Quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu
gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các
doanh nghiệp, những khách thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với
nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường.
Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, hầu như không có
nghiệp vụ nào, không có loại dịch vụ nào của ngân hàng là không có rủi ro. Bởi lẽ
hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường là
hoạt động rất nhạy cảm, mọi biến động trong nền kinh tế xã hội đều nhanh chóng
tác động đến hoạt động ngân hàng, có thể gây nên những xáo trộn bất ngờ và dẫn
đến hiệu quả của các ngân hàng bị giảm sút một cách nhanh chóng.
Bởi vậy, làm thế nào để vừa mở rộng hoạt động tín dụng vừa đảm bảo
cho hoạt động đó được an toàn, có hiệu quả, đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu phát
triển kinh tế xã hội, góp phần đưa ngân hàng phát triển lên một tầm cao mới
trong xu thế hội nhập ngày nay đang là vấn đề được các NHTM rất quan tâm
Bằng những kiến thức được trang bị từ nhà trường và từ kinh nghiệm
trong công tác của mình, với sự giúp đỡ của các đồng nghiệp, bạn bè công tác
trong lĩnh vực, tôi luôn nung nấu làm gì đó để quản lý, kiểm soát phần nào rủi
ro trong lĩnh vực tín dụng tại ngân hàng Bắc Á. Đây đang là vấn đề bức xúc,
thu hút không chỉ đối với các cấp lãnh đạo, các giới chuyên môn, các nhà
quản lý, điểu hành ngân hàng nói chung mà còn là vấn đề được hội đồng quản
trị ngân hàng TMCP hết sức quan tâm, nó có ý nghĩa về mặt lý thuyết và thực
tiễn trong giai đoạn hiện nay, nhất là khi Việt Nam đã là thành viên của WTO.
15 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 664 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bắc Á, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
LỜI MỞ ĐẦU
Quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu
gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các
doanh nghiệp, những khách thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với
nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường.
Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, hầu như không có
nghiệp vụ nào, không có loại dịch vụ nào của ngân hàng là không có rủi ro. Bởi lẽ
hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường là
hoạt động rất nhạy cảm, mọi biến động trong nền kinh tế xã hội đều nhanh chóng
tác động đến hoạt động ngân hàng, có thể gây nên những xáo trộn bất ngờ và dẫn
đến hiệu quả của các ngân hàng bị giảm sút một cách nhanh chóng.
Bởi vậy, làm thế nào để vừa mở rộng hoạt động tín dụng vừa đảm bảo
cho hoạt động đó được an toàn, có hiệu quả, đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu phát
triển kinh tế xã hội, góp phần đưa ngân hàng phát triển lên một tầm cao mới
trong xu thế hội nhập ngày nay đang là vấn đề được các NHTM rất quan tâm
Bằng những kiến thức được trang bị từ nhà trường và từ kinh nghiệm
trong công tác của mình, với sự giúp đỡ của các đồng nghiệp, bạn bè công tác
trong lĩnh vực, tôi luôn nung nấu làm gì đó để quản lý, kiểm soát phần nào rủi
ro trong lĩnh vực tín dụng tại ngân hàng Bắc Á. Đây đang là vấn đề bức xúc,
thu hút không chỉ đối với các cấp lãnh đạo, các giới chuyên môn, các nhà
quản lý, điểu hành ngân hàng nói chung mà còn là vấn đề được hội đồng quản
trị ngân hàng TMCP hết sức quan tâm, nó có ý nghĩa về mặt lý thuyết và thực
tiễn trong giai đoạn hiện nay, nhất là khi Việt Nam đã là thành viên của WTO.
Với đề tài “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bắc Á”
tác giả mong muốn đưa ra những giải pháp có căn cứ khoa học và thực tiễn
góp phần giải đáp các vấn đề nêu trên.
ii
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1 RỦI RO TÍN DỤNG VÀ NGUYÊN NHÂN RỦI RO TÍN DỤNG
Rủi ro là hai từ không được mong đợi trong tất cả các lĩnh vực trong
đời sống xã hội và không lệ thuộc vào việc con người có mong muốn nó hay
không. Đã có rất nhiều học giả nghiên cứu về rủi ro, đưa ra những khái niệm
về nó và đưa ra một cách hiểu chung là “Rủi ro là sự cố không mong đợi gây
ra mất mát, thiệt hại và có thể đo lường được”.
