Tóm tắt Luận văn Tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân

TưtởngHồ Chí Minhvề Nhànớc xãhội chủ nghĩagồm nhiềunội dung, trong đó chứa đựng nhữngtưtởng sâusắcvề xây dựng nhànớc kiểumới - nhànớc pháp quyềncủa dân, do dân, vì dân; ChủtịchHồ Chí Minh kính yêu đã trải quamột quá trình tìm tòi, nghiêncứu, phân tíchtổngkếtmột cách toàn diện, sâusắc những kinh nghiệm và bàihọcvề xâydựng nhànớc, không phải chỉ tronglịchsử dântộc mà còncủa nhiều quốc gia khác trên thế giới.Hơnnữa,tư tởng pháp quyềncủa Ngời không chỉdừnglại ở các quyền con ngời được ghi trong cácvănbản pháp luật mà còn thấm đượmmột tấm lòng thơng yêu nhân dân, chăm lo cho ấm no,hạnh phúccủa nhân dân, thấm đượm lòng nhân ái, nghĩa đồng bào theo đạo lý truyền thống ngànnămcủa dântộc Việt Nam, là pháp quyềngắn liềnvới đạo lý làmngời. Vì thế, pháp quyềnHồ Chí Minh là pháp quyền đặc biệt, pháp quyền nhân nghĩa -một thứ nhân nghĩa cónội hàm triết lý, mang đậm tính dântộc và dân chủ sâusắc.VậndụngtưtởngHồ Chí Minh, tiếp thu các giá trịtưtởng hiện đạicủa loài ngời, trớc nhucầu thực tiễn phát triển đấtnớc, ĐảngCộngsản Việt Namchủ trơng lãnh đạo xâydựngnhà nớc pháp quyền ởnớc ta.

pdf26 trang | Chia sẻ: truongthanhsp | Lượt xem: 2965 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG PHẠM THỊ NGỌC LIÊN TƯ TƯỞNG PHÁP QUYỀN HỒ CHÍ MINH VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN Chuyên ngành : Triết học Mã số : 60.22.80 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Đà Nẵng - Năm 2015 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN NGỌC ÁNH Phản biện 1: TS. Ngô Văn Hà Phản biện 2: PGS.TS. Hồ Tấn Sáng Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 31 tháng 01 năm 2015. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước xã hội chủ nghĩa gồm nhiều nội dung, trong đó chứa đựng những tư tưởng sâu sắc về xây dựng nhà nước kiểu mới - nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân; Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã trải qua một quá trình tìm tòi, nghiên cứu, phân tích tổng kết một cách toàn diện, sâu sắc những kinh nghiệm và bài học về xây dựng nhà nước, không phải chỉ trong lịch sử dân tộc mà còn của nhiều quốc gia khác trên thế giới. Hơn nữa, tư tưởng pháp quyền của Người không chỉ dừng lại ở các quyền con người được ghi trong các văn bản pháp luật mà còn thấm đượm một tấm lòng thương yêu nhân dân, chăm lo cho ấm no, hạnh phúc của nhân dân, thấm đượm lòng nhân ái, nghĩa đồng bào theo đạo lý truyền thống ngàn năm của dân tộc Việt Nam, là pháp quyền gắn liền với đạo lý làm người. Vì thế, pháp quyền Hồ Chí Minh là pháp quyền đặc biệt, pháp quyền nhân nghĩa - một thứ nhân nghĩa có nội hàm triết lý, mang đậm tính dân tộc và dân chủ sâu sắc. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, tiếp thu các giá trị tư tưởng hiện đại của loài người, trước nhu cầu thực tiễn phát triển đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương lãnh đạo xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta. Đảng Cộng sản Việt Nam đang chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nhằm mục đích xây dựng một chế độ dân chủ triệt để, thực sự cho nhân dân. Phấn đấu vì tự do và hạnh phúc của con người, tạo mọi điều kiện cho con người phát triển tự do và hoàn thiện. Nhưng vấn đề này vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế, yếu kém, đặc biệt là một số tồn tại trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp cần được hoàn thiện, giải quyết thỏa đáng như: chất lượng 2 của hệ thống pháp luật, hiệu lực thực tế của các văn bản pháp luật, việc đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của công dân trong các hoạt động tư pháp, vấn đề bồi thường thiệt hại trong hoạt động tư pháp và hoạt động quản lý hành chính nhà nước; vấn đề cải cách thủ tục hành chính và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, cán bộ công chức; thực hiện pháp luật và tăng cường pháp chế. Từ sự phân tích trên, việc nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ thống về những vấn đề cấp bách và giải pháp trong xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân có ý nghĩa thời sự cả về mặt lý luận và thực tiễn. Cho nên, đây