Trong thời gian qua, tại Viện Khoa học Ứng dụng HUTECH thuộc Trường Đại học Công
nghệ TP.HCM (HUTECH) nói riêng và Việt Nam nói chung đã có nhiều nghiên cứu để tận
dụng các phế phẩm nông nghiệp như vỏ trấu, bã mía, mùn cưa, lõi ngô, bã giấy. để thay
thế xi măng, phụ gia. trong việc sản xuất vật liệu xây dựng. Các nghiên cứu cho thấy phế
phẩm công nông nghiệp có thể thay thế từ 10 - 40% xi măng trong việc sản xuất vữa và bê
tông. Với việc dùng phế phẩm công – nông nghiệp thay thế xi măng sẽ góp phần tận dụng
được phế phẩm, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, làm giảm giá thành của vật liệu.
Điều này cho thấy thị trường vật liệu xây dựng xanh rất triển vọng góp phần nâng cao tỷ lệ
tái chế và giảm ô nhiễm môi trường, hướng đến phát triển bền vững. Bài viết nhằm mục đích
tổng hợp các nghiên cứu thực hiện trước đó và đề xuất cho những định hướng nghiên cứu
giai đoạn mới.
7 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 10/06/2022 | Lượt xem: 361 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng quan về công nghệ tái chế phế phẩm công nông nghiệp làm vật liệu xây dựng và tiềm năng phát triển vật liệu xây dựng thân thiện môi trường tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
394
TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ TÁI CHẾ PHẾ PHẨM
CÔNG NÔNG NGHIỆP LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG
VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG
THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM
Nguyễn Thúy Hiền
Viện Khoa học Ứng dụng HUTECH, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
TÓM TẮT
Trong thời gian qua, tại Viện Khoa học Ứng dụng HUTECH thuộc Trường Đại học Công
nghệ TP.HCM (HUTECH) nói riêng và Việt Nam nói chung đã có nhiều nghiên cứu để tận
dụng các phế phẩm nông nghiệp như vỏ trấu, bã mía, mùn cưa, lõi ngô, bã giấy.... để thay
thế xi măng, phụ gia... trong việc sản xuất vật liệu xây dựng. Các nghiên cứu cho thấy phế
phẩm công nông nghiệp có thể thay thế từ 10 - 40% xi măng trong việc sản xuất vữa và bê
tông. Với việc dùng phế phẩm công – nông nghiệp thay thế xi măng sẽ góp phần tận dụng
được phế phẩm, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, làm giảm giá thành của vật liệu.
Điều này cho thấy thị trường vật liệu xây dựng xanh rất triển vọng góp phần nâng cao tỷ lệ
tái chế và giảm ô nhiễm môi trường, hướng đến phát triển bền vững. Bài viết nhằm mục đích
tổng hợp các nghiên cứu thực hiện trước đó và đề xuất cho những định hướng nghiên cứu
giai đoạn mới.
1 GIỚI THIỆU CHUNG
Phế phẩm nông nghiệp (agricultural scrap) là những dư lượng, đồ thừa hay nguyên liệu
dư thừa (residues) còn sót lại sau khi tiến hành các hoạt động nông nghiệp. Chúng bao
gồm: 1) Dư lượng cánh đồng (field residues) còn sót lại sau khi thu hoạch cánh đồng hay
vườn cây ăn trái. Những dư lượng này bao gồm thân cây, lá cây, gốc cây và vỏ hạt; 2) Dư
lượng quá trình (process residues) còn sót lại sau khi cây trồng (crop) được xử lý thành tài
nguyên có thể sử dụng. Những dư lượng này bao gồm vỏ trấu, hạt, bã mía, mật và rễ. Phế
phẩm công nghiệp là chất thải được tạo ra từ hoạt động công nghiệp, bao gồm bất kỳ vật
liệu nào trở nên vô dụng trong quá trình sản xuất tại các nhà máy, công nghiệp, luyện kim
và hoạt động khai thác. Các loại chất thải công nghiệp bao gồm bụi bẩn và sỏi, gạch và bê
tông, kim loại phế liệu, dầu, dung môi, hóa chất, gỗ phế liệu, thậm chí cả thực vật từ các
nhà hàng.
