MỞ ĐẦU
Hệ thống kế hoạch hóa phát triển kinh tế xã hội của mỗi nƣớc bao gồm 3 khía cạnh chủ yếu:
* Trước hết đó là khía cạnh nền kinh tế quốc dân bao gồm một tổng thể tổng hợp thống nhất của cả nƣớc.
* Thứ hai là: các ngành có đối tƣợng kế hoạch hoa là các ngành và các tổng thể liên ngành.
* Thứ ba là: các khía cạnh lãnh thổ bao gồm mặt cắt lãnh thổ của kế hoạch ngành, kế
hoạch phân bố lực lượng sản xuất và xí nghiệp, kế hoạch hóa các tỉnh và vùng chủ yếu, kế
hoạch hoa lãnh thổ.
Theo Pap-len-cô thì khía cạnh lãnh thổ của việc lập kế hoạch là một khái niệm rộng
hơn khái niệm kế hoạch "theo chiều ngang". Nhƣ vậy kế hoạch hóa lãnh thổ bao hàm một
lãnh thổ xác định [1, 2, 3].
37 trang |
Chia sẻ: thanhlam12 | Lượt xem: 619 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổng luận phân tích Về cơ sở khoa học địa lý phục vụ quy hoạch lãnh thổ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRUNG TÂM KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA
TRUNG TÂM THÔNG TIN TƯ LIỆU
Tổng luận phân tích
VỀ CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỊA LÝ PHỤC VỤ QUY HOẠCH
LÃNH THỔ
Người biên soạn : PTS. Phạm Xuân Trường
HÀ NỘI – 1996
TRUNG TÂM KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA
TRUNG TÂM THÔNG TIN TƯ LIỆU
Tổng luận phân tích
VỀ CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỊA LÝ PHỤC VỤ QUY HOẠCH
LÃNH THỔ
Người biên soạn : PTS. Phạm Xuân Trường
HÀ NỘI – 1996
1
VỀ CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỊA LÝ PHỤC VỤ QUY HOẠCH LÃNH THỔ
PTS. Phạm Xuân Trường
Viện Địa lý
MỞ ĐẦU
Hệ thống kế hoạch hóa phát triển kinh tế xã hội của mỗi nƣớc bao gồm 3 khía cạnh
chủ yếu:
* Trƣớc hết đó là khía cạnh nền kinh tế quốc dân bao gồm một tổng thể tổng hợp
thống nhất của cả nƣớc.
* Thứ hai là: các ngành có đối tƣợng kế hoạch hoa là các ngành và các tổng thể liên
ngành.
* Thứ ba là: các khía cạnh lãnh thổ bao gồm mặt cắt lãnh thổ của kế hoạch ngành, kế
hoạch phân bố lực lƣợng sản xuất và xí nghiệp, kế hoạch hóa các tỉnh và vùng chủ yếu, kế
hoạch hoa lãnh thổ.
Theo Pap-len-cô thì khía cạnh lãnh thổ của việc lập kế hoạch là một khái niệm rộng
hơn khái niệm kế hoạch "theo chiều ngang". Nhƣ vậy kế hoạch hóa lãnh thổ bao hàm một
lãnh thổ xác định [1, 2, 3].
Theo Nê-cơ-ra-xốp N. [4] kế hoạch hóa lãnh thổ là quá trình soạn thảo một hệ thống
thống nhất các kế hoạch sản xuất kinh doanh. Các kế hoạch đó bao trùm các vùng, tiểu vùng,
nhóm tỉnh và tỉnh nhƣ một đem vị lãnh thổ trọn vẹn. Mục tiêu của kế hoạch hóa lãnh thổ là
chuyên sâu sản xuất của nền kinh tế các lãnh thổ, tác động tƣơng hỗ
2
có hiệu quả kinh tế toàn bộ nền kinh tế của một lãnh thổ xác định, giải quyết đƣợc các nhiệm
vụ tiến bộ xã hội.
Thực chất bình diện lãnh thổ của kế hoạch là kết quả của kế hoạch hóa lãnh thổ tổng
hợp. Trong bình diện lãnh thổ thì qui hoạch lãnh thổ là nội dung chủ yếu liên quan trực tiếp
đến việc ứng dụng kết quả nghiên cứu địa lý kinh tế nói chung cũng nhƣ khoa học địa lý vào
thực tiễn. Cơ sở toàn diện và đầy đủ nhất cho kế hoạch hóa lãnh thổ và qui hoạch lãnh thổ là
cơ sở khoa học địa lý.
