Đắk Lắk là một trong 5 tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, nằm ở khu vực
trung tâm của vùng. Phía Bắc giáp với tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp tỉnh Lâm
Đồng, phía Tây Nam giáp tỉnh Đắk Nông, phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và
Khánh Hòa, phía Tây giáp với Vương quốc Cămpuchia.
Tỉnh Đắk Lắk có nhiều tuyến đường giao thông quan trọng nối liền với
các tỉnh trong vùng Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung. Có quốc lộ 14 chạy
xuyên dọc tỉnh, nối Đắk Lắk với Gia Lai (phía Bắc) và với Đắk Nông (phía
Nam); quốc lộ 26 nối tỉnh với thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa và quốc lộ
27 đi thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng là hai trung tâm du lịch lớn của cả nước.
Mạng giao thông liên vùng đó là điều kiện cho Đắk Lắk mở rộng giao lưu với
các tỉnh trong vùng Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung, miền Đông Nam bộ
và cả nước, tăng cường khả năng liên kết, hợp tác giữa Đắk Lắk với các tỉnh về
mở rộng thị trường và hợp tác kinh tế.
Việc sử dụng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho đầu tư cơ sở
hạ tầng giao thông chiếm tỷ trọng đầu tư lớn so với các ngành lĩnh vực khác,
nhưng lại còn nhiều tồn cần phải khắc phục. Ngay từ khâu lập quy hoạch, thiết
kế, đấu thầu, thi công và quản lý đầu tư xây dựng hiệu quả của việc đầu tư
mang lại chưa cao, thất thoát, lãng phí nguồn vốn ngân sách nhà nước vẫn còn
tiếp diễn. Làm thế nào để quản lý đầu tư xây dựng đem lại hiệu quả kinh tế -xã
hội cao hơn trong tình hình nguồn vốn ngân sách nhà nước rất hạn chế, đặc biệt
đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, sử dụng đúng mục
tiêu đối với các khoản đóng góp từ nguồn thu của nhân dân cho mục đích phát
triển kinh tế - xã hội là vấn đề cần giải quyết của tỉnh Đắk Lắk trong thời gian
tới. Đề tài “ Quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông từ nguồn vốn
ngân sách tỉnh Đắk Lắk ” được giải quyết sẽ góp phần nâng cao hiệu quả
nguồn đầu tư này.
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông từ nguồn vốn ngân sách tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHAN XUÂN BÁCH
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG TỪ NGUỒN VỐN
NGÂN SÁCH TỈNH ĐẮK LẮK
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã ngành: 60.31.05
TÓM TẮT LUẬN VĂNTHẠC SĨ KINH TẾ
Đà Nẵng - Năm 2015
Công trình đã được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. BÙI QUANG BÌNH
Phản biện 1: TS. LÊ BẢO
Phản biện 2: TS. ĐỖ THỊ NGA
Luận văn được bảo vệ trước hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ
ngành Kinh tế họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 06 tháng 02 năm 2015
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng.
- Thư viện Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đắk Lắk là một trong 5 tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, nằm ở khu vực
trung tâm của vùng. Phía Bắc giáp với tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp tỉnh Lâm
Đồng, phía Tây Nam giáp tỉnh Đắk Nông, phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và
Khánh Hòa, phía Tây giáp với Vương quốc Cămpuchia.
Tỉnh Đắk Lắk có nhiều tuyến đường giao thông quan trọng nối liền với
các tỉnh trong vùng Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung. Có quốc lộ 14 chạy
xuyên dọc tỉnh, nối Đắk Lắk với Gia Lai (phía Bắc) và với Đắk Nông (phía
Nam); quốc lộ 26 nối tỉnh với thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa và quốc lộ
27 đi thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng là hai trung tâm du lịch lớn của cả nước.
Mạng giao thông liên vùng đó là điều kiện cho Đắk Lắk mở rộng giao lưu với
các tỉnh trong vùng Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung, miền Đông Nam bộ
và cả nước, tăng cường khả năng liên kết, hợp tác giữa Đắk Lắk với các tỉnh về
mở rộng thị trường và hợp tác kinh tế.