Hiện nay trữ lượng phế phẩm công nông nghiệp tại VN rất nhiều. Theo đánh giá của Cục
Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), lượng chất thải từ lúa chiếm tới 50% chất khô. Nghĩa là cứ 1 tấn
thóc thì lượng phụ phẩm từ lúa cũng tương đương 1 tấn, khoảng 10 -12 tấn phế phẩm/ha.
Sản xuất 1 tấn ngô thì lượng phụ phẩm là 1,2 tấn thân ngô, 1 ha đậu phộng phát thải 11 tấn
thân cây, 1ha sắn phát thải 7 tấn ngọn và lá. Như vậy với diện tích trồng trọt hiện tại, ước
tính lượng phụ phẩm trên cả nước trên 50 triệu tấn/năm.[4]
395
Kết quả các nghiên cứu cho thấy, lượng phế phẩm trồng trọt có giá trị dinh dưỡng cao (45 -
70% tổng chất dinh dưỡng tiêu hóa) và có khả năng cung cấp lớn lượng calo (1662 -
2549kcal/kg chất khô). Do vậy, nếu ứng dụng các công nghệ phù hợp thì phế phẩm trồng
trọt trở thành các sản phẩm có giá trị chăn nuôi, dinh dưỡng cho đất và bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, hiện nay mới chỉ khoảng hơn 10% phế phẩm trồng trọt được sử dụng làm chất
đốt tại chỗ như ở lò gạch, đun nấu, 5% là nhiên liệu công nghiệp, 3% làm thức ăn gia súc,
Còn hơn 80% chưa được sử dụng và thải trực tiếp ra môi trường hoặc đốt bỏ gây ô nhiễm
môi trường, tắc nghẽn dòng chảy.
2 CÁC NGHIÊN CỨU TÁI CHẾ PHẾ PHẨM NÔNG NGHIỆP LÀM VẬT LIỆU
XÂY DỰNG
Trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về tái chế phế phẩm nông
nghiệp làm vật liệu xây dựng. Trong đó, vỏ trấu, chất thải hữu cơ có thể xem như vật liệu tái
chế rất tiềm năng.
Bảng 1. Một số nghiên cứu về tái chế phế phẩm công nông nghiệp làm vật liệu xây dựng
STT Tên nghiên cứu Nhóm tác giả Kết quả đạt được
Năm
công
bố
1 Tái chế vỏ trấu
làm vật liệu xây
dựng [6]
Vempati, CHK bang
Texas Mỹ
Nhiệt độ để tinh luyện hạt
SiO2 có độ tinh khiết cao là
8000C
2 Nghiên cứu sản
xuất gạch bê tông
từ tro, xỉ [3]
Thạc Sỹ Nguyễn Văn
Hoan, Viện Vật Liệu
Xây Dựng, Bộ Xây
Dựng
Có thể sử dụng hỗn hợp
tro bay, xỉ đáy để sản xuất
gạch bê tông đáp ứng yêu
cầu tiêu chuẩn TCVN
6477:2016 với tỷ lệ 70%
tro bay, xỉ đáy
2019
3 Nghiên cứu chế
tạo mẫu vữa xây
dựng từ phối trộn
các mẫu phế
phẩm công nông
nghiệp [7]
Vũ Hải Yến, Vũ Thị
Bách
Có thể thay thế xi măng
bằng trấu, xơ dừa, phế thải
giấy với tỷ lệ 15%
2010
4 Nghiên cứu tiềm
năng sản xuất vật
liệu xây dựng từ
vỏ trấu thải trong
nông nghiệp [8]
Vũ Hải Yến, Nguyễn
Thị Chiều Dương,
Vương Mỹ Ngọc.
