1. Tính cấp thiết của đề tài Đối với hệ thống ngân hàng thương mai cổ phần Việt Nam hiện nay, nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ quan trọng nhất, các ngân hàng đều có thu nhập lãi thuần từ hoạt động động tín dụng lên đến trên 75% tổng thu nhập. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn gắn với rủi ro, đặc biệt là khả năng rủi ro của hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại là rất lớn. Rủi ro từ hoạt động tín dụng có thể gây hậu quả rất lớn, có thể làm thay đổi kết quả kinh doanh, và có thể dẫn đến sự phá sản của ngân hàng. Chính vì vậy đòi hỏi ngân hàng phải quan tâm và hiểu rõ rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng. Việc đánh giá đúng thực trạng rủi ro tín dụng để tìm ra các biện pháp hạn chế, kiểm soát rủi ro là một yêu cầu cấp thiết, đảm bảo an toàn và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.Trong hệ thống Ngân hàng Thương mại của Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – BIDV là một trong những ngân hàng luôn nằm trong top đầu các ngân hàng thương mại cổ phần. Trải qua hơn 60 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – BIDV đã xây dựng hình ảnh một ngân hàng hiện đại, uy tín và chỗ đứng vững chắc của mình với hệ thống mạng lưới rộng khắp cả nước.Đóng chân trên địa bàn tỉnh ĐăkLăk, thủ phủ của các tỉnh Tây Nguyên, kinh tế chủ đạo của ĐăkLăk dựa vào sản xuất và xuất khẩu nông lâm sản, tỉnh có tiềm năng về phát triển du lịch sinh thái.Tỉnh đang phát triển hệ thống hạ tầng đô thị hóa, khu công nghiệp và cơ chế chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn nên khách hàng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc ĐăkLăk là các doanh nghiệp đang một ngày nhiều hơn. Với những kết quả đã đạt được thì tiếp tục mở rộng cho vay doanh nghiệp là một trong2những nội dung quan trọng trong chính sách cho vay của Chi nhánh trong thời gian tới. Tiếp tục mở rộng cho vay đồng nghĩa với việc phải không ngừng tăng cường kiểm soát nhằm hạn chế, ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra.
26 trang |
Chia sẻ: Việt Cường | Ngày: 11/04/2025 | Lượt xem: 12 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận vănKiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc ĐắkLắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
ĐẶNG CHÍ QUYẾT
KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY
TRUNG DÀI HẠN KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP
TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẮC ĐĂKLĂK
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Mã số: 60 34 02 01
Đà Nẵng – Năm 2019
Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hoà Nhân
Phản biện 1:TS. Nguyễn Thành Đạt
Phản biện 2: PGS.TS Phan Duy Vỹ
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Tài chính Ngân hàng họp tại Trường Đại học Kinh
tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 7 tháng 9 năm 2019.
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng
Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đối với hệ thống ngân hàng thương mai cổ phần Việt Nam
hiện nay, nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ quan trọng nhất, các ngân
hàng đều có thu nhập lãi thuần từ hoạt động động tín dụng lên đến
trên 75% tổng thu nhập. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn
gắn với rủi ro, đặc biệt là khả năng rủi ro của hoạt động tín dụng tại
các ngân hàng thương mại là rất lớn. Rủi ro từ hoạt động tín dụng có
thể gây hậu quả rất lớn, có thể làm thay đổi kết quả kinh doanh, và
có thể dẫn đến sự phá sản của ngân hàng. Chính vì vậy đòi hỏi ngân
hàng phải quan tâm và hiểu rõ rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng. Việc
đánh giá đúng thực trạng rủi ro tín dụng để tìm ra các biện pháp hạn
chế, kiểm soát rủi ro là một yêu cầu cấp thiết, đảm bảo an toàn và
hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Trong hệ thống Ngân hàng Thương mại của Việt Nam, Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – BIDV là một trong
những ngân hàng luôn nằm trong top đầu các ngân hàng thương mại
cổ phần. Trải qua hơn 60 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – BIDV đã xây dựng hình ảnh
một ngân hàng hiện đại, uy tín và chỗ đứng vững chắc của mình với
hệ thống mạng lưới rộng khắp cả nước.
