Tóm tắt Luận văn Tư tưởng chính trị của Arixtốt trong tác phẩm "Chính trị luận"

Triếthọc HyLạp làmột disản quý giá không chỉcủa dântộc HyLạp, mà còncủacả nhân loại.Vớinềnvăn minhrựcrỡcủa mình, HyLạp luôn thu hútsự quan tâm tìm hiểucủa không ít người nghiên cứu và cho đến nay, những thànhtựucủanềnvăn minh ấyvẫn luôn khiến người ta phải ngưỡngmộ, khâmphục. Arixtôt là nhà triếthọc, nhà giáodục và nhà khoahọc đãtạo nên ảnhhưởnghếtsứclớn lao trongnềnvăn minh phương Tây. Cùng với Platon, Arixtôt được coi làmột trong các nhà triếthọc HyLạp quan trọngnhất. Làmộtnhà bác học, Arixtôt đã đểlạicho hậu thếmộtkho tàngtư tưởng đồsộvề nhiều phương diện như triếthọc, khoahọc, toánhọc, thiênvănhọc và chính trịhọc. Chính trị luận làmột trong những tác phẩm kinh điểncủa Arixtôtvề triết lý và lý thuyết chính trịcủa Phương Tây và trênnềntảng những lý thuyết chính trị khác nhưcủa Cicero, St. Augustine, Aquinas (cổ, trung đại), Hobbes, Locke, Rousseau (thờiCận đại và Khai sáng)– đã đượcxâydựng và phát triển. Trong tác phẩm Chính trị luận, Arixtôt khái quát các hình thức thể chế chính trị đãtồntại ở HyLạp, phê phán các lý thuyếtvề nhà nước, nhất là mô hình nhànước lýtưởngcủa Platon – người thầycủa ông, đồng thời đưa ra nhiềutưtưởng có giá trịvề mô hình thể chế chính trị được ôngcho làtốtnhất. Nhiềutưtưởngchính trịcủa Arixtôt vẫn còn nguyên giá trị và có thể đượcvậndụngmột cách sángtạo trong thời đại ngàynay.

pdf26 trang | Chia sẻ: truongthanhsp | Lượt xem: 2259 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Tư tưởng chính trị của Arixtốt trong tác phẩm "Chính trị luận", để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN ANH TÙNG TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA ARIXTỐT TRONG TÁC PHẨM “CHÍNH TRỊ LUẬN” Chuyên ngành: Triết học Mã số: 60.22.80 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Đà Nẵng – Năm 2015 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN TẤN HÙNG Phản biện 1: TS. Phạm Huy Thành Phản biện 2: PGS.TS. Hồ Tấn Sáng Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 31 tháng 01 năm 2015. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm thông tin học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Triết học Hy Lạp là một di sản quý giá không chỉ của dân tộc Hy Lạp, mà còn của cả nhân loại. Với nền văn minh rực rỡ của mình, Hy Lạp luôn thu hút sự quan tâm tìm hiểu của không ít người nghiên cứu và cho đến nay, những thành tựu của nền văn minh ấy vẫn luôn khiến người ta phải ngưỡng mộ, khâm phục. Arixtôt là nhà triết học, nhà giáo dục và nhà khoa học đã tạo nên ảnh hưởng hết sức lớn lao trong nền văn minh phương Tây. Cùng với Platon, Arixtôt được coi là một trong các nhà triết học Hy Lạp quan trọng nhất. Là một nhà bác học, Arixtôt đã để lại cho hậu thế một kho tàng tư tưởng đồ sộ về nhiều phương diện như triết học, khoa học, toán học, thiên văn học và chính trị học. Chính trị luận là một trong những tác phẩm kinh điển của Arixtôt về triết lý và lý thuyết chính trị của Phương Tây và trên nền tảng những lý thuyết chính trị khác như của Cicero, St. Augustine, Aquinas (cổ, trung đại), Hobbes, Locke, Rousseau (thời Cận đại và Khai sáng) – đã được xây dựng và phát triển. Trong tác phẩm Chính trị luận, Arixtôt khái quát các hình thức thể chế chính trị đã tồn tại ở Hy Lạp, phê phán các lý thuyết về nhà nước, nhất là mô hình nhà nước lý tưởng của Platon – người thầy của ông, đồng thời đưa ra nhiều tư tưởng có giá trị về mô hình thể chế chính trị được ông cho là tốt nhất. Nhiều tư tưởng chính trị của Arixtôt vẫn còn nguyên giá trị và có thể được vận dụng một cách sáng tạo trong thời đại ngày nay. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài: “Tư tưởng chính trị của Arixtôt trong tác phẩm Chính trị luận” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình. 2 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài có mục đích phân tích những nội dung cơ bản về tư tưởng chính trị trong tác phẩm Chính trị luận của Arixtôt, chỉ ra được những đóng góp cũng như những hạn chế của chúng. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích đã đề ra, đề tài phải thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau: - Nghiên cứu những điều kiện kinh tế - xã hội và tiền đề tư tưởng cho sự ra đời tư tưởng chính trị của Arixtôt. - Phân tích những nội dung cơ bản của tư tưởng chính trị trong tác phẩm “Chính trị luận” của Arixtôt. - Chỉ ra được những đóng góp cũng như những hạn chế của những nội dung đó. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu những tư tưởng chính trị trong tác phẩm “Chính trị luận” của Arixtôt. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Tư tưởng triết học của Arixtôt bao quát nhiều lĩnh vực rộng lớn: siêu hình học, vật lý học, lôgic học, chính trị học, đạo đức học trong nhiều tác phẩm. Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu những tư tưởng chính trị của ông trong tác phẩm “Chính trị luận”. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử và sử dụng kết hợp các phương pháp: phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, trừu tượng và cụ thể, lịch sử và lôgíc, đối chiếu, so sánh, v.v.. 3 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương. Chương 1. Hoàn cảnh ra đời và kết cấu của tác phẩm “chính trị luận” của Arixtôt Chương 2. Một số nội dung cơ bản của tư tưởng chính trị Arixtôt trong tác phẩm “Chính trị luận” Chương 3. Những giá trị và hạn chế của tư tưởng chính trị Arixtôt trong tác phẩm “Chính trị luận” 6. Tổng quan tình hình nghiên cứu CHƯƠNG 1 HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ KẾT CẤU CỦA TÁC PHẨM “CHÍNH TRỊ LUẬN” CỦA ARIXTÔT 1.1. NHỮNG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO SỰ RA ĐỜI TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA ARIXTÔT 1.1.1. Những điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Quá trình tan rã của chế độ bộ lạc nguyên thủy và hình thành xã hội có giai cấp và nhà nước ở Hy Lạp cổ đại kéo dài vài thế kỷ (khoảng các thế kỷ XI - VIII Tr.CN). Hậu quả là sở hữu tư nhân tăng lên rõ rệt dẫn tới sự tan rã của công xã nông thôn. Gắn với quá trình tan rã của lối sinh hoạt công xã là quá trình hình thành vô số nhà nước thành thị ở Hy Lạp cổ đại. Các thành phố Hy Lạp cổ đại đã đi đến chỗ đối lập với nông thôn một cách gay gắt hơn nhiều so với các thành phố phương Đông cổ đại. Nhiều thành phố ở Hy Lạp cổ đại trở thành các trung tâm buôn bán lớn. Mức độ buôn bán và sản xuất hàng hóa sôi động là một bằng 4 chứng có tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội, đối với sự xuất hiện của đồng tiền vào thế kỷ VII TrCN. Đây là một bước tiến bộ lớn trong quá trình phát triển của xã hội Hy Lạp cổ đại. Lịch sử tư tưởng chính trị Hy Lạp cổ đại gắn bó hữu cơ với quá trình tiến hóa xã hội và nhà nước Hy Lạp chiếm hữu nô lệ. Lãnh thổ của Hy Lạp được mở rộng thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế văn hóa với các dân tộc khác. Sự phát triển của sản xuất đã dẫn đến việc các quan hệ và tổ chức xã hội bị đảo lộn. Phân công lao động phát