Nhu cầu phát triển xã hội làm nẩy sinh các vấn đề phân vùng kinh tế, quy hoạch vùng,
phát triển các thể lãnh thổ tổng hợp, hệ thống năng lƣợng liên vùng, trong vùng các nút công
nghiệp, các vùng phân bố và chuyên môn hóa nông nghiệp [5]. Ngày nay nhiều bài toán, vấn
đề thực tế đặt ra trƣớc khoa học địa lý ngày càng trở nên cấp thiết. Phân bố các cơ sở dịch vụ
dân cƣ (lƣới thƣơng nghiệp, xây dựng thành phố, quy hoạch thành phố), phân bố mạng lƣới
đƣờng ống, tổ chức lƣới đƣờng trục, hoạt động lao động đƣờng bộ... không thể thực hiện
đƣợc nếu thiếu các thông tin địa lý ở tầm vĩ mô cũng nhƣ vi mô.
Các kết quả đánh giá kinh tế tài nguyên thiên nhiên, điều kiện tự nhiên, nghiên cứu
dân cƣ - lao động, các ngành kinh tế, xây dựng thành phố, phát triển tiềm năng nhân văn là vô
cùng quan trọng trong bất kỳ cơ sở kế hoạch và kế hoạch phát triển của bất kỳ vùng nào,
ngành nào cũng nhƣ của toàn bộ nền kinh tế ở bất cứ thời đoạn, tình huống nào.
Trong khoa học địa lý mà nhất là địa lý kinh tế từ trƣớc đến nay hội nhập đƣợc đầy đủ
nhất toàn bộ những yếu tố chủ yếu cần thiết cho qui hoạch lãnh thổ. Các yếu tố đó từ cự
nhiên nói chung và tài nguyên thiên nhiên nói riêng, dân cƣ nhƣ nguồn tiêu thụ sản phẩm và
cung cấp lao động, các ngành kinh tế, các lĩnh vực xã hội.
Chính những ý nghĩa lý luận, thực tiễn to lớn của địa lý mà từ trƣớc đến nay và nhất
là hiện nay, các nghiên cứu cơ sở địa lý phục vụ qui hoạch lãnh thổ luôn là đề tài đƣợc đề cập
ngày càng thƣờng xuyên và rộng rãi.
3
I. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỊA LÝ PHỤC VỤ QUY HOẠCH
1. Trên thế giới:
Nhìn chung các nghiên cứu địa lý mà nhất là địa lý kinh tế liên quan trƣớc hết đến
lĩnh vực ứng dụng lớn nhất của địa lý - kế hoạch hóa theo lãnh thổ. Các nghiên cứu trên đƣợc
tiến hành ở các bộ phận của đối tƣợng nghiên cứu của địa lý (tài nguyên, dân cƣ lao động, các
ngành kinh tế, các lĩnh vực xã hội, các vùng kinh tế, các vấn đề địa lý kinh tế, các lợi thế, hạn
chế về mặt địa lý ) cũng nhƣ ở những nghiên cứu bao gộp toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Nghiên cứu địa lý phục vụ qui hoạch lãnh thổ có thể đƣợc xem xét thông qua nghiên
cứu địa lý kinh tế là bộ phận địa lý, gắn kết với thực tế chặt chẽ nhất. Ở đây có thể nói thêm
rằng bộ phận này của địa lý (địa lý kinh tế) càng phát triển bao nhiêu thì địa lý phục vụ qui
hoạch lãnh thổ càng phát triển bấy nhiêu.
Địa lý kinh tế trong nhiều thập kỷ gần đây và nhất là sau chiến tranh thế giới thứ hai
đã có bƣớc phát triển mạnh mẽ. Một phần điều này đƣợc thể hiện trong các hƣớng phát triển
của địa lý Xô Viết (Liên Xô cũ). Trƣớc địa lý Xô Viết những mầm mống địa lý kinh tế có thể
tìm thấy trong " sách địa lý" của nhà địa lý La Mã Xtrabon. ở đây "phần lớn địa lý thuộc về
đối tƣợng của đời sống chính trị" [Bot].
