Quảng Bình được thiên nhiên ưu đãivừa córừng, biển, sông và
nhiều cảnh quan thiên nhiên.Bờ biển có nhiều bãitắm đẹp, cóhệ thống
núi đá đổ ra biểntạo nên nhiềucảng biển, bãitắm và các điểm nghỉ
ngơi giải tríkỳ thú như NhậtLệ, Quang Phú,Vũng Chùa - ĐảoYến,
bãitắm Đá Nhảy,. thuậnlợi cho phát triển dulịch và nghĩdưỡng.
Quảng Bình lànơi thíchhợp để xâydựng các khu kháchsạn, Resort.
Nhiều kháchsạn có chấtlượng cao đã được xâydựng như: Sài Gòn -
Quảng Bình, Sun Spa Resort. là điểm đếnhấpdẫn cho du khách du
lịchtừmọi miền đấtnước và nhiềunơi trên thế giới.Mặt khác người
dân lao động kiên định, nhiệt tình cáchmạng và có khảnăng chịu đựng
gian khổ, vượt khó khăn
Tuy nhiên, thựctế phát triển kinhtế - xãhộicủatỉnh Quảng
Bình trong nhữngnăm qua chưa thựcsựtươngxứngvới tiềmnăngcủa
mình, những chỉ tiêu kinhtế đang thấphơn và đangbịtụthậu sovới
những địa phương khác. Do đó, việc đẩymạnh phát triển kinhtế- xã
hộicủa Quảng Bình nhưmột đòihỏi khách quan. Để phát triển kinhtế
xãhội, Quảng Bìnhcần phải chọn được ngành làm khâu đột phá.Với
những tiềmnăng thiên nhiên ưu đãi, việc đẩymạnh phát triển dulịchsẽ
đáp ứng được nhucầu trên, giúp Quảng Bình trở thànhmột địa phương
giàu mạnh.
Việc thu hútvốn đầutư cho việc phát triển ngành dulịch không
chỉ đáp ứngnhu cầu vềvốn đầu tư, mà thôngqua đó còn góp phần nâng
cao trình độkỹ thuật – công nghệ, tiếp thu kinh nghiệm quản lý tiến
tiến, giải quyết nhiều yêucầu khác trong ngành dulịch.Từ những suy
nghĩ trên tôi đã chọn đề tài “Thu hútvốn đầutư vào ngành dulịch
tỉnh Quảng Bình”.
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
HỒ THANH VIỆT
THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO NGÀNH DU LỊCH
TỈNH QUẢNG BÌNH
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 60.31.05
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Đà Nẵng – Năm 2014
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC VŨ
Phản biện 1: TS. Trương Sĩ Quý
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thế Tràm
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Kinh tế phát triển họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày
22 tháng 10 năm 2014
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quảng Bình được thiên nhiên ưu đãi vừa có rừng, biển, sông và
nhiều cảnh quan thiên nhiên. Bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp, có hệ thống
núi đá đổ ra biển tạo nên nhiều cảng biển, bãi tắm và các điểm nghỉ
ngơi giải trí kỳ thú như Nhật Lệ, Quang Phú, Vũng Chùa - Đảo Yến,
bãi tắm Đá Nhảy,... thuận lợi cho phát triển du lịch và nghĩ dưỡng.
Quảng Bình là nơi thích hợp để xây dựng các khu khách sạn, Resort.
Nhiều khách sạn có chất lượng cao đã được xây dựng như: Sài Gòn -
Quảng Bình, Sun Spa Resort... là điểm đến hấp dẫn cho du khách du
lịch từ mọi miền đất nước và nhiều nơi trên thế giới. Mặt khác người
dân lao động kiên định, nhiệt tình cách mạng và có khả năng chịu đựng
gian khổ, vượt khó khăn
Tuy nhiên, thực tế phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng
Bình trong những năm qua chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của
mình, những chỉ tiêu kinh tế đang thấp hơn và đang bị tụt hậu so với
những địa phương khác. Do đó, việc đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã
hội của Quảng Bình như một đòi hỏi khách quan. Để phát triển kinh tế
xã hội, Quảng Bình cần phải chọn được ngành làm khâu đột phá. Với
những tiềm năng thiên nhiên ưu đãi, việc đẩy mạnh phát triển du lịch sẽ
đáp ứng được nhu cầu trên, giúp Quảng Bình trở thành một địa phương
giàu mạnh.
