Tổng quan hệ thống ngân hàng tài chính Việt Nam và những khó khăn của các doanh nghiệp khi tiếp cận hệ thống

Hệ thống tài chính mà trung tâm là hệ thống ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế thông qua việc điều hòa cung cầu về nguồn tài chính giữa các chủ thể phục vụ cho các hoạt động kinh tế. Hệ thống tài chính Việt Nam trải qua thời gian dài hình thành, phát triển cùng với thay đổi của lịch sử đất nước, nhưng chuyển biến rõ rệt từ thời điểm nền kinh tế chuyển đổi từ nên kinh tế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Bài viết trước hết tóm lược những thông tin cơ bản nhất về quá trình phát triển của hệ thống tài chính Việt Nam từ khi Pháp lệnh ngân hàng có hiệu lực năm 1991, mô tả một cách tổng quát đặc điểm và thực trạng của hệ thống ngân hàng tài chính hiện nay, từ đó phân tích những khó khăn và thách thức của các doanh nghiệp khi tiếp cận hệ thống ngân hàng tài chính.

pdf14 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 454 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng quan hệ thống ngân hàng tài chính Việt Nam và những khó khăn của các doanh nghiệp khi tiếp cận hệ thống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
177 TỔNG QUAN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KHI TIẾP CẬN HỆ THỐNG PGS.TS. Tô Trung Thành Trường Đại học Kinh tế Quốc dân NCS. Hồ Hải Yến Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Tóm tắt: Hệ thống tài chính mà trung tâm là hệ thống ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế thông qua việc điều hòa cung cầu về nguồn tài chính giữa các chủ thể phục vụ cho các hoạt động kinh tế. Hệ thống tài chính Việt Nam trải qua thời gian dài hình thành, phát triển cùng với thay đổi của lịch sử đất nước, nhưng chuyển biến rõ rệt từ thời điểm nền kinh tế chuyển đổi từ nên kinh tế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Bài viết trước hết tóm lược những thông tin cơ bản nhất về quá trình phát triển của hệ thống tài chính Việt Nam từ khi Pháp lệnh ngân hàng có hiệu lực năm 1991, mô tả một cách tổng quát đặc điểm và thực trạng của hệ thống ngân hàng tài chính hiện nay, từ đó phân tích những khó khăn và thách thức của các doanh nghiệp khi tiếp cận hệ thống ngân hàng tài chính. Từ khóa : Ngân hàng, Hệ thống tài chính, Rào cản, Doanh nghiệp, SME 1. Tổng quan hệ thống ngân hàng tài chính Việt Nam 1.1. Sơ lược một số mốc quan trọng trong lịch sự phát triển hệ thống tài chính Việt Nam từ thời kỳ mở cửa 1990. Năm 1990, Hai pháp lệnh ngân hàng đƣợc ban hành là Pháp lệnh NHNN và Pháp lệnh ngân hàng, HTX tín dụng và công ty tài chính, từ đó chuyển cơ chế hoạt động của ngân hàng từ một cấp sang hai cấp với vai trò quản lý hoạt động kinh doanh tiền tệ của NHNN. Pháp lệnh ngoại hối cũng cho phép các NH nƣớc ngoài đƣợc thành lập VP đại điện, CN tại Việt Nam, các NHTMCP cũng bắt đầu đƣợc thành lập. Năm 1993, việc bình thƣờng hóa quan hệ với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế IMF, WB, ADB tạo điều kiện cho nền kinh tế và hệ thống tài chính Việt 178 Nam có thể tiếp nhận nhiều sự trợ giúp tài chính, hỗ trợ kỹ thuật và tƣ vấn chính sách của các tổ chức này. Năm 1997, Luật NHNN VN và Luật các TCTD đƣợc thông qua, và có hiệu lực thi hành từ năm 1998. Đây cũng là năm xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á, ảnh hƣởng tiêu cực đến hoạt động của nền kinh tế cũng nhƣ hệ thống tài chính Việt Nam, nhiều ngân hàng TMCP bộc lộ những yếu kém đƣợc cơ cấu lại. Để bảo vệ quyền lợi ngƣời gửi tiền, ngày 9/11/1999, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ra