Nguyên nhân từ phía ngân hàng thương mại
Nguyên nhân từ phía khách hàng
Nguyên nhân do khách quan bất khả kháng
1.2. QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG
Rủi ro tín dụng là tất yếu trong kinh doanh tín dụng của các NHTM.
Rủi ro tín dụng có thể đo lường tính toán được. Vì vậy có thể quản lý được rủi
ro tín dụng.
Người quản lý rủi ro tín dụng phải phân tích và xác định được các loại rủi
ro tín dụng, trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng phù hợp.
Nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng
1.3. KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI MỐT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI
HỌC RÚT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Trên thế giới, quản lý rủi ro nói chung ngày càng trở thành một phần
quan trọng trong hoạt động quản lý doanh nghiệp mà các cổ đông mong đợi
ở Hội đồng quản trị.
Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng ở Nhật Bản.
iii
Nhật Bản là một nước công nghiệp phát triển, công nghệ quản lý rủi ro
nói chung và quản lý rủi ro tín dụng nói riêng của họ đã được quan tâm phát
triển từ khoảng 15 năm về trước. Họ cho rằng “Quản lý rủi ro là vấn đề thiết
yếu trong kinh doanh ngân hàng”; “kinh doanh ngân hàng chính là chấp nhận rủi
ro đổi lại có lợi nhuận”; “
Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng ở Mỹ
Cuối những năm 90 các ngân hàng Mỹ cảm nhận được áp lực từ sự gia
tăng rủi ro tín dụng. Với sự cạnh tranh khốc liệt để có được các khoản cho vay
trong suốt thời kỳ kinh tế tăng trưởng, các ngân hàng đã phải chấp nhận các
khoản tín dụng có chất lượng thấp hơn để có thêm thu nhập.
Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
- Tăng cường hoạt động có hiệu quả các công ty mua bán nợ và xử lý
tài sản để khai thác và xử lý các khoản nợ tồn đọng ở các NHTM một cách
tốt nhất.
- Hoàn thiện quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi
ro tín dụng theo thông lệ quốc tế.
- Áp dụng các biện pháp giải quyết linh hoạt đối với các khoản nợ có
dấu hiệu quá hạn hoặc đã quá hạn.
- Cơ cấu lại đi đôi với tăng cường sự liên kết trong hệ thống để nâng
cao khả năng tự đề kháng của các NHTM.
- Cần trao đổi thường xuyên giữa khách hàng với ngân hàng về hình
tình kinh doanh, các cơ hội cũng như khó khăn sẽ giúp ngân hàng hiểu rõ
doanh nghiệp hơn.
- Xây dựng các mô hình xếp loại khách hàng một cách cụ thể.
- Trong phân tích tín dụng cần chú trọng phân tích ngành kinh doanh.
- Để đưa ra những quyết định cho vay kịp thời và hiệu quả, các ngân
hàng rất cần các thông tin tài chính chính xác.
iv
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
TMCP BẮC Á
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ
PHẦN BẮC Á
Ngân hàng TMCP Bắc Á, tên giao dịch tiếng Anh “Asia Commercial
Joint-Stock Bank, viết tắt là NASB” được thành lập theo quyết định số
183/QĐ-NH5 ngày 01/09/1994 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam, vốn góp cổ phần do các cổ đông có uy tín đóng góp, là một trong số các
ngân hàng thương mại cổ phần lớn có hoạt động kinh doanh lành mạnh. Trụ
sở chính của ngân hàng được đặt ở 117 Quang Trung, thành phố Vinh, tỉnh
Nghệ An và là ngân hàng thương mại cổ phần có doanh số hoạt động kinh
doanh lớn nhất khu vực miền Trung Việt Nam.
Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Bắc Á
Ngoài ra còn có các công ty, khách sạnvà trên 190 phòng giao dịch
trực thuộc các chi nhánh trên toàn quốc.
Trong hoạt đông kinh doanh bất kỳ ngân hàng nào, nguồn vốn và cơ
cấu nguồn vốn luôn giữ một vai trò hết sức quan trọng, nó quyết định quy mô,
phạm vi hoạt động và là tiền đề cho các ngân hàng thương mại cạnh tranh trên
thị trường.
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
TMCP BẮC Á
Hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Bắc Á luôn có bước phát triển
và là địa chỉ đáng tin cậy cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng.
