Kinh tế toàn cầu hiện đang trong khủng hoảng, chuyển dịch từ giai đoạn
phát triển ổn định sang giai đoạn rất bất ổn khi khurngg hoảng t ài chính
bắt nguồn ở các n ước giàu có đã làm rung chuyển các thị trường tài chính
toàn c ầu. Các thị trường hàng hóa cũng chao đảo dữ dội từ mức giá rất cao
trong năm 2007 và đ ã rơi mạnh, giá cả nhiều loại h àng hóa giảm tới hơn
một nửavào nửa đầu năm 2008.
Tuy nhiên, mặc dầu các chỉ số kinh tế đều xấu, dự báo chi ti êu chonghiên
cứu và phát triển (NCPT)tro ng năm 2009 s ẽ đạt 1.143,2 tỷ USD, cao hơn
3,2% so với năm 2008. Phần lớn tăng tr ưởng toàn cầu này là do sự mở
rộng tiếp tục NCPT ở châu Á, mặc dù sự tăng trưởng NCPT trong v ùng
địa lý n ày cũng bị những tác động to àn cầu.
Các quốc gia vẫn tiếp tục đầu t ư cho nghiên cứu KH&CN và đưa ra những
ưu đãi khuyến khích NCPT nhằm nâng cao năng lực đổi mới của quốc gia.
Do các cơ hội thị trường toàn cầu tăng lên và tài năng k ỹ thuật trở nên
rộng khắp hơn, nên đã xuất hiện xu hướng hợp tác trong các ch ương trình
nghiêncứu và sử dụng tài năng ở nước ngoài để hỗ trợ các hoạt động sản
xuất, tiếp thị và bán hàng trong nư ớc.
Để giúp bạn đọc có th êm thông tin trong b ối cảnh thế giới diễn ra nhiều sự
thay đ ổi nhanh, Trung tâm Thông tin Khoa h ọc và Công nghệ Quốc gia
xin giới thiệu Tổng luận “Triển vọng kinh tế , phát triển khoa học v à công
nghệ thế giới” nhằm phản ánh t ình hình kinh t ế và những xu thế phát triển
khoa học và công nghệ toàn cầu.
Nội dung tổng luận nàyđược biên soạn dựa trên số liệu của các báo cáo
và những nghiên cứu phân tích của Ngân h àng Thế giới, Tổ chức Hợp tác
và Phát triển Kinh tế v à các tổ chức nghiên cứu và phát triểncóuy tín trên
th ế giới
40 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1264 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổng luậnTriển vọng kinh tế , phát triển khoa học v à công nghệ thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1LỜI GIỚI THIỆU
Kinh tế toàn cầu hiện đang trong khủng hoảng, chuyển dịch từ giai đoạn
phát triển ổn định sang giai đoạn rất bất ổn khi khurngg hoảng tài chính
bắt nguồn ở các nước giàu có đã làm rung chuyển các thị trường tài chính
toàn cầu. Các thị trường hàng hóa cũng chao đảo dữ dội từ mức giá rất cao
trong năm 2007 và đã rơi mạnh, giá cả nhiều loại hàng hóa giảm tới hơn
một nửa vào nửa đầu năm 2008.
Tuy nhiên, mặc dầu các chỉ số kinh tế đều xấu, dự báo chi tiêu cho nghiên
cứu và phát triển (NCPT) trong năm 2009 sẽ đạt 1.143,2 tỷ USD, cao hơn
3,2% so với năm 2008. Phần lớn tăng trưởng toàn cầu này là do sự mở
rộng tiếp tục NCPT ở châu Á, mặc dù sự tăng trưởng NCPT trong vùng
địa lý này cũng bị những tác động toàn cầu.
Các quốc gia vẫn tiếp tục đầu tư cho nghiên cứu KH&CN và đưa ra những
ưu đãi khuyến khích NCPT nhằm nâng cao năng lực đổi mới của quốc gia.
Do các cơ hội thị trường toàn cầu tăng lên và tài năng kỹ thuật trở nên
rộng khắp hơn, nên đã xuất hiện xu hướng hợp tác trong các chương trình
nghiên cứu và sử dụng tài năng ở nước ngoài để hỗ trợ các hoạt động sản
xuất, tiếp thị và bán hàng trong nước.