Việc thu hút vốn đầu tư cho việc phát triển ngành du lịch không
chỉ đáp ứng nhu cầu về vốn đầu tư, mà thông qua đó còn góp phần nâng
cao trình độ kỹ thuật – công nghệ, tiếp thu kinh nghiệm quản lý tiến
tiến, giải quyết nhiều yêu cầu khác trong ngành du lịch. Từ những suy
nghĩ trên tôi đã chọn đề tài “Thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch
tỉnh Quảng Bình”.
2. Mục tiêu nghiên cứu: (1) Làm rõ cơ sở lý luận về thu hút
đầu tư. (i1)Phân tích thực trạng thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch
2
tỉnh Quảng Bình trong thời gian vừa qua; 1(ii) Đề xuất một số biện
pháp để đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch tỉnh Quảng
Bình trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đề tài này nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn liên
quan đến thu hút vốn đầu tư cho ngành du lịch.
+Về không gian: Nghiên cứu thu hút vốn đầu tư cho ngành du
lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
+Về thời gian: Nghiên cứu tình hình thu hút vốn đầu tư từ năm
2008 đến nay và đề xuất biện pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư
cho ngành du lịch đến năm 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết mục đích, yêu cầu trên, luận văn đã sử dụng các
phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập số liệu, xử lý số liệu.
- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham
khảo. Luận văn gồm có 03 chương:
Chương 1: Những vấn đề lí luận chung về thu hút vốn đầu tư
cho ngành du lịch.
Chương 2: Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch
tỉnh Quảng Bình trong thời gian vừa qua.
Chương 3: Những giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu
tư vào ngành du lịch tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2008- 2020
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ
VÀO NGÀNH DU LỊCH
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VỐN ĐẦU TƯ VÀ SỰ CẦN
THIẾT PHẢI THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO NGÀNH DU LỊCH
1.1.1 Một số khái niệm
Khái niệm về Đầu tư
3
- Hoạt động đầu tư thường sử dụng nhiều nguồn lực khác nhau
và thường sử dụng đơn vị tiền tệ để biểu hiện. Các nguồn lực để đầu tư
có thể bằng tiền, bằng các loại tài sản khác như máy móc thiết bị, nhà
xưởng, công trình xây dựng khác thuộc nhiều hình thức sở hữu khác
nhau như sở hữu nhà nước, tư nhân, nước ngoài
- Đầu tư cần phải xác định trong một khoảng thời gian nhất định
(nhiều tháng, nhiều năm). Tuy nhiên, thời gian càng dài thì mức độ rủi
ro càng cao bởi vì nền kinh tế luôn thay đổi, lạm phát có thể xảy ra cũng
như các nguyên nhân chủ quan khác có ảnh hưởng đến đầu tư.
Vốn đầu tư
Vốn đầu tư là giá trị bằng tiền của các nguồn lực được huy
động và sử dụng vào thực hiện đầu tư qua đó hình thành vốn sản xuất
của nền kinh tế.
