Tổng quan hoạt động nghiên cứu đa dạng sinh học và các chất có hoạt tính sinh học ở Viện Sinh học Nhiệt đới giai đoạn 2015-2020

Viện Sinh học nhiệt đới (SHNĐ) được thành lập theo Quyết định số 22/QĐ- TTKHTN&CNQG ngày 19 tháng 6 năm 1993 của Giám đốc Trung tâm Khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia nay là Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Viện có chức năng nghiên cứu cơ bản, ứng dụng và phát triển công nghệ thuộc các lĩnh vực khoa học: sinh lý, hóa sinh, công nghệ sinh học, sinh thái, tài nguyên sinh vật, môi trường và các chất có hoạt tính sinh học. Trải qua gần 30 năm hình thành và phát triển, hoạt động nghiên cứu của Viện Sinh học nhiệt đới đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong cả lĩnh vực nghiên cứu cơ bản và triển khai ứng dụng. Hướng nghiên cứu “Đa dạng sinh học và các chất có hoạt tính sinh học” thuộc Chương trình 7 hướng ưu tiên của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cũng là một trong các hướng nghiên cứu mạnh của Viện Sinh học nhiệt đới. Những năm qua, hướng nghiên cứu này đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng đóng góp rất nhiều chi mới, loài động vật, thực vật mới cho khoa học, đóng góp các giải pháp bảo tồn và phát triển các loài sinh vật, sự hiểu biết đa dạng sinh học ở cấp độ loài và cấp độ sinh cảnh; nghiên cứu các chất có hoạt tính sinh học cũng thu được nhiều kết quả tốt, có ứng dụng thực tiễn cao.

pdf9 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 17/06/2022 | Lượt xem: 299 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng quan hoạt động nghiên cứu đa dạng sinh học và các chất có hoạt tính sinh học ở Viện Sinh học Nhiệt đới giai đoạn 2015-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC 45 NĂM VIỆN HÀN LÂM KHCNVN TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ CÁC CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC Ở VIỆN SINH HỌC NHIỆT ĐỚI GIAI ĐOẠN 2015-2020 Nguyễn Văn Tú Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Email: nvtu.itb@gmail.com MỞ ĐẦU Viện Sinh học nhiệt đới (SHNĐ) được thành lập theo Quyết định số 22/QĐ- TTKHTN&CNQG ngày 19 tháng 6 năm 1993 của Giám đốc Trung tâm Khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia nay là Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Viện có chức năng nghiên cứu cơ bản, ứng dụng và phát triển công nghệ thuộc các lĩnh vực khoa học: sinh lý, hóa sinh, công nghệ sinh học, sinh thái, tài nguyên sinh vật, môi trường và các chất có hoạt tính sinh học. Trải qua gần 30 năm hình thành và phát triển, hoạt động nghiên cứu của Viện Sinh học nhiệt đới đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong cả lĩnh vực nghiên cứu cơ bản và triển khai ứng dụng. Hướng nghiên cứu “Đa dạng sinh học và các chất có hoạt tính sinh học” thuộc Chương trình 7 hướng ưu tiên của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cũng là một trong các hướng nghiên cứu mạnh của Viện Sinh học nhiệt đới. Những năm qua, hướng nghiên cứu này đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng đóng góp rất nhiều chi mới, loài động vật, thực vật mới cho khoa học, đóng góp các giải