đời với mục đích bảo vệ quyền và lợi ích của ngƣời gửi tiền; hỗ trợ các tổ chức tín dụng gặp khó khăn; kiểm soát và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Đồng thời năm 2000, Chính phủ bắt đầu tiến hành tái cơ cấu hệ thống NHTM Nhà nƣớc và các NHTM CP theo Đề án cơ cấu lại các NHTM NN giai đoạn 2001 – 2010, Đề án chấn chỉnh, sắp xếp, củng cố hoạt động của các NHTMCP để khắc phục những yếu kém, tập trung xây dựng các NHTMCP lớn mạnh và Đề án xử lý nguồn nợ đọng của các NHTM để xử lý dứt điểm các khoản nợ phát sinh trƣớc 31/12/2000. Năm 2000 cũng đánh dấu sự ra đời của Trung tâm Giao dịch chứng khoán TP Hồ chí Minh, tiếp theo sau là sự ra đời của Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội năm 2005, tạo tiền đề cho sự phát triển của TTCK Việt Nam. Năm 2001, Hiệp định thƣơng mại Việt Nam – Hoa kỳ đƣợc ký kết, theo đó Việt Nam cam kết mở cửa thị trƣờng tài chính ngân hàng cho các định chế tài chính, doanh nghiệp Việt Nam và đến năm 2010 các tổ chức tài chính của Hoa kỳ đƣợc đối xử bình đẳng nhƣ các tổ chức tài chính Việt Nam. Đây là sự kiện lớn mở ra cơ hội cũng nhƣ thách thức cho việc hội nhập đối với các định chế tài chính và Thị trƣờng tài chính Việt Nam. Song song với việc cơ cấu ngân hàng và xu hƣớng hội nhập thị trƣờng tài chính, thì tự do hóa lãi suất cũng đƣợc tiến hành từng bƣớc. Tháng 11 năm 2001, trần lãi suất cho vay ngoại tệ đƣợc xóa bỏ, ngƣời vay ngoại tệ trong nƣớc có thể thƣơng lƣợng lãi suất với các NH. Và tháng 6 năm 2002, lãi suất đƣợc tự do hóa hoàn toàn với việc tự do hóa lãi suất cho vạy VND, các NH xác định lãi suất trên cơ sở tự thẩm định và thƣơng lƣợng với khách hàng. Năm 2004, Luật các TCTD đƣợc sửa đổi. Đến tháng 6 năm 2010, để phù hợp với sự phát triển kinh tế và hệ thống tài chính, Luật NHNN Việt Nam và Luật các TCTD mới đã đƣợc Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ 179 01/01/2011. Luật NHNN 2010 đã xác định rõ vai trò của NHNN trong việc thực thi các chính sách tiền tệ và giám sát hoạt động của các NHTM. Trong khi đó, Luật các TCTD chấm dứt hoạt động huy động vốn của các tổ chức phi ngân hàng trong lĩnh vực chứng khoán hay dịch vụ đầu tƣ tài chính từ đầu năm 2011. Năm 2012, Chính phủ phê duyệt Đề án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015 với các nội dung : (i) cơ cấu lại NHTM NN, (ii) chấn chỉnh, sắp xếp các NHTMCP, các TCTD nƣớc ngoài, các công ty cho thuê tài chính, Quỹ tín dụng(iii) củng cố đổi mới hệ thống quản trị ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế, và (iv) phát triển hệ thống quản trị rủi ro của ngân hàng phù hợp với chuẩn BASEL II. Tháng 7/2017, Chính phủ phê duyệt Đề án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020, tiếp tục mục tiêu cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, đảm bảo an toàn hệ thống, đồng thời thực hiện mục tiêu xử lý nợ xấu. 1.2. Đặc điểm hệ thống tài chính Việt Nam Bốn thành tố chính của hệ thống tài chính Việt Nam hiện nay bao gồm: 1.2.1. Thị trường Tài chính và các công cụ tài chính Nguồn : Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright 180 Nếu nhƣ ở các quốc gia khác, các thị trƣờng tài chính phát triển tƣơng đối đồng đều thì tại Việt Nam, thị trƣờng vay nợ ngân hàng là phổ biến nhất, ngân hàng đóng vai trò chính trong việc huy động và phân bổ vốn (gồm cả ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn), các thị trƣờng khác quy mô nhỏ hơn nhiều. Thị trƣờng tín dụng ngân hàng tăng trƣởng mạnh thể hiện ở tỷ lệ dƣ nợ tín dụng NH/GDP từ năm 2015 luôn xấp xỉ trên 100%. Thị trƣờng trái phiếu đang phát triển