1.1.2 Phân loại đầu tư có thể thu hút
Ù Đầu tư trực tiếp
Ù Đầu tư gián tiếp
1.1.3 Các nguồn vốn đầu tư có thể thu hút
a. Nguồn vốn đầu tư trong nước
Nguồn vốn trong nước thể hiện sức mạnh nội lực của một quốc
gia. Nguồn vốn này có ưu điểm là bền vững, ổn định, chi phí thấp, giảm
thiểu được rủi ro và tránh được hậu quả từ bên ngoài. Nguồn vốn trong
nước bao gồm vốn Nhà nước, vốn tín dụng, vốn của khu vực doanh
nghiệp tư nhân và dân cư chủ yếu được hình thành từ các nguồn tiết
kiệm trong nền kinh tế.
b. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài
- Viện trợ phát triển chính thức (ODA)
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
1.1.4. Sự cần thiết phải thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch
- Thu hút vốn đầu tư vào phát triển du lịch góp phần tăng
trưởng kinh tế: Vì nhiều tác động (1) Gia tăng vốn sản xuất và trực tiếp
4
đóng góp vào tăng trưởng từ quá trình thực hiện các dự án đầu tư du
lịch; (2) Các dự án vào hoạt động sẽ tạo ra sản lượng và thu nhập; (3)
Kích thích các ngành cung ứng sản phẩm cho du lịch
- Thu hút vồn đầu tư vào phát triển du lịch góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình phát triển của các
ngành kinh tế dẫn đến sự tăng trưởng khác nhau giữa các ngành và làm
thay đổi tương quan giữa chúng so với một thời điểm trước đó. Đầu tư
chính là phương tiện đảm bảo cho cơ cấu kinh tế được hình thành hợp
lý. Ngành du lịch là một bộ phận cấu thành nên nền kinh tế do đó thu
hút vốn đầu tư vào ngành du lịch sẽ làm ảnh hưởng dến sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế.
- Thu hút vốn đầu tư vào phát triển du lịch góp phần tăng cường
khoa học kỹ thuật và nâng cao năng lực quản lý điều hành kinh doanh.
Thu hút vốn đầu tư để phát triển ngành du lịch sẽ làm cho trình
độ khoa học kỹ thuật của ngành du lịch được tăng lên thông qua các dự
án đầu tư được triển khai, thay thế các thiết bị, công nghệ lạc hậu. Đối
với các nước đang phát triển, mặc dù tích lũy vốn và công nghệ thấp
nhưng cũng có những lợi thế của người đi sau tiếp thu, thích nghi và
làm chủ công nghệ có sẵn, do đó rút ngắn thời gian và giảm những rủi
ro trong áp dụng công nghệ mới. Đồng thời thu hút vốn đầu tư vào phát
triển du lịch sẽ góp phần nâng cao được trình độ quản lý, năng lực điều
hành của một số nhà doanh nghiệp.
- Thu hút vốn đầu tư vào phát triển du lịch góp phần tạo công
ăn việc làm cho địa phương và tăng nguồn thu cho NSNN
Thu hút vốn đầu tư còn góp phần tạo ra công ăn việc làm, giảm tỉ
lệ thất nghiệp, làm cho nguồn nhân lực phát triển cả về số lượng và chất
lượng; đồng thời tạo điều kiện khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên
thiên nhiên và góp phần tăng thu ngân sách nhà nước.
5
1.2 NỘI DUNG VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ
1.2.1 Quy hoạch phát triển ngành
Quy hoạch tổng thể phát triển ngành là luận chứng phát triển
kinh tế - xã hội và tổ chức không gian các hoạt động của ngành hợp lý
trên quốc gia và lãnh thổ đó trong một thời gian xác định.
Nếu chiến lược phát triển ngành vạch ra phương hướng phát
triển dài hạn thì quy hoạch thể hiện tầm nhìn và sự bố trí có tính chất
dài hạn về thời gian và không gian lãnh thổ, xây dựng khung vĩ mô về
tổ chức không gian để chủ động hướng tới mục tiêu đạt hiệu quả cao và
phát triển bền vững.
Quy hoạch tổng thể của ngành có tầm nhìn sâu rộng hơn. Nó
vừa phải đảm bảo các phương án tối ưu liên ngành và liên vùng trên
cùng một địa bàn lãnh thổ, vùa phải phát huy tiềm năng và đặc thù của
vùng để phát triển.
