho nhiều người lao động và
nhất là người nghèo; góp phần cải thiện đời sống người lao động, xóa
đói giảm nghèo.
Giải quyết vấn đề lao động và việc làm, một trong những vẫn
đề bức xúc của nông nghiệp nông thôn nước ta hiện nay.
c. Về mặt môi trường
Góp phần khai thác sử dụng hiệu quả các nguồn lực
Phát triển trang trại còn góp phần tăng nhanh độ che phủ rừng,
bảo vệ môi trường sinh thái, tận dụng các mặt nước cho nuôi trồng
thủy sản, đưa các đất hoang hóa vào sản xuất,
Thúc đẩy các ngành công nghiệp chế biến phát triển, cũng như 8
cung cấp các nguyên liệu cho công nghiệp để sản xuất các mặt hàng
tiêu dùng và xuất khẩu có giá trị và các sản phẩm phụ khác được sử
dụng với nhiều mục đích khác nhau như : bào chế thuốc,
1.2. NỘI DUNG VÀ CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI
CHĂN NUÔI
1.2.1. Phát triển số lƣợng các trang trại chăn nuôi
- Phát triển số lượng các trang trại là số lượng các trang trại có
sự tăng lên, mở rộng quy mô theo thời gian, năm sau nhiều hơn năm
trước. Đây là tiêu chí quan trọng để nghiên cứu đánh giá sự phát
triển của mô hình trang trại nói chung nói chung và trang trại chăn
nuôi nói riêng.
- Tuy nhiên việc phát triển số lượng các trang trại phải được
tiến hành cùng với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các trang
trại. Để phát triển số lượng trang trại các đơn vị phải tạo điều kiện để
các trang trại mới ra đời và hoạt động. Đó chính là tạo điều kiện về
thủ tục hành chính, tạo điều kiện về tiếp cận nguồn vốn, đất đai, cơ
sở vật chất, thị trường để các kinh tế trang trại ra đời và phát triển
bình thường.
* Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển về số lượng trang trại chăn
nuôi:
- Số lượng trang trại chăn nuôi tăng qua các năm
- Tốc độ tăng của số lượng các trang trại chăn nuôi
- Số lượng trang trại chăn nuôi tăng của từng ngành, từng địa
phương.
1.2.2. Gia tăng nguồn lực cho trang trại chăn nuôi
u t i
u
u vốn