Để giúp bạn đọc có thêm thông tin trong bối cảnh thế giới diễn ra nhiều sự
thay đổi nhanh, Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia
xin giới thiệu Tổng luận “Triển vọng kinh tế, phát triển khoa học và công
nghệ thế giới” nhằm phản ánh tình hình kinh tế và những xu thế phát triển
khoa học và công nghệ toàn cầu.
Nội dung tổng luận này được biên soạn dựa trên số liệu của các báo cáo
và những nghiên cứu phân tích của Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Hợp tác
và Phát triển Kinh tế và các tổ chức nghiên cứu và phát triển có uy tín trên
thế giới.
TRUNG TÂM THÔNG TIN
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA
2PHẦN I
TRIỂN VỌNG KINH TẾ TOÀN CẦU
1.1. Bối cảnh chung
Những chấn động trên các thị trường tài chính Mỹ xuất hiện đầu tiên vào mùa hè
năm 2007 đã biến thành một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nặng nề vào mùa
thu năm 2008: các thị trường tín dụng đóng băng; thị trường chứng khoán đổ vỡ và
một loạt vụ mất khả năng thanh toán nợ đã đe doạ toàn bộ hệ thống tài chính quốc tế.
Những đợt bơm tiền mạnh của các ngân hàng trung ương và một loạt các biện pháp
thay thế tạm thời của các Chính phủ vẫn tỏ ra không đủ sức để kiềm chế một cuộc
khủng hoảng ngay từ ban đầu.
Chính phủ Mỹ đã áp dụng một chương trình giải cứu trọn gói trị giá trên 700 tỷ
USD và đã mua lại vốn cổ phần tại chín ngân hàng chính và nhiều ngân hàng lớn khu
vực khác. Biện pháp bảo lãnh các khoản nợ và tiền gửi ngân hàng cũng đã được áp
dụng. Cùng lúc, Chính phủ các nước châu Âu đã công bố các kế hoạch bơm tiền và
mua lại các tài sản ngân hàng trị giá đến 460 tỷ USD, cùng với gần 2 nghìn tỷ USD
tiền bảo lãnh các khoản nợ ngân hàng. Vào thời điểm 20/11/2008, các thị trường vẫn
bộc lộ sự bất ổn định trước tính chất mạnh mẽ của các biện pháp được áp dụng và các
dấu hiện cho thấy các điều kiện tín dụng đã được cải thiện phần nào tại các nước có
thu nhập cao. Chênh lệch lãi suất chủ quyền và khu vực tư nhân đối với các nước đang
phát triển thậm chí đã trở nên trầm trọng hơn và danh sách các nước bắt buộc phải tìm
kiếm sự trợ giúp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày càng tăng.
Năm 2007, trong các giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng tài chính, ảnh hưởng của
tình trạng biến động tài chính đối với các nước đang phát triển vẫn còn tương đối nhẹ.
Tuy nhiên, do cuộc khủng hoảng mạnh lên vào năm 2008 và đặc biệt là từ giữa tháng
9, các biện pháp tránh rủi ro đã tăng lên và các luồng vốn đổ vào các nước đang phát
triển đã bị nghẽn lại. Kết quả là tiền tệ của nhiều nước đang phát triển đã bị mất giá
một cách đột ngột, và giá cổ phiếu trên thị trường các nước đang phát triển đã bị giảm
mạnh, gần như triệt tiêu tất cả giá trị tăng thêm đã đạt được kể từ đầu năm 2008.
Hầu như không một nước nào, từ các nước đang phát triển đến các nước có thu
nhập cao, có thể tránh được tác động của cuộc khủng hoảng đang ngày càng lan rộng,
tuy nhiên các nước có nền tảng cơ sở vững chắc hơn, khi lâm vào cuộc khủng hoảng
có thể bị tác động nhẹ hơn. Tình trạng tài chính tồi tệ đã trở nên khắc nghiệt nhất ở các
nước có các nguồn thâm hụt tài khoản vãng lai lớn và tại các nước cho thấy có dấu
hiệu của sự quá nóng và mở tín dụng nhanh một cách không bền vững trước khi cuộc
khủng hoảng tài chính mạnh lên. Trong số 20 nước đang phát triển có nền kinh tế phản
ứng đột ngột nhất trước sự sa sút của các điều kiện tài chính (được đo bằng sự sụt
giảm tỷ giá hối đoái, sự gia tăng lãi sản xuất, và sự suy giảm trên thị trường chứng
khoán), có 6 nước thuộc châu Âu và Trung Á, và 8 nước thuộc châu Mỹ Latinh và
vùng Caribê.