chủ yếu là trái phiếu CP với tỷ trọng dƣ nợ xấp xỉ 70%. Trong khi đó thị trƣờng CK phát triển khá nhanh với tỷ lệ vốn hóa tăng 6 lần trong 11 năm (2006 - 2016) tuy nhiên thiếu ổn định, dễ bị tác động tiêu cực bới các biến động kinh tế trong và ngoài nƣớc. Các công cụ tài chính đƣợc sử dụng tại thị trƣờng tài chính Việt Nam mặc dù cơ bản đã hình thành nhƣng lại có sự phát triển mất cân bằng, nhiều công cụ tài chính chƣa đƣợc sử dụng hoặc khối lƣợng hạn chế (nhất là công cụ tài chính phái sinh, chƣa có HĐ swap lãi suất, chƣa có HĐ tƣơng lai). Chiếm tỷ trọng chủ yếu vẫn là các khoản vay của các TCTD. Phổ biến tiếp theo là cổ phiếu với sự phát triển của TTCK, đây là công cụ huy động vốn của công ty phổ biến hơn Trái phiếu công ty. Trong khi đó, trái phiếu CP, trái phiếu kho bạc, trái phiếu đô thị là những công cụ huy động vốn dài hạn quan trọng của chi tiêu ngân sách. 181 1.2.2. Các tổ chức tài chính Nguồn : Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright 182 Tổng tài sản của các ĐCTC đến cuối năm 2017 xấp xỉ 200% GDP, tăng 17% so với năm 2016. Tỷ trọng tài sản của các TCTD là 95,9%, các Công ty bảo hiểm chiếm 3%, trong khi các CTCK và các công ty quản lý quỹ chỉ chiếm 1,1%. (1) Các Tổ chức tín dụng Đến thời điểm cuối năm 2016, hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) bao gồm 04 NHTMNN, 03 ngân hàng đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc mua lại, 28 NHTMCP, 02 NHCS; 26 tổ chức tín dụng phi ngân hàng (bao gồm 15 Công ty tài chính và 11 công ty cho thuê tài chính), 01 NH HTX và 1.147 Quỹ Tín dụng nhân dân; 03 tổ chức tài chính vi mô; 03 ngân hàng liên doanh, 05 ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài và hơn 50 chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài (Theo Báo cáo thường niên của NHNN 2016). Mặc dù chỉ có 4 NHTM NN nhƣng những NH này lại chiếm 47,3% tổng tài sản của toàn hệ thống, lớn hơn tổng tài sản của các NHTMCP với 40% tổng tài sản toàn hệ thống. Các Công ty tài chính và các công ty cho thuê tài chính có quy mô tài sản khá nhỏ, các công ty tài chính chủ yếu thuộc các tổng công ty lớn để phụ trách việc dàn xếp tài chính của TCT trong khi các công ty cho thuê tài chính đều thuộc các NHTM, hoạt động còn hạn chế, chủ yếu tài sản do NH mẹ thuê lại. Các quỹ tín dụng nhân dân mặc dù chiếm số lƣợng khá nhiều nhƣng quy mô tƣơng đối nhỏ, tính tới hết tháng năm 2017, huy động trên 82.000 tỷ đồng và cho vay khoảng 76.000 tỷ đồng; cung cấp tín dụng cho khoảng 8 - 9 triệu ngƣời, chủ yếu hoạt động ở địa bàn nông thôn. (2) Công ty chứng khoản và các tổ chức tham gia Thị trường chứng khoán Hiện tại trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam, có 91 Công ty chứng khoán, 47 Công ty quản lý quỹ, 22 VPĐD tổ chức kinh doanh chứng khoán nƣớc ngoài, 12 ngân hàng lƣu ký chứng khoán, 1 ngân hàng chỉ định thanh toán, 26 Quỹ đầu tƣ chứng khoán đang hoạt động. 1.2.3. Cơ sở hạ tầng tài chính (1) Hệ thống pháp luật và quản lý nhà nước Hệ thống pháp luật tƣơng đối đầy đủ với Luật NSNN, Luật NHNN, Luật các TCTD, Luật Kinh doanh Bảo hiểm, Luật Chứng khoán Tuy nhiên, việc vấn đề quản lý nhà nƣớc vẫn còn nhiều hạn chế : Sau giai đoạn triển khai Đề án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015, một trong những bất cập chính là thiếu cơ chế, chính sách xử lý các TCTD hoạt động yếu kém, nếu áp dụng các khuôn khổ pháp lý hiện tại thì nhiều TCTD không thể phục hồi đƣợc. Luật TCTD hiện hành cần bổ sung các nội dung liên quan đến tái cơ cấu các 183 TCTD yếu kém, phƣơng án phục hồi, phƣơng án cơ cấu lại, vấn đề sở hữu