triển, xã hội xuất hiện tầng lớp chuyên sống bằng trí óc tạo điều kiện nảy sinh những tư tưởng chính trị. Chế độ sở hữu cá nhân được thừa nhận và không thay đổi, chế độ nô lệ được coi là tự nhiên phải có. Với những đặc trưng kinh tế, chính trị, xã hội như vậy, triết học Hy Lạp cổ đại đã ra đời và phát triển với một thành tựu rực rỡ. Trên nền tảng chung đó, triết học Arixtôt đã ra đời. 1.1.2. Tiền đề tư tưởng cho sự ra đời tư tưởng chính trị của Arixtôt Trước nhất, bàn về thủ lĩnh chính trị, đã có rất nhiều quan điểm, ý kiến của các học giả về vấn đề này: - Xôcrat cho rằng: thủ lĩnh chính trị phải là người có đạo đức. Nhưng đạo đức phụ thuộc vào trí tuệ. Do xuất thân từ tầng lớp chủ nô quý tộc nên ông cho rằng chỉ có thiểu số tầng lớp quý tộc mới là người có trí tuệ, là những người sáng tạo đúng đắn. - Đêmôcrít thì yêu cầu thủ lĩnh chính trị phải là người có tài năng, đạo đức và do thuộc trường phái duy vật chủ nô dân chủ nên cho rằng tầng lớp bình dân cũng có tài năng, có thể làm được chính trị. - Xênôphôn lại yêu cầu thủ lĩnh chính trị phải có kỹ thuật giỏi, phải có sức thuyết phục cao, người thủ lĩnh phải biết vì lợi ích chung. - Platon thì yêu cầu thủ lĩnh chính trị phải thực sự có khoa học 5 chính trị, có tính khí phù hợp với nhiệm vụ đảm đương. Ông xem tiêu chuẩn chính trị là tiêu chuẩn của mọi tiêu chuẩn. Thứ hai, bàn về nguồn gốc của quyền lực nhà nước, một số quan điểm nổi bật của các học giả như sau: - Hêraclít: là người thuộc tầng lớp chủ nô quý tộc. Ông cho rằng quyền lực là quy luật vĩnh viễn. Theo ông bất bình đẳng là tự nhiên, một quý tộc phải được trị giá bằng một nghìn dân thường. - Platon: xem quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước là quyền lực thống trị của kẻ trí đối với người ngu. Chỉ có người có trí tuệ mới có quyền lực. Trí tuệ chỉ có ở tầng lớp quý tộc (những người ưu tú nhất của xã hội). Thứ ba, bàn về thể chế nhà nước, các quan điểm lớn bao gồm: - Herôdốt: là người đầu tiên trong lịch sử nhân loại đã phân biệt và so sánh các thể chế của nhà nước khác nhau. - Đêmôcrít: ông ủng hộ chế độ dân chủ cộng hoà chủ nô. - Xôcrat, Platon là những người ủng hộ chế độ chuyên chế quý tộc, cho rằng dân chủ là sai lầm. Arixtôt đã tham khảo tất cả các lý luận về thể chế chính trị, cùng với việc khảo sát những hình thức, mô hình nhà nước đã tồn tại trên thực tế, từ đó đưa ra quan điểm riêng của mình. 1.2. TIỂU SỬ VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA ARIXTÔT 1.2.1. Cuộc đời Arixtôt Arixtôt chào đời tại Stagira thuộc miền Thrace năm 384 trước Tây Lịch. Cha Arixtôt, ông Nichomachus, là một thầy thuốc danh tiếng tại triều đình Vua Amyntas II, cha của Vua Philip của Macedonia. Mẹ của Arixtôt vốn người miền Chalcis. Trong 17 năm đầu, Arixtôt đã sống với cha mẹ và được cha dạy cho về Y khoa. Năm 17 tuổi, Arixtôt tới thành Athens và theo học nghề thầy thuốc. 6 Năm 367 trước CN, Arixtôt vào học ở Hàn lâm viện) của Platon. Arixtôt được coi là một trong số học viên chăm chỉ nhất và xuất sắc hơn các bạn về trí thông minh và lòng nhiệt thành. Vào năm 347 khi Platon qua đời, Speusippus trở thành người đứng đầu Hàn lâm viện (Academos). Arixtôt đã cùng với Xenocrates và một vài môn đệ của Platon, rời thành Athens tới Assos, sống với Hermias là một học trò cũ của Platon và cũng là bạo chúa của hai tỉnh Atarneus và Assos trong miền Tiểu Á. Năm 342, Arixtôt được mời tới Macedonia để dạy dỗ Thái tử Alexander khi đó mới 13 tuổi. Arixtôt đã ở lại Macedonia trong 7 năm. Năm 340 khi vua Philip