Bằng nguồn vốn vay của Ngân hàng TMCP Bắc Á, nhiều doanh nghiệp đã
đổi mới công nghệ, tăng năng lực và hiện đại hóa quá trình sản xuất tạo điều
v
kiện cho các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm có chất lượng ngày càng
cao, tăng sức mạnh cạnh tranh trên thị trường như: Nâng cao năng lực khai
thác, năng lực sản xuất của Công ty Cổ phần Tập đoàn công nghiệp Thiên
Phú, Công ty Cổ phần thuỷ điện Thái An, Tổng công ty TRACIMEXCO,
nâng tính cạnh tranh cho chuỗi siêu thị Thái Hà, MAXIMART, tăng năng lực
thi công cho một số đơn vị chủ lực của Tông công ty Bạch Đằng, Công ty CP
Sông Đà 6, Công ty Xây dựng Thành Nam, Công ty CP khai thác mỏ Việt
Nam
2.2.2. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Bắc Á
Nợ quá hạn theo thời gian
Mặt khác, các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ thường uy tín chưa cao
và khó có khả năng đáp ứng đủ các yêu cầu tín dụng của các ngân hàng trong
hệ thống ngân hàng thương mại Nhà nước và các ngân hàng nước ngoài. Do
vậy, họ thường tìm đến các ngân hàng TMCP và vì thế trở thành mảng khách
hàng chủ yếu của những ngân hàng này, trong đó có ngân hàng TMCP Bắc Á.
Thời gian vừa qua với sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính
thức của tổ chức WTO tạo ra một môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt
khiến cho một số doanh nghiệp gặp phải khó khăn trong sản xuất kinh doanh
do đó giảm khả năng thanh toán các khoản vay tại ngân hàng làm cho các
khoản nợ quá hạn tại ngân hàng tăng lên.
Trong khi đó tỷ trọng dư nợ doanh nghiệp quốc doanh chỉ chiếm
khoảng 19,89% năm 2005 và có xu hướng giảm dần, đến năm 2007 chỉ còn
16,22% tương ứng với 1.564 tỷ đồng. Có điều là lượng khách hàng là các
doanh nghiệp nhà nước không phải là khối khách hàng chính của ngân hàng.
Hơn thế nữa những khách hàng này thường là những doanh nghiệp có uy tín
và kinh doanh tốt, do vậy hầu hết thực hiện nghĩa vụ tín dụng rất đầy đủ .
vi
Bên cạnh đó lại có sự giúp đỡ của Nhà nước khi gặp phải khó khăn nên nợ
quá hạn luôn ở tỷ lệ rất thấp.
Tuy nhiên việc để tỷ lệ nợ quá hạn ở khối doanh nghiệp ngoài quốc
doanh như vậy là quá lớn. Từ đó, có thể thấy rằng nó có thể tạo nên những rủi
ro rất lớn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Ban lãnh đạo cùng với cán
bộ tín dụng nên xem xét để giảm bớt tỷ trọng, để hạn chế rủi ro tín dụng có
thể xảy ra khi thị trường trong nước nói riêng và thị trường quốc tế nói chung
thời gian gần đây đang có rất nhiều biến động theo chiều hướng xấu.
Như vậy qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro của
ngân hàng TMCP Bắc Á ngày càng tăng về mặt số lượng và nó hoàn toàn phù
hợp với tình hình biến động trên thị trường hiện nay.
Điều này cho thấy công tác phân tích, thẩm định, giám sát, kiểm tra
cũng như việc đôn đốc thu nợ của ngân hàng thực hiện khá tốt.
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á
Về quan điểm chỉ đạo: Ban lãnh đạo ngân hàng TMCP Bắc Á đã đặc
biệt quan tâm đến vấn đề quản lý rủi ro tín dụng, đã có những tư tưởng quan
điểm hiện đại như: Chấp nhận rủi ro có tính toán trước, Mức độ rủi ro đi liền
với định giá khoản vay. Có những chỉ đạo sát sao các nội dung về quản lý rủi
ro tín dụng như: nghiên cứu đưa ra bảng điểm tín dụng, nghiên cứu ngành,
thẩm định, phân loại các khoản vay, xếp hạng khách hàng, giám sát và cuối
cùng đã tổ chức được bộ máy quản lý rủi ro tín dụng đắc lực, đúng chuyên môn
để tham gia quan trọng vào việc thực hiện công tác quản lý rủi ro tín dụng.