Như vậy quy hoạch trên cơ sở kết quả phân tích điều kiện mọi
mặt của vùng lãnh thổ để phát triển ngành giúp các nhà hoạch định trả
lời câu hỏi nên phát triển ngành không ? ở đâu? Và thời gian nào? Qua
đó góp phần định hướng phát triển ngành.
1.2.2 Lập danh mục đầu tư để thu hút vốn đầu tư
a. Khái niệm lập danh mục đầu tư
Lập danh mục đầu tư có thể được hiểu là việc lập một bảng các
dự án ưu tiên đầu tư vào địa phương dựa trên những điều kiện về nguồn
lực cũng như các định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đó.
Sự cần thiết phải lập danh mục đầu tư
Một địa phương, một đất nước cụ thể muốn thu hút vốn đầu tư
cần phải có mục tiêu cụ thể, rõ ràng thì mới mong nhận được các cơ hội
đầu tư và nguồn vốn cần thiết cho những định hướng phát triển của địa
phương hay một quốc gia. Những mục tiêu ấy được cụ thể hóa bằng 1
danh sách các danh mục cần thiết phải đầu tư, tư đó sẽ có kế hoạch cụ
thể cho trong việc thu hút vốn đầu tư của từng dự án cụ thể.
Quy trình quản lý danh mục đầu tư
6
Quản lý danh mục đầu tư là quá trình liên tục và có hệ thống
gồm 4 bước:
- Thứ nhất, xác định mục tiêu đầu tư. Trọng tâm của việc xác định
mục tiêu là xác định rõ mức độ rủi ro có thể chấp nhận được của chủ đầu
tư và mức độ lợi nhuận mong đợi tương thích với mức độ rủi ro đó.
- Thứ hai, xây dựng các chiến lược phù hợp với mục tiêu bao
gồm việc lập các tiêu chuẩn và phân bổ đầu tư.
- Thứ ba, giám sát theo dõi việc thực hiện dự án đầu tư, cả mức
độ rủi ro và lợi nhuận mong đợi.
- Thứ tư, điều chỉnh danh mục đầu tư phù hợp với diễn biến
của thị trường và mục tiêu của người đầu tư.
Căn cứ lập danh mục đầu tư
Tùy thuộc vào mục tiêu thu hút đầu tư của từng địa phương cụ
thể mà cơ quan xúc tiến đầu tư của địa phương đó sẽ thành lập được
danh mục đầu tư cụ thể. Mục tiêu thu hút đầu tư được chia làm 2 loại:
mục tiêu định tính và mục tiêu định lượng.
Việc lập danh mục đầu tư cũng tuân theo các Quyết định của
Chính phủ về việc lập các danh mục đầu tư theo chương trình đầu tư
quốc gia.
1.2.3 Thực hiện xúc tiến thu hút đầu tư
Khái niệm xúc tiến đầu tư
Xúc tiến đầu tư là các hoạt động nhằm giới thiệu, quảng cáo cơ
hội đầu tư và hỗ trợ đầu tư của nước chủ nhà. Các hoạt động này do các
cơ quan chính phủ, các nhà khoa học, các tổ chức, các doanh nghiệp,...
thực hiện dưới nhiều hình thức như các chuyến viếng thăm ngoại giao
cấp chính phủ, tổ chức các hội thảo khoa học, diễn đàn đầu tư, tham
quan, khảo sát,... và thông qua các phương tiện thông tin, xây dựng các
mạng lưới văn phòng đại diện ở nước ngoài.
Quy trình xúc tiến đầu tư
+ Lập kế hoạch xúc tiến đầu tư
Lập một kế hoạch rõ ràng là bước cuối cùng trong quá trình xây
7
dựng chiến lược xúc tiến đầu tư - là bản đồ chỉ dẫn để các cơ quan
xúc tiến đạt được mục tiêu. Tài liệu này gồm khoảng 30 – 50 trang
bao gồm các thông tin chi tiết về những điều tìm được trong các buổi
lập kế hoạch chiến lược của cơ quan.