chéo Ngày 20/11/2017, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật TCTD cùng với Nghị quyết 42 của Quốc hội về việc xử lý nợ xấu đã mở hành láng pháp lý cho việc xử lý các TCTD yếu kém. (2) Nguồn lực và hệ thống giám sát, thực thi Nguồn lực và hệ thống giám sát còn nhiều hạn chế. Các cơ quan giám sát (NHNN, UBCKNN và Giám sát Bảo hiểm) vừa thực hiện chứcc năng cấp phép, ban hành cơ chế - chính sách, vừa thực hiện chức năng hƣớng dẫn, triển khai thực hiện cơ chê chính sách và kiêm luôn vai trò kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của các ĐCTC. Điều này dễ dẫn tới xung đột về lợi ích và hiệu quả giám sát không cao. Mặc dù vậy, các cơ quan giám sát đang chủ động khắc phục những tồn tại của bản thân với mục tiêu hệ thống tài chính lành mạnh và hội nhập quốc tế, đặc biệt là trong hệ thống ngân hàng. Với vai trò là cơ quan giám sát hoạt động của các TCTD, NHNN đã ban hành Thông tƣ số 08/2017/TT-NHNN ngày 01/8/2017 quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng; ban hành Thông tƣ số 41/2016/TT-NHNN ngày 31/12/2016, là văn bản theo sát nội dung hƣớng dẫn trong BASEL II nhất, nhằm hoàn thiện các quy định về quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng; xếp hạng các tổ chức tín dụng; các quy định về tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng. NHNN cũng đang tiến tới xây dựng một mô hình cảnh báo sớm đối với những rủi ro hệ thống tiềm ẩn của hệ thống NH. Tuy nhiên, việc giám sát tài chính cần đƣợc thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền cao hơn và bằng những công cụ giám sát vĩ mô hiệu quả hơn mới có thể phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý giám sát bộ phận của hệ thống tài chính. (3) Cung cấp thông tin Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC) của NHNN hiện đang đảm nhận nhiệm vụ lƣu trữ và cung cấp thông tin về xếp hạng tín dụng của các tổ chức kinh tế. Cuối năm 2017, cùng với việc hoàn tất Dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán của NHNN bằng vốn tài trợ của WB, Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia CIC đã đƣợc xây dựng một cơ sở hạ tầng CNTT tiên tiến, từ đó tạo lập một kho dữ liệu tập trung, thống nhất về khách hàng vay của các tổ chức tín dụng (TCTD) trên toàn quốc; có thể mở rộng và tích hợp đƣợc thông tin đa dạng từ nhiều nguồn khác nhau; phát triển các sản phẩm và dịch vụ để tăng cƣờng nhằm hỗ trợ hoạt động giám sát của NHNN và hoạt động kinh doanh của NHTM. 184 (4) Hệ thống thanh toán và hỗ trợ giao dịch Dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán của NHNN dƣới sự hỗ trợ của WB kéo dài 9 năm với số vốn 72 triệu USD hoàn thành tháng 9/2017 cũng đã tạo điều kiện cho việc triển khai hệ thống thanh toán liên ngân hàng nhanh chóng, thuận tiện. Trƣớc đó, thủ tƣớng Chính Phủ đã ký quyết định 291/2006/QĐ-TTg ngày 29/12/2006 phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hƣớng đến năm 2020, theo đó NHNN chủ trì xây dựng trung tâm thanh toán bù trừ cho các giao dịch bán lẻ, trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất và kết nối hệ thống thanh toán bù trừ và quyết toán chứng khoán với hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc gia. Việc xây dựng một trung tâm thanh toán bù trừ (ACH) tại Việt Nam đã đƣợc triển khai với Công ty cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) vào tháng 2/2016. NHNN cũng hƣớng đến xây dựng đề án bổ sung chức năng thanh toán ngoại tệ cho hệ thống thanh toán liên ngân hàng, cũng nhƣ phối hợp với Bộ Tài chính để chuyển việc thanh toán chứng khoán, thanh toán trái phiếu sang hệ thống thanh toán liên ngân hàng, nhằm xử lý tập trung toàn bộ giao dịch thanh toán trên một hệ thống để quản lý tập trung dòng lƣu chuyển tiền tệ. 1.3. Vài nét về thực trạng các TCTD Việt Nam Sau giai đoạn tái cơ cấu theo Đề án tái cơ cấu hệ thống các TCTD giai đoạn 2010- 2016, hệ thống đã có sự tăng trƣởng về quy mô. Tổng tài sản toàn hệ thống đạt 10 triệu tỷ đồng, tăng 17,7% so với năm 2016, cũng là tốc độ tăng trƣởng tài sản lớn nhất từ năm 2010. Hình 1 : Tổng tài sản toàn hệ thống Nguồn : NHNN 185 Tăng trƣởng tín dụng đạt 18,7%, đặc biệt là tăng trƣởng tín dụng tiêu dùng đạt khoảng 50-60%. Trong khi đó thanh khoản toàn hệ thống tƣơng đối ổn định, tỷ lệ tín dụng/huy động (LDR) trung bình 87,57% (LDR của các NHTM NN là 93,7%) và tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn giảm nhẹ (chiếm khoảng 31%). Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ trung bình năm là 2,34%. Tính đến cuối quý II năm 2018, theo Nghị quyết 42 của NHNN, các TCTD đã xử lý hơn 138,000 tỷ đồ trong đó có 50,8% là nợ xấu nội bảng, 15,6% là hạch toán theo dõi ngoại bảng, và xử lý 46,500 tỷ đồng các khoản nợ đã bán cho VAMC đƣợc thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt. Đây cũng là tiền đề quan trọng cho việc triển khai Đề án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020. Tính đến cuối tháng 8 đã có 6 ngân hàng hoàn tất mua lại trái phiếu của VAMC bao gồm Vietcombank, Vietinbank, Techcombank, MB Bank, VIB, ACB. Các ngân hàng này sẽ không phải trích lập dự phòng 20% cho trái phiếu VAMC nữa mà tự trích lập dự phòng với tỷ lệ thấp hơn, từ đó ảnh hƣởng tích cực đến lợi nhuận 6 tháng cuối năm. Hình 2 : Tăng trƣởng tín dụng và tỷ lệ nợ xấu NPL Nguồn : NHNN Tăng trƣởng lợi nhuận của các NH trong 6 tháng đầu năm 2018 tƣơng đối tốt với mức tăng trƣởng cao nhất so với cùng kỳ năm 2017 là 201% (ngân hàng VIB) và mức thấp nhất là -28 (ngân hàng LienVietPost Bank). 186 Hình 3 : Tăng trƣởng lợi nhuận 6T/2008 so với 2017 Việc tăng trƣởng lợi nhuận vƣợt bậc so với cùng kỳ năm 2017 là do các ngân hàng tăng trƣởng tín dụng mạnh, tăng thu nhập ngoài lãi với mức tăng trung bình 45% chủ yếu đến từ các thu nhập dịch vụ, đầu tƣ chứng khoán, kinh doanh ngoại hối, mức tăng chi phí thấp hơn so với tăng trƣởng thu nhập, và giảm chi phí trích lập dự phòng rủi ro. 2. Những khó khăn của các doanh nghiệp khi tiếp cận hệ thống ngân hàng tài chính Trong số hơn 500,000 doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay thì có 97% là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó có 85-90% là những doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, DN khởi nghiệp nhƣng DNNVV lại có thể coi là trụ cột của nền kinh tế khi đóng góp tới hơn 40% GDP và sử dụng tới 51% lao động xã hội. Những doanh nghiệp này thƣờng khó đảm bảo các yêu cầu cấp tín dụng của các NHTM (TSBĐ không đủ điều kiện, hệ thống kế toán tài chính và thông tin chƣa đầy đủ và minh bạch), cũng không có quan hệ tín dụng lâu dài với các NH, khiến cho việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng gặp nhiều rào cản, khó khăn, buộc các DN phải tìm kiếm các nguồn tín dụng phi chính thức. Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của Ngân hàng Thế giới cho thấy, có 24,7% DN Việt Nam năm 2015 coi tiếp cận tín dụng là trở ngại lớn nhất khiến DN khó phát triển. 