pháp bảo tồn và phát triển các loài sinh vật, sự hiểu biết đa dạng sinh học ở cấp độ loài và cấp độ sinh cảnh; nghiên cứu các chất có hoạt tính sinh học cũng thu được nhiều kết quả tốt, có ứng dụng thực tiễn cao. Trong giai đoạn 2015-2020, Viện SHNĐ đã chủ trì nghiên cứu 12 đề tài cấp quốc gia, 10 đề tài cấp bộ, hơn 40 đề tài cấp địa phương và 8 đề tài hợp tác quốc tế. Các cán bộ của Viện SHNĐ đã xuất bản 248 bài báo quốc tế và 273 bài báo quốc gia. Trong đó hướng nghiên cứu đa dạng sinh học và các chất có hoạt tính sinh học đóng góp 182 bài báo quốc tế với 132 bài đạt chuẩn ISI và 133 bài báo quốc gia. Nhiều bài báo của Viện SHNĐ được đăng trong các tạp chí quốc tế uy tín như Tạp chí “Scientific Reports, Molecular Phylogenetics and Evolution, Ecological Research, Taxon, Journal of Phycology, Biological Conservation, Journal of Sea Research”. Hoạt động hợp tác quốc tế của Viện SHNĐ có nhiều bước phát triển mới, các hợp tác có chiều sâu và đi vào thực chất với nhiều đề tài, chương trình nghiên cứu song phương, đa phương, hoạt động đào tạo đã được thực hiện với các đối tác chính gồm Đại học Chiba, Đại học Tsukuba, Đại học Hiroshima, Đại học Kyushu, Đại học Shimane - Nhật Bản; Đại học King-Mongkut, Đại học Songkla - Thái Lan; Viện Hàn lâm Khoa học Nga; Viện Hàn lâm Khoa học Ucraina, Vườn Thực vật M. M. Gryshko, Kiev, Ucraina; Czech Globle, DOI: 10.15625/vap.2020.00141 198 ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ CÁC CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC Vườn Thực vật Praha - Cộng hòa Czech; Đại học Texas - Mỹ; NRCC - Canada; Bảo tàng Tự nhiên Paris - Cộng hòa Pháp; Đại học Quốc gia Seoul, Đại học Quốc gia Chung Nam, ĐHQG Jeju, Viện Nghiên cứu Đa dạng sinh học biển quốc gia Hàn Quốc; Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Berlin - CHLB Đức và nhiều đối tác khác. I. HƯỚNG NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC Nghiên cứu đa dạng sinh học được thúc đẩy mạnh mẽ với các đối tượng nghiên cứu sinh sống trong các điều kiện sinh thái, sinh cảnh khác nhau gồm các nhóm các sinh vật sinh sống trên cạn, sinh vật sinh sống dưới nước, các sinh vật sống ở sinh cảnh nước ngọt nội địa, ven biển, lẫn sinh vật biển. Viện Sinh học nhiệt đới đã triển khai nghiên cứu ở nhiều vùng miền khác nhau của Việt Nam, trong giai đoạn 2015-2020 các nghiên cứu chủ yếu tập trung trên địa bàn các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Đắk Lắk, Đồng Nai, Tây Ninh, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Long An, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Ninh Thuận, Thừa Thiên-Huế, Quảng Trị và Quảng Ninh. Các nghiên cứu có sự kết hợp chặt chẽ với các địa phương, trong đó có sự phối hợp tốt với các vườn quốc gia (VQG), khu bảo tồn (KBT), khu dự trữ (KDT) như VQG Phú Quốc, VQG U Minh Thượng, VQG Mũi Cà Mau, VQG Tràm Chim, KBT đất ngập nước Láng Sen, VQG Lò Gò - Xa Mát, VQG Cát Tiên, KDT sinh quyển Cần Giờ, KBT Thiên nhiên văn hóa Đồng Nai, VQG Côn Đảo, KBT Bình Châu - Phước Bửu, VQG Núi Chúa, VQG Bidoup - Núi Bà, VQG Chư Yang Sin, VQG Yok Đôn, VQG Núi Chúa, VQG Phước Bình, KBT Hòn Bà, VQG Bạch Mã. Các hoạt động nghiên cứu hỗ trợ công tác bảo tồn đa dạng sinh học cũng được thực hiện với hoạt động xây dựng quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, xây dựng quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, xây dựng cơ sở dữ liệu thành lập KBT Cù lao Dung tỉnh Sóc Trăng. Đa dạng sinh học thực vật cạn Đa dạng sinh học và bảo tồn các loài Lan với 12 loài Lan mới cho khoa học được mô tả gồm các loài Cleisostoma yersinii J. Ponert & Vuong, Liparis honbaensis Aver. & Vuong, Gastrochilus setosus Aver. et Vuong, Podochilus truongtamii Aver. et Vuong, Bulbophyllum thydoii Vuong, Q. T. Truong, J. Ponert et J. J. Verm, Bulbophyllum claviforme Vuong, Q. T. Truong, V. H. Bui et Cootes, Macropodanthus brevidentatus Aver. & Vuong, Cleisostoma unisetum Aver & Vuong, Bulbophyllum chelicerum Aver. & Vuong, Cylindrolobus chienii Vuong et al., Sunipia quangdangii Vuong, V. C. Nguyen & Aver, Vanilla tiendatii Vuong, V. H. Bui, V. S. Dang & Aver. . Trong chương trình hợp tác với Vườn Thực vật M. M. Gryshko, Kiev, Ucraina (NBG), Viện cũng đã tiếp nhận 45 loài Lan có nguồn gốc từ các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ Việt Nam thuộc các chi Acanthephippium, Anoectochilus, Bulbophyllum, Calanthe, Ceratostylis, Cleisostoma, Coelogyne, Cymbidium, Dendrobium, Doritis, Eria, 199 KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC 45 NĂM VIỆN HÀN LÂM KHCNVN Gastrochilus, Liparis, Ludisia, Paphiopedilum, Phaius, Pholidota, Podochilus, Spathoglottis, Staurochilus, Thrixspermum và Trias (Đề tài độc lập VAST.ĐL.08/13-14). Đến nay, các loài Lan tiếp nhận nói trên đã thích nghi với môi trường sống mới và một số loài cho thấy khả năng ra hoa trong điều kiện nuôi trồng tại nhà lưới gồm Cleisostoma rostratum (Lodd.) Seidenf.; Coelogyne fimbriata Lindl.; Coelogyne huettneriana Rchb. f.; Cymbidium ensifolium (L.) Sw.; Cymbidium erythrostylum Rolfe; Cymbidium lancifolium Hook. f.; Dendrobium aloifolium (Blume) Rchb. f.; Dendrobium aphyllum (Roxb.) C. Fischer; Dendrobium crumenatum Sw.; Dendrobium moniliforme (Lindl.) Sw.; Dendrobium loddigesii Rolfe; Dendrobium lomatochilum Rolfe; Dendrobium parishii Rchb. f.; Dendrobium polyanthum Wall. ex Lindl.; Doritis pulcherrima Lindl.; Eria scabrilinguis Lindl. và Thrixspermum centipeda Lour. Đồng thời, nhóm nghiên cứu cũng đã xây dựng thành công quy trình nhân nhanh in vitro một số loài Lan có giá trị bảo tồn và khả năng phát triển thương mại. Hình 1. Một số loài Lan tiếp nhận từ NBG, Ucraina đã nở hoa tại nhà lưới Viện Sinh học nhiệt đới 200 ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ CÁC CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC Th giá trn nhanh thgiá trn nhanh ipedamĐông Nam Bộ Cootes, rm, n năm 2020 và định hướng đến năm 2030ớc Láng Sen, VQG Lò Gò 2015ê nuôi trồng tại nhànhà lưới gồm ên và Đông Nam Bộ Việt Nam thuộc các chi inh học, sinh thái, tài ng giá được đa dạng họ Rubiaceae Juss., 1789 ở Việt Nam, đa dạng cấp độ các khu bảo tồn như Thực vật Láng Sen - Long An, Thực vật rừng ngập mặn Cần Giờ, KBTTN Hòn Bà, VQG Phú Quốc và đa dạng thực vật cấp tỉnh của các tỉnh Đắk Nông, Đồng Nai, Vĩnh Long,... Tai nghé