là lý do thôi thúc tôi mạnh dạn chọn đề tài “Tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu Trên cơ sở làm rõ tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh, luận văn đề xuất những kiến nghị về sự vận dụng tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân và vì dân hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ Thứ nhất: Làm rõ cơ sở hình thành tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh Thứ hai: Nội dung cơ bản tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh Thứ ba: Vận dụng tư tưởng pháp quyền của Hồ Chí Minh vào trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân,vì dân. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Nội dung cơ bản của tư tưởng pháp quyền của Hồ Chí Minh; Sự vận dụng tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh vào trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn đi sâu vào tìm hiểu, làm rõ tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh để vận dụng vào trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân,vì dân trong thời kỳ đổi mới hiện nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận: Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở CNDV biện chứng, CNDV lịch sử và tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam 4.2. Phương pháp: Trên cơ sở phương pháp luận biện chứng duy vật, Đề tài sử dụng phương pháp logic và lịch sử, phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh, quy nạp và diễn dịch, hệ thống hóa 5. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài gồm có 3 chương 9 tiết. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Nhiều năm qua ở nước ta đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về về Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Tư tưởng nhà nước pháp quyền đã có bề dày lịch sử hình thành và phát triển ở trong và ngoài nước, cho đến nay, nhiều học giả hiện đại tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về các nguyên 4 tắc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam với những đặc trưng riêng của một quốc gia độc lập lại chủ yếu là đề tài nghiên cứu của các học giả trong nước. Có thể kể đến các công trình nghiên cứu tiêu biểu, đề cập như cuốn: Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật của Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý, Bộ Tư Pháp, 1993. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước kiểu mới – Quá trình hình thành và phát triển của Hoàng Văn Hảo, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân, vì dân Nguyễn Đình Lộc (chủ biên), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998. Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật của Nguyễn Xuân Tế, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999. Pháp quyền nhân nghĩa Hồ Chí Minh của Vũ Đình Hòe, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2001. T.S Phạm Ngọc Anh và PGS. TS Bùi Đình Phong: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. Lao động, Hà Nội, 2003; Đào Tri Úc, Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, H, 2005; Xây dựng Nhà nước pháp quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng của Nguyễn Văn Thảo, Nxb Tư pháp, 2006; Xây dựng Nhà nước pháp quyền trong bối cảnh văn hoá Việt Nam, Nxb Tư pháp năm 2006 của Bùi Ngọc Sơn, Cải cách hành chính và công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Tư pháp, 2006 của Đoàn Trọng Truyến. Hoàng Thị Kim Quế (chủ biên), Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2007và một số bài viết trên các báo, tạp chí như bài: “Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt nền móng xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam” của Song Thành, tạp chí Người đại biểu nhân dân, số 39, 5 1991; “Nghĩ về Hồ Chí Minh và những điều kiện nâng cao hiệu lực của pháp luật” của Phạm Ngọc Anh, Báo pháp luật ngày 3/6/1997. “Chủ tịch Hồ Chí Minh người đặt nền móng cho sự ra đời một Nhà nước pháp quyền Việt Nam” của Nguyễn Thị Kim Dung trong cuốn “Việt Nam trong thế kỉ XX”, Nxb Thế giới, Hà Nội,2000. “Một số đặc điểm cơ bản của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 4/2002 của Hoàng Thị Kim Quế; “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng - những thành tựu chủ yếu của 60 năm xây dựng và phát triển”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 9/2005 của Đào Trí Úc; “Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân”, Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông, số 9/2007 của Hoàng Đình Cúc, “Tư tưởng trị nước của Pháp gia và vai trò của nó trong lịch sử”, tạp chí Khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng, tập 26, số 3/2008 của Nguyễn Thị Kim BìnhTuy nhiên, việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền từ đó vận dụng xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay còn là vấn đề mới. Các công trình khoa học mới công bố chỉ dừng lại ở việc khảo sát các nội dung riêng lẻ, chưa đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền. Đề tài này tổng kết những quan điểm cơ bản về nhà nước pháp quyền trong lịch sử, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng Cộng sản Việt Nam, góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về nhà nước pháp quyền và có ý nghĩa tham khảo trong thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, trong nghiên cứu, giảng dạy lý luận và lịch sử về Nhà nước và pháp luật. 6 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG TƯ TƯỞNG PHÁP QUYỀN HỒ CHÍ MINH 1.1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG PHÁP QUYỀN HỒ CHÍ MINH 1.1.1. Bối cảnh lịch sử - xã hội của sự xuất hiện tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh a. Điều kiện lịch sử – xã hội Việt Nam - Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam (1858) và hiệp định Patơnốt (1884) được ký kết, xã hội Việt Nam bước sang giai đoạn mới và trở thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến. - Trong suốt quá trình thực dân Pháp cai trị, từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, đã có nhiều cuộc khởi nghĩa nổi dậy chống thực dân Pháp dưới khẩu hiệu “Cần vương” và các phong trào yêu nước theo khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản. Nhưng tất cả đều bị thất bại. - Cách mạng Việt Nam lâm vào cuộc khủng khoảng sâu sắc về đường lối cứu nước, điều đó cho thấy sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến và hệ tư tưởng tư sản trước nhiệm vụ lịch sử của dân tộc. - Nguyễn Tất Thành sinh ra trong bối cảnh nước mất nhà tan và lớn lên trong phong trào cứu nước của dân tộc, Người đã sớm tìm ra nguyên nhân thất bại của các phong trào giải phóng dân tộc và quyết định ra đi tìm đường cứu nước. b. Bối cảnh thời đại - Hồ Chí Minh bước vào vũ đài chính trị vào đầu thế kỷ XX khi chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh đã bước sang giai đoạn đế quốc 7 chủ nghĩa và bành trướng thế lực ở thuộc địa. - Năm 1917, Cách mạng tháng mười Nga thắng lợi, mở ra thời đại mới- thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. - Từ khi nhà nước tư sản ra đời, nhà nước pháp quyền ban đầu từ nhà nước ý tưởng dần trở nên một nhà nước hiện thực. - Hồ Chí Minh đã nghiên cứu cách tổ chức Nhà nước, phê phán những mặt tiêu cực, tiếp thu những hợp nhân hợp lí trong nhà nước pháp quyền ở các nước tư sản trên thế giới. - Hồ Chí Minh cũng không ngừng học hỏi, tiếp thu những thành tựu về xây dựng một chế độ ưu việt ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa để phát triển trong quan điểm của mình về một hình thức Nhà nước phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam. 1.1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của sự xuất hiện tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh a. Cơ sở lý luận - Tư tưởng pháp trị phương Đông - Tư tưởng chính trị truyền thống Việt Nam - Tư tưởng pháp quyền phương Tây cận đại - Tư tưởng pháp quyền trong các cuộc cách mạng tư sản phương Tây + Yếu tố pháp quyền Dân tộc và ảnh hưởng của Tuyên ngôn độc lập của dân tộc Mỹ + Yếu tố Nhân quyền, Dân quyền của Đại Cách mạng Pháp - Tư tưởng pháp chế xã hội chủ nghĩa trong nhà nước vô sản Tư tưởng cốt lõi của nhà nước pháp quyền trong học thuyết Mác-Lênin tập trung vào một số điểm chính sau: 8 + Thứ nhất, Bản chất dân chủ trong nhà nước + Thứ hai, Chủ thể quyền lực nhà nước phải thuộc về đa số + Thứ ba, Bản chất giai cấp công nhân và tính nhân dân rộng