31.1.1. Các điều kiện tín dụng thắt chặt hơn sẽ dẫn đến đầu tư và tăng trưởng
GDP chậm lại một cách đột ngột
Trong tình trạng hiện nay, các triển vọng tăng trưởng đối với cả các nước thu nhập
cao lẫn các nước đang phát triển đều trở nên xấu đi một cách căn bản và khả năng về
một cuộc suy thoái nghiêm trọng toàn cầu là điều không thể loại trừ.
Ngay cả khi các làn sóng hoảng loạn tràn ngập các thị trường chứng khoán và tín
dụng trên khắp thế giới sớm được đưa vào tầm kiểm soát, thì cuộc khủng hoảng vẫn có
khả năng sẽ gây ra một sự suy giảm mạnh trong các hoạt động, xuất phát từ sự mất
đòn bẩy trên các thị trường tài chính đã xuất hiện và được cho là sẽ tiếp diễn. Dự báo
cơ bản ở đây là các điều kiện tín dụng sẽ thắt chặt hơn nhiều, các dòng vốn đổ vào các
nước có thu nhập trung bình yếu hơn và một sự suy giảm mạnh về nhu cầu nhập khẩu
toàn cầu được cho là những yếu tố chính chi phối sự giảm tốc ở các đang phát triển.
Nhu cầu nhập khẩu được dự báo sẽ giảm 3,4% tại các nước thu nhập cao trong năm
2009, trong khi nợ tư nhân ròng và các luồng vốn đổ vào các nước đang phát triển
được ước tính sẽ giảm từ 1 nghìn tỷ USD năm 2007 xuống còn khoảng 530 tỷ trong
năm 2009, tức là giảm từ chỗ chiếm 7,7% xuống còn 3% GDP của các nước đang phát
triển. Kết quả là tăng trưởng đầu tư tại các nước đang phát triển có thể sẽ chậm lại
đáng kể, chỉ tăng có 3,5% tại các nước có thu nhập trung bình, so với tỷ lệ gia tăng
13,2% đạt được trong năm 2007.
Một cuộc suy thoái rõ rệt được cho là đã bắt đầu từ giữa năm 2008 ở châu Âu, Nhật
Bản và gần đây hơn là Mỹ. Sự suy thoái này được dự báo sẽ kéo dài đến năm 2009,
làm giảm 0,1% GDP tại các nước thu nhập cao. Tại các nước đang phát triển, tỷ lệ
tăng trưởng được dự báo sẽ giảm xuống đến 4,5% trong năm 2009, từ chỗ đạt được
7,9% và 6,3% trong các năm 2007 và 2008. Tổng thể, GDP toàn cầu được dự báo sẽ
chỉ tăng trưởng có 0,9% trong năm 2009, còn thấp hơn tỷ lệ đạt được trong các năm
2001 và 1991, mức thấp nhất kể từ khi có các số liệu đầy đủ vào năm 1970.
Do các nước có thu nhập thấp ít có cơ hội tiếp cận các thị trường vốn quốc tế nên sự
tăng trưởng chậm lại sẽ tác động đến các nước này chủ yếu thông qua các cơ chế gián
tiếp, trong đó có nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của họ giảm, giá hàng hoá thấp hơn
và các luồng chuyển tiền vào cũng giảm bớt. Mậu dịch quốc tế được dự báo sẽ giảm
mạnh, với số lượng xuất khẩu toàn cầu sẽ giảm 2,1% trong năm 2009, đây là lần giảm
đầu tiên kể từ năm 1982 và còn cao hơn tỷ lệ suy giảm 1,9% xảy ra vào năm 1975.
Các cơ hội xuất khẩu đối với các nước đang phát triển sẽ biến mất dần đi một cách
nhanh chóng do sự suy thoái ở các nước thu nhập cao và còn do các khoản vay tín
dụng xuất khẩu bị hạn chế và bảo hiểm xuất khẩu trở nên đắt giá hơn.
Tốc độ tăng trưởng chậm hơn ở các nước thu nhập cao được ước tính đã làm giảm
các luồng tiền đổ vào các nước đang phát triển từ 2% xuống 1,8% GDP các nước tiếp
nhận trong giai đoạn 2007 và 2008. Ở phạm vi quốc gia, mức độ tăng trưởng chậm lại
sẽ phụ thuộc mạnh vào những diễn biến về tỷ lệ ngoại hối, với những bất ổn định gần
đây về tỷ lệ hối đoái song phương đang dẫn đến những thay đổi ở lượng tiền ngoại hối
gắn với đồng tiền của nước tiếp nhận.
4Sự suy thoái tăng trưởng toàn cầu được dự báo sẽ làm cho cả giá hàng hoá và lạm
phát đều được nới lỏng hơn, giá dầu mỏ đạt mức trung bình khoảng 75 USD/thùng
trong năm 2009, giá thực phẩm và kim loại được dự kiến sẽ giảm tương ứng khoảng
23% và 26% so với mức giá trung bình của năm 2008. Tuy nhiên, giá hàng hoá sẽ vẫn
cao hơn nhiều so với mức rất thấp của những năm 1990.
Giá hàng hoá thấp hơn sẽ giúp giảm được gánh nặng lên một số bộ phận dân nghèo
(đặc biệt là người dân thành thị) có sức mua đã giảm do giá thực phẩm và nhiên liệu
tăng cao. Giá cả thấp đi còn giúp giảm nhẹ được tổng lạm phát.
Cuộc khủng hoảng tài chính và tốc độ chững lại của tăng trưởng toàn cầu đã xảy ra
vào một thời điểm khi tất cả các nước đang phát triển đang ở vào tình thế dễ bị tổn
thương hơn so với những năm trước đây. Giá hàng hoá cao hơn làm tăng thêm thâm
hụt tài khoản vãng lai của nhiều nước xuất khẩu dầu mỏ lên đến mức đáng lo ngại (con
số thâm hụt đã vượt quá mức 10% GDP ở khoảng một phần ba các nước đang phát
triển), và sau khi đã tăng một cách đáng kể, nguồn dự trữ ngoại hối của các nước đang
phát triển xuất khẩu dầu mỏ giờ đây đang giảm nếu tính theo tỷ trọng nhập khẩu của
các nước này. Ngoài ra, lạm phát cao và tình trạng ngân khố bị suy giảm do những
nguyên nhân chu kỳ và do chi tiêu Chính phủ đã tăng lên nhằm làm giảm bớt gánh
nặng giá hàng hoá cao.
Mặc dù suy thoái toàn cầu có khả năng bị kéo dài, nhưng một số yếu tố phục hồi
sau đó vẫn có thể nhận thấy rõ. Các yếu tố này bao gồm sự chuyển dịch sớm hướng
đến ổn định trong lĩnh vực nhà ở tại Mỹ; sự tiến bộ liên tục về thanh toán nợ và một sự
vững mạnh trên các bảng kết toán tài sản của các ngân hàng và các hộ gia đình; một sự
nới lỏng dần các điều kiện tín dụng khi các gói giải cứu của các Chính phủ phát huy
tác dụng và các nhà đầu tư bắt đầu quay trở lại với các thị trường chứng khoán đã
giảm mạnh; những gia tăng ở thu nhập cá nhân thực (nhờ giá thực phẩm và nhiên liệu
thấp hơn); và không gian gia tăng đối với các chính sách ngân khố và tiền tệ do áp lực
lạm phát được nới lỏng và những chi tiêu của Chính phủ để trợ cấp lương thực và
nhiên liệu cũng thay nhau giảm.
1.1.2. Các chính sách khôn ngoan và thận trọng là điều then chốt do tình trạng
không chắc chắn vẫn bao trùm lên triển vọng
Mặc dù dự báo về triển vọng này được đưa ra như một hệ quả tất yếu, nhưng tình
hình vẫn còn nhiều bất ổn định và có thể để lại các hậu quả trên phạm vi rộng, trong
đó có một kịch bản khi sự phục hồi tăng trưởng vào năm 2010 sẽ yếu hơn, nó bị kéo
trở lại do sự tiếp tục tái thiết lại lĩnh vực ngân hàng, và những tác động bất lợi do giá
nhà ở và thị trường chứng khoán thấp hơn.
Một cuộc suy thoái gay gắt hơn cũng có thể xảy ra. Nếu như tình trạng đóng băng
trên các thị trường tín dụng không tan biến như đã được dự báo bên trên, thì những
hậu quả đối với các nước đang phát triển có thể là thảm khốc. Các điều kiện tài chính
sẽ xấu đi nhanh chóng và khu vực tài chính nội địa nhìn bề ngoài có vẻ lành mạnh
nhưng cũng có thể trở nên không có khả năng vay mượn hoặc không sẵn sàng cho vay
5trên cả thị trường nội địa lẫn quốc tế. Một kịch bản như vậy sẽ được đặc trưng bởi một
cuộc suy thoái kéo dài và sâu tại các nước thu nhập cao và tình trạng đổ vỡ và bất ổn
định đáng kể, bao gồm sự thất bại các ngân hàng và khủng hoảng tiền tệ tại một phạm
vi rộng các nước đang phát triển. Tăng trưởng giảm mạnh ở một loạt nước đang phát
triển với sự có mặt của tất cả các tác động ngược, trong đó có đói nghèo và thất nghiệp
sẽ là điều không thể tránh khỏi.
Tuy mối lo đã lùi xa, lạm phát cao tại các nước đang phát triển vẫn còn là một vấn
đề, đặc biệt là nếu tác động từ cuộc khủng hoảng hiện nay đến nhu cầu đầu tư tại các
nước đang phát triển trở nên ít rõ ràng hơn và tác động kích thích do các gói cứu trợ và
ngân sách tại các nước thu nhập cao và đang phát triển sẽ tạo nên một sự gia tăng
nhanh về cầu. Tuân theo một kịch bản như vậy, tăng trưởng toàn cầu sẽ vẫn chậm lại
trong năm 2009, ban đầu có xu hướng giảm bớt các áp lực lạm phát, nhưng tăng
trưởng được cho là có thể bị kìm hãm mạnh hơn trong năm 2010. Các nước hiện nay
đang có thâm hụt tài khoản vãng lai lớn và lạm phát cao có thể sẽ gặp phải một sự phát
triển quá nóng lặp lại của nền kinh tế. Các chính sách cần phải rất sáng suốt trong
những tình thế như vậy, bởi vì đồng tiền của các nước này có khả năng vẫn rất nhạy
cảm trước những thay đổi thị trường và sự ác cảm với rủi ro gia tăng.
Thách thức đối với các nhà hoạch định chính sách không chỉ là việc đề phòng sự leo
thang của cuộc khủng hoảng và giảm nhẹ sự suy sụp kinh tế, mà còn phải đảm bảo có
một vị trí khởi điểm tốt một khi dấu hiệu phục hồi được thiết lập. Đối với các nước
đang phát triển, điều này có nghĩa là phản ứng nhanh và mạnh với các dấu hiệu yếu
kém trong ngành ngân hàng nội địa, bao gồm cả việc sử dụng sự trợ giúp quốc tế khi
cần thiết. Điều đó cũng có nghĩa là cần theo đuổi một chính sách chu kỳ ngược khôn
ngoan, dựa vào các yếu tố ổn định tự động, các mạng lưới bảo vệ xã hội, và đầu tư cơ
sở hạ tầng nhằm khắc phục những điểm tắt nghẽn gây kìm hãm đối với sự tăng trưởng
bền vững lâu dài tại nhiều nước.
Trong tình hình hiện nay khi sự ác cảm rủi ro tăng cao và sự không mặn mà của các
nhà đầu tư, các nhà hoạch định chính sách cần đặc biệt cảnh giác với việc tiếp nhận
các khoản nợ cao quá mức hay tạo ra các điều kiện gây bong bóng lạm phát bằng việc
phản ứng một cách quá mạnh trước sự suy giảm toàn cầu. Mặc dù điều quan trọng đối
với các nhà hoạch định chính sách là phải phản ứng nhanh trước các vấn đề nổi cộm,
nhưng điều cần thiết là các biện pháp và điều kiện gắn với sự trợ giúp cần được chú
trọng vào việc khắc phục một số các căn nguyên yếu kém cơ bản. Nếu không, các
Chính phủ có khả năng sẽ bị mất đi sự hỗ trợ của thị trường và các người dân đóng
thuế khi họ cố gắng hạn chế quy mô của những cuộc phá sản trong giai đoạn gần.
1.2. Thị trường tài chính
1.2.1. Tình trạng các điều kiện tài chính trở nên xấu đi đã gia tăng nhanh một
cách đáng kể vào tháng 9 năm 2008.
Sự biến động kéo dài lan truyền trên các thị trường tài chính và tín dụng toàn cầu kể
từ giữa năm 2007 đã gia tăng nhanh vào tháng 9 năm 2008, với sự sụp đổ bất ngờ của
6các tổ chức tài chính lớn, đầu tiên diễn ra ở Mỹ tiếp theo đó là ở châu Âu. Cuộc khủng
hoảng đã lan truyền nhanh chóng sang các thị trường mới nổi và làm nảy sinh các mối
lo ngại về một hiểm họa dây chuyền đối với hệ thống tài chính quốc tế. Mối lo ngại
ngày càng tăng về một nguy cơ giống hệt gây phá vỡ các thị trường tín dụng, đặc biệt
là các thị trường thương phiếu và liên ngân hàng.
Hồi đầu năm nay, các ngân hàng lớn vẫn còn có khả năng thu hút các nhà đầu tư
vốn cổ phần mới trong một nỗ lực nhằm xây dựng lại các cơ sở vốn của họ, đã bị xói
mòn bởi những thua lỗ nghiêm. Tuy nhiên, niềm tin của các nhà đầu tư đã bị rạn nứt
bởi sự sụp đổ hồi tháng Ba của Bear Sterns, công ty chứng khoán lớn thứ bẩy thế giới
về tổng trị giá tài sản. Vào tháng 9 và tháng 10, các chính quyền tại Mỹ và châu Âu đã
phải phản ứng bằng những biện pháp đặc biệt phi thường, trong đó có việc bơm những
khoản tiền mặt lớn; điều phối giảm tỷ lệ lãi suất chính sách; tiếp quản các tổ chức tài
chính lớn; tăng cường bảo lãnh tiền gửi; và các kế hoạch mua lại các tài sản tài chính
đã bị sút kém (như Chương trình Mua lại Tài sản đang gặp Rắc rối của Mỹ - TARP),
để chiếm một lượng vốn cổ phần trong các ngân hàng thương mại và để can thiệp vào
các thị trường thương phiếu.
1.2.2. Sự bất động gây tác sâu sắc đến các tài sản ở thị trường mới nổi
Mặc dù các tổ chức tài chính tại các nước đang phát triển được cho rằng chỉ phải
chịu tác động trực tiếp một cách hạn chế trước các tài sản vốn phụ và chứng khoán liên
quan, sự rối loạn tài chính đã tác động tới hầu hết các nền kinh tế có thị trường mới nổi
do các ngân hàng thuộc các nước thu nhập cao và các quỹ đầu tư đã rút ra khỏi các thị
trường mới nổi và chuyển đổi với một quy mô rộng các tài sản rủi ro cao thành các tài
sản có khả năng thanh khoản cao hơn. Sự không thích rủi ro gia tăng nhanh chóng còn
dẫn đến một sự ngưng nghỉ mạnh trong xúc tiến thương mại. Việc bán hạ giá các tài
sản rủi ro cao gây tác động sâu sắc đến giá cổ phiếu, độ chênh lệch trái phiếu, và tiền
tệ ở gần như tất cả các nền kinh tế thị trường mới nổi và còn góp phần vào các điều
kiện tín dụng nội địa thắt chặt hơn tại các nước lớn hơn, trong đó có Ấn Độ, Liên bang
Nga, Braxin, và các nước nhỏ hơn, trong đó có Thái Lan và Philippin. Những diễn
biến này còn tăng thêm do các nhà đầu tư địa phương cũng rút ra khỏi thị trường cổ
phiếu, và nói chung là rút ra khỏi những khoản đầu tư bằng các đồng tiền địa phương.
Các nước với những thâm hụt tài khoản vãng lai lớn và như vậy phụ thuộc chủ yếu
vào vốn nước ngoài đã bị tác động mạnh nhất bởi sự thắt chặt đáng kể các điều kiện tín
dụng trên các thị trường quốc tế. Một phần ba các nước đang phát triển hiện đang có
thâm hụt tài khoản vãng lai vượt quá mức 10% GDP, nhiều trong số các nước này có
thể bị buộc phải hạn chế nhu cầu trong nước một cách khắt khe do các dòng vốn cạn
kiệt. Ví dụ như trong năm 2007, có nhiều nước đã từng là nước tiếp nhận sự gia tăng
mạnh mẽ các luồng tiền nợ tư nhân, điều đó giúp cho tăng trưởng tín dụng đối với khu
vực tư nhân trong nước và làm tăng thêm áp lực lạm phát. Một năm sau đó các luồng
tiền nợ tư nhân đổ vào các ngân hàng đã giảm sút đột ngột về số lượng: Kazakhstan
13,2 tỷ USD, Nga 6,6 tỷ USD, Nam Phi 3,7 tỷ USD, Thổ Nhĩ Kỳ 3,1 tỷ USD, và
7Ukraine 2,1 tỷ USD (theo số liệu tính từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2008 so với cùng kỳ
năm 2007).
Tất cả các nước thu nhập trung bình, thậm chí có số dư tài khoản vãng lai, cũng bị
tác động đáng kể bởi cuộc khủng hoảng tài chính. Revealed Vulnerability Index (Chỉ
số Bộc lộ tính dễ bị tổn thương) cho thấy quy mô suy yếu của các điều kiện tài chính
đối với các nước đang phát triển kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2008 (vào thời điểm
Lehman Brothers bị đổ vỡ). Chỉ số về tính dễ bị tổn thương này cho thấy mức trung
bình của sự giảm giá hàng loạt của tiền tệ, những mất mát trên thị trường cổ phiếu nội
địa, và những gia tăng tiền bù rủi ro, cũng như sự suy giảm của tổng luồng vốn đổ vào
một nước trong vòng 12 tháng. Chỉ số này còn cho thấy rằng hầu như tất cả các nước
thu nhập trung bình đều phải chịu áp lực căng thẳng về tài chính.
Giá cổ phiếu trên thị trường mới nổi, phản ánh qua Chỉ số Hỗn hợp Morgan-Stanley
(MSCI), đã sụt giảm hơn 67% (tính theo đồng đôla) từ chỗ đạt đỉnh cao vào tháng 10
năm 2007, đưa mức giá quay trở về mức đạt được vào đầu năm 2005. Sự điều chỉnh ồ
ạt ở giá cổ phiếu đã diễn ra rộng khắp các nền kinh tế có thị trường mới nổi, với sự suy
giảm lớn nhất được ghi nhận ở một loạt các nền kinh tế thuộc châu Âu và Trung Á,
như Ukraine (80%), Romania (75%), Bungaria (75%), và Liên bang Nga (73%). Các
nền kinh tế thị trường mới nổi lớn khác, bao gồm Braxin, Trung Quốc, và Ấn Độ được
ghi nhận có sự hiệu chỉnh giá hơn 60%. Mặc dù có những suy giảm trong năm qua, giá
cổ phiếu tại các thị trường mới nổi vẫn giữ ở mức cao hơn so với ở các thị trường
trưởng thành nhìn từ triển vọng dài hạn hơn, mặc dù vẫn được đặc trưng bởi tính bất
ổn định cao hơn nhiều.
Việc bán xôn các tài sản trên thị trường mới nổi đã khơi mào cho một sự giảm giá
rõ rệt ở tỷ giá ngoại hối tại một loạt nước, đảo ngược lại phần lớn sự tăng giá trong hai
năm trước. Ví dụ, đồng Real Braxin thực tế đã giảm 40% so với đồng đôla (20% so
với đồng euro) trong giai đoạn từ đầu tháng 8 đến giữa tháng 11 năm 2008, nhưng
đồng tiền này đứng ở mức chỉ thấp hơn 8% so với trị giá của nó hồi tháng 1 năm 2007.
Đồng Rand Nam Phi đã giảm giá gần 60% so với đồng đôla (38% so với đồng euro)
trong giai đoạn từ cuối tháng 10 năm 2007 đến giữa tháng 11 năm 2008. Tương tự,
đồng Lira Thổ Nhĩ Kỳ cũng giảm giá 40% so với đồng đôla (20% so với đồng euro) từ
cuối tháng 10 đến giữa tháng 11 năm 2008, nhưng đồng tiền này chỉ mất giá 6% giá trị
thực trong giai đoạn từ tháng 1 năm 2007 đến tháng 10 năm 2008.
Cuộc khủng hoảng ngân hàng nổ ra vào tháng 9 năm