+ Xác định đối tác
- Nguồn lực hạn chế:
- Quyền lực hạn chế:
- Xây dựng năng lực của các IPA:
- Thu thập thông tin:
Xây dựng ma trận quản lý đối tác
+ Chuẩn bị thông tin
Trong quá trình ra quyết định của nhà đầu tư, sự nhận thức của
họ là quá trình gắn với thực tế. Thực tế cho thấy các nhà đầu tư thường
không có đủ thông tin cần thiết do đó họ đưa ra các giả định và suy luận
dựa trên những thông tin đã có và lời khuyên của những người đi trước.
Với một thông tin không đầy đủ hoặc sai lệch nhà đầu tư có thể đưa ra
một kết luận không chính xác về địa điểm đầu tư. Do đó các trung tâm
xúc tiến đầu tư phải làm sao để luồng thông tin tới các nhà đầu tư được
nhanh nhất và chính xác nhất, đó cũng là lý do tại sao ta phải duy trì tốt
và luôn mở rộng các mối quan hệ.
Để đưa được những vấn đề, thông tin tới các nhà đầu tư, các
trung tâm xúc tiến đầu tư cần lựa chọn những công cụ marketing phù
hợp nhất để truyền thông điệp. Việc lựa chọn công cụ phù hợp có vai
trò quan trọng trong việc tối đa hóa khả năng tác động của các hoạt
động xúc tiến.
Thực hiện xúc tiến
Bước cuối cùng trong quy trình xúc tiến đầu tư chính là thực
hiện việc xúc tiến đầu tư sau khi đã có những kế hoạch rõ ràng, xác
định được đối tác và tìm hiểu được các thông tin cần thiết.
1.2.4 Thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư
Ưu đãi đầu tư là những hoạt động của chủ thể thu hút đầu tư
8
như chính quyền địa phương hay cộng đồng doanh nghiệp và người dân
tạo ra những điều kiện khác biệt thuận lợi và những lợi ích kèm theo để
giúp các nhà đầu tư khi thực hiện các dự án đầu tư giảm được các chi
phí liên quan tới đầu tư.
Chi phí đầu tư của các nhà đầu tư bao gồm chi phí thực biểu
hiện bằng tiền và chi phí cơ hội liên quan tới việc thực hiện dự án đầu
tư như thời gian hoàn thành thủ tục đầu tư, tiếp nhận mặt bằng, triển
khai dự án...
Chính sách bao gồm các ưu đãi về thuế, ưu đãi về sử dụng đất
và ưu đãi về đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công
nghệ cao, khu kinh tế.
1.2.5 Thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư
Chính sách ưu đãi đầu tư bao gồm các chính sách từ việc hỗ trợ
chuyển giao công nghệ, hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ và khuyến khích phát
triển dịch vụ đầu tư. Chính sách hỗ trợ đầu tư còn ưu tiên trong việc
đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu công nghệ cao,
khu chế xuất
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ
CỦA ĐỊA PHƯƠNG
1.3.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
1.3.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội
1.3.3 Hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng và nguồn nhân lực
1.3.4 Sự thành công của các dự án đầu tư trước đó
1.4. KINH NGHIỆM THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NÀO NGÀNH DU
LỊCH CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG
Những bài học rút ra cho Tỉnh Quảng Bình trong thu hút
đầu tư vào du lịch
Thứ nhất, Chính quyền địa phương cần tạo môi trường đầu tư
thông thoáng, minh bạch và đảm bảo đầu tư lâu dài cho các nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, cần phải xây dựng nhiều chính sách để khuyến khích đầu
tư du lịch cũng như có nhiều chính sách hổ trợ trong thu hút khách du
9
lịch. Địa phương cần đầu tư và hoàn thiện hệ thống hạ tầng du lịch để
tăng tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư.
