Tóm tắt Luận văn Vận dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15 "Hợp đồng xây dựng" vào công tác kế toán doanh thu, giá vốn tại công ty cổ phần tập đoàn Trường Thịnh

Một đặc thùcủasản phẩm xâylắp làtừ khi khởi công cho đến khi hoàn thành công trình bàn giao đưa vàosửdụng thường kéo dài. Quá trình thi công được chia thành nhiều giai đoạn,mỗi giai đoạnlại chia thành nhiều công việc khác nhau, các công việc thường diễn ra ngoài trời. Bêncạnh đó,sản phẩm xâylắp có quy môlớn,kếtcấu phức tạp, thời giansửdụng lâu dài và có giá trịlớn.Sản phẩm xâylắprất đa dạng nhưnglại mang tính độclập, làsản phẩm đơn chiếc và được tiêu thụ theo những cách riêng. Những đặc thù trên ảnhhưởngrấtlớn đến công táckế toán doanh thu, giávốn trongcác doanh nghiệp xâylắp. Hiện nay,Bộ Tài chính đã ban hànhhệ thống Chuẩnmựckế toán Việt Namtương đối hoàn chỉnh, trong đó có chuẩnmựckế toánsố 15 "Hợp đồng xâydựng" ápdụng chokế toánHĐXD vàlập báo cáo tài chính (BCTC)của các nhà thầutừ tháng 1năm 2003. Việcvậndụng Chuẩnmựckế toánsố 15 vào công táckế toán doanh thu, giávốnhợp đồng xâydựngtại các doanh nghiệp xâylắp làhếtsứccần thiết. Tuy nhiên, Chuẩnmựckế toánsố 15 ra đời còn nhiềuvấn đề phứctạp vàtồn tại những điểm khác biệt sovớivới quy địnhcủa chế độkế toán doanh nghiệp hiện hành. Điều đó gây rasự khó khăn cho doanh nghiệp trong việc xác định phương pháp xác định,hạch toán doanh thu, giávốnhợp đồngxây dựng sao cho chính xác vàhợp lýnhất.

pdf26 trang | Chia sẻ: truongthanhsp | Lượt xem: 1930 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Vận dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15 "Hợp đồng xây dựng" vào công tác kế toán doanh thu, giá vốn tại công ty cổ phần tập đoàn Trường Thịnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG VÕ THỊ THANH HIỀN VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM SỐ 15 "HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG" VÀO CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU, GIÁ VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TRƯỜNG THỊNH Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 60.34.30 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đà Nẵng - Năm 2015 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM HOÀI HƯƠNG Phản biện 1: TS. Đoàn Thị Ngọc Trai Phản biện 2: TS. Văn Thị Thái Thu . Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 31 tháng 01 năm 2015. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng; - Thư viện Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Một đặc thù của sản phẩm xây lắp là từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành công trình bàn giao đưa vào sử dụng thường kéo dài. Quá trình thi công được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại chia thành nhiều công việc khác nhau, các công việc thường diễn ra ngoài trời. Bên cạnh đó, sản phẩm xây lắp có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian sử dụng lâu dài và có giá trị lớn. Sản phẩm xây lắp rất đa dạng nhưng lại mang tính độc lập, là sản phẩm đơn chiếc và được tiêu thụ theo những cách riêng. Những đặc thù trên ảnh hưởng rất lớn đến công tác kế toán doanh thu, giá vốn trong các doanh nghiệp xây lắp. Hiện nay, Bộ Tài chính đã ban hành hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam tương đối hoàn chỉnh, trong đó có chuẩn mực kế toán số 15 "Hợp đồng xây dựng" áp dụng cho kế toán HĐXD và lập báo cáo tài chính (BCTC) của các nhà thầu từ tháng 1 năm 2003. Việc vận dụng Chuẩn mực kế toán số 15 vào công tác kế toán doanh thu, giá vốn hợp đồng xây dựng tại các doanh nghiệp xây lắp là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, Chuẩn mực kế toán số 15 ra đời còn nhiều vấn đề phức tạp và tồn tại những điểm khác biệt so với với quy định của chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành. Điều đó gây ra sự khó khăn cho doanh nghiệp trong việc xác định phương pháp xác định, hạch toán doanh thu, giá vốn hợp đồng xây dựng sao cho chính xác và hợp lý nhất. Xuất phát từ lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: "Vận dụng Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15 "Hợp đồng xây dựng" vào công tác kế toán doanh thu, giá vốn tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thịnh" làm đề tài luận văn thạc sĩ. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài góp phần làm rõ hơn các nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu và chi phí liên quan đến HĐXD được đề cập trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15. Đánh giá thực trạng công tác kế toán doanh thu và giá vốn tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thịnh để từ đó đưa ra giải pháp nhằm vận dụng hợp lý Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15 vào việc hoàn thiện kế toán doanh thu và giá vốn tại Công ty. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15 và thực trạng kế toán doanh thu, giá vốn tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thịnh. - Phạm vi nghiên cứu: Kế toán doanh thu, giá vốn HĐXD tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thịnh. 4. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở đi sâu, phân tích lý luận cơ bản về nguyên tắc và phương pháp kế toán doanh thu và giá vốn liên quan đến HĐXD theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15, đồng thời nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác kế toán doanh thu và giá vốn tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thịnh để từ đó đưa ra giải pháp nhằm vận dụng hợp lý Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15 vào việc hoàn thiện kế toán doanh thu và giá vốn tại Công ty. 5. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được chia thành ba chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về kế toán doanh thu, giá vốn hợp đồng xây dựng theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15 “Hợp đồng xây dựng”. 3 Chương 2: Thực trạng công tác kế toán doanh thu, giá vốn hợp đồng xây dựng tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thịnh. Chương 3: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, giá vốn hợp đồng xây dựng tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thịnh theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15 “Hợp đồng xây dựng”. 6. Tổng quan tài liệu 4 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU, GIÁ VỐN HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG 1.1. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG 1.1.1. Đặc điểm hoạt động xây dựng Hoạt động xây dựng là quá trình lao động để tạo ra những sản phẩm xây dựng cho nền kinh tế quốc dân. Ngành xây dựng là ngành sản xuất độc lập có những điểm đặc thù về mặt kinh tế, tổ chức quản lý và kỹ thuật chi phối trực tiếp đến việc tổ chức công tác kế toán nói chung và tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng. Sự chi phối này được thể hiện như sau: - Sản phẩm xây lắp mang tính chất riêng lẻ. - Sản phẩm XDCB có giá trị lớn, khối lượng công trình lớn, thời gian thi công tương đối dài. - Thời gian sử dụng sản phẩm xây lắp tương đối dài. - Sản phẩm XDCB được sử dụng tại chỗ, địa điểm XD luôn thay đổi theo địa bàn thi công. - Sản xuất XDCB thường diễn ra ngoài trời, chịu tác động trực tiếp bởi điều kiện môi trường, thiên nhiên, thời tiết và do đó việc thi công ở một mức độ nào đó mang tính chất thời vụ. 1.1.2. Hợp đồng xây dựng và phân loại hợp đồng xây dựng trong các doanh nghiệp xây dựng a. Hợp đồng xây dựng trong các doanh nghiệp xây dựng b. Phân loại hợp đồng xây dựng trong các doanh nghiệp xây dựng 5 - Phân loại HĐXD theo cách thức xác định giá trị của hợp đồng + Hợp đồng xây dựng với giá cố định. + Hợp đồng xây dựng với chi phí phụ thêm. - Phân loại HĐXD căn cứ vào phương thức thanh toán + HĐXD quy định nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch. + Hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện. - Phân loại HĐXD căn cứ vào phương thức để có được hợp đồng. + Hợp đồng xây dựng có được do đấu thầu. + Hợp đồng xây dựng chỉ định thầu. 1.2. NỘI DUNG, NGUYÊN TẮC GHI NHẬN VÀ ĐO LƯỜNG DOANH THU, GIÁ VỐN HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG THEO CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM SỐ 15 1.2.1. Nội dung, nguyên tắc ghi nhận và đo lường doanh thu Hợp đồng xây dựng theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15 a. Nội dung doanh thu hợp đồng xây dựng theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15 Doanh thu HĐXD được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được từ việc thực hiện hợp đồng. Việc ước tính thường phải được sửa đổi khi các sự kiện đó phát sinh và những yếu tố không chắc chắn được giải quyết. Vì vậy ngoài doanh thu ban đầu được ghi nhận trong hợp đồng, doanh thu của HĐXD có thể tăng hay giảm ở từng thời kỳ. Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15 về HĐXD thì doanh thu HĐXD bao gồm: 6 - Doanh thu ban đầu được ghi trong hợp đồng (chính là giá dự toán ban đầu của hợp đồng được quy định trong HĐXD đã ký kết); - Các khoản tăng, giảm khi thực hiện hợp đồng, các khoản tiền thưởng và các khoản thanh toán khác nếu các khoản này có khả năng làm thay đổi doanh thu và có thể xác định được một cách đáng tin cậy. b. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu hợp đồng xây dựng theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15 - Trường hợp HĐXD quy định nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch: Trong trường hợp này, khi kết quả thực hiện HĐXD được ước tính một cách đáng tin cậy, thì doanh thu của HĐXD được ghi nhận tương ứng với phần công việc đã hoàn thành do nhà thầu tự xác định vào ngày lập BCTC mà không phụ thuộc vào hóa đơn thanh toán theo tiến độ kế hoạch đã lập hay chưa và số tiền ghi trên hóa đơn là bao nhiêu. - Trường hợp HĐXD quy định nhà thầu được thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện: Trong trường hợp này, khi kết quả thực hiện HĐXD được ước tính một cách đáng tin cậy và được khách hàng xác nhận thì doanh thu của HĐXD được ghi nhận tương ứng với phần công việc đã hoàn thành được khách hàng xác nhận trong kỳ được phản ánh trên hóa đơn đã lập. Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15 có quy định: - Đối với HĐXD với giá cố định. - Đối với HĐXD với chi phí phụ thêm. Doanh nghiệp chỉ có thể lập các ước tính về doanh thu HĐXD một cách đáng tin cậy khi đã thỏa thuận trong hợp đồng các điều khoản sau: 7 + Trách nhiệm pháp lý của mỗi bên đối với tài sản được xây dựng. + Các điều kiện để thay đổi giá trị hợp đồng. + Phương thức và thời hạn thanh toán. c. Phương pháp đo lường doanh thu hợp đồng xây dựng theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15 Phần công việc đã hoàn thành của hợp đồng làm cơ sở xác định doanh thu có thể được xác định bằng nhiều cách khác nhau. Tuỳ thuộc vào bản chất của hợp đồng xây dựng, doanh nghiệp lựa chọn áp dụng một trong ba phương pháp sau để xác định phần công việc hoàn thành: - Tỷ lệ phần trăm (%) giữa chi phí đã phát sinh của phần công việc đã hoàn thành tại một thời điểm so với tổng chi phí dự toán của hợp đồng; - Đánh giá phần công việc đã hoàn thành; - Tỷ lệ phần trăm (%) giữa khối lượng xây lắp đã hoàn thành so với tổng khối lượng xây lắp phải hoàn thành của hợp đồng. 1.2.2. Nội dung và nguyên tắc ghi nhận giá vốn hợp đồng xây dựng theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15 a. Nội dung giá vốn hợp đồng xây dựng theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15 Giá vốn HĐXD chính là giá thành sản phẩm của HĐXD. Nó được thể hiện qua tổng chi phí phát sinh liên quan đến HĐXD. Việc xác định giá vốn của HĐXD được thể hiện qua xác định nội dung các chi phí phát sinh liên quan đến HĐXD. Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15 về HĐXD, chi phí HĐXD bao gồm: - Chi phí liên quan trực tiếp đến từng HĐXD. 8 - Chi phí chung liên quan đến hoạt động của các hợp đồng và có thể phân bổ cho từng hợp đồng. - Các chi phí khác có thể thu lại từ khách hàng theo các điều khoản của hợp đồng. b. Nguyên tắc ghi nhận giá vốn hợp đồng xây dựng theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15 Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15, đối với công trình, hạng mục công trình mà hợp đồng quy định thanh toán khi hoàn thành toàn bộ công trình (đối với những công trình có quy mô nhỏ, thời gian thi công ngắn) khi đó sản phẩm dở dang là tổng chi phí phát sinh từ lúc thi công đến thời điểm kiểm kê kết thúc kỳ kế toán. Lúc này, giá vốn của công trình chính là toàn bộ chi phí của công trình được chấp nhận theo nguyên tắc phù hợp. Đối với công trình, hạng mục công trình mà hợp đồng quy định thanh toán theo tiến độ kế hoạch hoặc theo khối lượng thực hiện: sản phẩm dở dang là giá trị khối lượng thi công chưa hoàn thành hoặc khối lượng đã hoàn thành nhưng chưa nghiệm thu. Chi phí sản xuất sản phẩm xây dựng dở dang cuối kỳ là phần còn lại sau khi đã phân bổ chi phí thực tế phát sinh trong kỳ có liên quan cho các giai đoạn hoàn thành. Để ghi nhận đúng và đầy đủ giá vốn của HĐXD trong kỳ thì cần phải xác định và ghi nhận đúng nội dung các khoản mục chi phí phát sinh liên quan đến HĐXD trong kỳ. Cùng với việc ghi nhận doanh thu theo hai trường hợp trên, theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15 chi phí của HĐXD cũng được ghi nhận theo hai trường hợp tương ứng: - Trường hợp HĐXD quy định nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch 9 - Trường hợp HĐXD quy định nhà thầu được thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện 1.3. TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN DOANH THU, GIÁ VỐN HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG 1.3.1. Trình tự ghi sổ kế toán doanh thu hợp đồng xây dựng a. Đối với hình thức thanh toán theo khối lượng thực hiện b. Đối với hình thức thanh toán theo tiến độ kế hoạch c. Đối với các khoản tiền thưởng, các khoản được bồi thường 1.3.2. Trình tự ghi sổ kế toán giá vốn hợp đồng xây dựng a. Phương pháp tập hợp chi phí cho các hợp đồng xây dựng - Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp. - Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí gián tiếp. b. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí cho các hợp đồng xây dựng * Trình tự kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp * Trình tự kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp * Trình tự kế toán tập hợp chi phí sử dụng máy thi công * Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung * Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành của CT, HMCT hoàn thành bàn giao. 1.4. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ TRÌNH BÀY VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG THEO CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM SỐ 15 Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15 thì doanh nghiệp cần phải trình bày những thông tin có liên quan đến HĐXD 10 như sau trên BCTC: - Phương pháp xác định doanh thu trong kỳ và phương pháp xác định phần công việc đã hoàn thành của HĐXD. - Doanh thu của HĐXD được ghi nhận trong kỳ báo cáo. - Tổng doanh thu lũy kế của HĐXD được ghi nhận cho tới thời điểm báo cáo. - Số tiền còn phải trả cho khách hàng. - Số tiền còn phải thu của khách hàng. Đối với nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch quy định trong HĐXD phải báo cáo thêm các chỉ tiêu: - Phải thu theo tiến độ kế hoạch - Phải trả theo tiến độ kế hoạch KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 11 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU GIÁ VỐN HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TRƯỜNG THỊNH 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TRƯỜNG THỊNH 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thịnh Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thịnh tiền thân là xí nghiệp Xây Dựng Công Trình Giao Thông Tỉnh Quảng Bình được thành lập theo Quyết định số: 989/QĐ-UB ngày 11 tháng 11 năm 1994 của tỉnh Quảng Bình. Do nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao thương hiệu Trường Thịnh lên một tầng cao mới nên Công ty đã chuyển đổi từ Công ty TNHH XDTH Trường Thịnh sang Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thịnh vào ngày 11/6/2009 theo giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 3100195171 do sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Bình cấp. Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thịnh có chức năng chính là xây dựng, sửa chữa các công trình giao thông đường bộ, dân dụng và khai thác vật liệu xây dựng. Ngoài ra Công ty còn xây dựng các công trình thuỷ lợi và công trình điện. 2.1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thịnh a. Ngành nghề kinh doanh b. Quy trình sản xuất: 12 2.1.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thịnh a. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thịnh Các đơn vị thành viên, trực thuộc đều có tổ chức bộ máy kế toán riêng để thực hiện công tác kế toán, định kỳ tổng hợp số liệu gửi cho phòng Kế toán Công ty. Tại Công ty, Phòng Kế toán thực hiện việc theo dõi và hạch toán các nghiệp vụ phát sinh tại Công ty, tập hợp số liệu báo cáo của các xí nghiệp, đơn vị phụ thuộc và lập báo cáo kế toán định kỳ. b. Đặc điểm về vận dụng chế độ và chính sách kế toán - Về chứng từ, tài khoản, và các mẫu sổ kế toán: Công ty áp dụng theo quy định của Bộ Tài chính, được hướng dẫn cụ thể tại Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính cho hình thức kế toán Nhật ký chung. - Hình thức sổ kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ - Áp dụng giá xuất kho: Nhập sau - xuất trước (LIFO) - Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp: Kê khai thường xuyên 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU, GIÁ VỐN HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TRƯỜNG THỊNH 2.2.1. Trình tự và thủ tục ký kết hợp đồng xây dựng của Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thịnh Hiện nay HĐXD của Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thịnh có được thông qua 2 hình thức, đó