Trong bài viết này, nhóm tác giả trình bày về kinh nghiệm
điều hành lãi suất của một số quốc gia điển hình, là ngân
hàng trung ương (NHTW) các quốc gia có cơ chế điều hành
lãi suất tiên tiến nhất trên thế giới, hoặc có quan hệ thương
mại chính với Việt Nam, hoặc trong cùng khu vực châu Á
hoặc ASEAN có điều kiện địa lý hoặc chính trị tương đồng.
Bài viết tập trung phân tích cơ chế lãi suất đặt trong khuôn
khổ chung của chính sách tiền tệ (CSTT), được phân loại
dựa trên mục tiêu của CSTT theo định nghĩa của Quĩ Tiền tệ
Quốc tế (IMF) năm 2016. Cụ thể, cơ chế lãi suất của NHTW
các quốc gia Singapore, Trung Quốc, Thái Lan, Philippines,
Hàn Quốc, Thụy Điển và Mỹ trong khuôn khổ CSTT dựa vào
neo tỷ giá, tổng cung tiền mục tiêu, lạm phát mục tiêu hoặc
đa mục tiêu, tùy theo điều kiện phát triển để đảm bảo tối
ưu hóa được các mục đích trong bộ ba tam giác bất khả thi
(lãi suất, tỷ giá, và dòng vốn) tại NHTW các nước này. Kinh
nghiệm của các NHTW những nước này sẽ là bài học giá trị
để Việt Nam thao khảo, vận dụng trong xây dựng, điều hành
CSTT quốc gia
8 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 550 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng quan về cơ chế điều hành lãi suất tại một số quốc gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
71
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 186- Tháng 11. 2017
Tổng quan về cơ chế điều hành lãi suất
tại một số quốc gia
THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
Bùi Quốc Dũng
Phạm Vũ Thăng Long
Ngày nhận: 01/11/2017 Ngày nhận bản sửa: 03/11/2017 Ngày duyệt đăng: 10/11/2017
Trong bài viết này, nhóm tác giả trình bày về kinh nghiệm
điều hành lãi suất của một số quốc gia điển hình, là ngân
hàng trung ương (NHTW) các quốc gia có cơ chế điều hành
lãi suất tiên tiến nhất trên thế giới, hoặc có quan hệ thương
mại chính với Việt Nam, hoặc trong cùng khu vực châu Á
hoặc ASEAN có điều kiện địa lý hoặc chính trị tương đồng.
Bài viết tập trung phân tích cơ chế lãi suất đặt trong khuôn
khổ chung của chính sách tiền tệ (CSTT), được phân loại
dựa trên mục tiêu của CSTT theo định nghĩa của Quĩ Tiền tệ
Quốc tế (IMF) năm 2016. Cụ thể, cơ chế lãi suất của NHTW
các quốc gia Singapore, Trung Quốc, Thái Lan, Philippines,
Hàn Quốc, Thụy Điển và Mỹ trong khuôn khổ CSTT dựa vào
neo tỷ giá, tổng cung tiền mục tiêu, lạm phát mục tiêu hoặc
đa mục tiêu, tùy theo điều kiện phát triển để đảm bảo tối
ưu hóa được các mục đích trong bộ ba tam giác bất khả thi
(lãi suất, tỷ giá, và dòng vốn) tại NHTW các nước này. Kinh
nghiệm của các NHTW những nước này sẽ là bài học giá trị
để Việt Nam thao khảo, vận dụng trong xây dựng, điều hành
CSTT quốc gia.
Từ khóa: Cơ chế điều hành lãi suất, cơ chế truyền dẫn chính
sách tiền tệ
1. Giới thiệu
rong khung khổ
CSTT, NHTW sử
dụng các công cụ
CSTT (phương tiện thanh
khoản, nghiệp vụ thị trường
mở, tỷ lệ dự trữ bắt buộc) để
đạt được mục tiêu hoạt động,
từ đó hướng tới mục tiêu trung
gian và cuối cùng là mục tiêu
của CSTT là ổn định giá cả
(lạm phát), tăng trưởng GDP.