Đóng chân trên địa bàn tỉnh ĐăkLăk, thủ phủ của các tỉnh
Tây Nguyên, kinh tế chủ đạo của ĐăkLăk dựa vào sản xuất và xuất
khẩu nông lâm sản, tỉnh có tiềm năng về phát triển du lịch sinh thái.
Tỉnh đang phát triển hệ thống hạ tầng đô thị hóa, khu công nghiệp và
cơ chế chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn nên khách hàng của Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc ĐăkLăk
là các doanh nghiệp đang một ngày nhiều hơn. Với những kết quả đã
đạt được thì tiếp tục mở rộng cho vay doanh nghiệp là một trong 2
những nội dung quan trọng trong chính sách cho vay của Chi nhánh
trong thời gian tới. Tiếp tục mở rộng cho vay đồng nghĩa với việc
phải không ngừng tăng cường kiểm soát nhằm hạn chế, ngăn ngừa và
giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra.
Xuất phát từ tình hình trên đây cũng như từ khoảng trống
nghiên cứu, trong thời gian làm việc tại BIDV Chi nhánh Bắc
ĐắkLắk, em nhận thức được tầm quan trọng và cấp thiết của vấn đề
trên, để nghiên cứu sâu hơn về kiểm soát rủi ro tín dụng đối với
doanh nghiệp, em đã chọn đề tài: “Kiểm soát rủi ro tín dụng trong
cho vay trung dài hạn doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ
phần đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc ĐắkLắk ”
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đề tài sẽ làm rõ thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng trong
cho vay TDH DN tại BIDV Bắc ĐăkLăk và có những khuyến nghị
cho việc hoàn thiện công tác này.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kiểm soát rủi ro tín dụng
trong hoạt động cho vay trung dài hạn đối với doanh nghiệp của các
NHTM trong nền kinh tế thị trường.
- Phân tích thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt
động cho vay trung dài hạn đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- chi nhánh Bắc ĐắkLắk.
- Khuyến nghị để hoàn thiện việc kiểm soát rủi ro tín dụng
trong cho vay trung dài hạn đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Bắc ĐắkLắk.
2.3. Câu hỏi nghiên cứu
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: 3
Những vấn đề lý luận về kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho
vay trung dài hạn doanh nghiệp của NHTM và thực tiễn kiểm soát
rui ro tín dụng trong cho vay tại BIDV CN Bắc Đăk Lăk.
Về thực tiễn, đối tượng nghiên cứu về việc kiểm soát rủi ro
tín dụng trong cho vay trung dài hạn doanh nghiệp tại BIDV CN Bắc
Đăk Lăk là nghiên cứu các doanh nghiệp đang có dư nợ vay trung
dài hạn tại địa bàn tỉnh Đăk Lăk thuộc sự quản lý của BIDV CN Bắc
Đăk Lăk. Bằng cách sử dụng dữ liệu thứ cấp qua các báo cáo tổng
kết, báo cáo cho vay, hợp đồng tín dụng tại chi nhánh. Từ những
dữ liệu đã thu thập được tiến hành nghiên cứu, phân tích để nhận
diện và giải quyết những vấn đề gặp phải. Bằng cách đưa ra những
khuyến nghị nhằm kiểm soát tốt rủi ro rín dụng trong hoạt động cho
vay trung dài hạn doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Đăk Lăk.
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Do rủi ro tín dụng là một vấn đề rộng và
phức tạp. Trong phạm vi đề tài này, tôi chỉ tập trung vào nghiên cứu
kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn doanh nghiệp
mà không bao gồm toàn bộ công tác quản trị rủi ro tín dụng.
Về không gian: Đề tài chỉ nghiên cứu nội dung trên tại
BIDV CN Bắc Đăk Lăk
Về thời gian: Thực trạng kiểm soát RRTD chỉ phân tích
trong khoảng thời gian từ năm 2016-2018
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài nghiêm cứu sẽ sử dụng các phương pháp nghiêm cứu
cụ thể như sau :
- Phương pháp thu thập dữ liệu
- Phương pháp tiến hành khảo sát điều tra
- Phương pháp so sánh, phân tích 4
- Phương pháp tổng hợp
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, mục lục và danh mục tài
liệu tham khảo, luận văn kết cấu thành ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát rủi ro tín dụng trong
cho vay trung dài hạn khách hàng doanh nghiệp của NHTM.
