Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới WHO năm 2009 (35), hiện nay lao đang là bệnh có tỷ lệ mắc phải và tỷ lệ tử vong cao, cả thế giới có khoảng 1,9 tỷ người nhiễm lao (1/3 dân số thế giới), mỗi năm có thêm 8-9 triệu người nhiễm lao, tương đương tỷ lệ 139/100,000 dân, 14,4 triệu người bệnh lao cũ và mới lưu hành và 1,7 triệu người chết do lao, trong đó 0,2 triệu người nhiễm HIV. 0,5 triệu trường hợp mắc lao kháng đa thuốc.
25 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 4610 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổng quan về bệnh lao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
~ 4 ~
………………………………………………………………………………………………….
1. Tổng quan tài liệu
1.1. Bệnh lao
1.1.1. Bệnh lao xét ở mức độ toàn cầu và ở Việt Nam
1.1.1.1. Gánh nặng bệnh lao trên thế giới
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới WHO năm 2009 (35), hiện nay lao đang
là bệnh có tỷ lệ mắc phải và tỷ lệ tử vong cao, cả thế giới có khoảng 1,9 tỷ
người nhiễm lao (1/3 dân số thế giới), mỗi năm có thêm 8-9 triệu người nhiễm
lao, tương đương tỷ lệ 139/100,000 dân, 14,4 triệu người bệnh lao cũ và mới lưu
hành và 1,7 triệu người chết do lao, trong đó 0,2 triệu người nhiễm HIV. 0,5 triệu
trường hợp mắc lao kháng đa thuốc. Số người bệnh lao chủ yếu tập trung ở các
nước Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Nam phi và Nigeria. Số người chết do lao
ở các nước đang phát triển chiếm đến 98% tổng số người chết vì lao trên thế
giới. Đặc biệt 80% trong số tử vong đó là trong lứa tuổi lao động, nguồn nhân
lực chính sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội (15-50 tuổi). Theo dự đoán của
các nhà khoa học, trong 20 năm tới 200 triệu người có nguy cơ phát bệnh nếu vẫn
giữ điều kiện sống như hiện nay.
1.1.1.2. Gánh nặng bệnh lao ở Việt Nam
Theo WHO 2009, Việt Nam đứng thứ 12 trong 22 quốc gia có tỷ lệ lao cao trên
thế giới
Dân số 86,2 triệu dân
Tỷ lệ người bệnh lao mới các thể 173/100,000 dân
Tỷ lệ người bệnh lao phổi AFB+ mới 77/100,000 dân
Tỷ lệ hiện mắc các thể 225/100,000 dân
Tỷ lệ tử vong do lao 23/100,000 dân
Tỷ lệ người bệnh lao mới nhiễm HIV 5,0%
Tỷ lệ kháng đa thuốc ở người bệnh lao mới 2,7%
Tỷ lệ kháng đa thuốc ở người bệnh lao đã điều trị 19%
~ 5 ~
………………………………………………………………………………………………….
1.1.2. Phân loại bệnh lao (7)
Năm 1882 Robert Koch xác định tác nhân gây bệnh lao là
Mycobacterium tuberculosis. Trong tất cả các thể lao, lao phổi là thể lao phổ biến
nhất (chiếm 80 – 85%) và là nguồn lây bệnh lao cho người xung quanh.
Hiện nay phần lớn bệnh nhân lao có thể được chữa trị khỏi. Tuy nhiên, vấn
đề của bệnh lao là không được chẩn đoán kịp thời. Xét nghiệm chuẩn để phát hiện
nhiễm vi khuẩn lao là nuôi cấy vi khuẩn lao trong phòng thí nghiệm từ mẫu bệnh
phẩm; tuy nhiên, phương pháp này mất hàng tuần có khi hàng tháng nếu nuôi cấy
trên môi trường thạch đặc. Các phương pháp nuôi cấy lỏng hiện đại đã có thể
khẳng định kết quả chẩn đoán trong vòng 1-2 tuần. Hiện nay, phương pháp nhanh
nhất để phát hiện vi khuẩn lao là phương pháp soi đờm, nhuộm Ziel-Neelsen, có
thể trả kết quả trong vòng vài giờ. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi tải lượng
vi khuẩn lao cao, ít nhất khoảng 10 000 tế bào/mL mẫu đờm, trong đó hơn 50 %
bệnh nhân âm tính mẫu đờm đã cho kết quả dương tính nuôi cấy.
1.1.2.1. Lao phổi AFB(+) : một ca lao bệnh phổi AFB (+) được xác định phải
thoả mãn một trong ba tiêu chuẩn sau:
- Tối thiểu có 2 tiêu bản AFB (+) từ 2 mẫu đờm khác nhau
- Một tiêu bản đờm AFB (+) và có hình ảnh trên phim Xquang phổi nghĩ đến
lao tiến triển
- Một tiêu bản đờm AFB (+) và nuôi cấy dương tính.
Riêng đối với người bệnh HIV(+) chỉ cần có ít nhất một tiêu bản xét nghiệm đờm
AFB(+) được coi là lao phổi AFB(+).
1.1.2.2. Lao phổi AFB (-): một ca lao bệnh phổi AFB (-) phải thoả mãn một
trong hai tiêu chuẩn sau:
- Kết quả xét nghiệm đờm AFB âm tính ít nhất 6 mẫu đờm khác nhau qua 2
lần khám cách nhau khoảng 2 tuần, có tổn thương nghi lao tiến triển trên phim
Xquang phổi và được bác sỹ chuyên khoa tuyến tỉnh chẩn đoán.
- Kết quả xét nghiệm đờm AFB âm tính nhưng nuôi cấy dương tính.
~ 6 ~
………………………………………………………………………………………………….
Riêng đối với người bệnh HIV(+) chỉ cần ≥ 2 tiêu bản đờm AFB(-), điều trị
kháng sinh phổ rộng không thuyên giảm, có hình ảnh Xquang phổi nghi lao và
bác sỹ chuyên khoa lao quyết định được coi là Lao phổi AFB (-).
1.1.2.3. Lao ngoài phổi
Bệnh nhân có các dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng nghi lao ở các cơ quan
tương ứng, và một trong các điều kiện sau:
- Có kết quả nuôi cấy dương tính từ bệnh phẩm tổn thương cơ quan tương
ứng
- Có kết quả chẩn đoán mô tế bào bệnh thuộc các cơ quan tương ứng
- Có chẩn đoán từ các thầy thuốc chuyên khoa tuyến tỉnh
* Các yếu tố ảnh hưởng đến sự biểu hiện các triệu chứng lâm sàng ở bệnh lao (2):
- yếu tố cơ địa: tuổi tác, tình trạng miễn dịch (tình trạng suy giảm miễn dịch,
suy dinh dưỡng, yếu tố di truyền), đồng nhiễm những bệnh khác, chủng ngừa
BCG (bacillus Calmette-Guérin)
- yếu tố vi sinh vật: độc lực của vi sinh vật, sự tấn công vào các mô, cơ
quan chuyên biệt
- tương tác vật chủ-vi sinh vật: vị trí xảy ra tương tác, mức độ nghiêm trọng
của bệnh
1.1.3. Phân loại và đặc điểm vi khuẩn lao
1.1.3.1. Phân loại (20)
Mycobacteria nằm trong số những vi khuẩn gây bệnh ở người được nghiên cứu
đầu tiên. Chúng có mối liên hệ mật thiết với nhóm trực khuẩn Gram-dương bao
gồm bộ Corynebacterium (bao gồm tác nhân gây bệnh C.diphtheriae), Nocardia
(bao gồm tác nhân gây bệnh cơ hội N.asteroides) và Streptomyces.
Tên Mycobacterium lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1896, chỉ bao gồm 2 chủng –
M.tuberculosis và M.leprae. Sau đó các chủng khác được định danh, trong đó một
số ít được biết đến như là tác nhân gây bệnh, đặc biệt M.avium, M.intracellulare,
M.kansasii, M.marium, và M.ulcerans có thể gây bệnh trên người. Ngoài nhóm
tác nhân M.tuberculosis và M.leprae, hầu hết các tác nhân gây bệnh cơ hội khác
~ 7 ~
………………………………………………………………………………………………….
hiếm khi gây bệnh trên người có hệ miễn dịch bình thường. Nhóm vi khuẩn đặc
biệt quan trọng là nhóm M.avium-intracellulare có thể gây bệnh ở bệnh nhân
AIDS.
Bảng 1.1: Một số vi khuẩn mycobacteria có liên hệ với bệnh
Nhóm vi sinh vật Bệnh ở người
M.tuberculosis
M.leprae
M.avium -
intracellulare
M.scrofulaceum
M.kansasii
M.chelonae
M.fortuitum
M.simiae
M.xenopi
M.ulcerans
M.marium
C.diphtheria
M.asteroids
Bệnh lao
Bệnh phong hủi
Nhiễm trùng phổi, viêm hạch bạch huyết cổ tử cung , nhiễm trùng lan
tỏa ở bệnh nhân AIDS
Viêm hạch cổ tử cung
Bệnh phổi mãn tính, viêm hạch bạch huyết cổ tử cung, bệnh về da
Nhiễm trùng hậu phẫu; nhiễm trùng da và mô mềm
Nhiễm trùng hậu phẫu; nhiễm trùng da và mô mềm
Nhiễm trùng phổi
Nhiễm trùng phổi
Buruli ulcer
Bệnh về da
Bệnh bạch hầu
Nhiễm trùng phổi
Mycobacteria có thể chia thành 2 nhóm chính tuỳ thuộc vào tốc độ tăng trưởng
trong phòng thí nghiệm in vitro:
• Tăng trưởng nhanh, có thể tạo khuẩn lạc nhìn thấy bằng mắt thường trong 2-4
ngày
• Tăng trưởng chậm, có thể cần 10 ngày hoặc lâu hơn nữa để tạo khuẩn lạc có
thể nhìn thấy bằng mắt thường
Tốc độ tăng trưởng chỉ là một đặc điểm; có những đặc điểm khác để phân biệt 2
nhóm này, ví dụ hầu hết các chủng tăng trưởng nhanh có 2 bộ gene mã hoá RNA
của ribosome, trong khi các chủng tăng trưởng chậm chỉ có 1. Các tác nhân gây
bệnh thường thuộc nhóm tăng trưởng chậm.
~ 8 ~
………………………………………………………………………………………………….
Hình 1.1: Cây phả hệ các chủng mycobacteria dựa trên trình tự 16S rRNA.
(25)
Sự phân chia thành mycobacteria tăng trưởng nhanh hay chậm phản ánh lịch
sử tiến hoá của chúng. Nhánh tận cùng bằng một vòng tròn là gốc gắn vào cây
phả hệ lớn hơn.
Sự tăng trưởng chậm của M.tuberculosis khiến cho nghiên cứu sinh học cơ bản về
M.tuberculosis phát triển chậm. Nhiều nghiên cứu vì vậy chỉ tiến hành trên các
chủng tăng trưởng nhanh, với giả thuyết rằng chúng có những đặc điểm tương tự
Tăng trưởng nhanh Tăng trưởng chậm
~ 9 ~
………………………………………………………………………………………………….
M.tuberculosis giúp cho sự hiểu biết của chúng ta tăng lên nhanh chóng. Chủng
thường được nghiên cứu là M.smegmatis, và sau đó áp dụng vào M.tuberculosis.
Bảng 1.2: Phức hợp M.tuberculosis và các đối tượng mắc bệnh liên quan
M.tuberculosis
M.africanum
M.canetii
M.microti
M.bovis
M.pinnipedii
Bệnh lao ở người
Bệnh lao ở người (hiếm gặp, chủ yếu ở châu Phi)
Bệnh lao ở người (hiếm)
Bệnh lao ở gặm nhấm (không gây bệnh cho người)
Bệnh lao ở các động vật hữu nhũ, bao gồm gia súc, người, dê,
trâu, mèo, heo, chó…
Bệnh lao ở hải cẩu, chuột thí nghiệm guinea pigs, thỏ, người,
và gia súc
*M.microti thường được xem là không gây bệnh và trước đây sử dụng trong điều
chế vaccine. Tuy nhiên, xác định kiểu gene cho thấy đôi khi chúng gây bệnh trên
người.
Các nghiên cứu mức độ phân tử đã chứng minh sự khác biệt trong di truyền của
các chủng M.tuberculosis tồn tại ở các vùng khác nhau trên thế giới và có giả
thuyết cho rằng các vi khuẩn lao cổ xưa đã tiến hoá thành các chủng hiện đại với
độc tính tăng cường. Hiện nay nhiều nghiên cứu đang được tiến hành để tìm hiểu
sự khác biệt này và nhận dạng nhân tố gây độc để hỗ trợ việc thiết kế vaccine và
tìm kiếm thuốc điều trị.
Trên phương diện lâm sàng, nhóm vi khuẩn lao gây bệnh cho người được chia
làm 2 loại: vi khuẩn lao điển hình Mycobacterium tuberculosis và vi khuẩn lao
không điển hình (non-tuberculous mycobacteria), có thể có tên khác bao gồm
MOTT (mycobacteria other than tubercle) và mycobacteria trong môi trường. Nếu
xét về hình thái học, đặc điểm lâm sàng, dấu hiệu X-quang, dấu hiệu mô học thì
2 nhóm này không có gì khác nhau rõ rệt. Tuy nhiên, hai nhóm vi khuẩn lao
này lại khác nhau đáng kể khi đề cập về tình trạng nhiễm trùng, sinh hoá, sinh
học phân tử, sự nhạy cảm với thuốc điều trị lao, khả năng gây bệnh, đáp ứng điều
trị hiệu quả của điều trị dự phòng.
~ 10 ~
………………………………………………………………………………………………….
Hiện nay, chủng vi khuẩn lao được các nhà di truyền học phân loại như sau: [the
Comprehensive Microbial Resource webpage -
scripts/CMR/CmrHomePage.cgi ]
Giới Vi khuẩn
Ngành Actinobacteria
Lớp Actinobacteridae
Bộ Actinomycetales
Họ Corynebacterineae
Chi Mycobacteriaceae
Loài Mycobacterium tuberculosis
1.1.3.2. Các đặc điểm sinh học cơ bản của mycobacteria (20)
Mycobacteria thuộc nhóm vi khuẩn Gram dương, mặc dù chúng nhuộm màu yếu
vì cấu trúc thành tế bào đặc biệt. Chúng hiếu khí, không sinh bào tử và không di
động. Mycobacteria không có plasmid, nhiều mycobacteriophage đã được phân
lập.
M.tb là trực khuẩn dài 3-5 μm, ngang 0,3-0,5 μm, không có lông mao, hai đầu
tròn, có tính chất kháng cồn kháng toan. Trên tiêu bản nhuộm bằng phương
pháp Ziehl-Neelsen, các AFB bắt màu đỏ fuchsin, phân bố thành cụm hoặc
đứng riêng rẽ (hình 1.2 A,B,C).
Không chỉ như các vi khuẩn khác có peptidoglycan ở vách tế bào, vách vi khuẩn
kháng cồn kháng toan Mycobacterium chứa nhiều glycolipid, đặc biệt là các
mycolic acid. Phía ngoài màng sinh chất, vách M.tb gồm lớp peptidoglycan
gắn với arabinogalactan (D-arabinose và D-galactose) và kết hợp với các mycolic
acid. Lớp arabinogalactan/mycolic acid nằm dưới lớp polypeptide và các mycolic
acid gồm lipid tự do, các glycolipid, và các peptidoglycolipid. Các glycolipid
gồm lipoarabinomannan (LAM) và phosphatidyinositol mannoside (PIM)
(hình 1.2 D). Các peptidoglycan, mycolic acid và glycolipid ngăn cản hoá chất
thấm qua vách, vì vậy làm cho vi sinh vật sinh sản chậm và dễ kháng thuốc, khó
bị thực bào tiêu diệt hơn các vi khuẩn khác.
~ 11 ~
………………………………………………………………………………………………….
Hình 1.2: A. nhuộm Ziehl-Neelse,trực khuẩn M.tb đỏ B. nhuộm
auramine,trực khuẩn M.tb vàng-cam C. M.tb qua kính hiển vi điện tử D. Lớp vỏ
của vi khuẩn kháng cồn kháng toan
Phân tử mycolic acid và phân đoạn peptidoglycan gắn với các thụ thể đặc hiệu
trên bề mặt đại thực bào vật chủ, làm cho đại thực bào tiết ra các cytokine như
tumor necrosis factor-alpha (TNF-α) gây phản ứng viêm tiêu diệt M.tb.
Điều kiện sống của vi khuẩn lao (20)
Ở điều kiện bình thường vi khuẩn lao sinh sản chậm (trung bình 20-24
giờ/chu kì). Vi khuẩn nằm ở vùng tổn thương có khi hàng tháng không bị chết,
khi gặp điều kiện thuận lợi chúng lại phát triển. Cách sinh sản của vi khuẩn
thông thường là phân đôi tế bào, nhưng M.tb có thể sinh sản theo kiểu bào tử
giống như nấm.
Trong không khí, khi không có các yếu tố bất lợi, vi khuẩn có thể tồn tại 3-4
tháng. Trong phòng thí nghiệm vi khuẩn có thể được bảo quản trong nhiều năm ở
-70oC. Dưới ánh nắng mặt trời vi khuẩn chết sau 1,5 giờ. Khi chiếu tia cực tím
chúng chỉ tồn tại được 2-3 phút. Ở 42oC, vi khuẩn ngừng phát triển và chết sau 10
phút ở 80oC. Đàm của bệnh nhân lao sau 3 tháng trong phòng tối, ẩm vẫn còn vi
~ 12 ~
………………………………………………………………………………………………….
khuẩn tồn tại và giữ được độc lực, đun sôi đàm trong 5 phút M.tb chết, với cồn
90oC vi khuẩn tồn tại được 3 phút, trong acid phenic 5% vi khuẩn chết ngay sau 1
phút.
Để vi khuẩn lao có thể phát triển thuận lợi, trong điều kiện phòng thí nghiệm, môi
trường nuôi cấy phải giàu chất dinh dưỡng như môi trường Lowenstein-Jensen.
Bên cạnh đó, M.tb phát triển tốt nhất ở môi trường có pH 6,2-7,2, chúng cũng có
thể phát triển được trong môi trường pH acid 5,5, kiềm 8,0. Vi khuẩn lao có thể
phát triển ở 29-42oC (thuận lợi nhất là 37-38oC). Sau khi nuôi cấy 4-6 tuần trong
môi trường LJ có thể quan sát được khuẩn lạc.
Cơ chế M.tb xâm nhập và gây bệnh (18)
Vi khuẩn lao tồn tại trong các hạt khí dung nhỏ lơ lửng ngoài không khí. Khi
được hít vào, vi khuẩn sẽ đi vào phổi, đến phế nang. Tại đây, vi khuẩn sẽ nhân
lên hoặc bị ức chế tuỳ thuộc vào tình trạng hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Trong vòng 2-10 tuần, các đại thực bào được hoạt hoá, bao quanh vi khuẩn tạo
nên lớp vỏ cứng giúp kềm hãm và kiểm soát vi khuẩn (giai đoạn lao nhiễm).
Nếu hệ thống miễn dịch của cơ thể không thể kiểm soát được vi khuẩn, vi
khuẩn sẽ nhân lên nhanh chóng và có thể theo đường máu và đường bạch huyết
tấn công vào các bộ phận khác nhau như phổi, thận, não, xương (giai đoạn lao
bệnh).
Trong lao màng não, trực khuẩn lao theo đường máu đến màng não. Sau giai
đoạn tiềm tàng, yên lặng trong nhiều tuần, nhiều tháng hoặc nhiều năm, trực
khuẩn lao phát triển thành các hạt lao, củ lao. Khi có kích thích như kích thích
do chấn thương, tình trạng miễn dịch thay đổi, trực khuẩn lao và các kháng
nguyên chứa trong các củ lao được giải phóng vào các khoang màng não gây
bệnh.
Các yếu tố của M.tb độc tính đối với vật chủ (18)
Mycobacterium tuberculosis không có các độc tố thường thấy như ở các vi
khuẩn khác như chất độc, vỏ ngoài (capsules fimbriae). Tuy nhiên, nhiều đặc
điểm về cấu trúc, sinh lý của loại vi khuẩn này biểu hiện độc tính vi khuẩn và khả
~ 13 ~
………………………………………………………………………………………………….
năng sinh bệnh lao.
M.tb có cơ chế đặc biệt để tấn công vào tế bào. Trực khuẩn lao có thể gắn
trực tiếp vào thụ thể mannose trên đại thực bào nhờ glycolipid đã được
mannose hoá trên vách (cell wall-associated mannosylated glycolipid), LAM
(lipoarabinomannan), hay gắn gián tiếp nhờ thụ thể bổ thể, thụ thể Fc. Thông
thường khi vật lạ bị đại thực bào bắt giữ sẽ bị cơ chế thực bào qua trung gian
chất oxy hoá tiêu diệt. M.tb biến đổi cơ chế gây độc này, ngăn cản sự kết hợp
phagosome với lysosome. Vách Mycobacterium có loại mycolic acid là lipid
chuyên biệt nhánh alpha, những phân tử kị nước mạnh, hình thành lớp vỏ lipid
bao quanh vi sinh vật , ảnh hưởng đến khả năng thấm vật chất qua bề mặt tế
bào. Cho đến nay người ta cho rằng mycolic acid là nhân tố chính quyết định
độc tính của M.tb, có thể nhờ đó mycobacteria tránh được các protein tích
điện dương, lysozyme và các gốc tự do trong các hốc thực bào, giúp
mycobacteria ngoại bào thoát khỏi sự tấn công của các bổ thể trong huyết thanh.
Một trong những sản phẩm liên kết mycolic acid với các chất lipid phức tạp là
cord factor - yếu tố gây độc đối với tế bào động vật hữu nhũ. Chủng M.tb
độc tính sinh ra rất nhiều nhân tố thừng này (Cord factor).
Yếu tố quyết định khả năng M.tb lây truyền (18)
Về mặt dịch tễ học, những bệnh nhân lao phổi khác nhau thì khả năng lây
bệnh cho người khác cũng khác nhau, tùy thuộc vào
- số lượng vi sinh vật thoát ra ngoài môi trường
- mật độ vi sinh vật trong không khí
- thời gian vật chủ phơi nhiễm không khí đã bị ô nhiễm
- tình trạng miễn dịch của từng cá thể như ở bệnh nhân nhiễm HIV và
những bệnh nhân rối loạn miễn dịch qua trung gian tế bào thì bệnh càng
trầm trọng khi bị nhiễm M.tb. Tuy vậy khả năng lan truyền bệnh của những
bệnh nhân này không cao.
Những lợi điểm giúp M.tb gây bệnh rất phức tạp và chưa được hiểu đầy đủ.
Các bằng chứng thực nghiệm cho thấy các chủng vi khuẩn có độc tính khác
~ 14 ~
………………………………………………………………………………………………….
nhau, đột biến trên những gen nhất định đã ảnh hưởng đến độc tính của vi
khuẩn. Người ta vẫn chưa biết liệu có những chủng nào dễ gây bệnh đối với hệ
thống thần kinh trung ương hay không. Arvanitakis và cộng sự (6) nghiên cứu
kết quả RFLP của một nhóm bệnh nhân lao ở hệ thống thần kinh trung ương,
trong đó lao màng não chiếm đa số do một chủng gây bệnh chiếm ưu thế, tuy
nhiên cơ chế vi khuẩn lao gây bệnh ở hệ thần kinh vẫn chưa được hiểu rõ.
Đồng nhiễm lao và HIV (Human Immunodeficiency Virus)
Tỷ lệ bệnh nhân nhiễm HIV đang ngày càng gia tăng, đến năm 1996 đã có
khoảng 1,5 triệu người chết mỗi năm vì HIV trên toàn cầu, đến năm 1999 đã có
khoảng 30 triệu người nhiễm. Bên cạnh đó, theo UNAIDS, tại TPHCM, những
người nhiễm lao ngày càng có khuynh hướng nhiễm HIV, trong năm 1997 số
bệnh nhân lao nhiễm HIV là 0,9%, nhưng đến năm 2002, tỷ lệ này tăng đến
9,4%. Tỷ lệ chữa trị khỏi cho những trường hợp này khoảng 50%, tỷ lệ tử vong
cao hơn 30%. HIV và lao, hai tác nhân truyền nhiễm này tương tác với nhau
dẫn đến những kết quả đáng quan tâm về mặt sinh bệnh học, lâm sàng và dịch
tễ.
Cơ thể vật chủ đáp ứng với M.tuberculosis hữu hiệu nhờ miễn dịch qua trung
gian tế bào, nhưng cũng chính loại đáp ứng miễn dịch này bị HIV làm biến đổi
nhiều nhất vì tế bào chủ của HIV là tế bào CD4 và đại thực bào. Khả năng cơ
thể phản ứng kháng sự tiến triển lao trong giai đoạn sơ nhiễm hay sự tái hoạt
động của vi khuẩn nhiễm tiềm tàng tương xứng với mức độ ức chế miễn dịch liên
quan đến nhiễm HIV. Khi bệnh nhân đồng nhiễm HIV-1 tiến trình M.tb xâm
nhiễm cũng bị biến đổi. Bệnh nhân nhiễm HIV-1 tăng nguy cơ nhiễm M.tb từ
bên ngoài gấp 20 lần, khả năng M.tb tiềm tàng trỗi dậy tăng cao, dễ mắc lao
ngoài phổi (24).
Vi khuẩn lao và virus HIV có tác dụng tăng cường khả năng xâm nhiễm lẫn
nhau. HIV thúc đẩy sự phân chia và phát triển của M.tuberculosis trong cơ thể
vật chủ và ngược lại, có những bằng chứng cho thấy M.tuberculosis giúp HIV
nhân bản nhanh in vivo và in vitro (11).
~ 15 ~
………………………………………………………………………………………………….
1.1.4. Bộ gene vi khuẩn lao (10)
Hình 1.3: Chromosome của M.tuberculosis H37Rv.
Vòng tròn ngoài cùng biểu hiện thang cho M.tb, 0 – nơi bắt đầu sao chép. Vòng
tròn đầu tiên tính từ ngoài vào cho thấy vị trí gene RNA ổn định, trình tự DR đại
diện bằng hình khối hồng. Vòng tròn thứ 2 bên trong chỉ trình tự mã hoá (theo
chiều kim đồng hồ - xanh lá đậm, ngược chiều kim đồng hồ - xanh lá nhạt). Vòng
tròn thứ 3 minh họa trình tự DNA lặp (trình tự chèn – cam, họ 13E12 REP –
hồng đậm, prophage – xanh dương), vòng tròn thứ 4 chỉ vị trí họ PPE (xanh
lá), vòng tròn thứ 5 chỉ họ PE (tím, ngoại trừ PGRS), và vòng tròn thứ 6 chỉ vị
trí trình tự PGRS (đỏ sậm). Biểu đồ tròn khu vực trung tâm biểu hiện lượng GC,
màu vàng chỉ ít hơn 65% GC, khu vực màu đỏ là GC cao hơn 65%.
1.1.4.1. Cấu trúc bộ gene vi khuẩn lao
Từ năm 1998, nhờ Cole và cộng sự (10), toàn bộ trình tự của Mycobacterium
tuberculosis chủng H37Rv đã được giải mã và phân tích, cung cấp những kiến
thức sinh học về loài vi khuẩn sinh sản chậm này, mở ra những khái niệm mới
trong can thiệp phòng và điều trị bệnh. Toàn bộ bộ gene gồm 4 411 529 bp chứa
khoảng 4000 gen, với tỷ lệ GC cao khoảng 65%. Điểm khác cơ bản trong bộ gene
~ 16 ~
………………………………………………………………………………………………….
giữa M.tuberculosis với những vi sinh vật khác là phần lớn các gene mã hoá
những enzyme có liên quan đến việc tổng hợp và phân giải lipid, có 2 họ protein
mới (PE và PPE) giàu glycine với cấu trúc lặp lại.
M.tuberculosis thường kháng ngẫu nhiên với nhiều thuốc làm cho việ