Cụ thể, từ mục tiêu trung gian
(bao gồm ba loại hình chính
theo phân loại của IMF là mục
tiêu tỷ giá, mục tiêu tiền tệ và
mục tiêu lạm phát), NHTW sẽ
thiết lập mục tiêu hoạt động
của CSTT, tương ứng với
mục tiêu trung gian, thường
là thông qua những công cụ/
biến số CSTT mà NHTW có
thể tác động mạnh và tức thì
để nhằm qua đó đạt được mục
tiêu trung gian. Mục tiêu hoạt
động được chia làm hai loại
chính, mục tiêu dựa vào giá
(thông qua công cụ lãi suất
qua đêm và ngắn hạn khác),
mục tiêu dựa vào khối lượng
tiền tệ. Theo Andrea (2001),
mục tiêu hoạt động dựa vào
giá (thông qua lãi suất ngắn
hạn) có thể được sử dụng cho
bất cứ mục tiêu trung gian
nào, tuy nhiên, mục tiêu hoạt
động dựa trên khối lượng chỉ
phù hợp cho mục tiêu trung
gian là tiền tệ, và trong một
số trường hợp, là mục tiêu tỷ
giá. Nghiên cứu của Ho (2008)
THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
72 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 186- Tháng 11. 2017
cho 17 NHTW các quốc gia
được cho là có tính đại diện
cao (bao gồm các nước phát
triển, mới nổi, đang phát triển
và trải đều ở các châu lục) cho
thấy trừ các nước có độ mở
kinh tế rất lớn, không kiểm
soát dòng vốn (Hong Kong,
Macao, Singapore) và áp dụng
CSTT theo mục tiêu tỷ giá (do
đó không thể áp đặt các mục
tiêu lãi suất một cách độc lập),
thì ở các nước còn lại, bất kể
mục tiêu hoạt động là gì, đều
sử dụng mục tiêu hoạt động
dựa vào giá (lãi suất). Ngay cả
Trung Quốc đang kết hợp cả
mục tiêu hoạt động theo giá
và lượng, thì các công cụ điều
hành lãi suất ngày càng trở
nên quan trọng.
2. Vai trò của việc lựa chọn
mục tiêu trung gian trong
việc quyết định mục tiêu
hoạt động của chính sách
tiền tệ
Dưới khung khổ tỷ giá mục
tiêu và tài khoản vốn mở (ví
dụ như Singapore), lãi suất
được điều chỉnh để duy trì
neo tỷ giá, hoặc khi NHTW
thực hiện chính sách can thiệp
không trung hòa (làm thay đổi
cung tiền).
Dưới khung khổ mục tiêu
tiền tệ, mục tiêu hoạt động
dựa theo khối lượng tiền tệ là
lựa chọn phù hợp đối với các
quốc gia có thị trường tiền tệ
còn kém phát triển và NHTW
không có các công cụ lãi suất
mục tiêu, và trong trường hợp
lạm phát cao, sự liên kết giữa
tăng trưởng cung tiền và lạm
phát là gần và nhanh chóng
hơn. Do nguồn tạo tiền là
từ tăng trưởng tín dụng của
NHTW cho chính phủ hoặc
khu vực ngân hàng, việc kiểm
soát lạm phát yêu cầu giảm
tăng trưởng tiền cơ sở. Mục
tiêu hoạt động dựa vào giá (lãi
suất ngắn hạn) được lựa chọn
khi hệ số nhân tiền dao động
mạnh và làm suy yếu mối liên
hệ giữa tiền cơ sở và tổng
cung tiền.
Một số quốc gia khi chuyển
đổi từ cơ chế tỷ giá cố định
sang cơ chế tỷ giá linh hoạt
hơn, NHTW sử dụng đồng thời
khung khổ mục tiêu tỷ giá và
tiền tệ. Khi sự quan tâm của
CSTT là mục tiêu tỷ giá, mục
tiêu hoạt động phù hợp nhất
là lãi suất ngắn hạn; khi biên
độ tỷ giá được nới rộng và sự
quan tâm hướng về tổng cung
tiền, NHTW có thể cân nhắc
sử dụng khối lượng tiền tệ
mục tiêu. Tuy nhiên, nếu các
công cụ CSTT có thể kiểm
soát được lãi suất ngắn hạn và
thị trường tiền tệ phát triển, sẽ
không có lý do gì để NHTW
quay trở lại sử dụng mục tiêu
hoạt động dựa trên khối lượng.