Thứ hai, đẩy mạnh công tác quảng bá du lịch, quảng bá về địa
phương bằng nhiều hình thức khác nhau thông qua việc mở văn phòng
xúc tiến du lịch ở nhiều quốc gia trên thế giới, quảng cáo trên các đài
truyền hình quốc tế lớn, Chính quyền địa phương đứng ra mời các nhà
báo ở nhiều quốc gia, các công ty du lịch đến thăm để viết bài và kết
nối với các doanh nghiệp trong nước, cũng như có cả một hệ thống ấn
phẩm sách báo, tranh ảnh, bản đồ giới thiệu đầy đủ. Bên cạnh đó, luôn
có sự nối kết, đầu tư các hoạt động quảng bá du lịch đi liền với hoạt
động quảng bá của các ngành khác.
Thứ ba, ngành du lịch cần được thực hiện một cách chuyên
nghiệp trong từng chi tiết nhỏ, từ sắp xếp lại lịch trình cho hợp lý, từ sự
đón tiếp nồng hậu của mỗi nhân viên hướng dẫn du lịch, nhân viên
khách sạn và cả người dân, cho đến những lời giới thiệu ngắn gọn mà
vô cùng bài bản của mỗi nơi tham quan.
Thứ tư, ngành du lịch cần khai thác các điểm mạnh của mình
bằng cách tận dụng triệt để những lợi thế về thiên nhiên, luôn biết tạo ra
những điều mới mẻ, hấp dẫn để thu hút du khách. Bên cạnh đó, cần
phát triển đa dạng các loại hình du lịch như du lịch biển, du lịch núi, du
lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch mạo hiểm, du lịch chữa bệnh, du
lịch khám phá để tạo nên nhiều sản phẩm mang nét đặc sắc riêng cho
từng địa phương du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của du khách.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO
NGÀNH DU LỊCH TỈNH QUẢNG BÌNH
THỜI GIAN VỪA QUA
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỈNH QUẢNG BÌNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU
HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO NGÀNH DU LỊCH
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
a. Vị trí địa lý
10
b. Đặc điểm địa hình
c. Khí hậu
2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên
a. Tài nguyên đất
b. Tài nguyên biển
Quảng Bình có bờ biển dài 116 km từ Đèo Ngang đến Hạ Cờ
với vùng đặc quyền lãnh hải khoảng 20.000 km2. Dọc theo bờ biển có 5
cửa sông chính tạo nguồn cung cấp phù du sinh vật có giá trị cho việc
phát triển nguồn lợi thuỷ sản. Biển Quảng Bình có hầu hết các loài hải
sản có mặt ở vùng biển Việt Nam (1.000 loài), có những loài hải sản có
giá trị kinh tế cao mà các tỉnh khác ít có hoặc không có như: tôm hùm,
tôm sú, mực ống, mực nang Phía Bắc biển Quảng Bình có bãi san hô
trắng với diện tích hàng chục ha, không những là nguồn nguyên liệu mỹ
nghệ có giá trị mà còn tạo điều kiện duy trì hệ sinh thái san hô đặc thù
của vùng biển sâu miền Trung..