là HĐXD có được thông qua đấu thầu và HĐXD có được do hình thức chỉ định thầu. 13 Các tài liệu sau được coi là không thể tách rời của HĐXD như: - Hồ sơ sự thầu; Hồ sơ đề xuất kỹ thuật, tài chính; - Biểu tổng hợp giá; - Biên bản thương thảo hoàn thiện Hợp đồng; -Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu; Quyết định chỉ định thầu; - Bảng tiến độ thi công công trình; - Bảo lãnh thực hiện Hợp đồng. 2.2.2. Kế toán doanh thu, giá vốn hợp đồng xây dựng tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thịnh a. Kế toán doanh thu hợp đồng xây dựng tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thịnh * Nội dung doanh thu hợp đồng xây dựng Doanh thu của HĐXD trong Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thịnh bao gồm: + Khoản tiền mà Công ty thu được từ khối lượng hạng mục công trình hoàn thành được nghiệm thu ghi trên phiếu giá được bên chủ đầu tư chấp nhận thanh toán. + Khoản tiền thu được từ việc trượt giá các chi phí đầu vào (nếu trong hợp đồng có quy định và được chủ đầu tư chấp nhận thanh toán). + Khoản tiền Công ty thu được do sự thay đổi thiết kế và khối lượng công việc thực hiện trong hợp đồng. * Ghi nhận doanh thu hợp đồng xây dựng Tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thịnh thời điểm ghi nhận doanh thu của mỗi HĐXD là khi đã nghiệm thu một hạng mục công trình hay nghiệm thu công trình. 14 Vào thời điểm cuối năm tài chính, tổng doanh thu của hợp đồng xây dựng chính là tổng doanh thu của từng hạng mục công trình, công trình đã được hoàn thành và nghiệm thu trong năm. Trong trường hợp HĐXD với giá cố định (giá trúng thầu) nếu giá cả tăng lên mà trong hợp đồng có quy định được điều chỉnh giá và được bên chủ đầu tư chấp thuận Công ty sẽ làm phụ lục hợp đồng điều chỉnh giá. * Trình tự kế toán doanh thu của HĐXD tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thịnh Công ty ghi nhận doanh thu của HĐXD khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành dựa trên hóa đơn. Để ghi nhận doanh thu trong kỳ, Công ty thường mở các sổ chi tiết doanh thu để theo dõi chi tiết cho từng Công trình, hạng mục công trình. Căn cứ vào phiếu giá, kế toán ghi doanh thu hợp đồng xây dựng vào sổ chi tiết doanh thu của từng công trình, hạng mục công trình. Cuối năm tài chính, Công ty sẽ tổng hợp toàn bộ doanh thu của các công trình, hạng mục công trình trên Báo cáo tổng hợp doanh thu, chi phí và giá thành để xác định lãi, lỗ của từng công trình, hạng mục công trình thi công trong năm. b. Kế toán giá vốn hợp đồng xây dựng tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thịnh * Nội dung chi phí HĐXD Hiện nay tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thịnh thường hạch toán chi phí HĐXD theo các khoản mục chi phí. * Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thịnh 15 + Xác định đối tượng tập hợp chi phí Do đặc điểm đó để quản lý chi phí sản xuất và theo dõi việc thực hiện định mức chi phí cho từng công trình và tạo cơ sở, nền tảng cho việc tính giá thành từng công trình, tại Công ty đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được xác định là từng công trình hoặc hạng mục công trình phù hợp với HĐXD đã ký kết. + Phương pháp tập hợp chi phí của HĐXD Khi HĐXD được ký kết, căn cứ vào năng lực thi công của từng đội, Công ty sẽ tiến hành giao cho từng đội thi công thực hiện. Mỗi một đội thi công đều có một nhân viên kế toán làm nhiệm vụ tập hợp chứng từ về những chi phí phát sinh liên quan đến từng công trình, hạng mục công trình. Căn cứ vào các chứng từ phát sinh do kế toán đội chuyển lên, kế toán sẽ phản ánh vào các sổ kế toán chi tiết của từng HĐXD. * Trình tự kế toán chi phí HĐXD theo các khoản mục chi phí - Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Kế toán chi phí nhân công trực tiếp - Kế toán Chi phí sử dụng máy thi công - Kế toán chi phí sản xuất chung: - Kế toán chi phí phải trả cho nhà thầu phụ - Tổng hợp chi phí sản xuất theo từng công trình, hạng mục công trình * Xác định giá vốn cho khối lượng công việc hoàn thành trong kỳ của các HĐXD Nếu công trình bắt đầu hình thành và hoàn thành trong kỳ thì: 16 Giá vốn thực tế = Tổng các chi phí phát sinh thực tế để sản xuất thi công CT, HMCT hoàn thành trong kỳ đó. Nếu công trình phát sinh và kéo dài liên quan đến nhiều kỳ kế toán, vào thời điểm cuối mỗi kỳ, khi có từng hạng mục công trình thuộc công trình đó hoàn thành và được nghiệm thu lên phiếu giá thì giá vốn của hạng mục đã hoàn thành là: Giá vốn thực tế của KLXD hoàn thành
Tài liệu liên quan