đi chinh chiến nơi xa, Thái tử Alexander nắm giữ quyền hành. Vào thời gian này, Arixtôt lập ra một ngôi trường và ông cũng giành thời giờ cho riêng mình để học hỏi thêm. Vào năm 335 TrCN, khi Đại đế Alexander đi chinh phục châu Á thì Arixtôt tự thấy rằng nhiệm vụ của mình đã chấm dứt. Ông đề nghị để người cháu tên là Callisthenes thay mình làm cố vấn cho Đại đế. Sau khi từ biệt Alexander, Arixtôt trở lại thành Athens. Tại nơi này, Arixtôt lập ra trường Lyceum (Học viện), gần đền Apollon Lycien. Trong 12 năm liền, Arixtôt vừa thuyết giảng, vừa viết sách và phổ biến nhiều tác phẩm đề cập tới hầu hết kiến thức của thời đại. Năm 323 khi Đại Đế Alexander qua đời, cuộc sống của Arixtôt cũng bị ảnh hưởng. Đảng Quốc gia thành Athens do Demosthenes lãnh đạo đã nổi dậy chống lại phe Macedonia sau khi Đại Đế Alexander không còn nữa. Arixtôt rời bỏ thành Athens, trở về quê mẹ là miền Chalcis. Sống tại Chalcis được vài tháng, Arixtôt qua đời vào năm 322 TrCN. Hài cốt của Arixtôt được chôn cất tại Stagira cùng với hài cốt của Pithias, vợ ông. 7 1.2.2. Sự nghiệp của Arixtôt Chúng ta có thể phân chia sự phát triển tư tưởng triết học của Arixtôt thành ba giai đoạn như sau: a. Giai đoạn ở Hàn lâm viện của Platon Trong thời gian này, lối suy tư của Arixtôt còn chịu ảnh hưởng rất rõ tư tưởng của Platon. Nó được trình bày trong các tác phẩm như: “Chính nghĩa”, “Chính trị”, “Các nhà ngụy biện”, “Yến tiệc”, “Bàn về cái thiện”, “Bàn về các ý niệm”, “Bàn về sự cầu nguyện”. b. Giai đoạn giao thời Giai đoạn này gồm các tác phẩm được Arixtôt viết ở Assos, Lesbos và trong triều đình Maxêđoan. Trong số đó phải kể đến hội thoại “Bàn về triết học”. Ở giai đoạn này đã manh nha những ấn phẩm giáo khoa của Arixtôt, mà theo đánh giá của W.Jeager, được coi là siêu hình học đầu tiên, đạo đức học đầu tiên, chính trị học và vật lý học đầu tiên. c. Giai đoạn Arixtôt sống ở Học viện Lyceum Đây là giai đoạn Arixtôt sáng tác rất nhiều tác phẩm trên nhiều lĩnh vực. Qua đó, Arixtôt đã trình bày những quan điểm chín muồi của mình. Những ấn phẩm thời kì này còn lưu truyền tương đối nguyên vẹn tới ngày nay. Các tác phẩm của Arixtôt được xuất bản theo những chuyên đề như sau: - Những chuyên luận về lôgic học được gọi là Organon (tiếng Hy Lạp: όργανον - công cụ) được biên soạn và xuất bản thành 6 tập (quyển). - Những công trình về khoa học tự nhiên được gọi là Vật lý học (Phusika), gồm những công trình của Arixtôt về cơ học, vật lý học, thiên văn học, khí tượng học, thảo mộc và động vật học và được xuất bản thành 8 tập. - Những công trình về “triết học thứ nhất” được gọi là Siêu hình học (tiếng Hy Lạp: Metaphusika) được xuất bản thành 14 tập. 8 Tác phẩm Chính trị học hay Chính trị luận được xuất bản thành 8 tập. - Tác phẩm viết về đạo đức học có tiêu đề Đạo đức học Nicomachus (Ethika Nikomacheia), gồm 10 tập. Ngoài ra còn có những công trình về Thuật hùng biện, Thi học (không còn đầy đủ). 1.2.3. Về kết cấu của tác phẩm “Chính trị luận” Chính Trị Luận có 8 quyển. Quyển I mang tựa đề “Lý thuyết về Gia đình” gồm 13 chương. Trong Quyển I, Arixtôt dùng phương pháp phân tích và truy nguyên các hình thức quần tụ của con người từ đơn vị nhỏ nhất là gia đình, đến làng mạc, rồi đến quốc gia. Quyển II gồm 12 chương. Từ chương 1 đến 8, Arixtôt bàn về các nhà nước lý tưởng trên lý thuyết. Quyển III gồm 18 chương và chủ đề của Quyển III là khảo sát về bản chất công dân và các mô hình hiến pháp. Quyển III cũng là trọng tâm của Chính Trị Luận. Quyển IV gồm 16 chương. Trong Quyển