rãi trong nhà nước pháp quyền b. Cơ sở thực tiễn - Thực tiễn hoạt động của nhà nước pháp quyền tư sản phương Tây + Nền Dân chủ Tư sản có ba thiết chế cơ bản: 1/ Nhà nước dân chủ phải được tổ chức theo quy chế phân lập tam quyền, 2/ Nhà nước dân chủ phải được làm chủ theo nguyên tắc đa nguyên bình đẳng bởi toàn thể công dân, 3/ Nhà nước dân chủ phải được bảo tồn theo chế độ bầu cử tự do hoặc phải hoạt động theo nhiệm kỳ; + Nhà nước pháp quyền tư sản trong quá trình ra đời, tồn tại và phát triển đã đạt được nhiều thành tựu cũng như những mặt hạn chế nhất định. - Thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội và hoạt động của nhà nước vô sản + Sau cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, dân nghèo đứng lên cầm quyền, lập Cộng hòa Xô viết công – nông. + Chủ nghĩa xã hội trở thành một hệ thống thế giới với tiềm lực mọi mặt được tăng cường và có vị thế quan trọng trong quan hệ quốc tế. 1.2. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG PHÁP QUYỀN HỒ CHÍ MINH 1.2.1. Quá trình hình thành tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh - Năm 1919, tại hội nghị Véc-xây, Nguyễn Ái Quốc, đã gửi đến Hội nghị "Bản yêu sách của nhân dân An Nam”. 9 - Năm 1922, Nguyễn Ái Quốc cho truyền bá bản "Việt Nam yêu cầu ca”. - Ngày 2-9-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập được Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc trước quốc dân đồng bào. - Năm 1946, Hồ Chí Minh chỉ đạo việc xây dựng bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. - Hiến pháp 1959 là sự kế thừa và phát triển của Hiến pháp 1946. 1.2.2. Nội dung tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh a. Tư tưởng Hồ Chí Minh về một nhà nước kiểu mới của dân, do dân, vì dân - Khái niệm “nhà nước của dân, do dân, vì dân” được Hồ Chí Minh dùng lần đầu tiên vào đầu năm 1927. - Đến bài Dân Vận (10 – 1949), Người mới gắn vào đó các khái niệm “của dân, do dân, vì dân” để nói lên bản chất dân chủ của một nhà nước kiểu mới. + Nhà nước của dân: Quan điểm nhất quán của Hồ Chí Minh là xác lập tất cả mọi quyền lực trong nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân. + Nhà nước do dân: Đã là nhà nước của dân thì chính quyền ấy nhất thiết do dân lập nên, do dân ủng hộ, dân làm chủ. + Nhà nước vì dân: Nhà nước không đặc quyền, đặc lợi, nhà nước phục vụ nhân dân, tận tụy và bảo vệ lợi ích chính đáng của Tổ quốc, của xã hội, của chế độ và của nhân dân. b. Tư tưởng Hồ Chí Minh về một nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ - Trước hết phải là một nhà nước hợp hiến, hợp pháp. 10 - Là nhà nước quản lý bằng pháp luật và phải làm cho pháp luật có hiệu lực trong thực tế. - Xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật, đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhân dân. c. Quan điểm Hồ Chí Minh về những giải pháp xây dựng nhà nước kiểu mới ở Việt Nam - Xác định mô hình tổ chức bộ máy nhà nước + Từ năm 1923, khi đến Liên Xô, Người đã khảo sát kỹ mô hình Nhà nước kiểu mới: “Đảng Cộng sản cầm quyền, tổ chức ra Chính phủ công, nông, binh, phát đất ruộng cho dân cày, giao công xưởng cho thợ thuyền, không bắt dân đi chết cho tư bản và đế quốc chủ nghĩa nữa, ra sức tổ chức kinh tế mới, để thực hành chủ nghĩa thế giới đại đồng” [36; 303-304]. + Người vận dụng một cách sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về bản chất nền dân chủ vô sản, về chủ thể quyền lực phải thuộc về đa số, về bản chất giai cấp công nhân của nhà nước để xây dựng một nhà nước kiểu mới ở Việt Nam - Nhà nước pháp quyền trên nền tảng liên minh công nhân, nông dân và trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng. + Cách mạng Tháng Tám thành công, ngay từ đầu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ động xây dựng Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà - nhà nước pháp quyền, hợp pháp, hợp hiến, dân chủ và coi trọng tính hiệu lực, hiệu quả thực tế. - Xây dựng nhà nước trong sạch vững mạnh, hiệu quả + Xây dựng một chính quyền mạnh và sáng suốt. + Nhà nước phải trong sạch, không quan liêu, tham ô, lãng phí. 11 + Hồ Chí Minh coi chủ nghĩa cá nhân là "địch nội xâm. + Kết hợp chặt chẽ giữa tuyên truyền, giáo dục và cưỡng chế, trong đó lấy tuyên truyền, giáo dục là nền tảng. + Người chủ trương xây dựng một nền hành chính hiện đại, thống nhất từ Trung ương đến địa phương. 