bốn cạnh (Aporosa tetragona Tagane & V. S. Dang) Dasymaschalon bachmaensis N. S. Lý, T. H. Lê, T. B. Vương & N. Đ. Đỗ Trâm hòn bà (Syzygium honbaense Tagane, V. S. Dang & Yahara) Xú hương hòn bà (Lasianthus honbaensis V. S. Dang, Tagane & H. Toyama) Hình 2. Một số loài thực vật thân gỗ mới được mô tả Các nghiên cứu về nhóm thực vật thân gỗ đã đóng góp 15 loài mới cho khoa học gồm các loài Lasianthus bidoupensis V. S. Dang & Naiki, Lasianthus fansipanensis V. S. Dang & Naiki, Lasianthus sapaensis V. S. Dang & Naiki, Lasianthus tamdaoensis V. S. Dang, Lasianthus thuyanae V. S. Dang & Naiki, Psydrax gialaiensis B. H. Quang, T. B. Tran & V. S. Dang, Lasianthus konchurangensis V. S. Dang, T. B. Tran & T. D. Ha, Syzygium honbaense Tagane, V. S. Dang & Yahara, Syzygium phamhoangii Tagane, V. S. Dang & 201 KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC 45 NĂM VIỆN HÀN LÂM KHCNVN Yahara, Syzygium yersinii Tagane, V. S. Dang & Yahara, Tacca khanhhoaensis V. S. Dang & Vuong, Dasymaschalon bachmaensis N. S. Lý, T. H. Lê, Vuong & N. D. Do, Aporosa tetragona Tagane & V. S. Dang, Lasianthus honbaensis V. S. Dang, Tagane & H. Toyama, Eustigma honbaense H. Toyama, Tagane & V. S. Dang. và nhiều công trình hợp tác về mô tả loài mới với các đồng nghiệp trong nước và quốc tế khác. Thực vật thân thảo đã có những đóng góp quan trọng trong thành tựu của lĩnh vực nghiên cứu đa dạng sinh học. Các hợp tác nghiên cứu với Bảo tàng Tự nhiên Paris (CNRS) đã giúp các nhà khoa học của Viện mở rộng vùng nghiên cứu ra các nước Đông Dương và đạt nhiều kết quả đáng khích lệ. Ngoài ra, sự hợp tác với các đối tác trong nước, các đề tài cấp bộ, ngành, địa phương cũng góp phần lớn đến sự thành công của hướng nghiên cứu này. Tỏi rừng averyanov(Aspidistra averyanovii N. S. Lý & Tillich) Gừng skornickova (Zingiber skornickovae N. S. Lý ) Hình 3. Một số loài thực vật thân thảo mới ĐMột số loài thực vật thân thảo mới thành công của hướng nghiên cứuNam là chi Ráy vic vậVietnamocasia N. S. Lý, S.Y. Wong & P. C. Boyce) và 17 loài mthân thảo mới thành công của hCurcuma arida Škorničk. & N. S. Lý) và Ngh) và čk. & NCurcuma sahuynhensis Škorničk. & N. S. Lý), Tičk. & N.ensisAspidistra averyanovii N. S. Lý & Tillich), Tviithân thảo mới thành công củZingiber skornickovae N. S. Lý), RikornickovaeiAlpinia newmanii N. S. Lý), TewmaniikovaAspidistra cadamensis N. S. Lý & Tillich), Giang ly middleton (Billolivia middletonii N. S. Lý), Nh middle (Monoon vietnamensis N. S. Lý), Ráy viensisniig lyVietnamocasia dauae N. S. Lý, T. Haevermans, Y. S. Wong & D. V. Nguyen), Tvermans, Y.ly middleAspidistra quangngaiensis Ly N. S & Thomas H. H.-J. Tillich), Bleton (ành công của hướngBoesenbergia quangngaiensis N. S. Lý), Sa nhân thùy lgngaAmomum cristatissimum N. S. Lý & Škorničk.), Thu his , Bleton (ành công cBegonia lecongkietii N. S. Lý & M. Hughes), GcongkietiiTg (Zingiber vuquangense N. S. Lý, T. H. Lê, T. H. Tr, T.vuq H. NguyT.vuqua Đ. ĐguyT.vuquangensPeliosanthes aperta Aver., N. Tanaka & Vuong), HuBleton (à (Peliosanthes elegans Aver., N. Tanaka & Vuong), T (ành công của hưAspidistra parviflora N. S. Lý & Tillich). Có 08 ghi nhTillich). Có aka & Vuong), T (ành công của 202 ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ CÁC CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC hướng nghiên cứEtlingera yunnanensis (T. L. Wu & S. J. Chen) R. M. Sm.), Ri. M. Sm.), RinhAlpinia polyantha D. Fang), Gantha Sm.), RZingiber ottensii Valeton), Gensii Sm.), RiZingiber nudicarpum D. Fang), Gicarpumm.), Ri. M.Zingiber nitens M. F. Newman), Công chúa nhM. Artabotrys suaveolens (Blume) Blume), Nghschúa nhM.Curcuma sparganiifolia Gagnep.), Gganiiê kông (Zingiber mekongense Gagnep.. Đa dạng sinh học động vật cạn Hướng nghiên cứu được phát triển với các nhóm đối tượng nghiên cứu chính gồm liên bộ Thú móng guốc (Ungulata Linnaeus, 1766), lớp Chim (Aves Linnaeus, 1758), lớp Lưỡng cư (Amphibia Gray, 1825) và Bò sát (Reptilia Laurenti, 1768). Hình 4. Ô rô phong điền (Acanthosaura phongdienensis) Các nghiên cứu đa dạng sinh học động vật trên cạn đã được thực hiện ở một số khu bảo tồn của tỉnh Đồng Nai, tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Tây Ninh và tỉnh Kiên Giang. Một số nghiên cứu theo hướng đa dạng lưỡng cư, bò sát đã thực hiện điều tra ở cả các tỉnh miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Hướng nghiên cứu này đã đóng góp vào dữ liệu khoa học trên 15 loài Bò sát và 3 loài Lưỡng cư mới. Điển hình một số loài được mô tả thời gian gần đây gồm Rắn khiếm côn đảo (Oligodon condaoensis Nguyen, Le & Murphy, 2016), Rắn khiếm cù lao chàm (Oligodon culaochamensis Nguyen, Nguyen, Nguyen, Phan, Jiang & Murph, 2017), Rắn lá khô (Sinomicrurus peinani Liu, Yan, Hou, Wang, Nguyen, Murphy, Che & Guo, 2020), Cóc núi (Megophrys elfina Poyarkov, Duong, Orlov, Gogoleva, Vassilieva, Nguyen, Nguyen, Nguyen, Che & Mahony, 2017), Cóc mày rowley (Leptobrachella rowleyae Nguyen L. T., Poyarkov N. A. Jr, Le D. T., Vo B. D., Phan H. T., Duong T. V., Murphy R. W., and Nguyen S. N., 2018), Ô rô murphy (Acanthosaura murphyi Nguyen, Do, Hoang, Nguyen, Mccormack, Nguyen, Orlov, Nguyen & Nguyen, 2018), Thằn lằn phê-nô yersin (Sphenomorphus yersini Nguyen, Nguyen, Nguyen, Orlov & Murphy, 2018), Ô rô phong điền (Acanthosaura phongdienensis Nguyen, Jin, Vo, Nguyen, Zhou, Che, Murphy & Zhang, 2019), Thằn lằn cổ bà đen (Scincella badenensis Nguyen, Nguyen, Nguyen & Murphy, 2019), Nhái bầu vụng vàng (Microhyla aurantiventris Nguyen L. T. , Poyarkov, N. A. Jr., Nguyen T. T. , 203 KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC 45 NĂM VIỆN HÀN LÂM KHCNVN Nguyen T. A. , Tran V. H., Gorin V. A., Murphy R. W., and Nguyen S. N. 2019), Ô rô xanh (Acanthosaura prasina Ananjeva, Ermakov, Nguyen, Nguyen, Murphy, Lukonina & Orlov, 2020). Đa dạng sinh học thủy sinh vật Hướng nghiên cứu thủy sinh vật học nghiên cứu các đối tượng thủy sinh vật sinh sống ở điều kiện nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Các đối tượng nghiên cứu thủy sinh vật ở Viện Sinh học nhiệt đới khá đa dạng, gồm thực vật phù du, động vật phù du, Nematode, động vật đáy cỡ nhỏ, động vật đáy cỡ lớn, giáp xác, nhuyễn thể, rong - cỏ biển, rùa biển, cá và các động vật biển khác. Hình 5. Hình thái học mẫu Type và Topotype