Về mặt cơ cấu tổ chức: Đã có ban tín dụng trực thuộc Hội sở với những
chức năng nhiệm vụ cụ thể nhằm quản lý tốt nhất rủi ro tín dụng tại ngân
hàng TMCP Bắc Á. Tại ban tín dụng hội sở đã có bộ phận hỗ trợ làm công tác
kiểm tra giám sát rủi ro, từng cán bộ tín dụng được yêu cầu thực hiện tốt quy
vii
trình cho vay. Đã có công ty quản lý nợ và khai thác tài sản thực hiện quản lý
một số khoản vay khó đòi.
Về biện pháp quản lý rủi ro tín dụng, cụ thể: Trên cơ sở quan điểm chỉ
đạo và cơ cấu như trên, ngân hàng TMCP Bắc Á đã tiến hành được các biện
pháp cụ thể sau:
Việc thẩm định tín dụng: Đã có phân tích khách hàng khi cho vay,
trong đó đặc biệt đã có những đánh giá về tư cách, khả năng, tài sản thế chấp,
Thông tin tín dụng và đặc biệt là tình hình dư nợ tại các ngân hàng rất được
quan tâm. Đã có những đánh giá về năng lực khách hàng về các mặt như:
đánh giá khả năng quản lý tổng quất, đánh giá khả năng lên kế hoạch và thực
hiện kế hoạch.
Về xác định nhu cầu vốn lưu động: Ngân hàng TMCP Bắc Á đã quan
tâm, đặc biệt là đối với những khách hàng vay theo hạn mức tín dụng. Về
phân tích tài chính và báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Đã được các bộ phận
kinh doanh tiến hành thường xuyên và đảm bảo nội dung phân tích đầy đủ ,
chính xác.
Cơ cấu khoản vay được quan tâm trong hầu hết các tờ trình tín dụng
như số tiền cho vay, mục đích, thời hạn, nguồn trả nợ
Hợp đồng tín dụng: ngân hàng TMCP Bắc Á xác định đó là công cụ
bảo vệ ngân hàng nên đã được quan tâm, hiện nay hợp đồng tín dụng do các
bộ phận kinh doanh kết hợp bộ phận pháp chế soạn thảo ra mẫu hợp đồng với
những điều khoản cơ bản. Đặc biệt hiện nay đã thuê tư vấn luật cho một số
hợp đồng lớn, có các yếu tố đặc biệt.
Công tác giám sát rủi ro được tiến hành báo cáo, cán bộ tín dụng đã
thường xuyên kiểm tra tình hình khách hàng thông qua các báo cáo do khách
hàng cung cấp, qua việc tham quan thực địa, giám sát các tài sản đảm bảo,
giám sát dư nợ đảm bảo thu nợ đúng hạn.
vii
i
Phân loại khoản vay và trích dự phòng rủi ro được thực hiện định kỳ
thường xuyên theo quy định của ngân hàng Nhà nước.
Xử lý nợ có vấn đề: hầu hết các khoản nợ có vấn đề được tiến hành
theo trình tự thích hợp. Các khoản nợ khó đòi được tổ chức thu triệt để.
Với tất cả những kết quả đã đạt được trên đây đã làm cho tỷ lệ nợ quá
hạn của ngân hàng TMCP Bắc Á trong những năm gần đây luôn giữ ở mức
dưới 2%, đây là một kết quả đáng khích lệ trong điều kiện hiện nay, làm yên
lòng người gửi tiền và cổ đông.
2.3.2 Một số tồn tại và nguyên nhân
Mặc dù có những kết quả đáng khích lệ nhưng quản lý rủi ro tín dụng
tại ngân hàng TMCP Bắc Á vẫn còn bộc lộ những tồn tại thể hiện qua một số
nội dung sau đây:
Bảng điểm tín dụng nhằm xếp loại rủi ro: Việc phân loại nợ gắn với
tiêu chuẩn quốc tế đã được NHNN quy định trong điều 7, quyết định
493/2005/QĐ-NHNN. Hạn chót cho các ngân hàng thương mại phải xây dựng
xong hệ thống xếp hạng, trình NHNN xem xét và phê duyệt là tháng 5/2008
nhưng đến nay ngân hàng TMCP Bắc Á mới tiến đang tiên hành dở dang.
Nguyên nhân là do: Đây là một việc khó cần thời gian, con người và công
nghệ thông tin để xử lý các số liệu thống kê trên cơ sở đó mới xây dựng
được bảng điểm xếp hạng rủi ro tín dụng nhằm định giá khoản vay và tổ
chức quản lý giám sát thích hợp. Mặt khác ban lãnh đạo chưa giám sát
nghiêm ngặt và đôn đốc nhiều đến ban xây dựng đề án này.