Việc sử dụng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho đầu tư cơ sở
hạ tầng giao thông chiếm tỷ trọng đầu tư lớn so với các ngành lĩnh vực khác,
nhưng lại còn nhiều tồn cần phải khắc phục. Ngay từ khâu lập quy hoạch, thiết
kế, đấu thầu, thi công và quản lý đầu tư xây dựng hiệu quả của việc đầu tư
mang lại chưa cao, thất thoát, lãng phí nguồn vốn ngân sách nhà nước vẫn còn
tiếp diễn. Làm thế nào để quản lý đầu tư xây dựng đem lại hiệu quả kinh tế -xã
hội cao hơn trong tình hình nguồn vốn ngân sách nhà nước rất hạn chế, đặc biệt
đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, sử dụng đúng mục
tiêu đối với các khoản đóng góp từ nguồn thu của nhân dân cho mục đích phát
triển kinh tế - xã hội là vấn đề cần giải quyết của tỉnh Đắk Lắk trong thời gian
tới. Đề tài “ Quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông từ nguồn vốn
ngân sách tỉnh Đắk Lắk ” được giải quyết sẽ góp phần nâng cao hiệu quả
nguồn đầu tư này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Khái quát lý luận về quản lý đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách
nhà nước cơ sở cho nghiên cứu;
2
- Đánh giá thực trạng quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông từ
nguồn vốn ngân sách tỉnh Đắk Lắk;
- Kiến nghị các giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng giao thông từ nguồn vốn ngân sách tỉnh Đắk Lắk.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng giao thông (đường bộ), gọi tắt là “ CSHTGT ” từ nguồn vốn ngân sách nhà
nước.
* Phạm vi nội dung: Quản lý đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.
* Phạm vi không gian: Tỉnh Đắk Lắk.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích thực chứng
- Phương pháp phân tích chuẩn tắc
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp phân tích so sánh
- Phương pháp phân tích thống kê
- Và các phương pháp khác
5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu.
Trong thời gian qua, việc quan tâm đến hiệu quả quản lý đầu tư xây
dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, đã được các nhà nghiên cứu kinh tế
trong nước quan tâm. Tuy nhiên, do sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, mặt
quy mô đầu tư, trình độ quản lý, phương pháp điều hành, nên các kết quả
nghiên cứu đạt được thường chưa phù hợp cho việc áp dụng vào quản lý ở địa
phương. Cụ thể, đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận
văn. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu này đã đánh giá, giải quyết các vấn
đề liên quan đến quy định về quản lý đầu tư xây dựng, sử dụng vốn, sự tác động
đầu tư đối với phát triển kinh tế, đưa ra các giải pháp cần thiết trong quản lý đầu
tư, quản lý vốn ngân sách nhà nước, nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển kinh
tế - xã hội. Tuy nhiên, đối với công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
giao thông chưa được đi sâu vào nghiên cứu riêng đối với một chuyên ngành cụ
3
thể. Do vậy, việc nghiên cứu vấn đề này có ý nghĩa hết sức cần thiết về cả mặt lý
luận và thực tiễn.
6. Điểm mới của luận văn
Chỉ ra các vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý đầu tư hiện hành để
làm cơ sở cho các nhà kinh tế có những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác
quản lý đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Về mặt thực tiễn công tác quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông từ
nguồn vốn ngân sách tỉnh sẽ giúp chúng ta khắc phục những tồn tại, nhằm đạt
được hiệu quả cao hơn.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn
được cấu trúc thành ba chương như sau:
Chương 1 – Lý luận về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông và quản
lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông từ nguồn vốn vốn ngân sách
nhà nước.
Chương 2 – Thực trạng quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông từ nguồn
vốn ngân sách của tỉnh Đắk Lắk.
Chương 3 – Các giải pháp hoàn thiện quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng giao
thông từ nguồn vốn ngân sách của tỉnh Đắk Lắk.
4
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CSHTGT VÀ QUẢN LÝ
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CSHTGT TỪ NGUỒN VỐN
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CSHTGT.