của các loài đại diện thuộc họ Gelidiellaceae Các nghiên cứu đã thực hiện gồm đánh giá thành phần loài và một số chỉ số sinh học của động vật không xương sống cỡ lớn ven bờ ở sông Sài Gòn, đoạn chảy qua tỉnh Bình Dương; thành phần loài động vật không xương sống cỡ lớn ven bờ tại các hồ sinh học Bình Hưng Hòa, TP. HCM; thành phần loài Cá ở hạ lưu sông Sài Gòn trước và sau khi xây dựng hồ Dầu Tiếng; độc tố tảo lam trong nước hồ Dầu Tiếng; cấu trúc thành phần quần xã tuyến trùng sống tự do tại một số khu vực trên sông Sài Gòn; quần xã tuyến trùng tự do ở sông Ba Lai, tỉnh Bến Tre; đa dạng thành phần loài động vật phù du khu vực vùng hạ Long An; đa dạng sinh học quần xã động vật phù du ở hồ Đankia, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng; đa dạng thành phần loài và một số chỉ số sinh học của động vật phù du tỉnh Vĩnh Long; đa dạng động vật nổi, thực vật nổi, rong - cỏ biển Cù Lao Chàm, đa dạng chi Sargassum biển Tây Nam Bộ; đa sinh vật biển phía Nam Việt Nam; đa dạng sinh học rong biển Việt Nam. 204 ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ CÁC CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC Các kết quả thu được khá phong phú với dữ liệu phân bố các loài, tính đa dạng loài và nhiều đóng góp quan trọng cho khoa học liên quan đến loài mới và chi mới. Trong đó, phát hiện 1 giống mới và 4 loài mới động vật đáy ngành thân mềm ở rừng ngập mặn Cần Giờ, Côn Đảo; mô tả chi mới loài cua nước ngọt Binhthuanomon; nghiên cứu xây dựng lại hệ thống học phân loài của họ Rong đỏ Gelidiellaceae và đóng góp 3 chi mới cho khoa học gồm chi Perronella, chi Huismaniella và chi Millerella. II. HƯỚNG NGHIÊN CỨU CÁC CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC Nghiên cứu trích ly protein từ sinh khối rong nước lợ Chaetomorpha sp. bằng phương pháp kết hợp enzyme cellulase và dung môi kiềm; xác định được các thành phần hóa học cơ bản của rong nước lợ Chaetomorpha sp. tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long và ảnh hưởng của dạng nguyên liệu cũng như quá trình xử lý nguyên liệu đến hiệu suất tách protein từ rong lục Chaetomorpha sp.; Tối ưu hóa điều kiện tách chiết Plumbagin có khả năng kháng sâu tơ từ rễ cây Bạch hoa xà (Plumbago zeylanica L.); khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của cây nở ngày đất (Gomphrena celosioides) và cây Đại bi (Blumea balsamifera (L.) DC) trong hỗ trợ điều trị bệnh gout; khảo sát khả năng ức chế tế bào ung thư gan của cao chiết từ một số cây dược liệu (cây Bạch hoa xà thiệt thảo (Hedyotis diffusa), lá Đu đủ (Carica papaya), cây Con khỉ (Pseudoranthemum bracteatum) và cây Bán chi liên (Scutellaria barbata) phân bố tại tỉnh Trà Vinh; tạo chế phẩm thuốc trừ sâu sinh học nano trong việc phát triển nền nông nghiệp sinh thái bền vững. Đã hoàn thiện quy trình công nghệ chiết alginate từ rong nâu với hiệu suất ≥ 80 % sử dụng làm chất chống kết tụ trong điều chế nano Cu2O-Cu, xác định tính chất đặc trưng của alginate. Đã khảo sát và xác định được nguồn nguyên liệu Neem tốt và ổn định phục vụ cho công tác nghiên cứu và sản xuất. Tạo dung dịch vi nhũ tương chitosan-neem, xác định được nồng độ chất nhũ hóa cần dùng là Tween nồng độ 8 % thích hợp để nhũ hóa dầu. Thử nghiệm chế phẩm quy mô kho chứa, tạo chế phẩm ở quy mô 1 kg/mẻ, hoàn thiện quy trình và thử độc tính của chế phẩm trên chuột. Đã xây dựng thành công quy trình nhân nhanh cây Ngải trắng (Curcuma aromatica Salisb.) bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật, điều tra khảo sát các mô hình canh tác nông nghiệp để thực hiện trồng khảo nghiệm và thực hiện xây dựng mô hình canh tác tại tỉnh Trà Vinh. Hoàn thiện quy trình ly trích thu nhận cao chiết, xác định hàm lượng hoạt chất trong cao chiết như phenolic, curcumol, xác định hoạt tính kháng oxy hóa, kháng ung thư. Đã khảo sát thực vật học và sơ bộ thành phần hóa thực vật của cây Bìm bịp (Clinacanthus nutans (Burm.f.) Lindau.), xây dựng thành công quy trình nhân nhanh cây bìm bịp đã được chọn lọc bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật và khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và tích lũy hoạt chất từ cây bìm bịp. Đã nghiên cứu thiết lập quy trình điều chế nano Cu2O-Cu sử dụng chất chống kết tụ 205 KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC 45 NĂM VIỆN HÀN LÂM KHCNVN alginate, xác định độc tính cấp (LD50) và độc tính kích ứng qua da của nano Cu2O- Cu/alginate. Khảo sát in vitro hiệu lực phòng trừ nấm Neoscytalidium dimidiatum gây bệnh đốm nâu trên cây thanh long, nấm Pyricularia oryzae gây bệnh đạo ôn, vi khuẩn Xanthomonas sp. gây bệnh bạc lá trên lúa của nano Cu2O-Cu/alginate. Xác định hiệu quả ức chế enzyme xanthine dehydrogenase và xanthine oxidase ở điều kiện in vivo, kiểm tra độc tính của dịch ly trích từ cây nở ngày đất và đại bi trên mô hình cá ngựa vằn. Đã xác định được thành phần hóa học của cây Ô dược (Lindera myrrha), tìm ra được 6 chất mới chưa công bố và xác định được hoạt tính kháng khuẩn, bắt gốc tự do và ức chế tổng hợp hắc tố. Đã chuẩn hóa nguồn dược liệu và tạo sản phẩm thực phẩm bảo vệ gan từ cao chiết cây an xoa (Tổ kén - Helicteres sp.) tại tỉnh Đắk Nông. Đã tạo thực phẩm bảo vệ sức khỏe BIO-A-CLINA. Góp phần nâng cao giá trị của nguồn dược liệu, sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe được tạo ra có thể chuyển giao hoặc hợp tác với doanh nghiệp để thương mại. III. TRIỂN VỌNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN Trên cơ sở các thành tựu nghiên cứu trong giai đoạn 2015-2020, Viện Sinh học nhiệt đới tiếp tục đẩy mạnh các nghiên cứu mang tính tổng thể để đóng góp nhiều hơn nữa cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học ở cấp độ quốc gia, tham gia sâu rộng hơn trong các hợp tác quốc tế nhằm xây dựng mạng lưới nghiên cứu đa dạng hơn, hiệu quả hơn và đạt được nhiều thành tự hơn nữa trong những năm tới. Hướng nghiên cứu đa dạng sinh học cấp độ loài các đối tượng sinh vật tiếp tục được duy trì và phát triển. Bên cạnh đó sẽ đẩy mạnh các nghiên cứu và hợp tác nghiên cứu liên quan đến đa dạng sinh học cấp độ gen quần thể, đa dạng sinh học các hệ sinh thái và địa lý sinh học - sinh thái các loài. Hướng các chất có hoạt tính sinh học sẽ được mở rộng các đối tượng nghiên cứu, với mục tiêu nhắm tới các giá trị cốt lõi của sinh vật phục vụ đời sống