12 CHƯƠNG 2 QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 2.1. XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM THỜI KỲ TRƯỚC ĐỔI MỚI 2.1.1. Nhà nước dân chủ nhân dân (1945-1954) 2.1.2. Nhà nước chuyên chính vô sản (1954-1986) - Miền Bắc sau năm 1954 và trên cả nước từ sau tháng 4 năm 1975 bắt đầu của thời kỳ thực hiện nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản. - Hoạt động của hệ thống chuyên chính vô sản giai đoạn 1975- 1985 được chỉ đạo bởi đường lối của các Đại hội IV (12-1976) và Đại hội V (3-1982) của Đảng. - Xây dựng hệ thống chuyên chính vô sản bao gồm những nội dung sau: Một là, xác định quyền làm chủ của nhân dân lao động được thể chế hóa bằng pháp luật và tổ chức. Hai là, thực hiện quyền làm chủ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, luôn luôn đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Ba là, xác định Đảng là người lãnh đạo toàn bộ hoạt động xã hội trong điều kiện chuyên chính vô sản. Bốn là, xác định nhiệm vụ chung của Mặt trận và các đoàn thể là bảo đảm cho quần chúng tham gia và kiểm tra công việc của Nhà nước. 13 2.2. XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.2.1. Quá trình hình thành tư duy của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước pháp quyền - Khái niệm pháp quyền và nhà nước pháp quyền + Pháp quyền: Có nghĩa là không một cá nhân nào được đứng trên luật pháp. Các chính phủ dân chủ thực thi quyền lực bằng luật pháp và bản thân họ cũng phải chịu những hạn chế của luật pháp. + Nhà nước pháp quyền: Là khái niệm dùng để chỉ xã hội được tổ chức theo cách quyền lực của nhân dân được thể chế hóa thành pháp luật và được bảo đảm thực thi bằng bộ máy nhà nước và các thiết chế chính trị - xã hội khác nhằm mang lại quyền lợi cho nhân dân [31; 152]. - Quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam là một quá trình lịch sử được bắt đầu ngay từ Tuyên ngôn độc lập năm 1945 và Hiến pháp năm 1946. - Tại Việt Nam, thuật ngữ “xây dựng Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân” xuất hiện lần đầu trong Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII của Đảng (tháng 1- 1994). - Tại Hội nghị Trung ương lần thứ tám, khóa VII đầu năm 1995 và đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII đã xác định 5 quan điểm cơ bản để tiến hành cải cách bộ máy nhà nước theo định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền - Tháng 2 – 1998, Bộ Chính trị khóa VIII đã ra chỉ thị về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. 14 - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (tháng 4 – 2001) tiếp tục khẳng định nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng. - Nghị quyết Đại hội X (2006) của Đảng khẳng định: “Xây dựng cơ chế vận hành, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực Nhà nước đều thuộc về nhân dân” [20; 125-126]. - Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011) của Ðảng đã thông qua các văn kiện quan trọng, trong đó vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân được đề cập một cách toàn diện, từ những quan điểm chung đến những nhiệm vụ và giải pháp cụ thể. 2.2.2. Quan niệm về bản chất và đặc trưng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Bản chất của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam + Các cơ quan Nhà nước được thiết kế, hoạt động trên cơ sở pháp luật. Bản thân Nhà nước đặt mình trong khuôn khổ pháp luật. + Dân chủ vừa là bản chất của nhà nước pháp quyền vừa là điều kiện, tiền đề của nhận thức và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. + Bản chất thực sự của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là "Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân" đã được trang trọng ghi nhận tại Ðiều 2 Hiến pháp sửa đổi vừa được Quốc hội khóa XIII Kỳ họp thứ sáu thông qua. - Những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Một là, Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. 15 Hai là, quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan tro
Tài liệu liên quan