Quy định tín dụng đã có nhưng chưa được áp dụng thường xuyên.
Nguyên nhân là do một bộ phận cán bộ tín dụng non trẻ mới tuyển vào chưa
được tập huấn về quy trình, hơn hết là ban kiểm soát chưa thực sự sát sao
trong việc bắt buộc thực hiện theo quy trình đã đề ra.
ix
Về nghiên cứu ngành: Ngân hàng TMCP Bắc Á chưa có những bộ
phận chuyên nghiên cứu ngành để có những cảnh báo sớm về quá trình tăng
trưởng, phát triển, chu kỳ của ngành, nhất là trong điều kiện Việt Nam chu kỳ
thường ngắn (khoảng 5 năm). Nguyên nhân chính của hạn chế này là do chưa
có bộ phận chuyên trách, bộ phận kinh doanh thì quá bận với những chức
năng nhiệm vụ của chính mình.
Mặc dù đã có những mặt đạt được nhất định nhưng còn một số hạn chế
như không in thành mẫu bắt buộc các bộ phận kinh doanh phải tuân thủ, việc
soạn thảo hợp đồng do cán bộ tín dụng thực hiện nhưng chưa có những biện
pháp quản lý hữu hiệu việc tuân thủ các nội dung của hợp đồng mẫu. Mẫu
hợp đồng hiện nay do ngân hàng tự soạn thảo, chưa có sự tham gia của tư vấn
luật. Nhiều điều khoản trong hợp đồng tín dụng mẫu đã quá cũ (soạn thảo
năm 1994) không còn phù hợp với xu thế phát triển ngày nay. Nguyên nhân
chính của sự tồn tại này là do Ban lãnh đạo ngân hàng chưa chú trọng đầu tư
đúng lúc đến việc xây dựng một bản hợp đồng mẫu thật chuẩn, có các điều
khoản hợp với xu thế phát triển và pháp luật hiện hành. Chưa kiểm soát sát sao
và xử lý nghiêm đối với cán bộ thực hiện không đúng với những gì đã đề ra
trong hợp đồng tín dụng.
Giám sát rủi ro được thực hiện khá tốt đối với từng khoản vay, từng
khách hàng nhưng việc giám sát rủi ro đối với danh mục khoản vay chưa
được quan tâm thích đáng do vậy chưa có biện pháp quản lý rủi ro tập trung
theo ngành, theo khu vực hạn chế này là do chưa có bộ phận chuyên trách
thực hiện công tác này. Hiện nay quy mô hoạt động tín dụng của ngân hàng
TMCP Bắc Á chưa quá lớn nên rủi ro này chưa bộc lộ. Với mức độ tăng
trưởng hiện nay cần có gấp bộ phận giám sát rủi ro tập trung này.
Ban tín dụng đã hoạt động rất tích cực nhưng do không đủ nhân lực và
thời gian chưa nhiều nên mới chỉ dừng lại ở việc thẩm định các khoản vay
x
theo quy định do các bộ phận kinh doanh tại hội sở và các khoản vay vượt
mức phán quyết của các chi nhánh cấp 1 gửi lên, chưa có điều kiện triển khai
các công tác quản lý tín dụng, chưa có những hướng dẫn cụ thể để các bộ
phận kinh doanh nắm bắt quy trình quản lý rủi ro tín dụng một cách thấu đáo
và nghiêm chỉnh thực hiện.
Hiện nay tại ngân hàng TMCP Bắc Á, vẫn tồn tại các khoản vay vượt
mức phán quyết của các chi nhánh được cán bộ tín dụng trình thẳng lên TGĐ
mà không qua ban tín dụng để xem xét và đánh giá lại. Điều này rất nguy
hiểm đối với ngân hàng vì TGĐ không thể một lúc nắm bắt hết được tất cả
các vấn đề của món vay mà chỉ nghe qua cán bộ tín dụng, từ đó những quyết
định đưa ra sẽ mang tính phiến diện cá nhân. Nó còn nguy hiểm hơn rất nhiều
nếu khách hàng và cán bộ tín dụng cố tình làm sai và cấu kết với nhau.
Hệ thống báo cáo rủi ro chỉ nhằm phục vụ việc báo cáo NHNN, ngân
hàng TMCP Bắc Á chưa khai thác các thông tin trong các báo cáo để đưa các
biện pháp quản lý rủi ro phù hợp.
Quản lý hồ sơ tín dụng: Hiện nay hồ sơ tín dụng của một số chi nhánh
chưa được quản lý theo đúng tiêu chuẩn quản lý rủi ro tín dụng, đó là cán bộ
tín dụng còn chưa ngăn nắp trong sắp xếp hồ sơ. Hạn chế này là do một số chi
nhánh của ngân hàng ngày nay quá chật hẹp so với lượng giao dịch hiện tại và
cán bộ chưa ý thức được tầm quan trọng của việc quản lý tốt hồ sơ tín dụng.
xi
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ RỦI
RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á
3.1. ĐỊNH HƢỚNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á
3.1.1. Bối cảnh nền kinh tế Việt Nam
- Nền kinh tế Việt Nam từ năm 2005 đến 2007 tiếp tục có tốc độ tăng
trưởng cao. Ngày 7/1/2007 đánh dấu một mốc son vô cùng quan trọng đối với
nền kinh tế đó là việc Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của tổ chức
Thương Mại thế giới WTO.
- Trong 6 tháng đầu năm tốc độ tăng trưởng GDP ước đạt 7,9% là mức
tăng cao nhất so với cùng kỳ 5 năm gần đây. Trong đó, 2 khu vực có mức đóng
góp cao cho tăng trưởng là khu vực công nghiệp xây dựng (tăng 9,84%) và khu
vực dịch vụ. Cũng 6 tháng đầu năm xuất khẩu đạt 22,2 tỷ USD tăng 18%. Việc
sắp xếp, đổi mới, cổ phần hoá các Doanh nghiệp nhà nước nửa năm qua đạt 80
Doanh nghiệp, trong đó cổ phần hoá được 45 Doanh nghiệp, hợp nhất 20
Doanh nghiệp. Vốn đầu tư phát triển xã hội 6 tháng đầu năm 2007 đạt 195
nghìn tỷ đồng bằng 38,4% GDP trong đó vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt
34 nghìn tỷ đồng.
Nghị quyết Trung ương 5, khoá 9 về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính
sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân đã nêu rõ:
“Kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân,
phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển kinh tế
nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa”.
- Với tư tưởng chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và sự thành công của Luật
doanh nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ra đời và phát triển rất mạnh,
xii
góp phần quan trọng tăng trưởng GDP, giải quyết các vấn đề xã hội như việc
làm, từ thiện
+ Chỉ thị số 03/2007/CT-NHNN ngày 28/05/2007 của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước về kiểm soát quy mô, chất lượng tín dụng và cho vay đầu tư,
kinh doanh chứng khoán.
+ Quyết định số 546/2005 ngày 30/05/2005 cho phép các ngân hàng từ
ngày 01/06/2005 toàn quyền quyết định mức lãi suất thoả thuận, căn cứ vào
tình hình cung cầu của thị trường vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng.
- Ngoài ra thành phần kinh tế tư nhân vẫn còn những mặt tiêu cực thể
hiện qua lời phát biểu của phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng “Hiện nay khu
vực công thương nghiệp dịch vụ ngoài quốc doanh đạt tốc độ tăng trưởng cao
hơn khu vực doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài, nhưng đóng góp chưa tương xứng vào ngân sách Nhà nước. Tình trạng
tổ chức, cá nhân vi phạm, lợi dụng chính sách khuyến khích phát triển kinh tế
và Nhà nước diễn ra khá nghiêm trọng”.
- Bước đầu Doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn có những va vấp lạm
dụng (doanh nghiệp không thực sự tồn tại, mua bán hoá đơn) gây tranh cãi
giữa các ban ngành về sự thông thoáng, nhưng luật doanh nghiệp đã được trong
và ngoài nước đánh giá cao, tạo cơ hội cho mọi người khởi nghiệp và lập nghiệp.
Trên đây là một số nét về bức tranh kinh tế Việt Nam có ảnh hưởng
trực tiếp đến hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng.
3.1.2. Định hƣớng hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Bắc Á
Trước bối cảnh nền kinh tế như trên, kết hợp với tình hình thực tế hoạt
động của mình, Ngân hàng TMCP Bắc Á có định hướng về công tác tín dụng
như sau:
- Thận trọng trong mở rộng tín dụng, mở rộng tín dụng phải kết