Tinh luyện SiO2 bằng
phương pháp nhiệt, hóa
học, sinh học. Sau đó phối
trộn với cát, nước để làm
vật liệu xây dựng. Kết quả
nhận được là các mẫu đạt
tiêu chuẩn từ M75 đến
M200.
2017
396
STT Tên nghiên cứu Nhóm tác giả Kết quả đạt được
Năm
công
bố
5 Ảnh hưởng của tro
trấu tới tính chất
ma sát và cường
độ của bê tông [5]
Trần Thu Hiền, Phan
Thanh Hải, Huỳnh
Quốc Minh Đức
Khi sử dụng tro trấu thay
thế xi măng, để đảm bảo
khả năng công tác của bê
tông mà không thay đổi
hàm lượng nước, cần sử
dụng thêm phụ gia hóa
dẻo.
2017
6 Nghiên cứu chế
tạo bê tông cường
độ cao sử dụng
cát mịn và phụ gia
khoáng hỗn hợp
từ xỉ lò cao hoạt
hóa và tro trấu [2]
ThS. Ngọ Văn Toản,
Viện KHCN Xây
dựng
Bê tông làm từ xỉ lò cao
phối hợp với tro trấu.
Cường độ nén của bê tông
sau 1 ngày, 3 ngày và 7
ngày đạt khoảng 45%,
74% và 85% cường độ nén
của bê tông ở tuổi 28 ngày
2014
7 Tái chế chất thải
rắn hữu cơ làm
gạch bền vững [1]
PGS Abbas
Mohajerani, kỹ sư
dân dụng tại Khoa Kỹ
thuật, Đại học RMIT
Sản xuất được gạch xây
dựng.
2019
(a) (b) (c)
Hình 1. Một số loại phế phẩm công – nông nghiệp: (a) Tro trấu, (b) Phế thải giấy, (c) Xơ dừa
3 TIỀM NĂNG CÁC NGUỒN CHẤT THẢI CÓ THỂ SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY
DỰNG THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG
Trong những năm gần đây ngành Vật liệu xây dựng ở nước ta phát triển mạnh, không chỉ
đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu đến nhiều nước và vùng lãnh
thổ trên thế giới. Theo dự thảo “Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ
2021 - 2030, định hướng đến năm 2030” do Viện Vật liệu xây dựng soạn thảo, nhu cầu một
số sản phẩm vật liệu xây dựng trong tương lai sẽ tăng đáng kể.
397
Bảng 2. Dự báo nhu cầu một số sản phẩm vật liệu xây dựng giai đoạn đến năm 2030
TT Sản phẩm ĐVT
Năm 2018
Năm 2025 Năm 2030
Tiêu thụ TCSTK
1 Xi măng Triệu tấn 95,9 97,66 106,8 123,9
2 Vật liệu xây Tỷ viên 26,0 28,0 34,57 41,59
3 Vật liệu lợp Triệu m2 527,2 - 775,7 880,7
4 Gạch gốm ốp lát Triệu m2 755,44 901,6 819,9 942,28
5 Sứ vệ sinh Triệu sp 16,0 23,25 21,96 31,69
6 Kinh xây dựng Triệu m2 185,00 207,9 210,5 225,1
7 Vôi Triệu Tấn 4,8 2,378* 6,44 7,75
8 Bê tông Triệu m2 32,5 50,0 207,33 258,25
Nguồn: TS. Thái Duy Sâm (Hội VLXD Việt Nam)
*Chỉ tính các cơ sở sản xuất quy mô công nghiệp
Để đáp ứng được nhu cầu vât liệu xây dựng trong thời gian tới, ngành vật liệu xây dựng cần
sử dụng một khối lượng lớn nguyên, nhiên liệu cho sản xuất. Do đó việc sử dụng các chất
thải, phế thải công nghiệp làm nguyên, nhiên liệu thay thế trong sản xuất vật liệu xây dựng
sẽ có ý nghĩa rất lớn về tiết kiệm tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường.