Chương 2: Thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho
vay trung dài hạn doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam chi nhánh Bắc Đăk Lăk.
Chương 3: Khuyến nghị hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro
tín dụng trong cho vay trung dài hạn doanh nghiệp tại NH TMCP
Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Đăk Lăk
6. Tổng quan tình hình nghiên cứu
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG
TRONG CHO VAY TRUNG DÀI HẠN KHÁCH HÀNG
DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TRUNG DÀI HẠN
KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI
1.1.1. Hoạt động cho vay của ngân hàng thƣơng mại
a. Khái niệm
Cho vay là một mặt của hoạt động tín dụng ngân hàng, thông
qua hoạt động cho vay ngân hàng thực hiện điều hòa vốn trong nền
kinh tế dưới hình thức phân phối vốn tạm thời nhàn rỗi huy động
được từ trong xã hội (quỹ cho vay) để đáp ứng nhu cầu về vốn phục
vụ sản xuất kinh doanh và đời sống.
Cho vay là quyền của NHTM với tư cách là người cho vay 5
(chủ nợ) yêu cầu khách hàng của mình – người đi vay muốn vay
được vốn phải tuân thủ những điều kiện nhất định, những điều kiện
này là cơ sở ràng buộc về mặt pháp lý đảm bảo cho người cho vay có
thể thu hồi được vốn (gốc và lãi) sau một thời gian nhất định. Để thu
hồi được vốn các ngân hàng có quyền yêu cầu người đi vay đáp ứng
những điều kiện vay cụ thể dựa trên cơ sở mức độ tin tưởng, tín
nhiệm lẫn nhau giữa ngân hàng và khách hàng.
b. Phân loại hoạt động cho vay của ngân hàng
Có nhiều tiêu thức phân loại cho vay, tuy nhiên trên thực tế
người ta thường phân loại cho vay theo các tiêu thức sau:
- Dựa vào mục đích của cho vay, hoạt động cho vay của
NHTM có thể phân chia thành các loại sau: Cho vay phục vụ sản
xuất kinh doanh công thương nghiệp; Cho vay tiêu dùng cá nhân;
Cho vay kinh doanh bất động sản; Cho vay sản xuất nông nghiệp;
Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu.
- Dựa vào thời hạn cho vay, hoạt động cho vay của NHTM
có thể phân chia thành các loại sau: Cho vay ngắn hạn; Cho vay
trung hạn; Cho vay dài hạn.
- Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng, hoạt động cho
vay của NHTM có thể phân chia thành các loại sau: Cho vay bảo
đảm bằng tài sản; Cho vay bảo đảm không bằng tài sản.
- Dựa vào phương thức cho vay, hoạt động cho vay của
NHTM có thể phân chia thành các loại sau: Cho vay theo món; Cho
vay theo hạn mức tín dụng; Cho vay theo hạn mức thấu chi
- Dựa vào xuất xứ tín dụng, hoạt động tín dụng có thể phân
chia thành các loại sau: Cho vay trực tiếp; Cho vay gián tiếp.
1.1.2. Rủi ro tín dụng trong cho vay của ngân hàng
thƣơng mại
a. Rủi ro và phân loại rủi ro trong hoạt động của NHTM 6
b. Rủi ro tín dụng trong cho vay của ngân hàng thương
mại
1.1.3. Rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn khách
hàng doanh nghiệp của Ngân hàng thƣơng mại
a. Doanh nghiệp và đặc điểm cho vay trung dài hạn khách
hàng doanh nghiệp
h i niệm doanh nghiệp
Trong đời sống kinh tế xã hội, doanh nghiệp là một thực thể
kinh tế - xã hội, có tư cách chủ thể pháp lý độc lập, thực hiện chức
năng chủ yếu là hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu lợi nhuận. Luật
doanh nghiệp năm 2015 định nghĩa “Doanh nghiệp (DN) là tổ chức
kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở ổn định, được đăng ký kinh
doanh theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động
kinh doanh”. Như vậy, đặc tính để phân biệt doanh nghiệp với các
thực thể kinh tế xã hội khác là:
Thứ nhất: là tổ chức kinh tế, có tư cách chủ thể pháp lý độc
lập;
Thứ hai: doanh nghiệp được xác lập có tư cách pháp lý
(thành lập và đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật);
Thứ ba: hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu chủ yếu là lợi
nhuận.
Đặc điểm cho vay trung dài hạn khách hàng doanh nghiệp
Trong quan hệ vay vốn với ngân hàng, khách hàng doanh
nghiệp có đặc điểm sau:
- Doanh nghiệp là một đơn vị sản xuất kinh doanh nên mục
đích cho vay doanh nghiệp là đáp ứng nhu cầu kinh doanh của doanh
nghiệp.
- Doanh nghiệp hoạt động theo qui định của pháp luật nên
các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được phản ánh ghi 7
chép đầy đủ và rõ ràng.
- Cho vay khách hàng doanh nghiệp thường ở qui mô lớn, lợi
ích thu được từ hoạt động cho vay cao.
b. Đặc điểm rủi ro rín dụng trong cho vay trung dài hạn
kh ch hàng doanh nghiệp
- Các ngân hàng thương mại cho vay trung dài hạn doanh
nghiệp với số tiền lớn, vì vậy khi phát sinh nợ quá hạn sẽ kéo theo tỷ
lệ nợ quá hạn rất lớn, nợ xấu cao, mang lại tổn thất lớn làm ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
- Rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn doanh nghiệp
có tính đa dạng và phức tạp: doanh nghiệp chịu sự tác động rất nhạy
cảm với sự thay đổi của chính sách kinh tế, tình hình chính trị xã hội,
tình hình kinh tế thế giới.
- Một số doanh nghiệp thiếu tính trung thực trong việc cung
cấp thông tin cũng như các báo cáo tài chính thiếu minh bạch rõ
ràng, không có kiểm toán, vì vậy cán bộ ngân hàng khó khăn trong
việc xác định khả năng thanh toán nợ vay, dẫn đến rủi ro cao khi đưa
ra các quyết định cấp tín dụng.
1.2. KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY
TRUNG DÀI HẠN KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.2.1. Khái niệm về kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho
vay trung dài hạn khách hàng doanh nghiệp
Kiểm soát RRTD trong cho vay trung dài hạn KHDN của
NHTM là việc ngân hàng sử dụng những kỹ thuật, những công cụ,
những chiến lược và những quá trình nhằm biến đổi rủi ro tín dụng
thông qua việc né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu, phân tán, chuyển
giao bằng cách kiểm soát tần suất và (hoặc) mức độ của rủi ro tín
dụng và tổn thất hoặc lợi ích trong cho vay KHDN 8
1.2.2. Nội dung của kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho
vay trung dài hạn khách hàng doanh nghiệp
a. Né tr nh rủi ro
b. Ngăn ngừa rủi ro
c. Giảm thiểu tổn thất
d. Phân t n rủi ro
e. huyển giao rủi ro
1.2.3. Tiêu chí đánh giá kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng
trong cho vay KHDN
Mục đích cuối cùng của kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho
vay DN là hạn chế thiệt hại do rủi ro gây ra bằng cách duy trì rủi ro
tín dụng trong phạm vi các tham số có thể chấp nhận được. Do đó, để
đánh giá kết quả kiểm soát RRTD, các NH thường đánh giá qua các
chỉ số sau:
a. Tỷ lệ nợ xấu
Nợ xấu theo thông tư 02/2013/TT-NHNN là nợ được phân
loại vào nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5.
Dƣ nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu = x 100%
Tổng dƣ nợ
Tỷ lệ nợ xấu phản ánh được chất lượng tín dụng của
NHTM, nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn của
NH lúc này không còn ở mức độ RRTD thông thường nữa mà là
nguy cơ mất vốn. Tỷ lệ nợ xấu tăng cho biết các biện pháp kiểm soát
RRTD trong cho vay DN của NHTM đang có vấn đề.
b. Sự biến đổi trong cơ cấu nhóm nợ
Theo thong tư số 02/2013/TT-NHNN TCTD thực hiện phân
loại nợ theo 05 nhóm: Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn), Nhóm 2 (Nợ cần
chú ý), Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn), Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn),