Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công
nghệ Việt Nam hoạt động theo chức năng: Nghiên cứu cơ bản, phát triển công nghệ, tổ
chức cung ứng dịch vụ và đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao trong lĩnh vực sinh học,
hóa học, môi trường và các lĩnh vực khác có liên quan theo quy định của pháp luật. Các
nhiệm vụ cụ thể của Viện bao gồm: Điều tra nghiên cứu khu hệ động, thực vật Tây
Nguyên tạo cơ sở khoa học phục vụ việc sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên sinh
vật; Nghiên cứu những vấn đề về khoa học và công nghệ thuộc các lĩnh vực sinh học:
công nghệ gen, công nghệ tế bào động vật, công nghệ tế bào thực vật, công nghệ vi sinh,
công nghệ nấm và các lĩnh vực khác có liên quan; Nghiên cứu các hoạt chất sinh học từ
động, thực vật, bán tổng hợp các hợp chất có hoạt tính sinh học cao phục vụ cho các lĩnh
vực dược liệu, mỹ phẩm, nông nghiệp; Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ mới, công
nghệ tiên tiến trong lĩnh vực ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm môi trường, phục vụ phát triển
bền vững ở Việt Nam; Xây dựng bảo tàng, tổ chức sưu tầm, xây dựng và quản lý bộ sưu
tập mẫu vật đạt chuẩn quốc gia; Tổ chức trưng bày, phổ biến kiến thức, tuyên truyền giáo
dục về thiên nhiên và bảo vệ môi trường; Tổ chức thực hiện dịch vụ khoa học và công
nghệ có trình độ cao trong lĩnh vực sinh học và các lĩnh vực khác có liên quan; Đào tạo
nguồn nhân lực khoa học và công nghệ có trình độ cao trong lĩnh vực sinh học và các lĩnh
vực khác có liên quan; Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực sinh học và các lĩnh vực
khác có liên quan; Quản lý về tổ chức, bộ máy; Quản lý và sử dụng cán bộ, công chức, viên
chức của đơn vị theo quy định của Nhà nước và của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ
Việt Nam; Quản lý về tài chính, tài sản của đơn vị theo quy định của Nhà nước và thực hiện
các nhiệm vụ khác do Chủ tịch giao.
5 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 17/06/2022 | Lượt xem: 212 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng quan hoạt động nghiên cứu khoa học của Viện nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên giai đoạn 2015-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC 45 NĂM VIỆN HÀN LÂM KHCNVN
TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA
VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TÂY NGUYÊN
GIAI ĐOẠN 2015-2020
Nguyễn Hữu Toàn Phan
Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Email: nhtphan@gmail.com
Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công
nghệ Việt Nam hoạt động theo chức năng: Nghiên cứu cơ bản, phát triển công nghệ, tổ
chức cung ứng dịch vụ và đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao trong lĩnh vực sinh học,
hóa học, môi trường và các lĩnh vực khác có liên quan theo quy định của pháp luật. Các
nhiệm vụ cụ thể của Viện bao gồm: Điều tra nghiên cứu khu hệ động, thực vật Tây
Nguyên tạo cơ sở khoa học phục vụ việc sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên sinh
vật; Nghiên cứu những vấn đề về khoa học và công nghệ thuộc các lĩnh vực sinh học:
công nghệ gen, công nghệ tế bào động vật, công nghệ tế bào thực vật, công nghệ vi sinh,
công nghệ nấm và các lĩnh vực khác có liên quan; Nghiên cứu các hoạt chất sinh học từ
động, thực vật, bán tổng hợp các hợp chất có hoạt tính sinh học cao phục vụ cho các lĩnh
vực dược liệu, mỹ phẩm, nông nghiệp; Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ mới, công
nghệ tiên tiến trong lĩnh vực ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm môi trường, phục vụ phát triển
bền vững ở Việt Nam; Xây dựng bảo tàng, tổ chức sưu tầm, xây dựng và quản lý bộ sưu
tập mẫu vật đạt chuẩn quốc gia; Tổ chức trưng bày, phổ biến kiến thức, tuyên truyền giáo
dục về thiên nhiên và bảo vệ môi trường; Tổ chức thực hiện dịch vụ khoa học và công
nghệ có trình độ cao trong lĩnh vực sinh học và các lĩnh vực khác có liên quan; Đào tạo
nguồn nhân lực khoa học và công nghệ có trình độ cao trong lĩnh vực sinh học và các lĩnh
vực khác có liên quan; Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực sinh học và các lĩnh vực
khác có liên quan; Quản lý về tổ chức, bộ máy; Quản lý và sử dụng cán bộ, công chức, viên
chức của đơn vị theo quy định của Nhà nước và của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ
Việt Nam; Quản lý về tài chính, tài sản của đơn vị theo quy định của Nhà nước và thực hiện
các nhiệm vụ khác do Chủ tịch giao.
Các hướng hoạt động nghiên cứu chính của Viện bao gồm: Đa dạng sinh học và các
chất có hoạt tính sinh học; Công nghệ sinh học và xây dựng, phát triển Bảo tàng Sinh học.
Những kết quả chính của Viện đã đạt được trong giai đoạn 2015-2020 về lĩnh vực đa
dạng sinh học và các chất có hoạt tính sinh học được báo cáo như sau:
1. Các đề tài, dự án được triển khai
Trong giai đoạn 05 năm (2016-2020), theo hướng đa dạng sinh học và các chất có
hoạt tính sinh học, Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên triển khai thực hiện 02 đề tài
thuộc chương trình Tây Nguyên 2016-2020, 02 đề tài Nafosted, 01 dự án thành phần thuộc
dự án “Xây dựng Bộ sưu tập mẫu vật quốc gia về thiên nhiên Việt Nam”, 01 đề tài cấp
Viện Hàn lâm thuộc hướng VAST04 và một số đề tài khác:
DOI: 10.15625/vap.2020.00129
96
ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ CÁC CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC
a. Đề tài TN18/T08: “Nghiên cứu phát triển, sử dụng và bảo tồn bền vững 05 loài Lan
(Dendrobium nobile, Dendrobium trankimianum, Paphiopedilum villosum, Phaius
baolocensis và Phaius tankervilleae) đặc hữu, quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, phục vụ
phát triển kinh tế - xã hội tại Lâm Đồng - Tây Nguyên”.
b. Đề tài TN18/C09: “Nghiên cứu bảo tồn và phát triển một số loài dược liệu chủ lực
của Tây Nguyên, tạo ra một số sản phẩm có giá trị cao từ một vài loài dược liệu chủ lực,
bản địa quý hiếm của Tây Nguyên”.
c. Đề tài Nafosted: “Nghiên cứu đa dạng chi Thạch tùng (Huperzia Bernhardi) ở
Việt Nam”.
d. Đề tài Nafosted: “Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học một số loài
thuộc chi Vông đỏ (Alchornea) ở Việt Nam”.
e. Dự án thành phần thuộc Dự án sưu tầm bộ mẫu vật quốc gia về thiên nhiên Việt Nam:
Xây dựng bộ mẫu động vật (trên đất liền) Trung Trung Bộ - Tây Nguyên, Việt Nam.
f. Đề tài cấp Viện Hàn lâm (VAST04): “Nghiên cứu thành phần hóa học, hoạt tính
sinh học của cây thông mộc lá nhám (Aralia dasyphylla Miq.) họ Nhân sâm (Araliaceae)
và tạo chế phẩm có khả năng kháng ung thư hoặc kháng viêm hoặc kháng khuẩn”.
g. Đề tài cấp tỉnh Lâm Đồng “Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất trà dược liệu
túi lọc từ cây lan gấm tại Đà Lạt - Lâm Đồng”.
2. Đa dạng sinh học
2.1. Những nghiên cứu về họ Lan (Orchidaceae Juss.)
Nhóm nghiên cứu của Viện kết hợp với các chuyên gia trong nước và quốc tế đến từ
Nga, Trung Quốc đã tiến hành điều tra, khảo sát thành phần loài các loài lan ở khu vực
Tây Nguyên và một số vùng lân cận (các địa điểm thu thập mẫu trải dài từ độ cao 300 m
(vùng Cát Tiên) cho đến trên 2.000 m (đỉnh núi Bidoup, Ngọc Linh, Chư Yang Sin), từ
rừng kín thường xanh đến rừng thưa rụng lá theo mùa, rừng lùn núi cao và kết hợp mua
của người dân địa phương thu hái ngoài tự nhiên để buôn bán), đã phát hiện và công bố 15
loài mới cho khoa học:
1. Bidoupia phongii Aver., Ormerod & Duy,
2. Bulbophyllum bidoupense Aver. et N. V. Duy,
3. Bulbophyllum sonii Aver. & N. V. Duy,
4. Calanthe bidoupensis N. V. Duy,
5. Calanthe duyana Aver.,
6. Corybas annamensis Aver.,
7. Dendrobium thinhii Aver.,
8. Hymenorchis phitamii Aver.,
97
KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC 45 NĂM VIỆN HÀN LÂM KHCNVN
9. Octarrhena minuscula Aver. et N. V. Duy,
10. Phaius baolocensis N. V. Duy, T. Chen & D. X. Zhang,
11. Rhomboda langbianensis N. V. Duy, T. Chen & D. X. Zhang,
12. Sarcoglyphis tichii Aver.,
13. Schoenorchis hangianae Aver. et N. V. Duy,
14. Taeniophyllum phitamii Aver.,
15. Trichglottis canhii Aver.
Như vậy, các loài Lan ở Tây Nguyên đã được nghiên cứu một cách hoàn chỉnh về mặt
phân loại, sinh thái và xác định được hiện nay họ Lan ở Tây Nguyên có 310 loài thuộc 104
chi. Trong đó, 2 chi có số lượng loài nhiều nhất, Dendrobium có 48 loài (15,4 %) và
Bulbophyllum 37 loài (12 %); 51 chi có số lượng loài ít nhất, 1 loài (Acriopsis, Adenoncos,
Amitostigma, Anoectochilus, Antogonium, Apostasia, Arundina). Đây được xem là công
trình nghiên cứu chuẩn nhất về họ Lan ở Tây Nguyên với đầy đủ hình ảnh, tiêu bản hiện
được lưu giữ tại Viện, công trình này có ý nghĩa rất lớn trong học tập và nghiên cứu.
Bên cạnh đó, Viện cũng đã nghiên cứu phát triển, sử dụng và bảo tồn bền vững một
số loài lan đặc hữu, quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
tại Lâm Đồng - Tây Nguyên.
2.2. Những nghiên cứu về tài nguyên cây thuốc, thực vật
Vithực vậnằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm nên có nguồn tài
nguyên thực vật phong phú và đa dạng. Theo thống kê sơ bộ, ở Việt Nam hiện đã biết
khoảng 10.350 loài thực vật bậc cao có mạch, khoảng 800 loài Rêu, 600 loài Nấm và
hơn 2.000 loài Tảo, trong đó có nhiều loài làm thuốc. Ngày nay, việc tìm kiếm các hợp
chất tự nhiên có hoạt tính sinh học cao để làm thuốc là một xu thế được rất nhiều các
nhà khoa học quan tâm. Chính vì lý do đó mà cây thuốc là một trong những loại tài
nguyên đã và đang được quan tâm, khai thác trong những năm gần đây nhằm thay thế
cho các loại thuốc Tây y. Đây cũng là đối tượng rất được quan tâm nghiên cứu tại đơn
vị trong những năm qua.
Các kết quả điều tra nghiên cứu đã phát hiện và công bố 06 loài mới cho khoa học,
bao gồm:
1. Magnolia lamdongensis T. V. Tien, N. V. Duy & N. H. Xia,
2. Magnolia tiepii V. T. Tien, N. V. Duy & V. D. Luong,
3. Mussaenda reflexisepala T. Chen & V. D. Nong,
4. Panax vietnamensis Ha & Grushvitzky var. langbianensis N., V. Duy; V., T Tran
& L., N. Trieu,
5. Phlegmariurus lancifolius V. T. Tran & N. V. Duy,
6. Schizostachyum langbianense V. T. Tran, N. H. Xia, H. N. Nguyen.
98
ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ CÁC CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC
Trong các loài mới được phát hiện, đáng chú ý là loài Sâm langbiang Panax
vietnamensis Ha & Grushvitzky var. langbianensis N. V. Duy, V. T. Tran & L. N. Trieu.
Loài sâm này được phát hiện ở khu vực núi Langbiang và khu vực núi Hòn Nga, nằm rải
rác trong rừng lá rộng thường xanh nguyên sinh trên các sườn dốc ở độ cao 1.879-1.900 m
so với mực nước biển, thường mọc chung với các loài Quercus langbianensis Hickel &
Camus (Fagaceae), Litsea verticillata Vidal (Lauraceae), Manglietia conifera Dandy
(Magnoliaceae) và Elaeocarpus sp. (Elaeocarpaceae). Loài này hiện chỉ phân bố hẹp, mọc
rải rác từng nhóm nhỏ với số lượng từ 100-200 cá thể.
Bộ tiêu bản thực vật của trên 1.200 loài thực vật vùng Tây Nguyên được bổ sung hàng năm
là bộ tiêu bản đầy đủ nhất hiện nay ở Lâm Đồng phục vụ cho công tác nghiên cứu.
2.3. Nghiên cứu về động vật
Trong khuôn khổ của Dự án thành phần thuộc Dự án sưu tầm bộ mẫu vật Quốc gia về
thiên nhiên Việt Nam: Xây dựng bộ mẫu động vật (trên đất liền) Trung Trung Bộ - Tây
Nguyên, Việt Nam, nhóm nghiên cứu trong giai đoạn 2016-2020 đã thu được 3.705 mẫu
trưng bày và tiêu bản nghiên cứu của 258 loài động vật thuộc 06 nhóm gồm thú, chim,
lưỡng cư, bò sát, cá và côn trùng tại Tây Nguyên. Toàn bộ các mẫu vật này sẽ phục vụ
hiệu quả cho công tác nghiên cứu cũng như nhiều mẫu vật có giá trị trưng bày cao sẽ trực
tiếp phục vụ cho công tác trưng bày của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam.
3. Nghiên cứu hóa học và chất có hoạt tính sinh học
Trong giai đoạn 2015-2020, Viện tập trung nghiên cứu về thành phần hóa học và đánh
giá hoạt tính sinh học từ một số loài thực vật, dược liệu sau:
+ Xoan nhừ (Choerospondias axillaris),
+ Thông mộc lá nhám (Aralia dasyphylla Miq.),
+ Cuồng hiệp (Aralia hiepiana J. Wen & Lowry),
+ Sâm cau (Curculigo orchioides Gaertn.),
+ Atisô (Cynara scolymus L.),
+ Đảng sâm (Codonopsis japonica),
+ Đương quy (Angelica sp.),
+ Đinh lăng (Polyscias fruticosa (L.) Harms),
+ Sa nhân tím (Amomum longiligulare T. L. Wu),
+ Bù dẻ hoa vàng (Uvaria hamiltonii Hook. f. et Thoms.)
+ 04 loài thuộc chi Vông đỏ Alchornea: A. tiliaefolia, A. annamica, A. rugosa và A.
trewioides.
Quá trình nghiên cứu đã phân lập trên 100 hợp chất, trong đó có một số hợp chất mới
như: axillariol A, axillariol B và axillariol C (C. axillaris); sesquilignan glycoside của
99
KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC 45 NĂM VIỆN HÀN LÂM KHCNVN
pinoresinol (C. scolymus); codobenzyloside, codojavanosides A, codojavanosides B,
codojavanosides C (Codonopsis japonicus.); trewiosides A, trewiosides B (A. trewioides);
alnamicosides A, alnamicosides B (A. annamica)
Các kết quả nghiên cứu về hóa học cho thấy sự đa dạng về thành phần hợp chất, nhiều
hợp chất có hoạt tính sinh học cao, có thể định hướng cho việc ứng dụng về sau.
Với sự đa dạng của hệ động thực vật Tây Nguyên trong đó nhiều đối tượng sinh vật
chưa được nghiên cứu, phát hiện, với sự nỗ lực của cán bộ nghiên cứu của Viện cùng sự
hợp tác chặt chẽ với các cán bộ cùng chuyên ngành của các đơn vị trong Viện Hàn lâm, hy
vọng trong thời gian tới sẽ có nhiều công bố hơn nữa về đa dạng sinh học và các chất có
hoạt tính sinh học của tài nguyên sinh vật khu vực góp phần phát triển kinh tế - xã hội
vùng Tây Nguyên.
100