Dưới khung khổ mục tiêu lạm
phát, mục tiêu hoạt động dựa
vào giá (lãi suất ngắn hạn) là
lựa chọn tối ưu.
3. Cơ chế điều hành lãi suất
tại một số quốc gia điển hình
3.1. Ngân hàng trung ương
Singapore (MAS)
Kể từ năm 1981, CSTT của
Singapore tập trung vào quản
lý tỷ giá. Mục tiêu hàng đầu
của CSTT của MAS là ổn định
giá cả, làm nền tảng cho tăng
trưởng bền vững. Theo MAS,
mục tiêu tỷ giá cho thấy là một
công cụ trung gian lý tưởng
của CSTT, trong bối cảnh một
nền kinh tế nhỏ và mở như
Singapore. Mục tiêu này có
thể được kiểm soát bằng cách
can thiệp trực tiếp vào thị
trường ngoại hối và có một
mối quan hệ ổn định và dự báo
được giữa mục tiêu tỷ giá với
ổn định giá cả (lạm phát), là
mục tiêu cuối cùng của CSTT
trong trung hạn.
Do MAS không kiểm soát mục
tiêu lãi suất, lãi suất cho vay
và tiền gửi đối với phương tiện
hỗ trợ thanh khoản (Standing
facility) của MAS được quyết
định bởi thị trường. Cụ thể, lãi
suất tham chiếu là lãi suất tiền
gửi trung bình của các thành
viên tạo lập thị trường chính
(primary dealers) trên thị
trường tiền tệ cho khoản tiền
gửi 500 triệu SGD qua đêm.
Để không khuyến khích các tổ
chức tài chính dựa vào phương
tiện hỗ trợ thanh khoản, lãi
suất cho vay của phương
tiện thanh khoản là lãi suất
trần, cao hơn 0,5% lãi tham
chiếu, trong khi đó lãi suất
tiền gửi hỗ trợ thanh khoản là
lãi suất sàn, thấp hơn 0,5%
lãi suất tham chiếu, nhưng
không thấp hơn 0%, tạo hành
lang lãi suất. Các giao dịch
vay bằng phương tiện thanh
khoản phải có tài sản đảm bảo,
thường là chứng khoán chính
phủ Singapore (Singapore
Government Securities).
Theo MAS, cơ chế điều hành
CSTT dựa vào tỷ giá đã chứng
tỏ là một công cụ kiềm chế
lạm phát hiệu quả cho nền
kinh tế Singapore. Trong vòng
vài chục năm kể từ khi áp
dụng khuôn khổ này, lạm phát
trong nước được duy trì ở mức
khá thấp, trung bình 1,9%/năm
THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
73Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 186- Tháng 11. 2017
cho giai đoạn 1981-2010. Do
kết quả của việc duy trì được
tỷ lệ lạm phát thấp trong thời
gian dài, kỳ vọng vào ổn định
giá cả ngày càng trở nên vững
chắc.
3.2. Ngân hàng Nhân dân
Trung Quốc (PBoC)
PBoC bắt đầu chức năng
NHTW năm 1984, và kể từ đó,
CSTT được sử dụng để cân
bằng cung cầu tiền tệ. Thời
điểm đó, kiểm soát tín dụng
trực tiếp thông qua các biện
pháp hành chính được sử dụng
để điều hành CSTT, ví dụ
kiểm soát tín dụng và tiền mặt
để kiểm soát và điều chỉnh nền
kinh tế, để ngăn ngừa lạm phát
và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Kể từ những năm 90, phương
pháp quản lý tài chính vĩ mô
đã bắt đầu thay đổi. Với việc
bỏ trần tín dụng vào tháng
1/1998, và sự mở rộng hoạt
động thị trường mở, CSTT
cũng chuyển từ kiểm soát tín
dụng trực tiếp, thiên về hành
chính, sang các biện pháp
gián tiếp, dựa trên thị trường.
Trong giai đoạn chuyển đổi
này, các mục tiêu trung gian
và hoạt động cũng chuyển
sang cung tiền (mục tiêu
trung gian) và tiền cơ bản,
với sự phối hợp của các công
cụ CSTT như nghiệp vụ thị
trường mở, yêu cầu về dự trữ
bắt buộc, lãi suất tái chiết khấu
và cho vay, lãi suất cơ bản của
NHTW. Đồng thời cùng với
sự phát triển của thị trường
tiền tệ, cơ chế truyền dẫn từ
“NHTW sang thị trường tiền
tệ, tổ chức tài chính, doanh
nghiệp (cá nhân)” dần được
định hình, và nhiều tiến bộ đã
đạt được trong việc phát triển
cơ chế truyền tải gián tiếp, sử
dụng các công cụ tiền tệ để
ảnh hưởng mục tiêu hoạt động,
từ đó ảnh hưởng các mục tiêu
trung gian và cuối cùng là đạt
được mục tiêu cuối cùng- ổn
định giá trị đồng tiền và thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế. Kết
quả là, hệ thống quản lý CSTT
được cải thiện.
Các CSTT kể từ những năm
90 đến nay của PBOC có thể
xem là sự kết hợp các công
cụ điều hành theo khối lượng
(quantity-based) và theo giá
(price-based). Các công cụ
chính sách chính mà thị trường
theo dõi bao gồm tỷ lệ dự trữ
bắt buộc (RRR), lãi suất cho
vay và tiền gửi, các công cụ
trên thị trường mở (OMO), và
chỉ tiêu cho vay (loan quotas),
cũng như các công cụ khác ít
được theo dõi hơn bao gồm
can thiệp trên thị trường ngoại
hối, và các biện pháp hành
chính khác
Cũng như các NHTW khác,
PBoC thay đổi lãi suất mục
tiêu, nhưng không giống các
NHTW ở các nước phát triển
chỉ quản lý lãi suất ngắn hạn
của đường cong lãi suất (ví dụ
như lãi suất Fed fund rates),
PBoC có xu hướng kiểm soát
hầu hết các kỳ hạn lãi suất và
loại lãi suất (cả cho vay và
huy động). Sự kiểm soát hoàn
toàn này được nới lỏng khi
sàn lãi suất cho vay được gỡ
bỏ vào tháng 7/2013. Trước
đó, vào tháng 10/2004, PBoC
đã bỏ trần lãi suất cho vay
và sàn lãi suất huy động. Lãi
suất huy động là khâu trọng
yếu nhất của cơ chế lãi suất,
do vậy tự do hóa lãi suất huy
động sẽ được thực hiện cuối
cùng khi điều kiện chín muồi
để giảm thiểu rủi ro, tháng
10/2015 trần lãi suất huy động
là sự hạn chế cuối cùng cũng
đã được dỡ bỏ, tạo điều kiện
cho việc hình thành một hành
lang lãi suất, là cốt lõi cho
việc định hình một khuôn khổ
CSTT mới tại PBoC. Việc
chính thức hình thành được
hành lang lãi suất sẽ hoàn tất
quá trình PBoC chuyển đổi
khuôn khổ CSTT từ dựa theo
khối lượng sang theo giá (lãi
suất).
Mặc dù vậy, Trung quốc vẫn
tiếp tục thiếu vắng lãi suất
chuẩn trong giai đoạn đầu
của tự do hóa lãi suất, chưa
thiết lập được đường cong lãi
suất đáng tin cậy để làm tham
chiếu cho thanh khoản, rủi ro
và lãi suất. Việc thiếu vắng
lãi suất chuẩn sẽ làm cho sự
hình thành của cơ chế truyền
dẫn lãi suất trở nên khó khăn
(cơ chế truyền dẫn hiệu quả
về cơ bản sẽ gồm các bước
sau: lãi suất tham chiếu của
PBOC sẽ ảnh hưởng đến lãi
suất trên thị trường liên ngân
hàng, làm thay đổi lãi suất
cho vay trên thị trường tín
dụng bán lẻ, và cuối cùng ảnh
hưởng tới nền kinh tế thực).
Cuối cùng là vấn đề với việc
PBoC phải thực hiện đa mục
tiêu, thay vì chỉ tập trung vào
mục tiêu duy nhất là lạm phát
hoặc có nhiệm vụ rõ ràng là
bình ổn giá cả và tối ưu hóa
tỷ lệ việc làm. PBoC có sáu
(06) mục tiêu: lạm phát thấp,
tăng trưởng kinh tế hợp lý, tạo
việc làm, cán cân thanh toán
cân bằng, ổn định tài chính và
cải tổ cấu trúc. Do đó, phương
pháp tiếp cận của PBoC phải
dựa trên mức độ cấp bách và
THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
74 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 186- Tháng 11. 2017
quan trọng của từng mục tiêu
để điều chỉnh chính sách cho
phù hợp.
3.3. Ngân hàng trung ương
Thái Lan (BOT)
BOT đã công bố áp dụng
khuôn khổ lạm phát mục tiêu
vào tháng 5/2000, với mục tiêu
chính là ổn định giá cả. Kèm
theo đó là yêu cầu về sự cải
tổ thể chế để khuôn khổ lạm
phát mục tiêu có thể hoạt động
thành công, BOT nhìn nhận
rằng lạm phát mục tiêu sẽ giúp
tái thiết sự tin tưởng và độ tin
cậy của NHTW và CSTT.
Sau khi Hội đồng CSTT
(Monetary Policy Board-
MPB) đưa ra mục tiêu lạm
phát, BOT điều chỉnh lãi suất
chính sách để đạt được mục
tiêu này bởi các công cụ trên
thị trường mở. Lãi suất chính
sách thay đổi sẽ ảnh hưởng
toàn bộ nền kinh tế thông qua
05 kênh truyền dẫn chính, bao
gồm kênh lãi suất, tài sản, tín
dụng, tỷ giá và kênh kỳ vọng,
nhằm giữ lạm phát ở mức mục
tiêu.
Trong khuôn khổ lạm phát
mục tiêu, BOT sử dụng lãi
suất của hợp đồng Repo song
phương (bilateral repurchase
agreement- BRP) kỳ hạn 14
ngày là lãi suất chính sách
giai đoạn 2000- 2006, kể từ
năm 2007, BOT đã chuyển
sang sử dụng kỳ hạn 01 ngày
(qua đêm) là lãi suất chính
sách. Sự thay đổi này nhằm
giúp lãi suất chính sách có thể
phản ánh tốt hơn sự quản lý
thanh khoản kỳ hạn ngắn của
các tổ chức tài chính trong
thị trường tiền tệ và cho phép
lãi suất ngắn hạn có thể dịch
chuyển cùng với kỳ vọng của
thị trường. MPB đưa dấu hiệu
thay đổi CSTT bằng cách đưa
ra thông báo về việc thay đổi
lãi suất chính sách trên OMO.
Với việc lạm phát kỳ vọng
trong năm 2017 và 2018 được
dự báo ở mức thấp (lần lượt là
0,8% và 1,6%), MPB đã biểu
quyết để duy trì lãi suất chính
sách ở mức 1,5% nhằm tiếp
tục thực hiện CSTT nới lỏng
để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế,
đưa lạm phát về mức mục tiêu.
BOT sử dụng nhiều công cụ
CSTT để thực hiện quyết định
về lãi suất của MPB, chủ yếu
bao gồm: yêu cầu dự trữ bắt
buộc, nghiệp vụ thị trường mở,
và phương tiện hỗ trợ thanh
khoản (standing facilities),
trong đó nghiệp vụ thị trường
mở là công cụ cơ bản được sử
dụng để duy trì lãi suất chính
sách. BOT có 4 loại OMO:
hợp đồng mua bán lại (repo)
song phương (BRP- là công cụ
xác định lãi suất chính sách),
phát hành trái phiếu/ tín phiếu
BOT, hoán đổi tỷ giá, và mua
đứt bán đoạn chứng khoán nợ
(outright purchase/sale of debt
securities).
Lãi suất của phương tiện hỗ
trợ thanh khoản qua đêm
được duy trì ở biên độ ±0,5%/
năm quanh lãi suất chính sách
(lending facility- lãi suất cho
vay qua đêm là lãi suất trần-
cap, deposit facility- lãi suất
tiền gửi qua đêm là lãi suất
sàn- floor). Việc áp mức lãi
suất trần- sàn cho các phương
tiện hỗ trợ thanh khoản này
được thiết kế để đảm bảo
hành lang lãi suất đủ rộng để
khuyến khích các thành viên
thị trường tự điều chỉnh thanh
khoản trên thị trường liên ngân
hàng (giữa các thành viên),
đồng thời đủ hẹp để lãi suất thị
trường sẽ dao động trong một
khoảng chấp nhận được.
Tóm lại, trong lịch sử phát
triển của BOT, họ đã không
ngừng cải tổ các cơ chế cũng
như công cụ truyền dẫn CSTT
tương ứng, từ việc neo đồng
THB trước năm 1997, đến việc
thả nổi đồng THB sau năm
1997 và áp dụng CSTT theo
cung tiền mục tiêu (điều khiển
theo lượng) và cuối cùng là
áp dụng lạm phát mục tiêu kể
từ 2000 đến nay, ngay cả khi
áp dụng lạm phát mục tiêu, họ
cũng không ngừng thay đổi
các công cụ CSTT cũng như
các chỉ tiêu về lạm phát, từ
lạm phát cơ bản cho đến lạm
phát toàn phần. Tương tự như
ở nhiều nước phát triển khác,
kênh truyền dẫn lãi suất vẫn
là kênh có nhiều tác động nhất
đến nền kinh tế thực qua các
chỉ số lạm phát và sản lượng,
và kênh giá tài sản đang ngày
càng trở nên quan trọng hơn.
3.4. Ngân hàng trung ương
Philippines (BSP)
Sau cuộc khủng hoảng tài
chính châu Á năm 1997, khung
khổ điều hành CSTT của một
số nước chuyển từ khung khổ
mục tiêu tiền tệ sang khung
khổ lạm phát mục tiêu để nâng
cao hiệu lực điều hành CSTT
và phù hợp với điều kiện thực
tế trong và ngoài nước thay
đổi. Từ tháng 1/2002, CSTT
của Philippines được điều
hành theo khung khổ lạm phát
mục tiêu, theo đó, mục tiêu
CSTT của BSP là “thúc đẩy sự
ổn định về giá để tăng trưởng
kinh tế cân bằng và bền vững”.
THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
75Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 186- Tháng 11. 2017
Để đạt được mức lạm phát
mục tiêu, BSP sử dụng một
bộ công cụ CSTT để điều
hành CSTT. Lãi suất mua lại
nghịch đảo (RRP) hay lãi suất
đi vay là công cụ CSTT quan
trọng hàng đầu của BSP. Dù
chuyển sang khung khổ lạm
phát mục tiêu với công cụ điều
hành chủ yếu là hành lang lãi
suất nhưng BSP vẫn tiếp tục
sử dụng một số công cụ CSTT
khác bao gồm: Cơ chế đấu giá
tiền gửi có kỳ hạn (TDF); Cho
vay qua đêm (OLF) và tiền gửi
qua đêm (ODF); Dự trữ bắt
buộc; Mua/bán chứng khoán
của chính phủ do BSP nắm
giữ.
Ngày 3/6/2016, BSP đã chính
thức thông qua khung khổ
điều hành CSTT là hệ thống
hành lang lãi suất là để định
hướng các lãi suất thị trường
ngắn hạn theo lãi suất mua
lại nghịch đảo qua đêm (lãi
suất chính sách) của BSP. Lãi
suất trần là cho vay qua đêm
(hiện là 3,5%/năm), lãi suất
sàn là lãi suất tiền gửi qua đêm
(2,5%/năm) và lãi suất trung
tâm là lãi suất cho vay nghịch
đảo qua đêm (3%/năm).
Khi triển vọng lạm phát có
khả năng vượt lạm phát mục
tiêu, BSP tăng lãi suất RRP
khiến lãi suất thị trường tăng
để hạn chế tiêu dùng và đầu
tư, từ đó tác động giảm tổng
cầu và giảm lạm phát. Ngược
lại, khi triển vọng lạm phát
thấp hơn hoặc trong phạm vi
lạm phát mục tiêu, BSP giảm
lãi suất RRP, dẫn đến lãi suất
thị trường giảm nhằm khuyến
khích tiêu dùng và đầu tư, từ
đó tác động tăng tổng cầu và
tăng lạm phát.
3.5. Ngân hàng trung ương
Hàn Quốc (BOK)
Trước khủng hoảng tiền tệ
năm 1997, mục tiêu trung gian
của CSTT của BOK là tổng
cung tiền theo M1 hoặc M2.
Sau khủng hoảng tiền tệ, Hàn
Quốc đã phải chấp nhận gói
giải cứu tài chính của IMF với
điều kiện về thay đổi CSTT,
theo đó, BOK đã áp dụng tổng
cung tiền theo M3. Đồng thời,
Hàn Quốc đã sửa Luật BOK
vào cuối năm 1997, áp dụng
chính sách lạm phát mục tiêu,
và công bố mục tiêu lạm phát.
Kể từ năm 2016, lạm phát
được đặt ở khoảng 2% với
biên độ dao động được phép là
±0,5%, thay vì neo theo một
con số cố định, tạo ra sự linh
hoạt. Sau nhiều lần điều chỉnh,
kể từ giai đoạn 2007 đến nay,
chỉ số lạm phát được sử dụng
là chỉ số giá tiêu dùng toàn
phần- headline CPI.
Lãi suất cơ bản (Base rate)
được BOK sử dụng làm lãi
suất chính sách tham chiếu,
áp dụng cho các giao dịch
trên OMO giữa BOK và các
tổ chức tài chính đối với các
hợp đồng Repo (repurchase
agreements) và các khoản tiền
gửi và cho vay điều chỉnh
thanh khoản của BOK (BOK’s
liquidity adjustment deposits
and loans). Lãi suất cơ bản là
lãi suất đối với các hợp đồng
Repo kỳ hạn 7 ngày mà BOK
bán cho (vay) các tổ chức tài
chính, và là lãi suất tối thiểu
mà BOK mua hợp đồng Repo
kỳ hạn 7 ngày. Theo đó, lãi
suất tiền gửi (lãi suất sàn) và
cho vay (lãi suất trần) điều
chỉnh thanh khoản của BOK
được đặt lần lượt ở mức 100
điểm cơ bản dưới và trên lãi
suất cơ bản. Đây là hai công
cụ chính của phương tiện hỗ
trợ thanh khoản (lending and
deposit facilities). Mức lãi
suất này khuyến khích các tổ
chức tài chính cho vay hoặc
huy động trên thị trường liên
ngân hàng trước khi tìm đến
BOK, giúp tạo ra một hành
lang lãi suất (interest rate
corridor), đồng thời tạo ra van
an toàn cho hệ thống (safety
valve).
Hội đồng CSTT của BOK
(Monetary Policy Board- MPB)
họp 08 lần trong 1 năm để
quyết định lãi suất cơ bản, dựa
trên các yếu tố về sự chuyển
động của giá cả, tình hình thị
trường tài chính và nền kinh tế
trong và ngoài nước cũng như
các yếu tố khác.
Lãi suất cơ bản có tác động tức
thì lên lãi suất qua đêm liên
ngân hàng (call rate), và điều
này dẫn tới sự thay đổi của lãi
suất ngắn và dài hạn, lãi suất
huy động và cho vay, do vậy
có tác động lên các hoạt động
của nền kinh tế thực.
BOK sử dụng hoạt động OMO
chủ yếu để điều chỉnh lãi suất
qua đêm liên ngân hàng, là
mục tiêu hoạt động của CSTT
của BOK. Cụ thể, hoạt động
OMO được sử dụng để điều
chỉnh thiếu hụt hoặc dư thừa
vốn tạm thời bởi các tổ chức
tài chính xung quanh “lãi suất
cơ bản”, th