IV, Arixtôt luận về các mô hình hiến pháp (chế độ) và các dạng khác nhau của từng mô hình trong thực tế. Quyển V gồm 12 chương, mang tựa đề “Nguyên nhân của cách mạng và sự thay đổi chế độ”. Quyển VI gồm 8 chương, bàn về các phương thức thiết lập chế độ Dân chủ và Quả đầu, liên quan đến ba ngành của chính quyền: hành pháp, tư pháp và lập pháp. Arixtôt bàn về các lý tưởng chính trị và các nguyên tác giáo dục trong Quyển VII. Arixtôt dành ra Quyển VIII để bàn về giáo dục. Giáo dục là nhiệm vụ của quốc gia và nhà nước phải xây dựng một hệ thống giáo dục đồng nhất cho mọi công dân. 9 CHƯƠNG 2 MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA ARIXTÔT TRONG TÁC PHẨM “CHÍNH TRỊ LUẬN” 2.1. QUAN NIỆM CỦA ARIXTÔT VỀ NGUỒN GỐC, MỤC ĐÍCH, HÌNH THỨC CỦA NHÀ NƯỚC 2.1.1. Quan điểm Arixtôt về nguồn gốc, mục đích của nhà nước Theo Arixtôt, nhà nước ra đời trên cơ sở sự liên kết tự nhiên và tự nguyện giữa mọi người vì lợi ích của mỗi người và vì lợi ích chung. Sở dĩ con người có thể liên kết với nhau thành các cộng đồng, các xã hội như gia đình, làng xóm và thành bang là vì họ có khả năng giao tiếp cao hơn các động vật khác và vì họ là động vật có tính xã hội. Arixtôt luận giải rằng con người sẽ không thể tồn tại được nếu không kết hợp lại với nhau giống như sự kết hợp giữa giống đực và giống cái để duy trì nòi giống trong các sinh vật khác, điều đó không thông qua một sự lựa chọn mà chỉ do sự thôi thúc có tính chất bản năng. Vì lý do đó, mỗi thành bang về nguồn gốc phải là sản phẩm của tự nhiên. Arixtôt còn luận giải thêm rằng do sự thúc đẩy tự nhiên mà con người liên kết với nhau một cách tự nguyện trong các thành bang, vì theo cách đó mỗi người có thể tìm thấy những lợi ích lớn nhất. Mỗi thành bang là một xã hội và mỗi xã hội đều được tạo thành bởi một số lợi ích nhất định. Nhờ có khả năng nói mà con người là động vật có tính xã hội, có khả năng giao tiếp cao hơn các động vật khác. Quan điểm này của Aristote về sau được kế thừa bởi nhiều học giả như Ciceron, Jean Bodin Về bản chất của nhà nước, theo Arixtôt là một cộng đồng chính trị mà ở trong đó con người sinh sống với nhau để nhằm đến một mục đích tốt đẹp là thỏa mãn mọi nhu cầu như: sinh lý, giao tiếp, trí tuệ, 10 văn hóa v.v., con người phải sống cuộc đời của mình bên trong khuôn khổ xã hội. Mục tiêu cơ bản của nhà nước là tạo điều kiện cho mỗi công dân được hưởng một cuộc sống thư nhàn, có cơ hội nhận thức được giá trị tối thượng của con người. Đó là cuộc sống hướng đến các giá trị văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo, chính trị, khoa học và trên tất cả, triết học. 2.1.2. Quan điểm Arixtôt về các hình thức nhà nước trong lịch sử Trong Chính trị luận, Arixtôt tiến hành phân loại các hình thức cai trị. Theo ông, nhà lập pháp và nhà lãnh đạo chân chính cần chú ý tới bốn yêu cầu khi đánh giá về các mô hình nhà nước đã được tạo dựng trên thực tế lịch sử. Ông cho rằng, cần phải xem xét, không phải chỉ cơ cấu chính trị nào là tốt nhất, mà còn xem loại nào là loại có thể thực hiện được và nước nào cũng xây dựng được một cách dễ dàng. Theo Arixtôt thì quyền uy tối thượng trong một nước có thể nằm trong tay của một người, hay của một số người, hay thuộc về nhiều người. Ông đã chia chúng thành ba hình thức đúng đắn đó là những hình thức phục vụ cho lợi ích chung, bao gồm quân chủ, quý tộc và cộng hòa. Còn những chính quyền được thiết lập nhằm phục vụ quyền lợi riêng tư của một người, một nhóm người, hay của cả nhiều người đều là hình thức hủ bại, gồm có bạo