187 2.1. Rào cản từ thể chế tài chính Đề án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015 cùng với Đề án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020 một mặt có tác động tích cực trong việc làm lành mạnh hóa hệ thống tài chính nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng, nhƣng mặt khác cũng tạo những áp lực cho các NH trong việc quản trị rủi ro, duy trì tỷ lệ an toàn vốn, đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh, giảm thiểu nợ xấu, khiến các NH đôi khi phải đánh đổi giữa tăng trƣởng với an toàn hoặc chuyển hƣớng hoạt động ngoài lĩnh vực tín dụng truyền thống. Thông tƣ số 41/2016/TT-NHNN cho phép các NHTM có một lộ trình thực hiện đến năm 2020 để nâng tỷ lệ duy trì an toàn vốn. Trong bối cảnh mà việc tăng vốn điều lệ và cấp 2 đang khó khăn với nhiều NHTM thì giải pháp trƣớc mắt là phải đảm bảo hoặc tăng mức lợi nhuận trong khi có thể phải đảnh đổi hạn chế tín dụng để đảm bảo tỷ lệ vốn, các NHTM nên chuyển sang các mảng dịch vụ thu phí, các mảng dịch vụ này chủ yếu liên quan đến rủi ro hoạt động và phần vồn duy trì sẽ ít hơn so với phần vốn đảm bảo cho rủi ro tín dụng. Với yêu cầu xử lý nợ xấu cúng khiến các NHTM chặt chẽ hơn trong việc thẩm định và cấp tín dụng, và ví thế nhiều DN nhất là DN SME sẽ khó đạt đƣợc yêu cầu tín dụng của NH hơn. Nhìn chung vai trò cung ứng vốn cho cả nền kinh tế đang tập trung hết vào hệ thống ngân hàng đã khiến cho các DN phụ thuộc vào nguồn vốn ngân hàng, không có xu hƣớng tìm kiếm nguồn vốn từ các ĐC phi ngân hàng khác. Nhƣng mặt khác, các ĐC phi ngân hàng cũng khó có sức ảnh hƣớng đến thị trƣờng tài chính và nhu cầu của các DN do các sản phẩm tài chính trên thị trƣờng còn hạn chế, việc triển khai các sản phẩm tài chính mới trên thị trƣờng luôn có độ trễ do hành lang pháp lý cũng nhƣ khả năng tiếp cận của NH cũng nhƣ DN. 2.2. Rào cản từ các thị trường tài chính Thị trƣờng vay nợ ngân hàng gần nhƣ là thị trƣờng cung cấp tín dụng chủ yếu với các doanh nghiệp. Đây là nguồn vốn tín dụng chính thức, ít rủi ro lại dồi dào. Tuy nhiên đây lại đƣợc coi là nguồn vốn khó tiếp cận nhất của các doanh nghiệp. Trong khi đó thị trƣờng trái phiếu công ty lẽ ra có thể là kênh huy động vốn hữu hiệu của các doanh nghiệp, vì chỉ cần doanh nghiệp hoạt động tối thiểu một năm, có lãi, có kiểm toán đầy đủ là có thể đủ điều kiện phát hành nhƣng rất 188 ít doanh nghiệp nào tiếp cận nguồn vốn này. Nguyên nhân là do các chi phí để có thể phát hành trái phiếu khá cao, bao gồm chi phí kiểm toán, chi phí minh bạch thông tin, chi phí bảo lãnh phát hành và thƣờng cao hơn chi phí phát sinh khi vay vốn ngân hàng, mặt khác yêu cầu về việc xếp hạng tín dụng mới đƣợc phát hành trái phiếu khá khó đáp ứng vì rất ít doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xếp hạng tín dụng. Ngoài ra, thị trƣờng trái phiếu quy mô nhỏ, tính thanh khoản thấp, dẫn đến việc khó tìm kiếm nhà đầu tƣ trái phiếu. Còn thị trƣờng cổ phiếu vẫn là bất khả thi với các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì yêu cầu để niêm yết trên sản giao dịch: (1) các doanh nghiệp SME thƣờng ngại không muốn công bố thông tin tình hình tài chính, (2) các doanh nghiệp e ngại việc bộ máy quản lý thay đổi khi tham gia cổ phần hóa trong khi hoạt động còn mới, (3) doanh nghiệp SME đối diện với việc bấp bênh về lợi nhuận nên tỷ lệ trả cổ tức thấp, dẫn đến việc giá trị doanh nghiệp có thể bị ảnh hƣởng, (4) các doanh nghiệp nhỏ thƣờng có trình độ quản lý thấp. Ngoài ra, các doanh nghiệp SME thƣờng cần nguồn vốn ngắn hạn để bù đắp thâm hụt tài chính tạm thời. Nhiều doanh nghiệp tìm đến các nguồn tài chính phi chính thức nhƣ ngƣời thân, bạn bè, gia đình, tín dụng thƣơng mại (mua chịu đối tác), thậm chí là tín dụng đen với chi phí rất cao. Điều đó đặt ra nhu cầu cấp
Tài liệu liên quan