Bảng 3. Một số loại có tiềm năng sử dụng làm nguyên,
nhiên liệu thay thế trong sản xuất vật liệu xây dựng
STT
Loại phế
phẩm tiềm
năng
Sản lượng ước tính
1 Tro, xỉ nhiệt
điện
Nhiệt điện là một trong những ngành phát sinh chất thải lớn,
trung bình để sản xuất 1 kWh điện sẽ thải ra từ 0,9 - 1,5 kg tro,
xỉ. trong đó xỉ chiếm khoảng 25%, tro bay chiếm khoảng 75%. Dự
kiến đến năm 2030, với số lượng 43 nhà máy sẽ thải ra hơn 30
triệu tấn tro xỉ/năm.
2 Phế thải từ các
nhà máy nhiệt
điện đốt than
Tro bay có thể sử dụng: thay một phần đất sét trong phối liệu
nung clinker, gạch đất sét nung; làm phụ gia khoáng cho xi
măng, vữa xây dựng, bê tông; trong sản xuất vật liệu xây không
nung; vật liệu san lấp...
3 Thạch cao
FGD
Ở các nước thạch cao FGD đã được sử dụng trong sản xuất vật
liệu xây dựng từ hơn ba chục năm nay, với khối lượng sử dụng
hàng năm ở Mỹ là 7,5 triệu tấn, Đức, Pháp, Nhật, Hàn Quốc 2,0
triệu tấn mỗi nước.
4 Phế thải công
nghiệp luyện
Xỉ lò cao: năm 2020 khối lượng xỉ lò cao ở nước ta 5,4 triệu tấn,
dự kiến năm 2025 là 8,4 triệu tấn.
398
STT
Loại phế
phẩm tiềm
năng
Sản lượng ước tính
kim Xỉ thép: công nghiệp sản xuất thép của Việt Nam năm 2020 sẽ
cung cấp khoảng 3,0 triệu tấn xỉ/năm và nẳm 2025 con số này sẽ
là 4,8 triệu.
5 Phế thải công
nghiệp Dệt -
May, Da - Giày
Phế thải công nghiệp Dệt may: chủ yếu là vải vụn được thải ra
trong quá trình sản xuất, với tỷ lệ khoảng (3 ÷ 5)%; ước tính
lượng phế thải công nghiệp dệt may năm 2020 khoảng 3.000
tấn/tháng.
Phế thải công nghiệp Da giày: tỷ lệ khoảng (2 ÷ 4)%; lượng phế
thải công nghiệp da giày năm 2020 khoảng 1.200 tấn/tháng.
6 Phế thải công
nghiệp khai
thác than
Theo thống kê, để khai thác một tấn than mỏ lộ thiên phải bóc
thải (10 ÷ 12) m³ đất đá; bên cạnh đó trong quá trình sàng tuyển,
chế biến, phân loại còn thải ra khoảng (10 ÷ 20)% đá xít, trong đá
xít có chứa (5 ÷ 8)% than. Dự kiến năm 2030 con số này sẽ là 10
triệu tấn/năm.
7 Phế thải công
nghiệp hóa
chất phân bón
Lượng bùn thải thu được dự kiến đến năm 2025 khoảng 3,88
triệu tấn/năm; có thể xử lý để thu hồi thạch cao dùng làm phụ gia
điều chỉnh thời gian đông kết cho xi măng.
8 Phế thải công
nghiệp Gốm
Sứ
Năm 2015 tổng lượng thach cao huôn thải khoảng 33.122
tấn/năm, con số này ngày càng tăng theo sự phát triển của
ngành Gốm Sứ. Thạch cao khuôn thải có thể sử dụng làm phụ
gia điều chỉnh thời gian đông kết cho xi măng, nguyên liệu sản
xuất tấm thạch cao.