1.1.1. Vai trò và đặc điểm của đầu tư xây dựng CSHTGT.
Cở sở hạ tầng giao thông (đường bộ) là bao gồm toàn bộ hệ thống cầu,
đường phục vụ cho vận tải hàng hóa, hành khách và sự đi lại của nhân dân một
cách an toàn, thuận tiện, nhanh chóng, cũng như đáp ứng nhu cầu giao lưu kinh
tế, văn hóa, xã hội giữa người dân trong cùng một vùng, hay giữa vùng này với
vùng khác hoặc giữa nước này với nước khác.
a. Vai trò
Đầu tư xây dựng CSHTGT đường bộ là một bộ phận quan trọng của đầu
tư hạ tầng kinh tế - xã hội. Nó có vai trò quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội
b. Đặc điểm
Các dự án đầu tư xây dựng CSHTGT có mức vốn đầu tư lớn, thời gian
xây dựng kéo dài trong nhiều năm, chất lượng xây dựng và chất hiện đại của
công trình chỉ có thể bảo đảm nếu được tính toán chính xác ngay từ khâu thiết
kế, thực hiện thi công bảo đảm chất lượng và quản lý vận hành đúng quy trình.
1.1.2. Vai trò và đặc điểm của đầu tư từ nguồn vốn NSNN
Từ đặc điểm cơ bản của CSHTGT mà đầu tư từ nguồn vốn NSNN có tầm
quan trọng đặc biệt. Vai trò của nó bao gồm:
(1) Đây là nguồn đầu tư chủ yếu cho CSHTGT
Nguồn vốn đầu tư từ NSNN đóng vai trò rất lớn và chủ yếu trong phát
triển CSHTGT nhất là khi đầu tư vào những nơi những lĩnh vực mang tính đột
phá, làm tiền đề thúc đẩy các ngành khác phát phiển như: công nghiệp, du lịch,
vận tải, nông nghiệpđồng thời đầu tư ở những vùng nông thôn, vùng sâu vùng
xa; vùng biên giới, vùng kinh tế còn khó khăn.
(2) Định hướng đầu tư CSHTGT trong nền kinh tế
5
Do nhu cầu đầu tư cho cho CSHTGT rất lớn và giới hạn nguồn vốn
NSNN, nên giải pháp xã hội hóa luôn được quan tâm. Nhưng để thu hút và kêu
gọi các nhà đầu tư khác thì nguồn đầu tư từ NSNN là một khoản đầu tư đối ứng,
nhằm kích thích các nhà đầu tư khác.
(3) Đầu tư của ngân sách nhà nước góp phần tăng tích lũy
Đầu tư từ nguồn vốn NSNN sẽ làm gia tăng số lượng và chất lượng tài
sản cố định, gia tăng giá trị tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân. Sự tăng
lên về số lượng và chất lượng của hàng hoá công này là cơ sở và nền tảng cho
sự phát triển của các ngành trong nền kinh tế quốc dân trên các mặt: Nhằm phát
triển các ngành, các lãnh vực, các vùng kinh tế trên lãnh thổ quốc gia; nâng
cao chất lượng và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh; thúc đẩy sự phát
triển của các thành phần kinh tế, thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài và
tạo động lực, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế.
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CSHTGT TỪ NGUỒN VỐN NSNN
1.2.1 Khái niệm quản lý đầu tư CSHTGT từ nguồn vốn NSNN
- Quản lý đầu tư xây dựng CSHTGT là các hoạt động chấp hành và điều
hành công tác đầu tư xây dựng CSHTGT có tính tổ chức; được thực hiện trên
cơ sở và để thi hành các quy định của pháp luật; được bảo đảm thực hiện chủ
yếu bởi hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước.
- Nguồn vốn NSNN đầu tư xây dựng CSHTGT: Ngân sách nhà nước gồm
ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách địa phương được sử
dụng nguồn thu và số bổ sung cân đối từ ngân sách Trung ương để cân đối thu,
chi ngân sách cấp mình, bảo đảm các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an
ninh.
* Công tác lập kế hoạch đầu tư: Sở kế hoạch đầu tư phải xác định cụ thể
danh mục đầu tư và kế hoạch vốn đầu tư của các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách
nhà nước. Nhà nước quản lý chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch đầu tư phù hợp với quy
hoạch, kế hoạch, cơ cấu ngành vùng. Với các công trình, dự án quan trọng quốc gia
trong kế hoạch hàng năm và từng thời kỳ phát triển thi do Quốc hội quyết định: Thủ
tướng Chính phủ duyệt mục tiêu,tổng mức vốn đầu tư để bố trí kế hoạch cho các bộ,
địa phương thực hiện.