c. Tài nguyên rừng
Tổng diện tích có rừng là 505,7 nghìn ha và độ che phủ là
62,8%, trong đó rừng tự nhiên có trên 448,4 nghìn ha, rừng trồng gần
57,3 nghìn ha. Đặc sản dưới tán rừng khá đa dạng, phong phú và có giá
trị cao như song mây, trầm kỳ, sa nhân và các dược liệu quý khác. Thú
rừng có nhiều loại như voi, hổ, gấu, bò tót, sơn dương, khỉ
d. Tài nguyên khoáng sản
2.1.3. Tiềm năng kinh tế
Quảng Bình có bốn khu danh thắng nổi tiếng là Đèo Ngang, Lý
Hoà, cửa biển Nhật Lệ và Phong Nha. Vùng Karst này có trên 300 hang
động lớn nhỏ, được mệnh danh là “vương quốc hang động”, đang tiềm
ẩn trong nó nhiều điều kỳ lạ và hấp dẫn các nhà thám hiểm, các nhà
khoa học và du khách. Khu động Phong Nha còn có cả một hệ di tích
lịch sử văn hoá có giá trị cho nhiều thời đại như các di tích khảo cổ học
tiền sử, di tích văn hoá Chàm, di tích các trọng điểm trong chiến tranh
chống Mỹ. Hệ thống động Phong Nha được đánh giá là hang động có
11
giá trị hàng đầu thế giới với bốn điểm nhất (dòng sông ngầm dài và sâu
nhất – 13.969 m, cửa hang cao và rộng nhất, có những bờ cát rộng và
đẹp nhất, thạch nhũ tráng lệ và kỳ ảo nhất). Vào tháng 7/2003, vườn
quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đã được UNESCO công nhận là di sản
thiên nhiên thế giới.
Những lợi thế so sánh
Quảng Bình có bờ biển dài 116,04 km với 5 cửa sông, có cảng
Nhật Lệ và cảng Gianh, có vịnh Hòn La nước sâu và rất kín gió thuận
lợi cho neo đậu tàu thuyền và các dịch vụ hậu cần nghề cá. Có một ngư
trường lớn với trữ lượng khoảng 99.000 tấn và phong phú về loài
(1.650 loài), trong đó có những loại quý hiếm như tôm hùm, tôm sú,
mực nang, san hô, Quảng Bình có vùng nước có khả năng nuôi trồng
thuỷ sản khá lớn (15.000 ha), độ mặn và độ PH rất phù hợp cho nuôi
trồng thuỷ sản xuất khẩu, ngoài ra với bờ biển dài rất thuận lợi cho phát
triển nuôi tôm trên cát tạo cho Quảng Bình một lợi thế so sánh trong
phát triển thuỷ sản.
2.1.4. Đặc điểm kinh tế- xã hội
Ngành du lịch, dịch vụ phát triển đã làm cho cơ cấu kinh tế tiếp
tục dịch chuyển tích cực theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các ngành du
lịch dịch vụ và công nghiệp: tỷ trọng công nghiệp trong GDP từ 32,1%
năm 2009 đã tăng lên 36,5% năm 2013, tỷ trọng du lịch dịch vụ tăng từ
38,1% lên 42,7%, tỷ trọng ngành nông lâm thủy sản giảm từ 29,8%
xuống còn 20,8%.
Bảng 2.1. Cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Bình từ năm 2008 đến năm 2012
Cơ cấu (%)
Chỉ tiêu
2009 2010 2011 2012 2013
Cơ cấu Tổng sản phẩm (%) 100 100 100 100 100
Công nghiệp, xây dựng 32,1 34,6 35,2 36,1 36,5
Du lịch, dịch vụ 38,1 39,5 40,8 41,2 42,7
Nông, lâm, thủy sản 29,8 25,9 34 22,7 20,8
Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Bình
12
2.2. KẾT QUẢ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO NGÀNH DU LỊCH
TỈNH QUẢNG BÌNH TRONG THỜI GIAN QUA
2.2.1. Khối lượng vốn đầu tư và nguồn đầu tư
Tính từ đầu năm 2009 đến năm 2013, ngành du lịch tỉnh Quảng
Bình có tổng cộng 118 dự án được cấp phép trong tổng số vốn đầu tư là
2.301,08 tỷ đồng (chỉ tính những dự án có vốn đầu tư trên 5 tỷ đồng).
Trong đó, có 4 dự án hết hạn giấy phép giải thể trước thời hạn với vốn
đầu tư là 125 tỷ đồng, 114 dự án còn hiệu