9 Phế thải từ
Nông nghiệp
Trong các phế thải ngành nông nghiệp có khả năng sử dụng
trong sản xuất vật liệu xây dựng có thể kể đến vỏ hạt điều, vỏ
trấu. Theo ước tính lượng vỏ thải ra khoảng 600.000 tấn/năm.
Vỏ trấu là lớp vỏ ngoài của hạt lúa, được tách ra trong quá trình
xay xát. cứ 1.000 kg lúa sẽ xay xát thu được (200 ÷ 260) kg vỏ
trấu (tỷ lệ 20 - 26%).
10 Cao su phế
thải
Theo kết quả điều tra của Viện Vật liệu xây dựng lượng cao su
phế thải từ lốp xe phế liệu ở nước ta khoảng 220.000 tấn/năm.
11 Rác thải sinh
hoạt
Rác thải sinh hoạt (chất thải rắn sinh hoạt) phát sinh chủ yếu từ
các hoạt động sinh hoạt của con người, trung bình khoảng 667
gam chất thải rắn sinh hoạt/người/ngày. Theo số liệu của Cục Hạ
tầng Kỹ thuật - Bộ Xây dựng, năm 2020 tổng khối lượng chất thải
rắn sinh hoạt thu gom là 100.000 tấn/ngày.
Nguồn: Thái Duy Sâm, 2020 [3]
399
Trước tình trạng biến đổi khí hậu, ô nhiêm môi trường, tài nguyên thiên nhiên dần cạn kiệt,
sử dụng vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường đang trở thành xu hướng phát triển và
là mục tiêu hướng tới của ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng Việt Nam trong
những năm tới.
Theo đánh giá của các chuyên gia, các sản phẩm xanh có chi phí lắp đặt, giá thành ban đầu
có thể hơi cao hơn các vật liệu truyền thống. Tuy nhiên, cần xem xét về lâu dài, những sản
phẩm công nghệ mới sẽ tiết kiệm năng lượng nhiều hơn, tối ưu hơn, có vòng đời sử dụng
dài hơn, từ đó tiết kiệm tiền cho người sử dụng, chủ đầu tư Với những tiềm năng như vậy,
chỉ cần tối ưu hóa, khắc phục những điểm yếu thì vật liệu xây dựng xanh sẽ dần chiếm lĩnh
thị trường và trở thành lựa chọn hàng đầu.
4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
Hiện nay, nhu cầu sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu cho sản xuất vật liệu xây dựng ở nước ta
rất lớn và ngày càng tăng theo sự phát triển của ngành Vật liệu xây dựng. Tiềm năng sử
dụng các chất thải, phế thải công nghệ làm nguyên liệu, nhiên liệu thay thế cho sản xuất vật
liệu xây dựng ở nước ta khá lớn, rất đa dạng. Việc tăng cường sử dụng các chất thải, phế
thải công nghiệp làm nguyên liệu thay thế trong sản xuất vật liệu xây dựng sẽ có ý nghĩa rất
lớn về tiết kiệm tài nguyên khoáng sản không tái tạo và bảo vệ cảnh quan, môi trường...
Để đáp ứng được nhu cầu vât liệu xây dựng trong thời gian tới, ngành vật liệu xây dựng cần
sử dụng một khối lượng lớn nguyên, nhiên liệu cho sản xuất. Do đó việc sử dụng các chất
thải, phế thải công nghiệp làm nguyên, nhiên liệu thay thế trong sản xuất vật liệu xây dựng
sẽ có ý nghĩa rất lớn về tiết kiệm tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường.
Như vậy, thông qua hiện trạng sản xuất và sử dụng nguồn phế phẩm công nông nghiệp,
chúng ta thấy được rằng đây là nguồn nguyên liệu tái sử dụng được và có nhiều hữu ích
nếu biết cách làm, thậm chí còn mang lại giá trị kinh tế cao.
Nhũng loại phế phẩm tác giả đề xuất sẽ nghiên cứu trong thời gian tới bao gồm:
- Vỏ củ lạc (đậu phộng), (Arachis hypogaea L.) là phần vỏ ngoài của củ lạc chiếm 21-
29%. Phần vỏ này chủ yếu là carbon.
- Rác thải sinh hoạt, đặc biệt là rác thải nhựa và vỏ hộp giấy. Theo Bộ Tài nguyên và
Môi trường, mỗi tháng, mỗi gia đình sử dụng đến 1kg túi nilon. Ở những thành phố lớn
như Hà Nội và Hồ Chí Minh, số lượng rác thải nhựa mỗi ngày thải ra môi trường lên
tới 80 tấn. Ở thành phố Hồ Chí Minh, trong 250.000 tấn rác thải nhựa thì có 48.000 tấn
được đem đi chôn lấp, hơn 200.000 tấn được tái chế hoặc thải thẳng ra môi
trường. Lượng rác thải nhựa này có tiềm năng rất lớn để tận dụng sản xuất vật liệu
xây dựng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Gosia Kaszubska, Tái chế chất thải rắn hữu cơ làm gạch bền vững,
https://www.rmit.edu.vn/vi/tin-tuc/tat-ca-tin-tuc/2019/thang-2/tai-che-chat-thai-ran-huu-
co-lam-gach-ben-vung.
[2] Ngọ Văn Toản, Nghiên cứu chế tạo bê tông cường độ cao sử dụng cát mịn và phụ gia
khoáng hỗn hợp từ xỉ lò cao hoạt hóa và tro trấu, Viện KHCN Xây dựng, 2014.
400
[3] Nguyễn Văn Hoan, Nghiên cứu sản xuất gạch bê tông từ tro, xỉ, góp phần xử lý hiệu
quả chất thải rắn, Viện Vật Liệu Xây Dựng, Bộ Xây Dựng, https://ximang.vn/phat-trien-
ben-vung/nang-suat-xanh/nghien-cuu-san-xuat-gach-be-tong-tu-tro-xi-gop-phan-xu-ly-
hieu-qua-chat-thai-ran-13306.htm
[4] Thái Duy Sâm, Tăng cường sử dụng các chất thải làm nguyên, nhiên liệu thay thế
trong sản xuất VLXD, https://vatlieuxaydung.org.vn/chuyen-de-vat-lieu-xay-dung/tang-
cuong-su-dung-cac-chat-thai-lam-nguyen-nhien-lieu-thay-the-trong-san-xuat-vlxd-p1--
13682.htm
[5] Thành Nam, Đem lại hiệu quả cao từ tận dụng nguồn phế phẩm nông nghiệp,
nghiep
[6] Trần Thu Hiền, Phan Thanh Hải, Huỳnh Quốc Minh Đức, Ảnh hưởng của tro trấu tới
tính chất ma sát và cường độ của bê tông, Viện nghiên cứu và phát triển công nghệ
cao, Đại học Duy Tân, Quang Trung, Đà Nẵng, Khoa Xây dựng, Đại học Duy Tân,
Quang Trung, Đà Nẵng, 2017.
[7] Vỏ trấu làm nguyên liệu xây dựng sạch, https://khoahoc.tv/vo-trau-lam-nguyen-lieu-
xay-dung-sach-24705
[8] Vũ Hải Yến, Nghiên cứu chế tạo mẫu vữa xây dựng từ phối trộn các mẫu phế phẩm
công nông nghiệp, Đại học Công nghệ TP.HCM, 2010.
[9] Vũ Hải Yến, Nghiên cứu tiềm năng sản xuất vật liệu xây dựng từ vỏ trấu thải trong
nông nghiệp, Đại học Công nghệ TP.HCM, 2017.