6
* Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: nhà nước quản lý chặt chẽ thông qua báo
cáo đầu tư, dự án đầu tư và thẩm duyệt dự án đầu tư, thẩm định các báo cáo
nghiên cứu khả thi, báo cáo thiết kế kỹ thuật và quyết định đầu tư.
* Giai đoạn thực hiện đầu tư: được nhà nước quản lý chặt chẽ thông qua
việc phê duyệt quyết định đấu thầu, kết quả đấu thầu, giám sát quá trình thực
hiện đầu tư, phê duyệt quyết toán đầu tư.
* Giai đoạn kết thúc đầu tư: nhà nước quản lý thông qua việc nghiệm thu
bàn giao công trình (công trình hoàn chỉnh theo thiết kế được duyệt, vận hành
đúng yêu cầu kỹ thuật và nghiệm thu đạt yêu cầu chất lượng).
1.2.2. Quy hoạch đầu tư CSHTGT từ nguồn vốn NSNN
Quản lý công tác quy hoạch được coi là nội dung đầu tiên trong quản lý
đầu tư CSHTGT từ nguồn vốn NSNN. Quản lý quy hoạch định có vai trò rất
quan trọng trong sử dụng nguồn lực có giới hạn của ngân sách cũng như tài
nguyên khác của tỉnh trong khi có quá nhiều nhu cầu dịch vụ công phải thỏa
mãn cho xã hội.
1.2.3. Thực hiện quản lý chuẩn bị đầu tư CSHTGT từ nguồn vốn
NSNN
Quản lý công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng CSHTGT là quá trình tiến
hành quản lý một loạt các hạng mục công việc nhằm phục vụ cho việc đầu được
thực hiện theo đúng những gì đã được xác định, công tác này bao gồm các bước
như sau:
(1) Quản lý lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư
Nội dung thẩm định Dự án đầu tư xây dựng công trình, được quy định tại
Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ và thẩm định nguồn
vốn của dự án theo Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính
phủ.
(2) Quản lý lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế - dự toán
- Lập thiết kế theo quy định tại Điều 16, 17, Nghị định số 12/2009/NĐ-CP
ngày 12/02/2009 của Chính phủ.
- Thẩm định, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công theo quy định tại Điều 20,
21, Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2012 của Chính phủ.
7
(3) Quản lý công tác đấu thầu
Việc lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu (hoặc
hồ sơ yêu cầu), đánh giá hồ sơ dự thầu (hoặc hồ sơ đề xuất) và kết quả đấu thầu
(hoặc kết quả chỉ định thầu) tuân thủ theo quy định của pháp luật về đấu thầu
như: Luật Đấu thầu, Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính
phủ, và các mẫu hướng dẫn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.
1.2.4. Lập và thực hiện kế hoạch vốn NS đầu tư xây dựng CSHTGT
Kế hoạch vốn ngân sách cho CSHTGT là kế hoạch giao vốn để thực hiện
cho từng dự án đầu tư được cấp thẩm quyền phê duyệt theo từng thời kỳ như: kế
hoạch ngắn hạn (một năm), kế hoạch trung hạn (ba năm), kế hoạch dài hạn (năm
năm). Kế hoạch vốn ngân sách cho CSHTGT thể hiện đầy đủ nội dung để làm
công cụ quản lý hoạt động đầu tư và quản lý giải ngân. Kế hoạch vốn ngân sách
cho CSHTGT tỉnh phản ánh khả năng huy động, bố trí sử dụng từ nguồn vốn ngân
sách tỉnh, theo tiến độ thời gian và từng dự án hoặc hạng mục công trình cụ thể.
1.2.5. Quản lý chất lượng đầu tư CSHTGT từ nguồn vốn NSNN
Việc tổ chức quản lý chất lượng thi công xây dựng theo Nghị định số
15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ, theo đó quá trình này bao gồm:
(1) Quản lý khảo sát và thiết kế xây dựng công trình
Chủ đầu tư tự thực hiện hoặc thuê tổ chức, cá nhân có chuyên môn phù
hợp với loại hình khảo sát để thực hiện giám sát công tác khảo sát xây dựng, Vì đối
với các dự án đầu tư CSHTGT có vị trí xây dựng trãi dài theo tuyến, trên địa hình
thay đổi, nếu không giám sát kỹ ở khâu khảo sát, dẫn đến số liệu tự nhiên khác thực
tế, làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng ở bước thiết kế và thi công.