chúa, quả đầu và dân chủ. Arixtôt đưa ra lập luận để giải thích lý do tại sao có nhiều hình thức cai trị là vì trong mỗi nước có nhiều phần tử khác nhau. Tất cả mọi nước đều bắt nguồn từ nhiều gia đình, và trong số đông đảo công dân lại có kẻ giàu người nghèo, có kẻ trung lưu.Vì thế, mỗi tầng lớp công dân trong xã hội lại tự lựa chọn đi theo những chế độ khác nhau. Điểm giống nhau giữa Platon và Arixtôt là ở chỗ hai ông phân loại hình thức nhà nước ra hai nhóm: tích cực và tiêu cực, để từ đó lựa chọn cái phù hợp nhất. Arixtôt lựa chọn cái phù hợp dựa trên các 11 thông số hiện thực, còn Platon thì hướng đến cái lý tưởng. Cả hai ông đều nhận ra những mặt trái của thể chế chính trị đang tồn tại, và từ đó đưa ra mô hình tốt đẹp hơn, hay phù hợp hơn. Về phương pháp để hình thành nên thể chế này, Arixtôt chủ trương vừa tuyển cử vừa bốc thăm. Nhà nước cộng hòa của Arixtôt là chính phủ của một đội ngũ những người ưu tú uyên bác và mở rộng tới các công dân sung túc về cả của cải, vật chất và tinh thần. Người ta coi nó là chế độ trung bình trị. 2.1.3. Quan điểm của Arixtôt về con người và các quan hệ chính trị của con người a. Quan điểm của Arixtôt về con người Có thể nói, Arixtốt là một trong những nhà tư tưởng đầu tiên sớm nhận ra tính xã hội của hoạt động con người. Với câu nói: “con người là một động vật chính trị” Arixtôt đã làm nổi bật lên quan điểm này của mình về con người. Đây là tư tưởng có ý nghĩa quan trọng trong việc nhận thức vấn đề con người cho đến tận sau này. Theo Arixtôt con người do bản tính tự nhiên phải sống trong cộng đồng chính trị nên con người phải là một sinh vật chính trị và vì là một sinh vật chính trị được ban cho tiếng nói nên con người phải có ý thức hơn các loại động vật khác. Với việc được ban cho tiếng nói con người có thể giao tiếp với nhau và thực hiện những điều mà những động vật khác không thể làm được. Chính nhờ có tiếng nói và giao tiếp với nhau cũng như được sống trong cộng đồng con người đã sáng tạo ra nhiều lại công cụ để hỗ trợ việc sản xuất cũng như việc giải trí. Chính nhờ thông qua những việc như vậy con người đã xây dựng cho mình một nền văn minh. Nhờ được ban cho tiếng nói mà con người có thể diễn tả được cảm xúc của mình như đau đớn hay sảng khoái và có thể chỉ ra những điều tốt, xấu. 12 Và nhờ có tiếng nói con người có thể truyền đạt được những điều này đến những người xung quanh. b. Quan điểm của Arixtôt về các quan hệ xã hội của con người trong nhà nước Trong Chính trị luận, Arixtôt chỉ ra ba loại quan hệ cơ bản của con người đó là quan hệ giữa chủ nhân và nô lệ, quan hệ vợ chồng và quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Đầu tiên chúng ta đi tìm hiểu về quan niệm giữa chủ nhân và nô lệ. Arixtôt coi nô lệ không phải là con người mà chỉ là một tài sản sống của người chủ nhân. Ông coi nô lệ là một công cụ sống dùng để sử dụng các công cụ lao động vô tri khác. Qua phân tích sản xuất và hoạt động ông kết luận, sản xuất sử dụng những công cụ chết và hoạt động được tạo nên bởi công cụ sống đó chính là người nô lệ. Theo ông, trong sự phân loại của thiên nhiên đã hình thành nên sự khác biệt giữa người tự do và người nô lệ, đó là sự phù hợp của thể chất mỗi loại người với công việc được lựa chọn trong xã hội. Qua đó, Arixtôt đi đến kết luận, đó là nếu có người do bẩm sinh là người tự do, thì cũng có người do bẩm sinh là nô lệ; và đối với những kẻ này thì việc trở thành nô lệ vừa tốt vừa có lợi hơn cho chính họ. Trong quan hệ gia đình, Arixtôt cho r
Tài liệu liên quan