Trƣớc chiến tranh thế giới thứ hai, các công trình liên quan trực tiếp đến sự phát triển
địa lý kinh tế chƣa từng thấy ở Nga đã xuất hiện. Đó là kế hoạch phân bố công nghiệp của
Lênin, kế hoạch điện khí hóa nƣớc Nga, dự án phân vùng kinh tế những năm 20. Các công
trình trên đã đặt nền móng cho hai quá trình tổng hợp và phân hóa sâu sắc trong địa lý kinh tế
Xô Viết.
4
Trong hƣớng tổng hợp đặc biệt phải nhấn mạnh sự phát triển học thuyết về phân vùng
kinh tế, khảo sát các thể tổng hợp sản xuất lãnh thổ, xây dựng các đặc trƣng địa lý kinh tế
theo vùng, phân nhóm và phân kiểu các vùng kinh tế Liên Xồ cũ, phân tích vị trí địa lý kinh
tế, địa lý kinh tế và qui hoạch vùng, nghiên cứu địa lý kinh tế nƣớc ngoài và khu vực
Đồng thời cũng trong thời gian sau chiến tranh này, hƣớng thứ hai, tức là quá trình
phân hóa của địa lý kinh tế Xô Viết cũng diễn ra mạnh mẽ. Nếu trƣớc chiến tranh thế giới thứ
hai khi địa lý kinh tế đƣợc một nhóm không lớn các nhà khoa học nghiên cứu thì phân hóa
trong khoa học không nhiều. Từng nhà khoa học lớn soạn thảo các vấn đề khoa học tƣơng đối
cách xa nhau. Thí dụ nhƣ Baranxki N.N nghiên cứu địa lý kinh tế Liên Xô, Mỹ, Nhật và các
nƣớc khác, nghiên cứu bản đồ kinh tế - xã hội, lịch sử khoa học địa lý thành phố, phƣơng
pháp giảng dạy địa lý trong trƣờng trung học và đại học
Trong những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai đã bắt đầu quá trình phân hóa địa
lý kinh tế Xô Viết kèm theo sự chuyên môn hóa các nhà khoa học vào lĩnh vực nghiên cứu
này hay nghiên cứu khác.
Trƣớc hết là nhóm các chuyên ngành khoa học địa lý nghiên cứu các ngành và các
mắt xích của nền kinh tế quốc dân nhƣ công nghiệp, nông nghiệp, giao thông v.v... Ở đây
các ngành đƣợc nghiên cứu ở khía cạnh địa lý kinh tế không chỉ của Liên Xô mà còn của các
nƣớc khác, các ngành kinh tế toàn thế giới.
Nhóm nghiên cứu phát triển mạnh là nhóm các bình diện của địa lý dân cƣ, trong đó
đã hình thành học thuyết về các hệ thống phân cƣ. Địa lý dân cƣ bao gồm địa lý dân cƣ nông
nghiệp, địa lý nông thôn, học thuyết về di chuyển dân cƣ... Ngoài ra ở đây còn có các nghiên
cứu địa lý lĩnh vực phục vụ dân cƣ kết hợp với các nghiên cứu địa lý về mức sống con
ngƣời.
5
Đáng kể là nhóm chuyên ngành địa lý kinh tế nghiên cứu đánh giá tài nguyên thiên
nhiên và điều kiện tự nhiên. Ở đây nổi bật lên nhất là học thuyết liên ngành về đánh giá kinh
tế tài nguyên đất.
Chi tiết hơn, có thể kể tên các lĩnh vực khoa học đƣợc phân hóa sâu sắc sau đây:
- Địa lý nông nghiệp.
- Địa lý công nghiệp.
- Địa lý giao thông vận tải.
- Địa lý kinh tế nƣớc ngoài.
- Địa lý dân cƣ nông nghiệp.
- Địa lý đô thị hóa ( địa lý thành phố).
- Nghiên cứu hệ thống phân bố dân cƣ.
- Địa lý di dân và nguồn lao động.
- Địa lý đô thị hóa ở nƣớc ngoài.
- Địa lý mức sống và phục vụ dân cƣ.
- Địa nhân chủng học.
- Lịch sử địa lý .
- Đánh giá điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Nghiên cứu địa lý và hệ thống điều khiển tự động [5]
6
Ngoài Liên Xô cũ, nghiên cứu địa lý kinh tế phát triển phục vụ qui hoạch lãnh thổ
đáng kể hơn cả đƣợc tiến hành ở Ba Lan. Theo Davatxiki [7] tính chất tổng hợp của kế hoạch
hóa lãnh thổ khu vực đòi hỏi liên kết với các chuyên ngành khoa học: Địa lý tự nhiên và địa
lý kinh tế, địa lý nhân khẩu học, địa lý thành phố, các khoa học kinh tế, nông nghiệp, xã hội
học... Những mối liên kết lâu đời và bền vững nhất của kế hoạch hóa khu vực là với địa lý.
Địa lý là nguồn kiến thức về đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của khu vực, về sự
phân bố các hiện tƣợng tự nhiên và kinh tế. Một trong những điểm xuất phát của bất cứ kế
hoạch khu vực nào là đánh giá điều kiện môi trƣờng địa lý của khu vực và đặc biệt là các yếu
tố của môi trƣờng trên ảnh hƣởng mạnh mẽ đến hoạt động kinh tế (cấu tạo địa chất và tài
nguyên khoáng sản nƣớc, thổ nhƣỡng ).
Một đánh giá cần thiết mà các nhà lập kế hoạch qui hoạch chỉ có thể có khi khoa học
địa lý cũng nhƣ các khoa học cùng họ (địa chất, địa lý thủy văn, thổ nhƣỡng học...) có những
thông tin phù hợp và tài liệu tƣơng ứng.
Các nghiên cứu địa lý kinh tế và mạng lƣới các điểm dân cƣ, phân bố các ngành sản
xuất và không sản xuất, phân vùng kinh tế... có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với kế hoạch hóa.
Địa lý đô thị nghiên cứu việc khái quát hóa khoa học các quá trình khai phá lãnh thổ
và sản xuất, nên địa lý đô thị là rất cần thiết đối với kế hoạch hóa khu vực. Nó nhƣ một khoa
học về sự hình thành hệ thống các quần cƣ thành phố và nông thôn, cơ cấu xây dựng ở khía
cạnh lãnh thổ, các quan hệ chức năng giữa các đối tƣợng đầu tƣ...
Nhân khẩu học nghiên cứu các hiện tƣợng liên quan với các khác biệt lãnh thổ của các
tầng lớp dân cƣ. Đó là điều không thể thiếu trong kế hoạch hóa khu vực. Các khoa học: kinh
tế khám phá ra các
7
qui luật điều khiển quá trình phân bố các ngành kinh tế, khảo sát đƣợc hiệu quả kinh tế của sự
phàn bố, hình thành cơ cấu của khu vực, các điều kiện tăng trƣởng...
Nhƣ vậy theo các nhà địa lý Ba Lan, các kiến thức về địa lý và nhất là địa lý kinh tế
trong kế hoạch hóa khu vực là cần thiết nhất và đứng hàng đầu.
Ở đây cần phải nói thêm thuật ngữ "kế hoạch hóa khu vực" khá gần gũi với khái niệm
"Region planing" ở các nƣớc phƣơng Tây, gần khái niệm "qui hoạch vùng" (Raionnaya
Plannhirovka) hơn là khái niệm "kế hoạch hóa lãnh thổ". "Kế hoạch hóa khu vực" và "Region
planing" có định hƣớng ứng dụng thực tế và rõ nét hơn.
Ngoài khối Đông Âu, qui hoạch lãnh thổ đƣợc phát triển từ khá lâu ở các nƣớc tƣ bản.
Ở Tây Âu chủ nghĩa khu vực xuất hiện vào cuối thế kỷ trƣớc và đầu thế kỷ này. Ở Pháp và
Anh cũng nhƣ một số nƣớc Tây Âu khác đã hình thành các lĩnh vực lịch sử - văn hóa với nền
kinh tế đặc trƣng cùng đời sống và văn hóa. Vào kỷ nguyên công nghiệp hóa mạnh và đô thị
hóa các lĩnh vực trên bắt đầu bị lu mờ. Hàng loạt các nhà địa lý , nhà lịch sử, nhà văn đã
chống lại quá trình khách quan làm giảm các đặc điểm địa phƣơng, xóa bỏ các khác biệt giữa
các vùng bằng ý định bảo tồn chúng, khuếch đại và đề cao "chủ nghĩa yêu nƣớc" khu vực.
Chính thời gian này xuất hiện các mô tả địa lý tổng hợp các tỉnh của nƣớc Pháp do những học
trò của Viđan đơ Blasơ. Ở nƣớc Anh Giáo sƣ Eđmun Ginbớt đã cố gắng luận chứng khoa học
cho chủ nghĩa vùng ở Okxphot.
Các nghiên cứu địa lý tổng hợp các vùng ở Mỹ là sự phản ánh sự dịch chuyển xảy ra
trong địa lý Châu Âu cuối thế kỷ 19 đầu thế kỳ 20. Ở Mỹ khảo sát địa lý khu vực các nƣớc
trên thế giới có ý nghĩa lớn nhất nhằm các mục đích quân sự. Ý nghĩa to lớn của phân vùng
kinh tế nhƣ một vũ khí quan trọng cho tổ chức lãnh thổ lực lƣợng sản xuất
8
đã làm chính phủ và các nhà khoa học Mỹ chú ý ngay từ những năm 30. Cuối những năm 30
đã xuất hiện hàng loạt các công trình của các nhà địa lý Mỹ về nguyên tắc phân vùng và
nghiên cứu vùng nhƣ của Robơt Plat, Gô vat Odum, Gari mo , Gio Uitaikơ...
Benton Makei công bố ngay từ những năm 20 một nghiên cứu đầu tiên ở Mỹ về các
nguyên tắc quy hoạch vùng. Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, nếu số công trình có tính chất
lý thuyết giảm đi một ít thì bù lại lúc khảo sát nghiên cứu quy hoạch vùng đƣợc lần lƣợt xuất
hiện.
Các nghiên cứu của các nhà địa lý Anh trong lĩnh vực quy hoạch vùng đƣợc thể hiện
trong tác phẩm của Phriman. T. [9].
9
2. Ở trong nước
Ở Việt Nam công tác quy hoạch lãnh thổ đƣợc tiến hành thông qua các nghiên cứu
phân vùng quy hoạch trong các cơ quan thuộc Ủy ban kế hoạch Nhà nƣớc, các viện và các
khoa, các bộ môn nghiên cứu giảng dạy địa lý. Công tác phân vùng quy hoạch đƣợc bắt đầu
từ ngay những năm 60. Phải nói thêm rằng công tác nghiên cứu địa lý phục vụ quy hoạch
lãnh thổ ở nƣớc ta cho đến ngày nay còn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Hơn nữa ở các
Viện, các nhà nghiên cứu và các nghiên cứu còn lẻ tẻ, dàn mỏng chƣa có những chuyên gia
và càng không có các nhóm chuyên gia đi sâu nghiên cứu quy hoạch lãnh thổ. Các nghiên
cứu phục vụ quy hoạch lãnh thổ mang tính thực tiễn hơn đƣợc tiến hành ở các công trình do
Ủy ban kế hoạch Nhà nƣớc chủ trì.
Có tác giả nhƣ Lƣu Bích Hồ [10] phân ra 4 giai đoạn phân vùng quy hoạch và tổ
chức lãnh thổ ở Việt Nam từ những năm 1960 đến nay.
* Giai đoạn 1 (1960 -1975).
Với các công tác phân vùng lâm - nông nghiệp ở miền Bắc và quy hoạch một số vùng
kinh tế mới ở trung du và miền núi phía Bắc.
* Giai đoạn 2 (1975 -1980):
Các phân vùng nông lâm nghiệp đựợc tiếp tục. Bên cạnh đó phân bố công nghiệp
cũng đƣợc chú ý.
* Giai đoạn 3 (1980 -1986):
Chúng ta đã tiến hành nghiên cứu lập tổng sơ đổ phát triển và phân bố lực lƣợng sản
xuất giai đoạn 1986 - 2000. Ở đây các định hƣớng ngành là lãnh thổ đã đƣợc dự thảo cùng
với các công trình k ỹ thuật mấu chốt.
10
* Giai đoạn 4 từ 1986 đến nay:
Với nhiệm vụ quan trọng là Ủy ban kế hoạch Nhà nƣớc chủ trì nghiên cứu quy hoạch
8 vùng lớn, 3 vùng kinh tế trọng điểm ở Bắc Bộ, Nam Bộ và Trung Bộ. Công tác quy hoạch
đƣợc tiến hành ở tất cả các tỉnh, các bộ ngành trong cả nƣớc. Tuy vậy, các nghiên cứu lý
luận, phƣơng pháp luận vẫn chƣa đƣợc giải quyết một cách cơ bản gắn với tình hình đất nƣớc
kể cả ở hai hội thảo năm 1995 [10, 11].
11
II. NHU CẦU CỦA QUY HOẠCH LÃNH THỔ ĐỐI VỚI NGHIÊN CỨU ĐỊA
LÝ
Nhƣ chúng ta đã biết quy hoạch lãnh thổ là một hình thức của kế hoạch hóa nền kinh
tế quốc dân cho thời hạn 10 năm đến 20 năm và lâu dài hơn nữa. Trong quy hoạch lãnh thổ
ngƣời ta đề ra các hƣớng phát triển cụ thể cho tất cả các xí nghiệp của lãnh thổ nghiên cứu có
tính đến khả năng thực tế của chúng [8]. Không những thế ở đây đòi hỏi phải xây dựng một
cách có căn cứ khoa học các xí nghiệp chuyên môn hóa trên từng khu đất cụ thể để có khối
lƣợng sản phẩm lớn nhất với chi phí lao động và phƣơng tiện vật chất thấp nhất.
Trong kế hoạch phát triển của nền kinh tế quốc dân phải có các chi tiết cụ thể về xây
dựng các đồ án, các công trình kỹ thuật. Quy hoạch lãnh thổ nghiên cứu phân bố lực lƣợng
sản xuất trên từng khu vực không lớn lắm có chú ý đến các công trình kỹ thuật. Quy hoạch
vùng chính là khâu nối liền kế hoạch hóa chung của Nhà nƣớc với các đồ án kỹ thuật xây
dựng các công trình khấp nhau trên lãnh thổ nghiên cứu .
Trong kế hoạch hóa lãnh thổ và quy hoạch lãnh thổ đều phải thấm nhuần các nguyên
tắc phân bố lực lƣợng sản xuất. Các nguyên tắc chủ yếu có thể đƣợc đề cập nhƣ sau :
* Phân bố sản xuất một cách có căn cứ khoa học trên toàn bộ lãnh thổ đất nƣớc
(vùng, nhóm tỉnh) nhằm thu hút các nguồn lực tự nhiên, lao động của tất cả các vùng vào
quá trình tái sản xuất mở rộng
* Kết hợp đúng đắn quyền lợi của cả nƣớc với quyền lợi phát triển kinh tế của vùng,
nhóm tỉnh, tỉnh.
12
* Đƣa các xí nghiệp đến gần nguồn nguyên liệu để hạn chế sự vận chuyển quá xa và
không hợp lý các sản phẩm.
* Bảo đảm sự kết hợp đúng đắn tất bả các ngành kinh tế quốc dân của các vùng kinh
tế nhằm nâng cao tối đa năng suất lao động và sử dụng hợp lý các nguồn lực tự nhiên và lao
động của tất cả các vùng kinh tế.
* Kết hợp nhịp nhàng công nghiệp và nông nghiệp bằng cách phân bố hợp lý các xí
nghiệp công và nông nghiệp theo lãnh thổ, sử dụng có hiệu quả lao động trong tất cả các
ngành kinh tế quan trọng.
* Tăng cƣờng củng cố lực lƣợng kinh tế và quốc phòng trên cơ sở phân bố đúng đắn
và phát triển đồng đều lực lƣợng sản xuất trong tất cả các vùng của đất nƣớc.
* Phân bố một cách có kế hoạch trên cơ sở phát triển giao lƣu hợp tác và liên kết quốc
tế.
Chỉ thông qua những nguyên tắc trên chúng ta cũng có thể thấy quỵ hoạch lãnh thổ
bao hàm toàn bộ các khía cạnh của cuộc sống xã hội của một vùng, nhóm tỉnh, tỉnh xác định.
Do đó quy hoạch lãnh thổ đòi hỏi tối đa và một cách trực tiếp các kết quả nghiên cứu địa lý .
Có thể nói rằng không một khoa học nào nhƣ khoa học địa lý lại đề cập đến các vấn đề lớn
một cách đầy đủ, chi tiết và cần thiết đối với các nội dung của quy hoạch lãnh thổ đến nhƣ
vậy. Bởi vì nhƣ chúng ta đã biết đối tƣợng nghiên cứu của địa lý là các hệ thống lãnh thổ trái
đất. Trong khi đó mỗi hiện tƣợng, mỗi thực thể, mỗi quá trình đều tồn tại vận động thông
qua các hình thái khác nhau, trong đó có các hình thái lãnh thổ.
13
1. Nhu cầu đối với các khoa học địa lý tự nhiên.
Quy hoạch lãnh thổ một khu vực nào trƣớc hết đều quan tâm đến mặt tự nhiên của
khu vực đó. Ở đây quy hoạch lãnh thổ chú trọng trƣớc hết đến các điều kiện tự nhiên nhằm
mục đích đầu tiên là để khẳng định con ngƣời có ở đó đƣợc hay không trong điều kiện phát
triển lực lƣợng sản xuất hiện có, ở đây cần phải hiểu cả khía cạnh sinh học của con ngƣời.
Bởi vì nói cho cùng, mọi kết quả sản xuất là để phục vụ con ngƣời. Cho nên một khi điều
kiện tự nhiên không phù hợp hoặc không thể cải tạo cho phù hợp với nhu cầu tối thiểu của
con ngƣời thì không nên tiến hành các hoạt động sản xuất ở đó theo nghĩa thông thƣờng. Mặt
khác con ngƣời còn phải hoạt động. Kết quả nghiên cứu điều kiện tự nhiên còn phải xác định
mức độ thuận lợi, hay nói cách khác là mức độ hiệu quả mà điều kiện tự nhiên có thể mang
lại khi con ngƣời tác động vào một thế lực, hiện tƣợng tự nhiên nào đó trên lãnh thổ quy
hoạch.
Ngày nay, con ngƣời đã có những nguồn phƣơng tiện cần thiết để tiến hành hoạt
động ở hầu hết các đới địa lý . Do đó, quy hoạch lãnh thổ đòi hỏi ở các khoa học địa lý tự
nhiên những cứ liệu để đánh giá mức độ thuận lợi khác nhau của điều kiện tự nhiên đối với
từng dạng hoạt động dự kiến ở lãnh thổ nghiên cứu ở các khoảng thời gian và những tình thế
khác nhau.
Một nhu cầu quan trọng nhất của quy hoạch lãnh thổ là xác định đối tƣợng tác động
của con ngƣời (nền sản xuất xã hội) ở vùng nghiên cứu . Đó là các nguồn lực, vật lực, hiện
tƣợng tự nhiên mà địa lý tự nhiên có nghiên cứu trên cơ sở các điều kiện tự nhiên tạo ra
chúng. Trong địa lý các nguồn lực, vật lực, hiện tƣợng trên đƣợc gọi là tài nguyên thiên
nhiên.
Thông qua các khoa học địa lý tự nhiên chuyên ngành (mà chúng khá phong phú
ngay trong điều kiện Việt Nam ) nhƣ địa lý thủy văn - tài nguvên nƣớc, địa lý thổ nhƣỡng, địa
lý khí hậu, địa lý địa chất - khoáng sản, địa lý địa mạo, địa lý thực vật... Các tài nguyên
14
thiên nhiên và điều kiện tự nhiên sử dụng chúng bƣớc đầu đƣợc đề cập một cách khá hiệu quả
đối với quy hoạch lãnh thổ.
Ngày nay, quy hoạch lãnh thổ rất quan tâm đến cải thiện môi trƣờng tự nhiên làm sao
cho nó có thể chứa đựng đƣợc, chấp nhận đƣợc hoặc định hƣớng cho sự hòa hợp với môi
trƣờng kinh tế - xã hội. Đó là một trong những nội dung phát triển bền vững đối với bất kỳ
một ngành kinh tế, một vùng kinh tế ở bất cứ đâu. Con ngƣời hiện nay hơn lúc nào hết thấy
đƣợc sự cần thiết phải bảo vệ tự nhiên, bảo tồn các khu, vùng tự nhiên "nguyên sinh", có thể
khẳng định rằng nhu cầu của con ngƣời hiện đại đối với các khu, vùng tự nhiên nói trên ngày
một tăng không những ở mức độ "nguyên sinh" (tức là càng nguyên sinh càng tốt) mà còn cả
về diện tích. Ở đây các nhà địa lý có thể kết hợp hoặc chủ động cùng với các nhà quy hoạch
khởi thảo và quy định các phƣơng án bảo tồn, cải thiện cần thiết cho môi trƣờng tự nhiên.
2.