(2) Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình
Chủ dầu tư xây dựng công trình phải tổ chức giám sát thi công xây
dựng theo những nội dung sau đây: kiểm tra sự phù hợp về điều kiện năng lực
của nhà thầu thi công xây dựng so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng mà
nhà thầu đã cam kết và ký kết với chủ đầu tư; Kiểm tra và giám sát chất lượng
vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng
cung cấp theo yêu cầu của thiết kế; Kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công
8
xây dựng công trình theo các điều kiện nhà thầu thi công xây dựng cam kết
trong hợp đồng xây dựng;
(3) Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình
Công trình trước khi triển khai phải được lập tiến độ thi công xây dựng.
Tiến độ thi công xây dựng công trình phải phù hợp với tổng tiến độ của dự án đã
được phê duyệt. Đối với công trình xây dựng có quy mô lớn và thời gian thi
công kéo dài thì tiến độ xây dựng công trình phải được lập cho từng giai đoạn,
tháng, quý, năm.
(4) Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình
Trong quá trình thi công xây dựng công trình phải được thực hiện theo
khối lượng của thiết kế được phê duyệt và các điều khoản cam kết trong hợp
đồng đã ký.
(5) Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình phải đảm bảo mục tiêu, hiệu quả
dự án đầu tư xây dựng công trình và phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường; phải theo
từng công trình và phù hợp với các giai đoạn đầu tư xây dựng công trình, các bước
thiết kế, loại nguồn vốn và các quy định của Nhà nước.
(6) Quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng công trình
Nhà thầu thi công xây dựng phải lập các biện pháp bảo đảm an toàn cho
người và công trình trên công trường xây dựng. Trường hợp các biện pháp an
toàn liên quan đến nhiều bên thì phải được các bên thỏa thuận và nhất trí. Các biện
pháp an toàn, nội quy về an toàn phải được thể hiện công khai trên công trường xây
dựng để mọi người biết và chấp hành. Ở những vị trí nguy hiểm trên công trường,
phải bố trí người hướng dẫn, cảnh báo đề phòng tai nạn có thể xảy ra.
(7) Quản lý môi trường xây dựng công trình
Nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện các biện pháp đảm bảo về môi
trường cho người lao động trên công trường và bảo vệ môi trường xung quanh
công trường xây dựng, bao gồm có biện pháp chống bụi, chống ồn, xử lý phế
thải và thu dọn hiện trường. Đối với những công trình xây dựng trong khu vực
đô thị còn phải thực hiện các biện pháp bao che, thu dọn phế thải để đưa đến nới
9
quy định. Trong quá trình vận chuyển vật liệu và phế thải phải có biện pháp che
chắn đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường.
1.2.6. Thực hiện công tác giám sát và đánh giá đầu tư
Giám sát, đánh giá đầu tư là hoạt động theo dõi, kiểm tra và đánh giá mức
độ đạt được của quá trình đầu tư so với yêu cầu và mục tiêu đầu tư. Giám sát,
đánh giá đầu tư gồm giám sát, đánh giá dự án đầu tư và giám sát, đánh giá tổng
thể đầu tư, được quy định tại Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009
của Chính phủ.
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CSHTGT TỪ NGUỒN VỐN NSNN.
1.3.1. Đặc điểm tự nhiên của địa phương
Tỉnh Đắk Lắk là một tỉnh nằm ở Cao nguyên phía tây miền Trung của
Việt Nam, có diện tích tự nhiên là 13.125 km2 và dân số gần 1,8 triệu người. Là
một cao nguyên thấp, độ cao trung bình khoảng 500 mét so với mặt nước biển,
là vùng đất tương đối bằng phẳng, đôi chỗ hơi lượn sóng và bị chia cắt bởi
những thung lũng, sông suối. Vì vậy nhu cầu đầu tư xây dựng CSHTGT nhiều
hơn và chi phí đầu tư cũng rất lớn.
1.3.2. Tình hình phát triển kinh tế -xã hội của địa phương
Sự phát triển kinh tế - xã hội sẽ tăng nhu cầu đầu tư xây dựng SCHTGT
đồng bộ và có chất lượng, để cung cấp dịch vụ đáp ứng yêu cầu vận chuyển
hàng hóa, đi lại an toàn của cộng đồng doanh nghiệp và của nhân dân. Mặt khác,
sự phát triển kinh tế khi các cơ sở kinh tế và điểm dân cư mở rộng và điều chỉnh
đòi hỏi không chỉ mở rộng mà còn xây dựng nhiều tuyến đường mới đáp ứng
nhu cầu cao hơn của nền kinh tế. Ví dụ như sẽ có nhiều tuyến đường chất lượng
cao rút ngắn khoảng cách giữa các trung tâm với vùng xa. Với quy mô nền kinh
tế và tốc độ tăng dân số sẽ tác động làm tăng đáng kể nhu cầu dịch vụ cơ sở hạ
tầng giao thông.
1.3.3. Khả năng của bộ máy quản lý và cơ chế quản lý đầu tư
Về khả năng của bộ máy quản lý và cơ chế quản lý đầu tư CSHTGT từ
nguồn vốn NSNN bao gồm UBND tỉnh và các sở tham mưu như: Kế hoạch và
Đầu tư, Tài chính, Xây dựng... là chủ thể đưa ra các sản phẩm – bản hoạch định
10
và các quyết định quản lý. Những sản phẩm này như thế nào phụ thuộc vào khả
năng của họ. Nếu các cơ quan này có đủ năng lực để hoạch định lựa chọn đúng dự
án và quản lý đầu tư tốt thì sẽ dự án khi đầu tư sẽ làm cho dự án được vận hành tốt
trong quá trình khai thác sử dụng và mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
1.4. KINH NGHIỆM CỦA TỈNH NGHỆ AN VÀ BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Từ thực tế thực hiện các dự án đầu tư xây dựng giao thông từ nguồn vốn
NSNN ở các tỉnh trong cả nước. Trong những năm qua có nổi cộm một số vấn đề
như: (i) Nợ đọng xây trong đầu tư xây dựng dự án; (ii) triển khai dự án chậm tiến
độ ở nhiều khâu lập thẩm định, đầu thầu thi công; (iii) phát sinh chi phí thực tế so
với dự toán do nhiều nguyên nhân; (iv) công tác lập kế hoạch vốn còn nhiều hạn
chế như bố trí vốn dàn trải, xác định dự án theo thứ tự ưu tiên đầu tư, dự án chưa
sát mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, hay chưa thực sự cần thiết...
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CSHTGT TỪ
NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH CỦA TỈNH ĐẮK LẮK
2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI ĐẦU TƯ CSHTGT TỪ NGUỒN
VỐN TỈNH ĐẮK LẮK
2.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Đắk Lắk ảnh hưởng tới đầu tư
CSHTGT từ nguồn vốn NSNN
a. Vị trí địa lý
Tỉnh Đắk Lắk có diện tích tự nhiên là 1.306.201 ha, phía Bắc giáp tỉnh
Gia Lai, phía Đông giáp Phú Yên và Khánh Hoà, phía Nam giáp Lâm Đồng và
Bình Phước; phía Tây giáp Campuchia với đường biên giới dài 193 km. Độ cao
trung bình 400 – 800 m so với mặt nước biển.
b. Đặc điểm địa hình
Với địa hình của tỉnh Đắk Lắk có sự xen kẽ giữa các địa hình thung lũng,
cao nguyên xen giữa núi cao và núi cao trung bình, có hướng thấp dần từ Đông
Nam sang Tây Bắc, địa hình núi cao phân bố ở phía Đông Nam, có độ cao từ
1000 - 1500 m, chiếm 25% diện tích toàn tỉnh. Dãy núi cao nhất là dãy Chư
11
Yang Sin với ngọn cao nhất tới 2.445 m. Vùng núi thấp, trung bình Chư Dơ Jiu:
nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh, độ cao trung bình 600 - 700 m (đỉnh Chư Dơ Jiu
cao 1.103m), chiếm 10% diện tích toàn tỉnh.
c. Khí hậu
Khí hậu tỉnh Đắk Lắk vừa mang tính chất khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm,
vừa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng. Khí hậu có 2 mùa rõ rệt:
mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa